Chương 5: Thịt đà điểu

Khi ta nhắm mắt xuôi tay có một chủ đề luận đàm luôn thu hút chung ta, ấy là mọi người hãy kể mình chết như thế nào?

Một người lính bị giết chết trên chiến trường sẽ khinh bỉ một tên tội phạm bị súng bắn chết trên pháp trường, một người chết vì no sẽ cười nhạo một người chết vì đói và ngược lại, một người nhảy lầu tự vẫn và một nạn nhân chết vì tai nạn giao thông sẽ an ủi lẫn nhau, một người chết phù thũng sẽ ôm lấy một người chết cháy thành than, nhưng cũng có người sẽ cười đau khổ mà nói rằng: Tôi chết vì bị kẻ xấu sát hại.

Tổ chuyên án phát hiện trong nhà của Chương Hữu Dân có một số tang chứng và vật tuỳ thân của nạn nhân Vĩ Quan, nhân viên cảnh sát mặc thường phục đang bí mật giám sát Chương Hữu Dân lập tức thực thì lệnh bắt giữ y. Ngay sau đó, cảnh sát tiến hành đào tung mọi ngóc ngách trong nhà của Chương Hữu Dân lên, khi ấy cảnh sát giăng đầy giới hạn và biến cấm “Không phận sự miễn vào!” ngay trước cổng, người dân trong thôn xúm đông xúm đó quanh nhà. Người dân nhìn thấy cảnh sát vứt đồ vào chiếc túi nilon loại mười kí, hai bịch nilon đầu tiên họ vứt ra là quần áo, những đồ vật được đào lên sau đó đều được bọc trong khăn tắm hoặc túi du lịch màu đen.

Cảnh sát khai quật quanh nhà Chương Hữu Dân mất bốn ngày và ngoài vườn rau mất ba ngày, sau khi dùng bồ cào cào hết đất đi thì lộ ra các tử thi chỉ còn lại trơ xương.

Trong vườn nhà Chương Hữu Dân chôn một xác chết, thời gian tử vong tầm ba năm trước, những xác chết khác được chôn trong hố nước, dưới giếng hoặc trong ruộng rau.

Giáo sư Lương và sếp Mao tiến hành thẩm vấn Chương Hữu Dân, các cấp lãnh đạo đứng ngoài nhìn vào phòng thẩm vấn phạm nhân qua lớp kính hai chiều theo dõi quá trình xét hỏi. Tô My ghi bút lục, Hoạ Long và Bao Triển bày từng vật chứng một lên mặt bàn, bao gồm điện thoại, quần áo, chậu rửa mặt, búa, dao thái rau, rìu… sau đó hai người đứng đằng sau Chương Hữu Dân.

Chương Hữu Dân là lão già tóc ngả hoa râm, ngồi trên ghế dành cho phạm nhân chịu thẩm vấn, vẻ mặt ngây thộn, dường như mọi thứ đang diễn ra trước mắt chẳng liên quan gì đến mình.

Dưới đây là bút lục thẩm vấn phạm nhân Chương Hữu Dân mà Tô My đã ghi lại.

Trưởng phòng cảnh sát Mao hỏi: “Ông là người đã mãn hạn tù, chắc ông biết rõ những vật chứng này cũng đủ kết tội ông rồi chứ? Chúng ta nói chuyện được không?"

Ánh mắt Chương Hữu Dân đờ dẫn, y nhìn chăm chăm vào một điểm, không trả lời.

Giáo sư Lương gợi ý: “Cho ông ta điếu thuốc!”

Hoạ Long châm một điếu thuốc nhét vào miệng Chương Hữu Dân.

Giáo sư Lương hói: “Ông giết tất cả bao nhiêu người?”

Chương Hữu Dân nghiêng đầu, rít một hơi thuốc, đáp: “Không nhớ nữa! Các ông cứ đến nhà tôi đếm quần áo, giày dép. Bây giờ tôi không muốn nói, tôi mà không nói thì các ông cũng chẳng viết được lệnh phán quyết."

Giáo sư Lương cầm ảnh của một nạn nhân hỏi: “Ông giết cậu ấy như thế nào?”

