Chương 4: Bình rượu ngâm kì lạ
Nhìn thấy nhóm Họa Long, con chó nhe ranh vẻ dữ tợn, cổ họng phát ra tiếng gầm gừ đầy đe doạ, nó ngậm một khúc còn vương bùn đất. Bao Triển bạo gan cúi xuống nhặt lóng xương lên, con chó dữ xông tới cắn gấu quần của Bao Triển, rồi không ngừng ngoắc đầu quay đi định xé rách. Tô My giật mình hét toáng lên, Hoạ Long ngắm chuẩn mục tiêu, tung một cước, con chó đau quá kêu ăng ẳng, phóng vụt ra ngoài cổng.
Tô My lo lắng hỏi: “Cậu Triển, có sao không? Cần đi tiêm phòng không?”
Bao Triển chưa bị thương, chỉ bị rách ống quần, anh lắc đầu xua tay bảo không cần.
Mọi người cùng kiểm tra lóng xương trên mặt đất, ông lão Lý đang hùng hùng hổ hổ nhìn thấy cảnh ấy liền bình tỉnh lại, lủng bủng trong miệng: “Xui xẻo! Không biết con chó đào mộ nhà ai mà bới ra khúc xương người chết thế chẳng biết.”
Dân địa phương đã thực hiện chính sách hoả táng người chết từ nhiều năm nay, hễ gia đình nào có người thân qua đời thì họ chỉ để hộp tro cốt trong quan tài mà thôi, rất ít nhà còn giữ hủ tục chôn cả thi thể. Khúc xương người mà con chó tha về còn dính da thịt chưa phân huỷ hết, điều đó chứng tỏ thời gian tử vong của người đó vẫn chưa lâu, kết hợp với hàng loạt vụ mất tích xảy ra trong thời gian gần đây, tổ chuyên án nhận thấy rất có thể hai yếu tố này có liên quan với nhau.
Nhóm Hoạ Long dẫn ông lão Lý về đồn cảnh sát, mấy cán bộ cảnh sát tiến hành lục soát toàn bộ khu vực gia viên nhưng không thu hoạch được gì.
Tính khí ông lão Lý rất cứng đầu, lúc sếp Mao thẩm vấn, ông ta còn sử dụng các biện pháp nghiệp vụ mang tính bạo lực để lấy lời khai, ông lão Lý đột nhiên ngả lăn đùng vì tai biến mạch máu não, may mà được cấp cứu kịp thời nên không có gì đáng ngại.
Hoạ Long trách cứ sếp Mao: “Anh đánh ông lão làm gì? Người ta đã bấy nhiêu tuổi rồi!”
Sếp Mao đưa điếu thuốc cho Hoa Long với dáng vẻ đầy bợ đỡ, ông ta nói: “Cho dù lão ta không phải kẻ tình nghi thì con chó nhà lão ấy cũng cắn đồng chí Bao Triển của chúng ta còn gì! "
Ông lão Lý không thể giải thích được con chó nhà mình moi đâu ra khúc xương ấy, cảnh sát cũng chẳng tìm thấy điểm khá nghi nào trong nhà ông lão. Nhưng ông lão Lý đồng ý kể lại chuyện gia đình ông và gia đình bà lão Chương Điền Thị đổi con cho nhau để ăn thịt xảy ra mấy chục năm về trước, khi kể sắp hết câu chuyện, dòng nước mắt mờ đục thi nhau tuôn rơi trên gò mà nhăn nheo in hằn vết thời gian.
Vì đói nên con của họ lần lượt qua đời, họ không nỡ ăn thịt đứa con do chính mình đẻ ra nên lấy lý do nhờ hàng xóm chôn cất.
Vậy hung thủ thực sự là ai?
Khi bạn vọng đồ tìm hiểu quốc gia này thì bạn đã bước trên con đường phạm tội.
Giáo sư Lương cho xét nghiệm và đối chiếu ADN của lóng xương và người nhà những nạn nhân bị mất tích, nhờ đó vụ án nhanh chóng tìm thấy điểm đột phá, kết quả giám định cho thấy, khúc xương mà con chó nhà ông lão Lý tha về là lóng xương của nạn nhân mất tích Vĩ Quan!
Sau khi bị Hoạ Long đá một cú trúng mông, chẳng hiểu con chó dữ chạy đâu mất dạng.
Giáo sư Lương tập trung lực lượng cảnh sát triển khai tìm kiếm địa điểm chôn cất các tử thi ở khu vực xoay quanh thôn Chương Hợp.