Chương Hữu Dân liếc mắt nhìn tấm ảnh, đáp: “Cậu ta nghỉ giải lao trong rừng, tôi đi thẳng tới trước mặt, khi đi lướt qua ngang vai cậu ta, tôi giả đò nghỉ giải lao, rút dây lưng ra, tròng luôn vào cổ cậu ta, cuốn mấy vòng, rồi lấy hết sức siết chặt. Khi mới bị siết cổ, cậu ta còn lấy tay gỡ tay tôi và dây lưng trên cổ ra, nhưng sau đó thì chẳng động đậy gì được nữa! ”

Trưởng phòng cảnh sát Mao cầm một tấm ảnh khác hói: “Thế vì sao ông lại giết Lý Trường?”

Chương Hữu Dân đáp: “Tôi còn chẳng biết cậu ta tên là Lý Trường, khi ấy cậu ta đang lên dốc, còn tôi xuống dốc, tôi thò tay ra bóp lấy cổ cậu ta, sau đó vật xuống đất, cứ giữ tư thế ấy khoảng ba đến năm phút thì cậu ta đờ người.”

Trưởng phòng cảnh sát Mao hỏi: “Vì sao ông lại cởi bớt quần áo ngoài của nạn nhân ra?”

Chương Hữu Dân đáp tỉnh bơ: “Người chết còn mặc áo sống làm gì nữa?”

Trưởng phòng cảnh sát Mao hỏi: “Chúng tôi phát hiện thấy mấy nhúm tóc trong nhà ông, vì sao ông lại cắt tóc nạn nhân?”

Chương Hữu Dân đáp: “Tôi nghe nói người chết đi thứ gì cũng mún nát, duy lông tóc là không phân huỷ nổi. Nếu chôn thi thể mà để nguyên tóc thì sau này các ông sẽ lấy tóc và giám định ra được đó là ai."

Trưởng phòng cảnh sát Mao nói: “Ông cất giữ tóc trong nhà thì khác gì ông để lại tang chứng?”

Chương Hữu Dân đáp: “Tôi cóp nhặt để đó, đợi nhiều hơn một chút sẽ bán lấy tiền.”

Trưởng phòng cảnh sát Mao hỏi: “Ông chôn người chết ngay trong vườn nhà mình mà không sợ sao?”

Chương Hữu Dân đáp: “Sợ gì? Toàn người đã chết!"

Giáo sư Lương lắc đầu: “Không đúng! Ông cũng sợ! Bởi thế nên ông chỉ chôn một thi thế nạn nhân trong vườn nhà, còn tất cả đều chôn ở bên ngoài.”

Chương Hữu Dân đáp: “Nói không sợ thì cũng không đúng lắm. Có lần tôi giết một người ngoài vườn rau, rồi dùng xe kéo về nhà... Đứa trẻ đó rất khoẻ. Quần nhau với nó mãi cũng mệt, tôi liền ngủ thiếp đi. Lúc tỉnh dậy đã quá nửa đêm, tôi chợt nghe thấy tiếng động “Thịch! Thịch!" ở ngoài, tôi nghĩ thầm, không khéo ma nhập tràng. Tôi vội bò dậy vặn to đèn, tay run lẩy bẩy, nhưng vừa nhìn tôi đã đoán được chuyện gì, thì ra trên mặt đất có một mảnh nilon rách, máu của nhỏ xuống nilon phát ra tiếng động khác lạ làm tôi sợ hết hồn.

Giáo sư Lương hỏi: “Những người này đều không gây thù chuốc oán gì với ông, tại sao ông lại móc mắt họ? Nghe nói ông còn bán ’thịt đà điểu’ ngoài chợ nữa? Ông còn chút nhân tính nào không vậy? Ông có cảm thấy hối hận trong lòng không?”

Chương Hữu Dân đáp: “Thường ngày tôi thích uống rượu nên muốn làm chút khác biệt"

Chương Hữu Dân khai tường tận mình đã sát hại sáu người như thế nào, trong đó y sát hại bốn người ở gần thôn Chương Hợp. Còn những nạn nhân khác, y không nhớ rõ mình đã sát hại họ như thế nào, cũng chẳng có ấn tượng gì về họ. Sau đó, để y liên tiếp khai ra sự thật, sếp Mao đã phải mua một con gà quay khích lệ y nhớ lại quá khứ. Y ăn hết con gà thì khai ra một vụ án, cuối cùng cảnh sát công bố số người mất tích.