Hoạ Long và Tô My cầm gậy gỗ, họ vừa bước vào vườn rau tìm kiếm vừa cười nói.
Hoạ Long bỗng kêu lớn: “Ối! Rắn kìa!”
Tô My vung gậy nói: “Làm gì có! Anh đáng ghét! Dám trêu người ta! Tôi cầm vũ khí trong tay còn lo gì!”
Hoạ Long giơ ngón tay cái khen: “Giỏi! Không doạ nổi cô! Mà có còn đi giày cao gót vào vườn rau cơ đấy! Không sợ giẫm phải ’mìn' à?"
Tô My cự nự: “Lúc nảy chẳng kịp thay giày, hơn nữa, giày cao gót có công dụng rất đặc biệt, nó có thể đo độ cứng của đất, vừa tiện cho việc tìm địa điểm chôn xác chết nữa!"
Hoạ Long cười, ngẩng đầu bảo: “Nhưng cô giẫm phải 'mìn’ thật rồi kìa!”
Tô My cúi xuống, dưới để giày là đống phân chó đen thui, cô lợm giọng, lấy gậy gỗ gạt ra. Hai người đột nhiên nghĩ đến một chuyện, giẫm phải phân chó chứng tỏ ở đây thường có chó lai vãng, rất có thể con chó của ông lão Lý đào được lóng xương ở khu vực gần vườn rau này. Họ vội báo cho giáo sư Lương biết, Bao Triển lập tức dẫn mấy viên cảnh sát chạy tới.
Bao Triển là người đầu tiên tìm thấy nơi chôn xác.
Anh đứng trước vạt cỏ hoang cao ngút đầu người ở ven vườn rau, cỏ dại mà tốt um thế này thực không phải loại thường thấy, thân cỏ cao hơn cả thân người, vừa to lại vừa cứng, lá cỏ to như chiếc quạt cọ, xung quanh còn có một vài loại cỏ dại khác cũng mọc um tùm như thế, chỉ có điều loại cỏ này dạng bụi thấp, không cao to khiếp người như mấy vạt cỏ kia. Anh nhìn mặt đất một lát rồi bảo: “Đào chỗ này lên!”
Quả nhiên thi thể nằm ngay dưới lùm cỏ, cỏ đảm xuyên qua người chết, bao phủ dày đặc, quấn quanh lấy tử thi.
Thi thể trở thành loại phân bón đặc biệt cho thân cỏ, khiến nó sinh trưởng cao lớn khác thường.
Mấy viên cảnh sát hì hục nửa ngày trời mới khai quật được tử thi và cả đám cỏ lên khỏi mặt đất, họ phát hiện phía dưới xác chết có một chiếc quần thu đông màu xanh thanh thiên.
Giáo sư Lương nhận thấy chiếc quần này nom khá quen mắt, hồ như ông đã gặp ở đâu thì phải, có điều nhất thời chưa thể nghĩ ra.
Sếp Mao hỏi: “Vườn rau này của nhà ai?"
Trưởng thôn đáp: “Khu đất trồng rau này thuộc sở hữu của ông Chương Hữu Dân.”
Vừa nghe thấy cái tên này, giáo sư Lương chợt nhớ ra, ông từng nói chuyện với một vài người già ở gốc liễu đầu thôn Chương Hợp, trong số những người già ấy có một người đàn ông trạc lục tuần tên là Chương Hữu Dân, khi đó Chương Hữu Dân mặc một chiếc áo dài tay, trước ngực thêu hình chim bồ câu bay lượn quanh vòm cây. Chiếc áo đó và chiếc quần được phát hiện phía dưới thi thể nạn nhân có màu giống hệt nhau màu xanh thiên thanh.
Sếp Mao hỏi: “Chương Hữu Dân bao nhiêu tuổi?”
Trưởng thôn nghĩ một lát rồi nói: “Ông ta sinh năm 1955, năm nay gần sáu chục rồi."
Sếp Mao đặt nghi vấn: “Liệu có phải ai đó đã giấu thi thể vào vườn rau của ông ta không nhỉ? Ông ta xấp xỉ lục tuần, làm gì còn sức mà giết nổi thanh niên?” Trưởng thôn cho biết thời còn trẻ Chương Hữu
Dân đã từng can án giết người. Ấy là vào năm 1978, thời điểm đó Chương Hữu Dân làm công nhân cho một xưởng gạch ngói, ông ta thường chơi đùa với một cậu nhóc mười mấy tuổi. Một hôm cậu nhóc đó theo ông ta về nhà, không hiểu đã xảy ra chuyện gì nữa đêm ông ta đã giết hại cậu bé, rồi phi tang ở bờ đê. Chương Hữu Dân bị tuyên án tử hình, nhưng lùi thời điểm chấp hành án lại hai năm, sau hai năm ông ta được giảm án xuống tù mười chín năm, hết mười chín năm ngồi tù, năm 1997 Chương Hữu Dân mãn hạn từ được trả về thôn, đến tận giờ vẫn chẳng ai biết rõ động cơ giết người năm đó của ông ta là gì.
Chương Hữu Dân không vợ không con, cha mẹ đều qua đời khi ông ta còn ở trong tù.
Lúc trở về thôn, ngôi nhà cũ năm xưa đã sập xệ chẳng còn hình hài, ông ta lấy gỗ gá lại thành túp lều để ở.
Giáo sư Lương lập tức ra yêu cầu thực hiện ba việc.
1. Chương Hữu Dân có nhiều dấu hiệu của kẻ tình nghi, cảnh sát cần mặc thường phục bí mật giám sát mọi hành động của ông ta.
2. Nhanh chóng xác minh lai lịch của lóng xương được khai quật dưới mộ, để người nhà nạn nhân mất tích nhận diện chiếc quần thu đông màu xanh thiên thanh.
3. Mở rộng phạm vi tìm kiếm, mau chóng tìm ra các địa điểm chôn xác khác.
Thi thể được khai quật đã hoá xương trắng, vì nhiều năm đã trôi qua nên gia đình các nạn nhân cũng không thể nhớ con em mình mặc quần áo gì khi mất tích.
Bố mẹ của cậu bé Dương Triết cung cấp cho tổ chuyên án một manh mối, manh mối này cũng liên quan đến Chương Hữu Dân.
Ngay từ đầu, bố mẹ Dương Triết đã nghi ngờ Chương Hữu Dân chính là thủ phạm. Năm 2007, con trai họ mất tích ở ngay gần ngôi nhà nhỏ của Chương Hữu Dân. Họ khổ sở tìm con suốt ba năm, mà con trai vẫn bặt vô âm tín. Vào một buổi tối tháng 12 năm 2010, có một cậu bé trở về nhà sau giờ tự học buổi tối. Chương Hữu Dân đứng phía sau lấy dây lưng siết cổ cậu bé. Cậu bé giãy giụa chạy vùng ra và quần nhau với Chương Hữu Dân, một đứa trẻ khác nghe thấy tiếng kêu cứu liền chạy đến giúp, hai đứa trẻ ấn Chương Hữu Dân xuống đất. Sau khi cảnh sát mời ông ta về đồn, Chương Hữu Dân ngụy biện rằng mình chỉ đùa lũ trẻ cho vui, về sau vụ án không có chứng cứ xác thực nên không thể tiếp tục xử lí. Bố mẹ của Dương Triết biết tin này liền đến cơ quan công an phản ảnh lại sự việc, nhưng họ chỉ nhận được câu trả lời rằng: “Ông lão đó mắc chứng tâm thần, lại uống rượu say nên mới hành động như thế.”
Tổ chuyên án vô cũng coi trọng manh mối mà bố mẹ Dương Triết cung cấp, giáo sư Lương lập tức cử Bao Triển, Hoạ Long và Tô My đến nhà Chương Hữu Dân điều tra. Cùng lúc ấy, cảnh sát phát hiện một vài bộ phận của di thể cùng quần áo, vật phẩm tuỳ thân của nạn nhân trong một hố giếng cổ và một hố nước hình tròn gần thôn Chương Hợp.
Tình hình vụ án diễn biến ngày càng nghiêm trọng khiến lòng người không khỏi chấn động, dân bản địa đều đổ xô ra cửa ngó nghiêng. Để đề phòng quần chúng chụp ảnh, cảnh sát đành phải kẻ vạch giới nghiêm, đồng thời giăng bạt tránh không cho nhân dân vào hiện trường.
Khi nhóm Hoạ Long ập tới nhà Chương Hữu Dân, ông ta không ở trong thôn mà ra đình ngoài công viên văn hoá thị trấn ngồi đánh cờ, cảnh sát mặc thường phục phụ trách giám sát ông ta chú ý thấy sắc mặt của ông ta có vẻ khác thường.
Gian nhà của Chương Hữu Dân là túp lều màu đen được gá bằng các thanh gỗ, bên trên lợp ngói fibro xi măng, gió thổi thông thống từ phía, lại còn treo mấy miếng vải rách. Vẻ tồi tàn và lụp xụp của căn nhà đối lập rõ rệt với những ngôi nhà đẹp đẽ của hàng xóm xung quanh.
Một chiếc xe cảnh sát đỗ xịch trước cửa, trưởng thôn, Hoạ Long, Bao Triển và Tô My lần lượt bước xuống.
Mọi người bận quay cuồng suốt một ngày, thậm chí chẳng có thời gian ăn cơm vì tình hình vụ án quá khẩn cấp, trưởng thôn chỉ kịp mua mấy cốc nước đậu nành nóng hổi.
Bao Triển nói: “Trong nhà không có ai, chúng ta lại không có giấy phép lục soát, làm sao vào được bây giờ?”
Hoạ Long giơ chân đạp cánh cửa gỗ liêu xiêu chực đỗ, anh bảo: “Sao chú lắm thủ tục thế?”
Tô My nói với trưởng thôn: “Ông làm chứng nhé. Chúng tôi chỉ vào lục soát xem có tang vật gì liên quan đến vụ án không thôi!”
Trong sân có một chiếc xe kéo, mặt sân lồi lõm, cạnh nhà lớn là một gian phòng bé xíu đắp bằng đất, đó là nhà bếp, lớp vữa trát ngoài rơi rụng lá tả trên nền đất, trên hành lang lộ thiên tiếp giáp giữa nhà và bếp có một ổ chó trống không, góc tường phía sau ổ chó đặt một vài lon bia, một vài lon còn tích nước, mọc đầy rêu xanh. Nhìn xuyên qua kẽ tường có thể thấy trong phòng khách kê tấm phản gỗ, trên tấm phản là mảnh chăn bẩn thỉu với màu sắc khó có thể nhận ra là màu gì, một vài bộ quần áo rách nát đắp đống trên phản, vật dụng giá trị nhất trong phòng là chiếc ti vi đã cũ.
Trước tiên, mọi người kiểm tra nhà bếp, ánh sáng hầu như không thể lọt được vào bên trong, không gian tối mờ, thoang thoảng bốc ra một mùi rất khó ngửi. Tô My nhăn mày, đặt cốc đậu nành trên tấm gỗ dài.
Trưởng thôn nói, Chương Hữu Dân thường đẩy xe kéo từ nhà ra vườn rau, ngày trước ông ta rất thích nuôi chó, có hôm khuya lắc khuya lơ, ông ta bật tivi rất to, tiếng chó sủa hoà lẫn tiếng tivi vang khắp xóm, dường như ông ta cố tình làm vậy để che át âm thanh nào khác.
Thậm chí một người dân trong thôn còn phát hiện, có đêm Chương Hữu Dân ngồi thù lù ở ngay cống thôn, im lìm như một bóng ma, chẳng nói chẳng rằng, nhìn mà rợn tóc gáy.
Tô My cầm cốc đậu nành lên định uống tiếp, nhưng cô ngửi thấy mùi tanh tanh rất lạ, cứ ngỡ có con gì chui vào trong cốc, cô lấy ống hút thứ khuấy tròn xem sao, đột nhiên cô thấy bên trong có hạt gì đen đen nổi lên. Tô My ngạc nhiên không hiểu sao người bán đậu nành lại bỏ trân châu vào nước đậu, nên cầm cốc đưa gần sát mắt, vừa nhìn rõ vật lạ trong cốc nước, cô tả hoả la toáng lên: “Ối mẹ ơi!”
Sau khi điều tra, tổ chuyên án phát hiện trên bục cửa sổ phòng bếp có một bình rượu, bên trong ngâm lẫn câu kỷ tử, một con rắn vàng nằm cuộn tròn trong bình và rõ ràng hơn tất thảy là mấy hột tròn màu đen trông như con ngươi. Khi Tô My đặt cốc đậu nành xuống, thì nắp hộp tuột ra, cô tiện tay cầm nắp hộp và ống hút trong tay, có lẽ một hột màu đen kia bị chuột cắp từ bình rượu lên xà nhà vừa vặn rơi đúng vào cốc đậu nành của cô...
Mấy năm nay chẳng có ai đến nhà Chương Hữu Dân chơi, người dân trong thôn tuyệt đối không muốn đây đưa qua lại với ông ta.
Bởi vậy nên bình rượu ngâm con ngươi cứ việc đường hoàng mà ngồi chễm chệ trên bệ cửa sổ.