Không gì đáng sợ hơn là khi bạn đang đi trên đường, bỗng có một người đàn ông xa lạ lặng lẽ tiến gần đến lưng bạn, bạn và hắn không thù không oán, thế mà hắn lại tròng dây lưng vào cổ bạn, thần tốc siết chặt lấy cổ bạn, bạn không thể thở nổi, hai tay quờ quạng cào cấu chiếc thắt lưng ma quỷ, bạn muốn gỡ nó ra để hỏi xem có phải hẳn nhận lầm người không, nhưng hắn không ngừng gia tăng lực siết, hai tay giữ chặt dây lưng, quay người lại, gập lưng xuống, dùng sức hai vai nhấc bống bạn lên cao và bóp chết bạn.

Người ta thường mất cảnh giác với người già, nhưng căn cứ vào con số thống kê của cục cảnh sát về kẻ phạm tội thì hiện tượng tội phạm là người già đang trên xu thể tăng dần theo từng năm.

Dương Tông Dũng là cậu bé vừa xuất sắc về học lực lại vừa ưu tú về phẩm chất đạo đức, hôm ấy cậu bé gặp Chương Hữu Dân ở vườn rau, Chương Hữu Dân lừa Dương Tông Dũng rằng cần cậu bé giúp mình vác gỗ, nhân cơ hội cậu không để ý, y đột nhiên lao tới bóp cổ, cậu bé đạp đạp chân mấy cái rồi nhanh chóng bất động.

Khi ấy, có chiếc xe hơi vô tình chạy ngang qua, Chương Hữu Dân hơi hoảng loạn, thầm nghĩ: .“Toi rồi! Thường ngày có ma nào thèm đi qua đoạn đường này đâu? Sao giờ lại thù lù xuất hiện một chiếc xe?" Chiếc xe càng lúc càng đến gần, trong cái khó chợt ló cái khôn, Chương Hữu Dân ngồi bệt xuống đất, ôm lấy cổ cậu bé, há miệng giả vờ hô hấp nhân tạo.

Răng y đen sì, tưa lưỡi dày bì, vàng nhờ nhờ, y không ngừng thổi vào miệng thi thể cậu bé.

Chiếc xe hơi giảm tốc độ, người lái xe thò đầu ra hỏi: “Có chuyện gì thế?”

Chương Hữu Dân đáp: “Không sao đâu! Trúng gió thôi! Người nhà sắp đến rồi, cậu không phải lo.”

Thế là chiếc xe lao đi, thực ra điều khiến người lái xe đang lo lắng không phải tính mạng của người gặp nạn mà sợ lỡ đâu ông lão kia lại đòi mình cho đi nhờ đến bệnh viện, lúc ấy chẳng biết nên từ chối thế nào.

Cạnh vườn rau của Chương Hữu Dân có gian nhà nhỏ, vườn rau của y cách thôn Chương Hợp rất gần, căn nhà gỗ được gá sơ sài ấy rõ ràng chỉ là nhà kho chứa vật liệu nông nghiệp tiện cho việc trồng rau, ấy thế mà nó lại là nơi giấu xác. Ven vườn rau còn được căng bạt sặc sỡ, nó có tác dụng che chắn rất tốt. Sau khi trời sập tối, Chương Hữu Dân lấy xe kéo chở xác về nhà.

Y đặt thi thể lên giường, cởi bớt quần áo của họ ra, lúc ấy bầu trời đã đen kịt, ánh sao nhạt nhờ.

Y khêu bấc đèn, ánh đèn phản chiếu mái tóc đã lốm đốm bạc của y, phản chiếu khoảng đất trống phía trước cửa.

Ấy là khu vườn luôn luôn thiếu vắng tiếng cười của con trẻ, ấy là ngôi nhà chỉ có chó viếng thăm.

Ấy là mặt đất chưa bao giờ được đón xác pháo hồng, đối với y mà nói có lẽ giết người là thú vui duy nhất trong những ngày người người đón tết.

Chưa bao giờ mái nhà ấy có cảnh bồ công anh bay qua, ngôi nhà thấp lè tè ấy chưa bao giờ có mèo chạy qua và cõi lòng ấy chưa bao giờ có ánh sáng và ấm áp neo đậu.

Trên bức tường đã mọc đây cỏ dại, mặt trăng màu đỏ máu dần dần nhô cao, hành lang đựng vài bình rượu, dưới mặt đất chôn đứa bé đầu tiên mà y giết sau khi được ra tù. Đối với một kẻ táng tận lương tâm như y mà nói thì giết người không phải chỉ vì phẫn nộ mà vì phấn khích. Y ngồi xổm hút hết điếu thuốc nhổm người đứng dậy đi vào phòng.

Cảnh sát không công bố động cơ phạm tội và mục đích giết người của Chương Hữu Dân.

Chúng ta thắp ngọn đuốc lớn, bước vào nội tâm méo mó, lệch lạc của y, ở nơi tận cùng của trái tim chỉ có hai từ “thèm khát” thèm ăn và khát tình.

Một ông lão chưa bao giờ kết hôn, trải qua mười chín năm trong lao ngục, đó là thế giới hoàn toàn khép kín và không có nữ giới. Sau khi ra tù, nếu y bất mãn với xã hội và muốn trút giận thì y sẽ không lựa chọn mục tiêu mà sẽ giết người một cách vô tội vạ, y sẽ giết hết già trẻ gái trai hoặc bất kể một người vô tội nào đó một cách tràn lan. Nhưng y không như vậy, tuy giết người tuỳ hứng nhưng mục tiêu y lựa chọn đều là những thanh thiếu niên trẻ trung, khoẻ mạnh.

Năm y lên năm tuổi lại rơi vào đúng thời điểm “Ba năm đại nạn đói", y đã tận mắt chứng kiến vụ án ăn thịt người thảm khốc diễn ra vào năm tháng ấu thơ đó.

Khi ấy, y hãy là một đứa bé con cùng bố mẹ đi hợp đội sản xuất, cán bộ đại đội sang sảng đọc báo dưới ngọn đèn dầu, các xã viên ngồi vây quanh lắng nghe, đứa bé con nhìn thấy một người phụ nữ ngồi trong góc có biểu hiện rất kỳ lạ.

Người phụ nữ thấy đứa bé nhìn mình, cô ta nở nụ cười thê thảm nhìn lại nó.

Đó là kí ức đầu tiên lưu lại trong cuộc đời y, y không thể quên được nụ cười đó suốt bao năm.

Lúc đứng trước vành móng ngựa nghe tòa tuyên án, Chương Hữu Dân trở thành tiêu điểm, tất cả ống kính của giới truyền thông đều chĩa vào y. Có một chi tiết khiến người ta chú ý, một nông dân tinh mắt đã chỉ ra rằng bộ quần áo mà Chương Hữu Dân mặc vào hôm nhận phán quyết rất có thể là quần áo của người bị hại, ấy là chiếc áo sơ mi dài tay cổ tròn màu xanh thiên thanh, trước ngực thêu hình những chú chim bồ câu bay lượn quanh vòm cây. Rõ ràng màu sắc và họa tiết của chiếc áo đó không phù hợp với tuổi của y, cảnh sát bỏ qua chi tiết này, họ cho rằng đó là chi tiết không quan trọng.

Trước tòa án, bị cáo Chương Hữu Dân không hề thể hiện thái độ áy náy hay hối hận, dẫu chỉ một chút ít, đồng thời y cũng từ chối xin lỗi gia đình người bị hại.

Từ đó đến nay, thôn Chương Hợp vẫn mãi truyền tai nhau câu chuyện ác quỷ Chương Hữu Dân, các phiên bản không hoàn toàn giống nhau.

Anh nông dân A nói: “Y ăn thịt người.”

Anh nông dân B nói: “Y bán thịt người làm gì nhỉ? Chẳng lẽ để kiếm tiền sao?"

Anh nông dân C nói: “Tôi nghĩ đó không phải mục đích chính, nếu y ham kiếm tiền như vậy thì với tâm địa đen tối ấy, y đã kiếm được bộn tiền bằng nhiều con đường từ lâu rồi, việc gì phải dựa vào việc bán thịt người để kiếm tiền.”

Anh nông dân D nói: “Y bán thịt người không phải để kiếm tiền mà y muốn mọi người cũng ăn thịt người giống như mình.”

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện