Chương 1: Con Trai Của Thái Giám
Mưa lớn ngập U Yên 1 sóng bạc ngút tận trời. Thuyền đánh cá ngoài đảo Tần Hoàng 2. Một vùng trời nước mênh mông, biết trôi dạt về phương nào.
Ngàn năm cũ, Ngụy Vũ múa roi đi về đông vùng Kiệt Thạch còn thơ để lại.
Tiếng đàn dìu dặt gió thu nay còn đó, mà trần thế đã đổi thay.
Năm Hiến đế Vĩnh Thọ thứ nhất, nhà Đông Hán (155 sau công nguyên). Tào Tháo, một bậc tài hoa trong lịch sử Trung Quốc ra đời. Mao Trạch Đô lãnh tụ vĩ đại nhất của Trung Quốc thế kỷ XX đã nhắc tới Tào Tháo trong bài từ "Lãng đào sa".
Tào Tháo sinh ra ở Tiêu Quận nước Bái, nay là miền Tây Bắc huyện Tĩnh Túc, An Huy. Theo truyền thuyết, lúc Tào Tháo ra dời cũng là lúc bầu trời bỗng dưng u ám, sấm chớp ầm ầm, mưa như trút nước. Người mẹ đau đớn quằn quại, nước mắt đầm đìa. Một nho sĩ ở gần đó đã nói: "Đứa bé hoà hợp với hiện tượng của trời đất, sau này sẽ thành đại khí!".
Đó là thời hậu Đông Hán. Triều đình gần như một bãi chiến trường tranh giành quyền lực, khi thắng khi bại, giữa bọn ngoại tộc và lũ hoạn quan, khiến cho triều chính hỗn loạn, tai hoạ giáng xuống khắp nơi.
Cha Tào Tháo là Hạ Hầu Tung, dòng họ Hạ Hầu Tung là con nuôi của Trung Thường Thị Tào Đằng nên đổi thành họ Tào.
Tào Đằng là một hoạn quan nổi tiếng. Những đặc điểm tính cách của Tào Tháo sau này, dĩ nhiên có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của ông nội.
Tào Đằng cũng là người ở Tiêu Quận nước Bái. Cha ông là Tào Tiết, cao to, có nhiệt huyết, được coi là người nghĩa hiệp trong vùng. Thời niên thiếu, Tào Tiết làm nghề nuôi lợn. Một nắng hai sương, công việc ngập đầu, ông không hề tranh chấp với ai, giàu lòng nhân hậu từ bé. Một lần, nhà hàng xóm mất lợn, lợn hai nhà khác nhau chẳng là bao, liền bảo lợn của Tào Tiết là lợn của mình, rồi bắt mang đi. Tào Tiết không hề nói một câu nào. Chẳng bao lâu, người hàng xóm tìm được lợn của mình, liền đem trả lợn và luôn mồm xin lỗi Tào Tiết. Ông cũng chỉ cười cười, không hề có ý oán trách.
Tào Đằng là con nhỏ của Tào Tiết. Vì gia cảnh nghèo túng, con khôngược đi học, người cha thấy ân hận vô cùng. Nhìn thấy con càng lớn càng thanh tú, nét mặt dễ coi, đầu óc sáng suốt. Tào Tiết nghĩ tới con đường tiến cung. Như vậy, con sẽ giầu sang và gia đình cũng được thơm lây.
Một hôm. Tào Tiết nói lại những ý nghĩ đó với con trai. Không ngờ Tào Đằng hết sức mừng rỡ nói với cha:
- Con nguyện đi theo con đường đó, suốt đời không hối hận. Xin cha cứ yên lòng, con nhất định sẽ trở thành người...
Thế rồi Tào Đằng bé nhỏ phải chịu đau đớn, cắt bỏ phần sinh dục để được vào nội cung.
Quả nhiên sau khi vào cung, Tào Đằng chăm chỉ, chịu đựng, mọi công việc đều chu đáo, hơn nữa, càng lớn càng dễ coi, tính tình ôn hoà, chẳng bao lâu được Hoàng thái hậu vừa ý, cho ở bên cạnh để cùng đọc sách.
Nhờ đó, Tào Đằng có cơ hội học tập. Vì có trí nhớ tốt, nên so với số hoạn quan cùng vào cung đợt đó, Tào Đằng trở thành người vừa bảnh bao, vừa có chữ nghĩa. Có thể đây là nguyên nhân quan trọng làm cho Tào Đằng sau này trở thành một hoạn quan kiệt xuất.
Chính nhờ biết cách dùng người, Tào Đằng đã tiến cử được vô số các bậc hiền tài cho đất nước. Chủng Tung là quan Thứ sử Ích Châu bị An đế trừng phạt về tội vu khống Tào Đằng nhận hối lộ. Tào Đằng đã xin vua tha tội cho Chủng Tung, hơn nữa, còn tiến cử ông trở lại làm quan. Sau khi Tào Đằng mất, Chủng Tung còn được thăng quan đến chức Tư đồ, đó cũng là ý nguyện của Tào Đằng khi còn sống.
Trong cơ cấu chính trị ở tầng lớp caoTào Đằng thường lấy đức báo oán, thu phục lòng người, đề cao uy tín của mình. Có thể do đã học được những thủ đoạn chính trị lão luyện của ông nội, nên sau này Tào Tháo cũng có những biểu hiện đột xuất như vậy.
° ° °
Tào Tháo tiểu tự là A Man. Nét mặt không những không đẹp mà còn hơi thô thô, đen đen. Nhưng tính cách A Man thì đặc biệt, trầm tư và quật cường, ít nói ít khóc. Bao giờ Tháo cũng có vai trò thống lĩnh trong bọn trẻ cùng trang lứa.
Quê Tháo ở gần một con sông nhỏ nước chảy trong veo. Trên bờ sông có những thảm cỏ, những rặng liễu xanh rờn. Khác hẳn lũ trẻ cùng tuổi. Tháo thích nhất là được lẻn ra tắm ở ngoài sông. Lúc này Thao mới lên năm. Bởi vậy, cùng với Tháo đùa giỡn dưới sông thường là lũ trẻ lớn hơn. Chúng đã bảy, tám, thậm chí có đứa mười tuổi.
A Man chưa hề biết sợ lũ trẻ lớn hơn. Ngược lại, nhìn thấy A Man cười to, thét lớn, nô đùa với nước, chúng càng kinh ngạc.
Vào một hôm bầu trời quang đãng, ánh nắng chói chang, nhân lúc cha mẹ không để ý, A Man đã lén ra khỏi nhà bằng cổng sau. Vừa ra khỏi cửa, cậu liền co giò phóng thẳng tới con sông nhỏ. Khi gần tới bờ, cậu vừa chạy vừa cởi bỏ quần áo và rồi ầm một tiếng lao cả người xuống sông. Nước bắn tung toé cuộn thành từng vòng, từng vòng hoa nước, dâng cao. Sau khi ra khỏi những vòng nước làm tối tăm mặt mũi, lũ trẻ đang bơi quanh đấy vừa gọi "A Man, A Man", vừa xô cả lại với cậu.
Đúng lúc đó, một đứa hốt hoảng kêu t
- Rắn, rắn nước!
Tiếp đó hai đứa khác cũng hét lên:
- Rắn đấy, rắn đến đấy!
Quả nhiên, một con rắn nước đang nghếch đầu, lướt tới chỗ bọn trẻ. Lũ trẻ la thét ầm ĩ, bơi về phía bờ sông. A Man cũng nhìn thấy rắn nước, nhưng cậu không chạy. Còn con rắn thì nhanh chóng lướt tới gần chỗ cậu đứng.
Nếu là đứa trẻ khác, chắc đã khóc rồi, nhưng có thể là A Man không kịp khóc! Cậu thận trọng chăm chú nhìn con rắn. Tay không có vũ khí, chỉ có một nắm cỏ vừa vặt được ở gần bờ, thế mà A Man dám đánh con rắn bằng nắm cỏ đẫm nước ấy khi nó tới gần. Lúc đầu con rắn lùi lại phía sau, nhưng nó lại nhanh chóng quay đầu lướt thẳng tới chú bé. A Man vung nắm cỏ lên đánh thật mạnh và để trợ sức cho mình, miệng cậu hô lớn:
- Mày sẽ phải chết! Tao đánh chết mày!
Qua mấy lần như vậy, con rắn không dám quay lại nữa, nó lướt thẳng tới phía bờ bên kia. Bấy giờ, bọn trẻ đứng trên bờ xem đánh nhau mới hò reo: "Chạy rồi, rắn chạy rồi!" và níu kéo nhau xuống nước.
Trông Tào A Man thật hùng dũng. Khi con rắn chạy rồi, cậu mới cảm thấy mệt. Hai tay rã rời, cậu nằm nghỉ trên thảm cỏ xanh rờn bên bờ sông.
Lũ trẻ ngó nghiêng nhìn cậu, gọi cậu.
Một lát sau, mẹ A Man vội vã chạy đến. Chắc có đứa trẻ nào đã chạy về báo chuyện A Man bị rắn cắn. Bà kinh hoàng ôm lấy con và hỏi:
- Đã bị cắn chưa? Rắn đã cắn con chưa?
- Nó mà dám cắn con à? Con đánh nó chạy rồi.
Thấy con không sao, bà đã cười, ứa nước mắt...
Ít lâu sau, bà mẹ ốm nặng, thuốc thang gì cũng không khỏi. Vốn hồn nhiên, hoạt bát, thích chơi bời, nhưng từ đó Tào A Man không ra khỏi nhà, luôn đứng ở cửa buồng của mẹ, chẳng nói chẳng rằng, phút chốc như già thêm mấy tuổi. Cha cho đi chơi, cậu cũng không đi, hoặc có đi thì cũng quay về rất nhanh, và đứng ở cửa buồng của mẹ.
Cậu lắng nghe tiếng mẹ ho. Lâu lâu không nghe thấy, cậu liền vén rèm nhìn qua khe cửa. Cậu luôn dõi theo nét mặt của những người hầu bưng thuốc vào cho mẹ lúc trở ra.
Bà mẹ khi biết mình khó qua khỏi, liền cho gọi A Man đến bên giường. Tay bà nắm lấy đôi tay bé bỏng của đứa con, nước mắt đầm đìa. A Man không hề khóc. Trông cậu thật kiên cường. Dường như cậu muốn đem một phần sức mạnh của mình nén bớt nỗi đau thương của mẹ.
Mãi tới khi mẹ đã tắt thở, A Man mới bật khóc. Nỗi đau đớn nén bấy nay trở thành tiếng khóc nức nở, rã rời. Tuy mới hơn năm tuổi, nhưng cậu hiểu mẹ sẽ không bao giờ nói được nữa, không còn thương yêu cậu được nữa. Càng nghĩ càng ai oán, càng nghĩ càng thấy đau thương
Mẹ chết là nỗi đau sâu sắc của cậu, nên mãi sau này cậu còn viết: "Quá khứ, tôi ít có hạnh phúc, từ bé đến nay, quan chức thấp hèn, không người dựa dẫm, thiếu cả tình thương của mẹ....".
° ° °
Không còn mẹ nữa, nhưng Tào A Man còn được người cha chăm sóc. Song cha không bằng mẹ: Chung chung đại khái, luôn luôn cấm đoán. Tuy thiếu tình cảm nhưng A Man lại có điều kiện hình thành tính cách phóng túng của mình. Trước làm cung tên bắn chim, sau làm cung tên vào rừng săn thú. Vì A Man mới mười hai, mười ba tuổi, nên người cha không cho con chơi bời như vậy. Nhưng A Man đã quen thói phóng túng, như cây con đang độ đâm chồi nảy lộc, cấm đoán làm sao được!
A Man mê săn bắn, nên dù người cha đã cấm, cậu vẫn tìm cách lén lút cùng năm ba người bạn chạy khắp thảo nguyên, rừng rậm. Tuy còn bé, nhưng cũng một mình một ngựa, vai đeo cung tên, bôn ba khắp chốn. Một cánh đồng hoang trải rộng, khu rừng rậm rạp, một sườn núi cổ quái, con suối nhỏ thăm thẳm... Tất cả đều khiến cho tâm hồn cậu bay bổng, hứng thú vô cùng. Tuy mẹ đã mất, nhưng bầu trời kia cũng là người mẹ. Cậu đứng nhìn bầu trời một lúc, từ từ nhắm mắt lại, những tia nắng ấm áp mơn trớn, như bàn tay mẹ vuốt ve khi cậu ngồi ở trong lòng. Và mỗi lần mở mắt ra, lúc thật tỉnh táo, cậu lại cảm thấy bầu trời lồng lộng bao la, hầu như từng mạch máu của cậu giao hoà được với gió mây, với trăng sao ở đó. Nhất là lúc phóng theo những con thú bị thương: mỗi tiếng động trầm bổng ngân vang, tiếng gió vù vù bên tai, khiến cậu có một khoái cảm mạnh mẽ vượt lên tất cả. Cậu cũng gào thét, và chính lúc đó, cậu mới hiểu hết được cái thú "vui chơi ở chốn rừng xanh" của người x
Bởi vậy năm mười ba tuổi, hễ có dịp là cậu bỏ vào rừng, đến những cánh đồng hoang bạt ngàn để săn thú. Cậu không dám cho cha biết công việc của mình, vì không phải chỉ sợ cha mắng mà sợ cha giám sát chặt chẽ hơn nữa thì khốn. Mọi việc cậu phải che giấu thật khéo. Cậu đưa quần áo cung tên để sẵn ở ngoài. Ngựa đã được dắt ra khỏi tàu trước đó, rồi cứ thế lẳng lặng đi thẳng.
Nhưng có một lần trên đường đi săn, cậu đã bị ông chú bắt gặp.
- Cháu lại vẫn đi săn? - ông chú hỏi cậu.
- Cháu vừa mới... - Tào Tháo ấp úng.
Vừa nói, cậu vừa đánh ngựa đi nơi khác. Cậu biết thế nào ông chú cũng về nhà mách với cha. Cậu phải nghĩ một cách gì đó. Và phút chốc cậu đã nghĩ ra. Cậu nhanh chóng phi ngựa về nhà, thay quần áo, trở ra đón đường gặp chú. Rất lâu, chú mới về đến nhà. Cậu giả vờ nhảy nhót trên một mô đất, rồi cậu bị ngã, hơi thở yếu ớt, gân xanh nổi trên mặt, như người trúng gió. Ông chú thấy vậy thất kinh, bảo cháu nằm rồi chạy về gọi người nhà đến. Lát sau, Tào Tung cùng mọi người kéo tới thì không thấy Tháo đâu nữa. Mọi người chia nhau tìm kiếm, mới thấy Tháo đang chơi cùng mấy đứa trẻ ở sân sau.
Tào Tung vội hỏi:
- A Man, ban nãy con vừa bị ngã ở ngoài kia?
Tháo lắc đầu, không biểu lộ gì cả.
- Chú con bảo con trúng gió, đã khỏi rồi sao?
- Đâu có, làm sao lại có chuyện đó? Con chơi ở đây suốt... à, chú vốn ghét con, có thể đã cố ý nói bừa ra như vậy!
Tào Tung yên lặng.
Từ đó về sau, ông chú có mách bảo gì nữa thì Tào Tung cũng không tin lắm.
Tháo cười thầm, và từ đấy càng trở nên phóng túng. Nhưng bao giờ cậu cũng thận trọng, không để cha biết.
° ° °
Một hôm, đang săn thú thì Tào Tháo gặp Viên Thiệu. Họ cùng quê, xấp xỉ tuổi nhau. Lúc đó, Viên Thiệu đang đuổi một con thỏ. Thỏ rừng khi chạy khi dừng, lúc ẩn lúc hiện, bắn mấy lần đều không trúng. Sau đó chạy đến một cánh rừng cây thấp, thỏ vừa xuất hiện ở một bãi đất trống thì bỗng một mũi tên khác đã vút tới cắm phập vào lưng nó, thỏ ngã lăn quay, giãy giụa liên hồi. Viên Thiệu đang lắp tên và chưa hết kinh ngạc thì thấy một thiếu niên cưỡi ngựa đi tới.
- Bắn giỏi quá. - Viên Thiệu tán thưởng.
- Bạn đã đuổi nó tới đây mà. - Tào Tháo trả lời.
- Bạn là người bắn trúng
- Bạn là người đuổi tới.
Sau khi nhường nhịn nhau, họ quyết định lột da con thỏ lấy một ít củi khô bắt đầu nướng chín, mỗi người một miếng, vui nhộn hẳn lên.
Vừa ăn vừa nói chuyện, mới biết hai người là đồng hương. Cả hai đều thích săn bắn, lời lẽ hợp nhau, từ đó họ thường chơi thân với nhau. Cả hai đều thích cung kiếm.Â� Tự cho mình là hiệp sĩ, nên khi ở đầu đường, lúc ở cuối ngõ, họ đều muốn làm một việc gì đấy như các hiệp sĩ. Hiềm một nỗi thời cơ chưa đến.
Một hôm, hai người đang dạo chơi, thì bỗng tiếng đàn sáo từ xa vọng tới. Nghe thật vui tai. Linh tính mách bảo họ rằng đó là một đám cưới. Hai người đi theo tiếng đàn thì đúng là nhà họ Lý ở thôn bên cưới vợ cho con. Họ đứng lẫn vào đám bà con đi xem, nhưng không nhìn thấy mặt cô dâu. Nghe mọi người bàn tán thì cô dâu rất xinh.
Viên Thiệu nghĩ: "Như thế nào là xinh? Nếu mình được nhìn thấy thì hay biết bao?" Thiệu nói với Tháo điều đó, Tháo nói ngay:
- Sao chúng ta không vào phòng mà xem?
Thiệu lắc đầu quầy quậy:
- Làm thế sao được, ngộ nhỡ bị bắt?
- Chúng ta đều là hiệp sĩ? Thế này vậy... - Tháo đem ý nghĩ của mình nói lại với Thiệu, Thiệu tán thành ngay. Đây là cơ hội để hai đứa đóng vai hiệp sĩ.
Họ chia tay và hẹn với nhau thời gian, địa điểm để buổi tối gặp lại.
Buổi tối, hai người gặp nhau ở đầu đường vào thôn bên. Sau một lúc cải trang, hai người đã khác hẳn lúc ban ngày. Một người vải đen trùm đầu, chân quấn xà cạp; người kia lưng thắt khăn đoạn, chân đi giầy vải. Họ nhìn nhau và cùng cười, họ tự hào vì đã cải trang được như vậy.
Lúc đó, nhà họ Lý đang tấp nập, đông vui. Trời chưa tối hẳn, bốn phía đã treo đèn sáng trưng. Hai người đã đến trước cửa nhà họ Lý, người ra kẻ vào, vô cùng tấp nập, họ rất yên tâm.
Tháo nói:
- Sao chúng ta lại không vào xem cho vui?
Thiệu nói:
- Nếu người ta nhìn thấy...
- Bao nhiêu là người, chúng ta đi lẫn vào giữa, đừng đến chỗ sáng. Bên nội, bên ngoại đông vô kể, còn có ai nhìn rõ được ai đâu?
A Man có lý, Thiệu gật đầu nói:
- Chỉ sợ lỡ mất thời gian.
Tháo nói:
- Trời vừa tối. Người đến dự tiệc vẫn chưa đủ. Cô dâu chắc cũng chưa ngồi ở trong phòng một mình, chúng ta chnh động được.
Thiệu nói:
- Bạn chẳng khác gì người trong đó, hay là đã lọt vào phòng cô dâu rồi?
Tháo cười và không trả lời, chỉ nói:
- Tóm lại, mình đoán chắc là không sai!
Thế rồi kẻ trước người sau, họ bước vào sân. Quanh sân đèn lồng treo sáng rực. Trong nhà và hai gian bên, đều bầy yến tiệc. Giữa sân kê khoảng hơn hai chục cái bàn. Rõ ràng là khách quý sẽ được ngồi trong nhà và hai gian bên. Thân thích, cùng bà con hàng xóm sẽ ngồi ở giữa sân.
Lúc này, Viên Thiệu cũng bạo dạn hơn, thấy khách khứa đang tiếp tục vào bàn, bèn nói với A Man:
- Tại sao chúng ta lại không vào ngồi chén một bữa nhỉ?
Tháo liền ngăn lại nói:
- Sao bạn lại mê muội đến thế? Lát nữa chú rể sẽ ra mời rượu, chúng ta trả lời sao đây? Thôi đi nhanh, muốn ăn hôm sau tôi sẽ đãi bạn.
Tào Tháo kéo Viên Thiệu đi ra. Họ đứng đợi một lát ở ngoài sân. chờ đến lúc có người ra về mới chen vào giữa số đông ra ra vào vào, một lần nữa lại đến sân trước, rồi qua một lối nhỏ ở ngay bên cạnh đi vào khu vườn nhà họ Lý.
Cây cối trong vườn đang độ xanh tươi. Ở đây có tiểu đình, hồ nước, hòn non bộ. nghĩ có thể bắt đầu câu chuyện ở đây được chăng?
Thế rồi, hai người ẩn mình ở hai tiểu đình khác nhau và Thiệu hô trước.
- Có trộm, có kẻ trộm!
Tháo hưởng ứng theo:
- Bắt trộm! Bắt trộm.
Tiếng kêu vang đến giữa sân, khách khứa vô cùng kinh ngạc.
- Có trộm... nghe, ai đó đang đuổi ở bên kia, chúng ta sang bên đó giúp họ. - Một người nói.
Thế rồi họ chen chúc nhau kéo hết ra vườn.
Người nhà họ Lý nghe nói có trộm đều rất bực tức. Họ nghĩ: "Đang lúc vui vẻ, kẻ nào lại dám mượn gió bẻ măng, phải quyết tóm bằng được". Thế là mọi người quyết ra tay, bảo nhau kéo hết ra vườn.
Tiếng kêu bắt trộm vang lên không dứt, khắp sân trước, vườn sau nhà họ Lý. Tháo và Thiệu cũng phải kêu luôn miệng, đó còn là cách để họ liên lạc với nhau.
Khi hai người gặp nhau, Tháo nói nhỏ với Thiệu:
- Đi nhanh, thời cơ đã đến.
Thế rồi hai người đi ngược chiều với số đông. Họ men theo một lối nhỏ đi vào phòng sau. Quả nhiên trong nhà không bóng người. Họ đã kéo nhau đi bắt trộm hết cả rồi.
Hai người yên tâm đi hết phòng trong phòng ngoài, nhà trên nhà dưới, cuối cùng đến đúng phòng cô dâu. Đèn trong phòng sáng trưng, ánh đèn lọt ra ngoài khe cửa, nhưng trong phòng im ắng lạ thường. Chắc chàng rể cũng đã đi bắt trộm.
Thiệu nhẹ nhàng đẩy cửa vào phòng. Cô dâu ngồi ở mép giường, trùm đầu bằng khăn đỏ. Ánh đèn chiếu sáng quần áo trên khắp người cô. Chiếc khăn đỏ thần bí trùm kín khuôn mặt xinh đẹp của cô.
Trong phòng cái gì cũng mới. Cô dâu như một viên ngọc quý toả sáng. đẹp nhất phòng. Tháo bỗng cảm thấy ở đây có một cái gì đó thật tinh khiết và thần thánh, trong chốc lát Tháo không biết mình phải làm gì nữa!
May nhờ có Thiệu lấy tay hích nhẹ vào người, Tháo mới sực tỉnh và bước tới vứt bỏ chiếc khăn trùm đầu của cô dâu.
Trước đó, khi nghe thấy tiếng động, cô thầm tưởng.là chú rể đã về. Nhưng khi nhìn thấy hai thiếu niên cải trang thành hiệp khách, cô vô cùng kinh ngạc. Cô định kêu thì Thiệu đã rút dao ra, chỉ vào cô và nói:
- Cấm kêu, ngoan ngoãn đi theo chúng ta thì không việc gì.
Thế rồi Thiệu kéo cô lại và vác lên lưng. Cô không dám phản kháng, vì cô nhìn thấy Thiệu vẫn lăm lăm con dao trong tay kia.
Ra khỏi phòng, mỗi người đi theo một ngả. Lúc sau, Tháo bắt đầu kêu tiếp, nhằm lôi kéo mọi người chạy theo mình.
- Trộm đây rồi! Mọi người đuổi nhanh lên!
Còn Viên Thiệu vòng qua một ngách cửa sau, nhanh chóng cõng cô dâu rời khỏi nhà họ Lý.
Tào Tháo thu hút mọi người chạy vòng quanh khu vườn mấy lần; áng chừng Viên Thiệu đi đã xa, mới lôi kéo mọi người chạy từ sân trước ra phía ngoài.
Tháo vừa chạy vừa hô:
- Kia! Nó ở đằng kia kìa, đuổi theo nhanh nhanh lên!
Cho đến khi mọi người thở không ra hơi nữa, Tào Tháo mới chạy chậm lại. Bây giờ mọi người mới rõ, dẫn mình đi bắt trộm là một chàng hiệp khách nhỏ tuổi. Tào Tháo giả vờ rất mệt, ngã ngồi xuống một mô đất và thở hổn hển. Người nhà họ Lý vây quanh và hỏi dồn.
- Tên trộm đâu? Nó đâu?
Tháo nói:
- Chạy rồi! Tôi ném cho một hòn đá. Có hai tên, hình như còn vác một cái gì đó của nhà ta...
Người nhà họ Lý vô cùng cảm kích trước tấm lòng của chàng hiệp khách.
- Thật cảm ơn cậu. Lấy mất cái gì đó không đáng ngại, mong sao không phải là đồ quý giá.
Tháo lại nói:
- Cứ nên soát lại xem mất cái gì. Nếu cần, tôi xin giúp sức tìm lại. Tôi còn có một số bè bạn khác nữa
Người nhà họ Lý càng thêm cảm kích, liền mời hiệp khách vào nhà, vừa để tỏ lòng cảm tạ, vừa để xem mất đi những gì. Vừa vào đến sân đã thấy a hoàn ra nói:
- Không thấy cô dâu đâu cả!
Người nhà họ Lý lấy làm kinh ngạc, biết làm sao đây? Cô dâu là thứ quý nhất trong nhà. Mọi người đều nhìn về phía Tào Tháo, hy vọng rằng chàng hiệp khách có thể giúp họ tai qua nạn khỏi.
Trong khoảnh khắc, Tào Tháo cảm thấy tự hào với với hiệp khách mình. Tay chống nạnh, đầu nhìn thẳng, ngực ưỡn cao, Tào Thán an ủi mọi người:
- Bình tĩnh, bình tĩnh. Làm người hiệp khách, nhìn thấy cảnh hoạn nạn lẽ nào lại làm ngơ. Mọi người yên tâm, dù phải đến cùng trời cuối đất, tôi cũng quyết đánh bại bọn cường đạo, cướp lại cô dâu cho các người.
Trong khi nói như vậy, Tào Tháo cảm thấy hào khí bừng bừng, nhưng cũng cảm thấy lo ngại: "Mong sao anh chàng Viên Thiệu không gây thương tích gì cho cô gái".
Tào Tháo rời nhà họ Lý trong vô vàn những lời cảm tạ. Đi đã xa mà vẫn còn nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết.
Họ gặp nhau ở chỗ hẹn. Tháo hỏi luôn:
- Cô dâu đâu rồi?
Thiệu cười:
- Bạốn cô ta hay sao?
- Nói bậy. Cô ta có bị thương tích gì không?
- Không thể như vậy. Đó là một cô gái đẹp, ai nỡ động đến cô ta.
Tào Tháo hỏi luôn:
- Cô ta ở đâu?
Thiệu nói:
- Bạn yên tâm. Cô ta ở dưới chân núi trong lều cỏ nhà bạn.
Tháo biết rõ, căn lều đó là nơi để nông cụ, hoặc để củi khô, cỏ khô... Ngày mùa bận rộn để cày, bừa. Những người làm công thường hay trú mưa, tránh nắng. Ngày thường thì không có ai.
- Nhưng bạn đến đây không sợ cô ta chạy mất hay sao? - Tháo hỏi tiếp.
- Mình đã trói cô ta vào cột, không thể nào thoát ra được - Thiệu trả lời.
Tháo yên tâm, mới nói: - Thiệu ạ, chúng mình đã đi quá xa rồi!
Thiệu hỏi lại:
- Thế là thế nào? Đã xẩy ra chuyện gì chăng?
- Nhà họ Lý đi báo quan rồi, ngày mai họ sẽ tra xét.
- Làm sao b
- Chỉ còn một cách là phải trả lại cô gái.
- Ai đưa đi, làm như vậy khác nào chui cổ vàn thòng lọng. Hay là ta thả luôn.
Tháo nói:
- Thả luôn không được! Một cô gái xinh đẹp, trên đường đi sẽ bị cướp mất.
Thiệu nói:
- Cướp thì cướp, liên quan gì đến chúng ta.
Tháo nói:
- Nếu kiểm tra biết chúng ta bắt cô ấy thì sao lại không liên quan!
Thiệu nói:
- Nếu cần đem trả thì bạn đem di.
- Được thôi.
Tháo nói tiếp:
- Nhưng phải làm một vài chuyện gì đó trước khi đem trả - Viên Thiệu đồng ý. Tháo bèn đem mọi chuyện nói lại với Thiệu.
Cả hai người về lều cỏ, nằm bên ngoài chờ trời sáng. Sau đó Viên Thiệu vào lều. Cô gái cầu xin Viên Thiệu tha cho cô trở về. Thiệu nói:
- Không được. Nhà họ phải đem tiền đến chuộc.
Nói chưa dứt lời, Tào Tháo ở bên ngoài đã hét toáng lên.
- Cường đạo, hãy mau mau ra đầu hàng.
Viên Thiệu chạy ra và hai người "chém giết" lẫn nhau.
Cô gái ở trong phòng rất lo lắng, đồng thời cũng tràn đầy hy vọng vì đã có người đến cứu cô. Cô mong sao cường đạo sẽ thua, người hiệp khách sẽ thắng nhưng đừng có ai bị thương cả.
Bên ngoài vẫn còn "chém giết", tiếng chân tay huỳnh huỵch vọng vào. Về sau, có một tiếng kêu, không biết từ bên nào vọng đến, lòng cô lo lắng vô cùng.
Cuối cùng cô nghe thấy tiếng tên đạo tặc từ xa truyền lại:
- Tặc tư, sớm muộn ta cũng sẽ tìm được ngươi để báo thù.
Cô dâu thấy chàng hiệp sĩ vào lều, hình như cô đã gặp người này ở đâu. Màn kịch cướp cô dâu đêm qua hiện lên, hiệp sĩ chẳng khác gì người đó. Song cô gạt bỏ ý nghĩ ấy ngay, vì người đã cướp cô không thể là người lại đến cứu cô. Tào Tháo đoán biết được ý nghĩ của cô gái, nên vừa cởi trói cho cô, vừa nói:
- Bọn cường đạo cướp bóc thường muốn cải trang như anh em chúng tôi.
Cô dâu nói luôn:
- Đúng là đêm qu cũng cải trang như thế này.
- Bề ngoài thì giống, còn người thì không.
Tào Tháo nói tiếp:
- Hiệp khách chân chính không bao giờ làm hại những người lương thiện.
Tào Tháo như tự biện bạch với mình: Tháo và Thiệu vốn không muốn làm hại ai, nếu không, làm gì có chuyện đưa cô dâu an toàn trở về nhà. Họ chỉ muốn thực hiện nguyện vọng thử làm những người hiệp khách một lần, chỉ thế thôi. Quá lắm cũng chỉ là một trò chơi hơi ác.
Lúc này, Tào Tháo lại là chàng hiệp khách đưa cô dâu về nhà họ Lý. Cả nhà họ Lý đổ ra tiếp đón. Cô dâu ôm lấy chú rể mà khóc. Các bà các cô đều đến với cô dâu. Cô kể ngọn ngành từ lúc bị bắt, bị trói và sau được chàng hiệp sĩ đến cứu như thế nào.
Nghe xong câu chuyện, cả nhà họ Lý lại càng cảm kích, vì chính chàng đã giúp họ đuổi bắt kẻ trộm đêm qua, hôm nay cũng chính chàng lại đưa cô dâu trở về. Họ tiếp đãi Tào Tháo như thượng khách, công kênh cậu đi khắp làng, vừa đi vừa đốt pháo.
Nếu không vì Tào Tung nghe tin cho người đi gọi Tháo về thì không biết gia đình họ Lý còn làm những gì nữa!
Tào Tháo chơi bởi đã quá đủ, cũng cảm thấy mệt mỏi, nên có người đến gọi. Tháo bèn xin tạm biệt.
Tào Tháo về đến nhà, cha đã chờ sẵn.
- Con vừa làm những trò quái quỷ gì thế? - Tào Tung giận dữ hỏi.
- Có gì đâu ạ... - Tào Tháo ấp úng đáp.
- Con lừa sao được cha.
Tào Tung nói tiếp:
- Con còn ít tuổi con cứu được ai? Con lừa được người khác chứ lừa sao được cha. Cha đã đoán biết một phần, không vì sĩ diện nhà họ Tào, cha đã nói toạc ra với mọi người...
Xem ra cha biết hết mọi chuyện rồi, nên Tào Tháo không dám nói năng gì nữa, đầu cúi xuống. đứng yên.
Cuối cùng Tào Tung nói:
- Con phải đảm bảo với cha từ nay không làm những việc xấu xa như thế nữa.
Tào Tháo ngẩng đầu nhìn cha:
- Con có làm gì xấu đâu, chỉ là chơi bời một chút...
- Không phải là việc xấu thì là việc gì? - Tào Tung hỏi.
- Không. Đùa nghịch và làm việc xấu khác hẳn nhau... Hai việc đó... - Tào Tháo nói.
- Con làm ầm ĩ như vậy không phải là việc xấu sao?
- Ầm ĩ không phải là việc xấu... Việc xấu chưa chắc đã ầm ĩ
Hai cha con điều qua tiếng lại một hồi. Tào Tung thấy bực dọc, nhưng cũng cảm thấy A Man là đứa trẻ có đầu óc, và hoạt bát, lời nói có hàm ý bên trong, thật không phù hợp với lứa tuổi của nó chút nào. Ông cảm thấy là cha mà chưa hiểu hết đứa con của mình. Có cái làm ta giận dữ và cũng có cái làm ta được an ủi. Con cái trưởng thành và thông minh luôn luôn là điều làm cho cha vui lòng. Ông không nói gì nữa, chỉ phẩy tay cho Tháo lui ra.
Ra khỏi cửa, Tào Tháo đến ngay thư phòng của mình. Tuy ham săn bắn và chơi bời, nhưng hàng ngày nào Tháo vẫn thích dọc sách. Ngoài những cuốn như "Xuân Thu", "Lễ Ký" Tháo còn đọc "Kinh Thi" và thơ cổ. Tháo thường thích ngâm nga một mình và mỗi lần hào hứng cũng viết dăm ba câu tình cảm theo thể thức trong "Kinh Thi".
Nhưng việc Tào Tháo đóng vai hiệp khách trong nhà họ Lý ở thôn bên khiến Viên Thiệu không vừa ý. Lúc đầu Thiệu thấy đưa trả lại cô dâu theo ý Tào Tháo là đúng, nhưng khi thấy Tháo được người nhà họ Lý công kênh đi khắp làng, Thiệu cho là Tháo đã lừa gạt mình, hai người cùng làm một việc, nhưng Tháo thì trở thành anh hùng hiệp khách, còn Thiệu thì trở thành một tên đạo tặc. Tuy không ai biết đó là Viên Thiệu, song như vậy có khác gì tự đeo mo vào mặt. Thiệu khác gì một viên gạch để Tháo kê chân. Tào Tháo đã lừa dối Viên Thiệu, nào là "chúng mình đã đi quá xa", nào là "báo quan". Tháo cố ý làm cho Thiệu sợ.
Từ đó, Viên Thiệu bực tức, cho rằng Tháo xem thường mình quá. Thiệu nghĩ là Tháo sẽ đến. Chỉ cần Thiệu không đến tìm Tháo. Tháo sẽ hiểu vì chuyện đó mà Thiệu giận, và Tháo sẽ phải đến gặp Thiệu, nhận lỗi. Mấy hôm rồi không thấy Tháo đến tìm, lại nghe tin Tháo đang ở nhà chăm chú đọc sách, và như vậy Tào Tháo có ý tránh mặt. Tháo đã vinh quang, còn nghĩ gì đến con người đeo mo vào mặt này nữa! Thiệu tức giận, sự tức giận đã biến thành hận thù làm Thiệu ngày quên ăn, đêm quên ngủ, như có những mũi kim luôn luôn đâm vào gan ruột.
Viên Thiệu quyết định trả thù.
Viên Thiệu cũng có một số bạn bè. Hàng ngày họ thường đến chơi bời. Hơn nữa, tính Thiệu lại hay ban ơn, nên có thể mua đứt được lương tâm của anh em nào đó.
Hôm ấy có một người đến tìm Viên Thiệu để nói chuyện phiếm. Người đó là Phùng Thông. Khi sinh ra, một mắt to một mắt rất bé, lớn lên lại xấu xí, nên ngay từ nhỏ, mọi người thường trêu chọc gọi Phùng Thông là thằng "một mắt rưỡi". Vốn là người hay tự ái, nên đối với những ai hay làm nhục mình, Phùng Thông hận đến bầm gan tím ruột. Chỉ riêng Viên Thiệu luôn gọi hắn là Phùng Thông. Phùng Thông vô cùng cảm kích, đem lòng kính phục Viên Thiệu.
Phùng Thông tuy xấu, nhưng có biệt tài hơn người là nghệ thuật ném đao. Có thể do đặc điểm một mắt rưỡi nên hắn ném đao rất chính xác, ném đâu trúng đấy, sức lại mạnh nên đao cắm vào mục tiêu rất sâu.
Phùng Thông đến gặp Viên Thiệu. Viên Thiệu đang buồn vì chuyện Tào Tháo gây ra, nên không được vui vẻ, Phùng Thông cảm thấy Viên Thiệu có nỗi niềm gì đây, bèn chủ động hỏi. Thiệu đem mọi chuyện kể lại cho hắn nghe. Chuyện hai người đã bắt cô dâu ra sao. Chuyện Thiệu làm đạo tặc chiến bại như thế nào. Chuyện Tháo giả làm hiệp khách đem cô dâu trả về nhà họ Lý. Tháo ở đâu cũng nổi bật, còn Thiệu thì trở thành đạo tặc. Cuối cùng, Thiệu mắng Tháo là đồ quỷ kế đa đoan, dám lừa gạt Thiệu. Đây là nỗi nhục lớn trong đời Thiệu, Thiệu quyết không thể bỏ qua.
Phùng Thông cũng mắng theo và mắng rất thật. Trước đây, Phùng Thông cũng ghét Tháo, ghét thậm tệ. Nguyên do là Tháo lúc nào cũng cho mình là người nhiều chữ, i Phùng Thông là đứa trẻ tầm thường, một chữ bẻ đôi không biết. Mỗi lần Tào Tháo xổ ra "chi hồ giả dã" thì Phùng Thông cảm thấy mù tịt. Ngày lại ngày, theo bản năng, Phùng Thông càng ghen ghét Tào Tháo hơn. Nghe Phùng Thông mắng mỏ, nỗi buồn trong lòng Viên Thiệu cũng vơi đi một phần. Thiệu nói:
- Tào A Man thật không biết điều, lúc này nó hơn ta, không đếm xỉa gì đến ta nữa, nói xem cần phải bảo ban nó thế nào đây?
- Loại người ấy chỉ bảo ban bằng lời thì chẳng giải quyết được gì. - Phùng Thông giận dữ nói.
- Vậy phải làm thế nào?
- Ít nhất cùng phải lưu lại một vết tích gì đó trên người hắn.
- Lưu lại bằng cách nào?
Phùng Thông liền rút ở dưới chân ra hai con đoản đao, vạch thành vài đường trên không. Đoản đao sáng bong, ánh thép lấp lánh ghê người.
Viên Thiệu sợ sệt:
- Không được, không được. Hại đến tính mạng người ta thì sinh to chuyện!
Phùng Thông nói:
- Anh Thiệu khỏi lo, tôi không lấy mạng của hắn là được chứ gì?
Viên Thiệu gật đầu nói tiếp:
- Chỉ cần dạy nhẹ cho nó một chút thôi, nên không được bừa bãi.
- Anh cứ yên tâm. - Phùng Thông nói xong bỏ đi luôn.
Viên Thiệu muốn giữ hắn lại nói thêm năm ba câu, không dè Phùng Thông đã vội bỏ đi. Phùng Thông vừa đi vừa nghĩ: "Viên Thiệu đã đồng ý xử Tào Tháo, ta cứ lấy mạng nó, coi như việc đã lỡ, thế là xong". Phùng Thông nghĩ thật đơn giản: "Phàm đã ghen ghét người nào thì không bao giờ bỏ qua. Đã ghét ai thì muốn người đó không nên sống trên đời này nữa". Bởi vậy, sau khi ra khỏi nhà Viên Thiệu, hắn đã quyết định phải lấy mạng Tào Tháo.
Phùng Thông biết Tháo là người không chỉ giỏi văn mà còn giỏi võ. Người Tháo tuy bé nhỏ nhưng nhanh nhẹn, cưỡi ngựa bắn tên, múa quyền đánh côn đều giỏi. Phùng Thông chỉ còn một cách là lén giết Tháo bằng tài ném đao của mình.
Muốn ném đao vào đâu cần phải nhìn rõ chỗ đó. Bởi vậy Phùng Thông chọn thời gian là ban ngày. Phùng Thông thấy Tháo có thói quen ngủ trưa trên chiếc giường trúc hẹp trong phòng sách. Thế là buổi trưa hôm đó, lúc mọi người đang ăn cơm, Phùng Thông nhẹ nhàng vượt , tường vào vườn sau, ẩn mình sau một hòn non bộ. Chỗ này tuy khuất song vẫn nhìn rõ bên trong phòng sách. Cửa sổ phòng sách nhìn ra vườn sau. suốt ngày để ngỏ, vì như vậy Tháo thấy thoáng mát hơn.
Phải một lúc lâu Phùng Thông mới thấy Tháo vào phòng sách. Tháo đứng bên cửa sổ một lát, như để ngắm nhìn cảnh vật trong vườn. Phùng Thông dán chặt mình vào vách đá, không dám động đậy. Tháo là người rất nhạy cảm chỉ cần sơ sẩy một chút, Tháo sẽ phát hiện được ngay. May sao Tháo đứng không lâu. Tháo quay người đi lấy một cuốn sách gì đó để đọc. Tháo ngồi xuống và đọc tiếp. Phùng Thông đoán Tháo đã ngồi vào giường, nhưng hắn vẫn dán mình sau hòn non bộ, không dám động đậy. Phải sau một lúc nữa, hắn mới dám kưng rón rén bước tới gần phòng sách. Hắn ngồi phục phía dưới cửa sổ, lắng nghe hồi lâu những tiếng động ở trong phòng.
Trong phòng thật yên ắng, Phùng Thông quả quyết là Tào Tháo đã ngủ. Bấy giờ hắn mới từ từ thò đầu nhìn vào phòng. Quả nhiên, Tháo ngủ trên giường trúc hẹp, mặt quay ra phía cửa sổ.
Phùng Thông rút hai ngọn phi đao ở đùi ra và đứng thẳng người lên. Nhưng không hiểu vì sao, ngay lúc hắn định ném dao, hắn cảm thấy hơi hoảng loạn. Đó là hiện tượng chưa hề có. Hắn đã nhiều lần quyết đấu với người khác ném đao vào nhiều chỗ trên cơ thể con người, nhưng chưa bao giờ hắn do dự và bàng hoàng. Vậy mà lúc này, đứng trước mặt Tào Tháo, trong hắn lại xuất hiện thứ tình cảm đó, hắn cố nén mà không sao nén được. Ít nhiều hắn thường tin vào ý trời, phải chăng Tào Tháo chưa đáng phải chết? Nhưng con người thô thiển đó lại tự phủ nhận: "Loại người như Tào Tháo thể nào cũng phải chết, mới bõ tức bõ hận". Thế rồi hắn vung tay lên ném đao đi, nghe đánh phập một tiếng.
Lại một việc nữa chưa từng xẩy ra với Phùng Thông bách phát bách trúng. Lưỡi đao đi hơi thấp, vừa chạm tới mép giường. Tất nhiên đao giảm tốc độ bay vòng qua người Tào Tháo, rồi dừng. Tiếng dao chạm vào giường làm Tào Tháo tỉnh giấc biết ngay là có kẻ đến hành thích, và mũi đao này va vào giường tức là ném hơi thấp, vậy thì lưỡi đao sau sẽ được ném cao hơn.
Trong phút chốc Tháo hiểu thấu mọi việc và lập tức phản ứng ngay. Tháo chỉ cần vặn mình một cái đã lăn xuống khỏi giường. Tháo lăn tiếp đến gầm bàn.
Cùng lúc đó, mũi đao thứ hai của Phùng Thông được ném vào. Mũi đao thứ hai bay cao hơn và nếu như Tào Tháo còn ở trên giường thì đã bị đm vào ngực. Mũi đao thứ hai cắm vào tường gần giường nằm.
Thật là hiểm! Tào Tháo ở dưới án thư nhìn thấy mũi đao cắm vào tường sâu nửa tấc mà rùng mình. Nếu vào người, thì phải sâu hàng vài tấc, mạng sống còn gì nữa!
Phùng Thông ở ngoài cửa sổ thấy hai mũi đao đều không trúng, cũng không dám nán lại, mà quay mình đi thẳng.
Khi Tào Tháo từ gầm án thư bò ra thì không còn thấy bóng dáng Phùng Thông đâu nữa. Tháo không gọi người đuổi bắt, vì thích khách đã bỏ đi thì cũng không thể bắt nổi. Mà làm vậy ắt phải kinh động mọi người trong nhà. Hơn nữa, sau sự việc đi cướp cô dâu, Tào Tung đã chú ý đến Tháo nhiều hơn. Nếu để cha biết việc hành thích vừa rồi, chỉ càng bị cha trách mắng thêm nữa mà thôi. Nên Tháo ra khỏi phòng sách, coi như không có chuyện gì, tự mình đi xem xét khắp khu vườn.
Không có dấu vết gì. Ngay cả trên tường cũng không có dấu vết. Tháo nghĩ người kia chắc phải biết khinh công.
Vậy hắn là ai? Trong những người Tháo quen, ngoài Thiệu chỉ còn có Phùng Thông, biệt hiệu "một mắt rưỡi" là người ném đao thành thạo.
Tháo quay lại phòng sách, nhặt hai mũi phi đao lên xem xét tỉ mỉ. Trước đây, Tháo không biết Phùng Thông dùng loại phi đao nào, nên chắc gì đây là của Phùng Thông. Nhưng chỉ có một mình Phùng Thông biết ném đao, vậy kẻ đến hành thích Tháo là Phùng Thông rồi!
Tháo vẫn còn băn khoăn: "Vì sao Phùng Thông lại hành thích Tháo?" Hai người không có oán thù. Do có nhiều cái không hợp nhau nên họ ít có dịp ngồi riêng với nhau. Còn những lúc đông người, có mặt Phùng Thông ở đấy, Tháo cũng không thể nào hiểu được hắnệc nén dao, Tháo có cảm tưởng Phùng Thông chẳng hiểu gì cả, làm sao mà nói chuyện được với hắn.
Nhưng Phùng Thông rất thân với Viên Thiệu, hoặc có thể nói Phùng Thông rất nghe lời Viên Thiệu. Kỳ thực thì Viên Thiệu đối xử với Phùng Thông như là đối xử với loại tôi tớ để sai khiến, giữa họ làm gì có tình nghĩa anh em. Tháo không thể làm những việc như Thiệu đã làm, không thể đối xử với bạn bè như Viên Thiệu. Tháo thích ai thì chơi bời với họ nhiều hơn; ai không thích thì chơi bời qua quýt cho xong. Tháo đối xử với Phùng Thông cũng trên nguyên tắc đó, không có gì khác hơn!
Chưa bao giờ Tháo thấy mình có lỗi đối với Phùng Thông, khiến cho hắn phải ra tay hành thích. Tháo phải đến hỏi Viên Thiệu cho ra nhẽ, Phùng Thông rất nghe lời Thiệu, việc làm của Phùng Thông không thể không liên quan tới Thiệu.
Tháo nghĩ tới Thiệu, từ ngày đi cướp cô đâu tới nay... Bỗng nhiên Tháo hiểu được ít nhiều, Thiệu đã nghĩ sai về Tháo. Thảo nào đã lâu lắm rồi Tháo không gặp Thiệu. Trước đây, ngày một ngày hai Thiệu đã chủ động tìm Tháo, còn bây giờ có thấy mặt Thiệu đâu...
Còn điều gì nữa để Viên Thiệu buồn bã như vậy, phải cho Phùng Thông đến ném đao...
Tào Tháo suy nghĩ miên man như vậy, mỗi hoàn cảnh, mỗi tình tiết, làm cho Tháo dần dần tìm được một số nguyên nhân: Nhất định Thiệu cho rằng Tháo đã cố tình gạt Thiệu...
Kỳ thực thì Tháo không có bụng gạt Thiệu. Ban đầu chỉ là muốn đóng vai người "hiệp khách" xem thế nào mà thôi. Đến lúc cần đưa cô dâu trở về, cũng chỉ có mỗi mình Tháo mới làm được. Bởi vì, khi Thiệu cõng cô dâu ra đi, cô dâu đã quá nhẵn mặt Thiệu, Thiệu hết vai diễn rồi. Còn Tháo muốn"hiệp khách" đến cứu cô dâu, cũng chỉ còn mỗi cách là phải đánh nhau với "cường đạo"... cho nên, mới diễn ra như vậy, cho nên mới...
Bây giờ nghĩ lại, nhất là ở vào vị trí của Thiệu mà xem xét thì nẩy sinh ra ý nghĩ Tháo đã gạt Thiệu cũng là đúng thôi. Chỉ trách mình cạn nghĩ, không giải thích cặn kẽ, khiến Thiệu tức giận là có lý lắm.
Nghĩ như vậy, Tháo thấy yên tâm hơn.
Hôm sau, Tào Tháo liền tìm gặp Viên Thiệu. Vừa nhìn thấy Tháo, Thiệu tỏ ra hơi hốt hoảng. Còn Tháo thì như không có chuyện gì xảy ra, và kể cho Thiệu nghe lúc cha gọi về bị trách mắng như thế nào.
Tháo nói xong rồi cười:
- Chơi thật là đã, chỉ khổ cho bạn phải là tên cường đạo, đấy chỉ là một cách bất đắc dĩ khi không có cách gì hay hơn. Mình ở nhà họ Lý suýt nữa cũng gay go, vì chúng mình đã vào phòng cô dâu, cô ta ít nhiều nhận được mình. Cũng may mà thoát được chứ không sẽ bị một trận...
@media(min-width:480px){#mgiframe{width:100% !important;height:315px!important;max-width:980px;margin:auto;display: table;}} @media(max-width:480px){#mgiframe{width:100% !important;height:570px!important;}}
Lúc này cơn giận trong Thiệu đã tan biến đi đằng nào rồi.
Khi Phùng Thông hùng hổ đi dạy nhẹ cho Tào Tháo một bài học thì Viên Thiệu thấy hả hê lắm, nhưng khi Phùng Thông trở về báo việc đã không thành lại suýt bị bắt, thì Viên Thiệu thấy sợ toát mồ hôi. Và bây giờ khi nghe Tháo hồn nhiên nhớ lại mọi chuyện nghịch ngợm vừa qua, Thiệu cũng chỉ biết cười trừ cho qua.
Tháo càng không nói đến việc hành thích, Thiệu càng thấy như ngồi trên đống gai. Con người đa nghi như Viên Thiệu luôn luôn quan sát sắc thái của Tào Tháo, lắng nghe từng ý từng long câu nói của Tháo, cuối cùng mới yên tâm, vì không có gì đáng sợ. Thế rồi câu chuyện của hai người trở nên rôm rả, nỗi lo của Thiệu đã tiêu tan hết.
Chỉ cần Tháo bỏ qua mọi chuyện là xong. Thiệu biết, đặc điểm của Tháo là có chuyện gì thường hay để bụng. Nhưng việc làm của Tháo lần này cũng có chỗ quá đáng, vậy thì coi như hòa một một, chẳng ai trách ai nữa.
Nhưng việc làm của Phùng Thông, Tháo không dễ dàng cho qua đâu. Tháo giữ lại hai ngọn phi đao, khi nào nghĩ tới việc đó, lại đem ra ngắm nghía. Lúc đầu, Tháo không hiểu vì sao mình giữ chúng lại, chỉ vì một lẽ là không biết để ở đâu, vứt đi thì không ổn, nên tạm thời cứ giữ lại. Mỗi khi nghĩ tới chuyện đó, lại lấy ra xem.
Nhìn thấy đao, Tháo cảm thấy có một cái gì đấy rất khó tả dâng lên trong lòng, đau buồn không dứt. Tóm lại đó là một thứ tình cảm rất khó chịu. Ngày lại ngày tâm hồn trở nên u ám, nặng nề, lâu dần trở thành một thứ bệnh trong nội tâm. Chính lúc này, việc làm của Phùng Thông, con người mà Tháo không muốn nhắc tới, đang đè nặng lên Tháo. Phùng Thông là mầm bệnh. Tháo phải tìm cách vứt bỏ đi thì lòng dạ mới thanh thản.
Tháo chủ động tổ chức một buổi săn thú. Bấy giờ Thiệu và Tháo đã hoà hợp như trước, nên Thiệu hưởng ứng tích cực lắm. Tháo bảo Thiệu mời thêm một số bạn, mời luôn Phùng Thông.
Phùng Thông đã hành thích Tháo. Thấy Tháo không nói năng gì hắn lại càng căm, càng ghét. Bởi vậy, Phùng Thông hàng ngày ít đi lại với Tháo. Lần này, Viên Thiệu muốn Phùng Thông cùng đi săn, hắn không tiện từ chối.
Hôm đó Tháo trốn cha bỏ ra khỏi nhà cùng bọn Thiệu tụ tập ở phía tây nam khu rừng. Tháo đề nghị bắt đầu công việc t con ngòi ba chẽ, và được Viên Thiệu tán thành. Ở đây có nhiều lợn rừng và thỏ hoang, nên săn bắn rất thích thú. Sau khi bàn bạc xong, số người được chia thành ba nhóm đi vào rừng, tìm cách dồn thú về nơi quy định.
Phùng Thông đi cùng Viên Thiệu. Tháo cùng hai người khác đi từ nhánh phía đông vào rừng.
Nhóm của Thiệu đi từ phía tây đối mặt với nhóm của Tháo.
Có lẽ đến hai giờ sau, họ mới người ngựa tiến đến gần nhau, vì đã thấy lợn rừng, dã thú chen chúc dồn vào một chỗ. Lúc này những người thợ săn cực kỳ hưng phấn, mọi ý nghĩ, mọi tâm tư đều dồn vào một chỗ, nơi đàn thú đang được dồn lại.
Đúng vào lúc những người đi săn đang mê mải, bận rộn, đàn thú đang hoảng loạn, Tào Tháo đã đặt tên giương cung ngắm đúng vào một con thú - Phùng Thông.
Khi ấy Phùng Thông cực kỳ phấn khích xông vào giữa đàn thú, còn những người khác hầu như đang đặt tên giương cung để bắn. Cùng một lúc mấy chục mũi tên đều bắn thẳng vào giữa. Phùng Thông đang mải đuổi một con thú bị thương chạy vào giữa đàn thú, thì bỗng đánh "sạt" một cái, một mũi tên bay tới cắm trúng vào mắt trái. Phùng Thông bỗng cảm thấy bầu trời tối sầm lại và đau đớn ngã ngựa.
Viên Thiệu thét lởn: "Phùng Thông!..." và phóng ngựa chạy tới.
Tào Tháo cũng hét to: "Phùng Thông!..." và phóng ngựa chạy tới.
Một lúc sau Phùng Thông mới tỉnh lại. Khi rút mũi tên ra thì con mắt đã hỏng hoàn toàn
Mắt trái là mắt to nhất của Phùng Thông. Mắt to mà đã hỏng thì mắt phải nhỏ mất luôn khả năng ngắm bắn. Tài ném đao không linh nghiệm như trước nữa. "Một mắt rưỡi" biến thành "một nửa mắt", "Phùng phi đao" biến thành "Phùng vô đao".
Trong lúc hỗn quân hỗn quan, các mũi tên lại giống nhau, nên chẳng ai biết là người nào đã bắn. Lần đi săn trước, Tháo và Thiệu chủ trương phải khắc hai chữ Tào, Viên trên từng mũi tên. Vậy không biết ai là người đã bắn mũi tên đó. Một cuộc ngộ sát, không chết người là may. Và cũng phải trách Phùng Thông đã tự dấn mình vào giữa bầy thú trong lúc lộn xộn như vậy.
Tóm lại, từ ngày đó, Phùng Thông gần như ra khỏi đám bạn bè của Tháo và Thiệu. Bởi vì "một nửa mắt" sẽ không thể ngắm để ném đao được nữa. Ngay đến hình dáng một người cũng không ngắm nổi. Suốt ngày quanh quẩn trong bốn bức tường, Phùng Thông vô cùng hối hận. Dù hắn nghi ngờ ai đó, nhưng không có chứng cớ. Và nếu tìm được chứng cớ thì Phùng Thông cũng chẳng làm gì được nữa.
Tháo ném ngọn phi đao đi. Nỗi u buồn trong lòng không còn nữa thì cũng không cần phải giữ lại những thứ có liên quan đến nó làm gì. Và cũng từ đấy, Tháo có ác cảm với những ngọn phi đao.
° ° °
Năm mười bốn tuổi, Tháo đến thành Lạc Dương. Lần đầu được đến kinh thành, Tháo rất phấn khởi và cảm động. Kinh thành khác hẳn nơi thôn dã. Ở đây, có rất nhiều đường phố, rất nhiều nhà cửa, rất nhiều xe cộ và cũngười. Nhất là trong số họ, A Man thấy nhiều người ăn mặc lịch sự, đẹp đẽ, thật chưa bao giờ tưởng tượng nổi.
Khi ở Lạc Dương, Tháo ở trong tư dinh của ông nội Tào Đằng. Ông nội Tào Đằng là hoạn quan không có con nên nhận Tào Tung cha của Tào Tháo là con nuôi. Đương nhiên, Tào Tháo là cháu của ông. Ông rất thương, rất quí Tào Tháo nên cho ở phòng đẹp nhất, cho ăn những thứ ngon nhất.
Tháo biết ở kinh thành có một người ông nhưng chưa được ở gần bao giờ. Vì vậy, khi đến thăm ông, Tháo rất dè dặt. Nhưng khi nhìn thấy ông, Tháo đã thấy thích. Ông nội trông khác hẳn cha. Cha vừa đen vừa gầy, một người cóÂ� thần sắc, nhưng trong đôi mắt có một cái gì đó làm người khác khiếp sợ. Khi ở nhà, Tháo sợ nhất đôi mắt của cha. Do quá nghiêm khắc nên lúc nào nét mặt cha cũng đăm chiêu, cộng với những lời lẽ trách mắng làm cho A Man bé bỏng luôn sợ sệt. Ông nội thì khác hẳn. Ông cao, to, nước da trắng trẻo, lông mày thanh tú, hàm răng trắng bóng. Ông luôn tươi cười, thái độ khiêm nhường. Ai ai cũng quý mến ông. Ông chẳng khác gì viên nam châm hút A Man lại gần.
Ông vừa giơ tay ra, Tào Tháo đã chạy đến. Tay ông nội thật mềm mại, thơm thơm và ấm áp! Đến với ông nội, Tháo thấy trong lòng nảy sinh một thứ tình cảm kỳ diệu, một thứ tình cảm chưa bao giờ có. Tháo cảm thấy quý mến ông nội, cảm thấy yên tâm và tin tưởng. Tháo nép sát vào người ông. Tháo nghĩ lại những ngày còn bé, mỗi lần ngồi trong lòng mẹ, Tháo cũng có những cảm giác tương tự. Cứ như vậy, trong chốc lát giữa Tháo và ông nội không còn khoảng trống ngăn cách nữa.
Tào Tung tính tình khe khắt, nhất là về mặt tiền nong, khiến Tháo thường có ác cảm. Còn ông nội thì hào phóng, khác hẳn với cha. Không chỉ đối với Tháo mà đối với tất cả mọi người đều như vậy. Gia nhân muốn làm việc gì ông đều cho làm, thỉnh thoảng mới dặò vài câu nên làm như thế nào.
Ông nội hỏi tình hình sinh hoạt của Tháo, thích những gì, Tháo trả lời đầy đủ. Vì mới gặp lần đầu, Tháo chưa nói đến săn bắn và quyền kiếm, là những thứ mà Tháo thích hơn cả. Tháo chỉ kể mình thích ăn gì, thích đọc sách gì. Tào Đằng nói:
- Khá lắm, cháu cần gì cứ nói. Có Trường An luôn ở bên cạnh trông nom cháu, lại còn có con hầu Ngọc Hồng lo liệu nơi ăn chốn ở cho cháu. Nếu cần gì nữa cháu cứ tìm ông. Hiềm nỗi, phần lớn thì giờ ông phải ở trong cung.
Lúc ấy, Tào Tháo mới nhớ ra, ông nội là người ở bên cạnh Hoàng đế, hầu hạ Hoàng đế. Tháo nhớ là Tháo rất muốn biết những chuyện xẩy ra bên cạnh Hoàng đế. Dạo còn nhỏ, có lần cha ở kinh thành về kể những chuyện xẩy ra nơi cung cấm. Đại tướng quân Lương Dực bị giết hại, cả nhà từ trẻ đến già đều bị giết sạch. Tháo đứng bên cạnh, tuy nghe không rõ lắm, nhưng vụ thảm sát này còn để lại ấn tượng sâu đậm trong ký ức của Tháo. Tháo biết mình có người ông đang hầu hạ Hoàng đế trong cung nên nghĩ rằng ông nội là người biết rõ mọi chuyện. Bởi vậy, trước khi rời nhà lên kinh, Tháo muốn hỏi ông nội những chuyện đó.
Nhưng khi gặp ông, Tháo lại không dám nói. Lúc này ông đã vào cung.
Trường An đã hơn ba mươi tuổi, Tháo không ưa lắm, vì Trường An không phải là bạn chơi của Tháo. Ở nhà quê, cùng chơi với Tháo, thường là lũ trẻ mười ba, mười bốn tuổi. Làm gì có ai hơn ba mươi tuổi? Nhưng có phải Trường An đến để chơi với Tháo đâu? Bao giờ Trường An cũng cung kính đứng xa xa nghe Tháo sai bảo. Tháo ra khỏi phòng, từ xa đã thấy Trường An đi theo. Tháo cảm thấy khó chịu. Lúc nào cũng có người theo dõi. Tháo bảo Trường An
- Đừng có đi theo tôi. Bao giờ tôi gọi hẵng đến.
- Vâng. - Trường An đáp lời.
Nhưng sau khi vâng rồi thì đâu lại hoàn đấy.
Tháo phải nhắc lại, Trường An mới đỡ bám sát hơn, song vẫn cứ luôn luôn để mắt tới Tháo.
Ngược lại, không bao giờ Tháo từ chối sự chăm sóc của Ngọc Hồng, có thể là do tuổi tác hai người. Tuy hơn nhau hai tuổi, Tháo mười bốn, Ngọc Hồng mười sáu, nhưng Tháo thích tính tình hồn nhiên của Ngọc Hồng.
Ngọc Hồng lo dọn dẹp phòng ở, sửa sang giường đệm, giặt giũ quần áo, nên Ngọc Hồng chỉ đến buổi sáng và buổi tối.
Vào một buổi chiều, sau lúc Tào Đằng đi khỏi, Ngọc Hồng đến dọn dẹp phòng, Tháo liền bắt chuyện.
Ngọc Hồng nói:
- Thưa cậu chủ, đây là rương đựng quần áo, đây là giá để dép, đây là hòm để những thứ lặt vặt, đây là bàn học, còn đây là...
Tào Tháo nói:
- Khỏi phải nói nữa, tôi biết rồi.
Ngọc Hồng bảo:
- Cho dù cậu có biết tôi vẫn phải nói, đó là việc của tôi. Kẻo rồi, khi hỏi đến, lại bảo không nói.
Tào Tháo nói:
- Ai bảo cô nào!
- Đương nhiên là cậu chủ. - Ngọc Hồng trả lòi.
- Tôi không bao giờ nói những việc này.
- Thế thì cậu chủ sẽ nói việc gì?
- Tôi cũng không biết rõ là những việc gì nữa. - Tào Tháo nói tiếp. - Tôi nói những việc làm tôi không vui.
- Tôi làm sao biết được việc nào làm cậu chủ vui, việc nào làm cậu chủ không vui.
Tào Tháo đáp:
- Nếu nghe lời tôi thì tôi vui.
Ngọc Hồng nói tiếp:
- Những điều cậu chủ nói tôi phải nghe chứ!
- Hay quá, vậy thì ngày nào cô cũng phải đến chơi với tôi - Tào Tháo nói.
Ngọc Hồng liếc nhìn Tháo, không hiểu Tháo nói đùa hay nói thật?
- Tôi nói thật là tôi rất ghét Trường An.
Hồng nói:
- Hôm đầu tiên mà cậu chủ đã ghét người ta rồi, sau này đến lượt tôi chứ?
- Tôi chỉ thích cô thôi.
Tháo không có ý gì khác, còn Ngọc Hồng thì đỏ mặt. Cô đã mười sáu tuổi, nên rất nhạy cảm khi có ai nói như vậy. Nhìn thấy Ngọc Hồng đỏ mặt, tuy không có ý gì nhưng Tháo cảm thấy lòng mình thêm rạo rực. Trong khoảnh khắc có một cái gì đó mơ hồ đang xáo động. Tháo thấy mình có thêm một cảm giác khác nữa đối với Ngọc Hồng. Ngọc Hồng đỏ mặt bỏ đi. Tháo đuổi ra đến tận cửa:
- Cô phải đến đấy...
Trường An chạy lại:
- Thưa cậu chủ có việc gì thế ạ?
- Không có gì, không có gì mà!
Tào Tháo phẩy tay cho Trường An lui, và bước vào phòng đóng sầm cửa lại. Tào Tháo ngồi một mình bên bàn sách, cửa sổ hé mở, bên ngoài là vòm trời cỏn con. Ông nội có nhiều nhà cao cửa rộng. Một khu vườn ở bên trái, một khu vườn ở bên phải, nhưng sao Tháo vẫn thích phòng sách của mình hơn. Phòng sách của Tháo ở quê cửa sổ mở ra một khu vườn rộng, khiến người ta luôn luôn có cảm giác thoáng đãng, mát mẻ. Còn ở đây cửa sổ nhìn ra một vòm trời cỏn con, ta luôn cảm giác tù túng, dù theo ý ông nội, Tháo ở đây đảm bảo hơn, an toàn hơn. Cũng có thể vì ông nội quá lo xhoặc vì chưa hiểu được lòng Tháo. Tháo vốn thích thông thoáng; Tháo hiểu biết và có võ nghệ. Nhốt Tháo vào chỗ này, thì cũng tự do, nhưng mỗi lần muốn đến khu vườn này hay khu vườn khác đều phải đi xuyên qua mấy con đường và một hành lang khá dài nữa.
Cửa đóng, chỉ còn lại bốn bức tường, lòng dạ đâu mà đọc sách. Bạn chơi không có. Mến Ngọc Hồng thì cô ta cũng đi rồi. Tháo cảm thấy buồn bã.
Cho mãi đến tối Ngọc Hồng mới tới dọn dẹp giường chiếu. Vì không hiểu, nên Ngọc Hồng có phần oán trách ý tứ trong câu nói của Tháo. Còn Tháo, đã rầu rĩ suốt cả buổi nên khi thấy Ngọc Hồng liền nói ngay:
- Ngày mai Ngọc Hồng phải chơi với tôi đấy.
- Đã có Trường An - Ngọc Hồng nói.
- Không cần Trường An, cần cô kia. - Tào Tháo nói.
Ngọc Hồng nói:
- Việc của tôi chỉ có thế này, còn việc đó là của Trường An.
Tào Tháo không biết nói gì nữa, nhìn Ngọc Hồng bỏ đi.
Tào Tháo vốn có đầu óc, chẳng nhẽ lại không còn cách nào hay sao? Tào Đằng từ trong cung trở về, việc đầu tiên là đến thăm cháu.
Nhìn thấy ông nội, Tháo làm ra vẻ mệt mỏi buồn bã. Tào Đằng phấn khởi mang ít bánh từ cung về cho cháu, nhưng khi nhìn thấy bộ dạng của Tháo, ông rất đỗi kinh ng
- Cháu ông cảm thấy khó chịu ở chỗ nào phải không? Để ông mời Thái y đến thăm bệnh cho.
Tào Tháo lắc đầu:
- Cháu có ốm đau gì đâu.
Tào Đằng quan tâm hơn:
- Thế thì làm sao?
- Cháu không quen...
- Không quen cái gì?
Tháo nói:
- Ở dưới quê lúc nào cháu cũng có bạn. Còn ở đây, cứ thui thủi một mình!
Tào Đằng tươi cười:
- Chuyện vặt! Ông sẽ đi kiếm ngay mấy đứa trẻ về chơi với cháu. Trong vòng hai ngày là xong, cháu gắng chờ, trong vòng hai ngày thôi!
Tháo nói:
- Ông nội khỏi phải vất vả.
Tào Đằng chưa hiểu:
- Cháu có ý gì mới phải không?
- Ở nhà đã có sẵn, còn phải đi tìm ở đâu. Vả lại nhà mà nhiều người quá cháu cũng không thích.
Tào Đằng hỏi:
- Có sẵn? Cháu nói tới Ngọc Hồng phải không?
Tháo nói luôn:
- Còn ai nữa ạ? Cháu bảo cô ấy đọc sách với cháu, cô ấy bảo không được giao việc đó.
Tào Đằng cười và cho người gọi Ngọc Hồng tới.
Tào Đằng nói với Ngọc Hồng:
- Từ hôm nay, con ở đây đọc sách với cậu, không phải đến tiền sảnh nữa.
Ngọc Hồng dạ và lui ra. Trước khi ra khỏi cửa còn quay lại liếc nhìn Tháo. Tháo rất phấn khởi, nụ cười nở trên môi.
Tào Đằng cũng băn khoăn, chắc gì bọn trẻ đã hiểu hết mọi chuyện... ông không muốn nghĩ tiếp, nhất là những chuyện ông không muốn nhắc tới, tất nhiên ông không nghĩ nữa. Ông là hoạn quan nên đối với nữ sắc dẫu có muốn cũng không làm gì được. Ông có muốn thì cũng chỉ trong quan niệm. Thực tế, mặt sinh lý, ông không muốn gì và cũng không làm gì được. Chính những cái đó dần dà hình thành một khối mâu thuẫn giày vò ông, chỉ có một cách duy nhất là quên đi, và cũng không cho phép có quan hệ nam nữ trong tư thất của mình. Nếu như là người khác, ông đã phẫn nộ, nhưng đây lại là đứa cháu ông yêu quý nhất, ông không nỡ trách cứ và cũng không thểược Hơn nữa, Tháo mới ngần ấy tuổi, chắc gì đã có ý khác. Có thể nó nói thật: nó cảm thấy đơn độc khi không có bè bạn cùng tuổi.
Tào Đằng lại ôm lấy Tháo, hỏi han tình hình trong hai ngày qua. Ông đưa cho Tháo một số sách và nói:
- Còn nhỏ phải chăm chỉ, có đầu óc phải đọc nhiều sách, sau này mới có ích. Tất chỉ đều ở trong đầu, sách chỉ là chìa khoá giúp ta tìm hiểu những điều bí ẩn của trời đất mà thôi...
Hôm đó Ngọc Hồng đã đến. Cũng như mấy lần trước, cô dọn giường, gấp chăn màn, sau nữa là lau chùi bàn ghế. Tháo đứng nhìn không nói gì.
Ngọc Hồng biết là Tháo đang nhìn mình bèn cắm cúi làm hết việc nọ đến việc kia. Tháo vẫn đứng yên, nhìn xem cô ta làm việc cho đến bao giờ. Tháo đứng tựa vào bàn, tay cầm sách, nhưng mắt vẫn nhìn Ngọc Hồng. Tháo dương dương tự đắc, chỉ cần suy nghĩ thì mọi việc sẽ nằm trong tay mình.
Cuối cùng Ngọc Hồng cũng làm xong. Không còn việc gì để làm nữa, Ngọc Hồng quay người lại, răng cắn vào môi dưới bực bội nhìn Tháo. Cô không sợ Tháo. Tuy mới mười sáu tuổi đầu nhưng cô đến hầu hạ nhà họ Tào đã hơn ba năm rồi. Cô thông thạo mọi việc. Người dễ coi, lại chăm chỉ và cởi mở nên hầu như mọi người đều quý cô. Bởi vậy cô không sợ Tháo mách tội cô. Cô giận Tháo vì Tháo cố ý làm khó dễ cho cô. Mấy hôm trước, cho rằng Tháo mới có mười bốn tuổi nên cô không quan tâm tới việc của Tháo. Không ngờ Tháo dựa vào Tào Đằng mà ông lại hoàn toàn thiên vị cháu, nên cô đành chịu vậy. Vì không ngờ tới, nên cô rất giận. Giận cũng chẳng thay đổi được gì, cô lâm vào cảnh không muốn cũng không được.
Giờ cô đã làm xong mọi ệc. Cô quay lại nhìn xem Tháo còn sai bảo gì nữa không.
Tháo giả đò xem sách như không để ý đến cô. Cái thói tự đắc đó càng làm cho cô thêm bực.
Ngọc Hồng đứng một lát nữa vẫn không thấy Tháo để ý đến, liền nói:
- Cậu ạ, không còn việc gì nữa, tôi đi đây.
Tháo vội vàng vứt sách xuống bàn:
- Cô đi, cô đi đâu chứ?
- Tôi đi làm việc chứ đi đâu.
- Hôm qua ông đã nói rồi, sao cô chóng quên vậy?
- Tôi có quên đâu! Nhưng cậu chăm chú đọc sách, tôi đi kẻo làm phiền cậu.
Rõ ràng Ngọc Hồng đã chơi Tháo một cú. Tháo cảm thấy Ngọc Hồng là người khôn khéo, những câu nói của cô làm Tháo cảm thấy tình cảm giữa hai người trở nên gần gũi hơn.
- Vậy tôi không xem sách nữa để cô khỏi phải đi.
Ngọc Hồng hết giận vì thấy Tháo có chút buồn cười.
- Cậu không xem sách nữa thì tôi biết làm gì đây?
- Chúng ta ra vườn chơi - Tháo nói.
Hai người ra khỏi phòng đi đến khu vườn bên phải. Trường An đi theo. Tháo nói:
- Chú đến làm gì.
Trường An yên lặng. Ngọc Hồng nói giúp:
- Người ta đến để hầu cậu mà!
- Đã có Ngọc Hồng rồi, chú cứ ở nhà trông coi phòng sách.
Trường An đi khỏi. Ngọc Hồng liếc nhìn Tháo.
Tháo vừa đi vừa nói:
- Chú ấy giống như một con rối. Bảo sao làm vậy, có lúc đứng lặng lẽ như cây trồng.
- Như thế thì có gì là không tốt? - Ngọc Hồng nói.
- Tất nhiên chẳng có gì không tốt.
Tháo nói tiếp:
- Phải như cô kia. Biết ăn biết nói, có góc có cạnh.
- Tôi có góc có cạnh thế nào, đi mà kể tội đi!
- Tôi không kể tội. Tôi thích cô, đi với cô tôi mới thấy vui.
Ngọc Hồng hơi đỏ mặt. Có điều bây giờ côen với những câu nói táo tợn của Tháo nên không để bụng nữa.
Lúc này là trung thu. Hoa đào thì hồng, liễu thì xanh, đầm nước trong veo. Ở đây trồng đến hơn mười loại mẫu đơn, cây lá xanh tốt, hoa đua nhau nở. Từng đoá mẫu đơn đẹp như khuôn mặt những cháu bé. Đứa cúi đầu, đứa ngẩng mặt nghiêng nhìn, miệng cười toe toét. Mẫu đơn trắng như những nắm tuyết long lanh, không hề tan trong ánh nắng. Mẫu đơn hồng tựa như thiếu nữ thẹn thùng, nhan sắc đáng yêu, rung động lòng người. Mẫu đơn xanh tầng tầng lớp lớp, giống như hoa mận nở rộ ở miền Nam.
Vừa bước chân vào đây đã thấy dễ chịu, đầu óc thanh thản. Không phải chỉ có Tào Tháo mà cả đến Ngọc Hồng cũng phấn chấn hẳn lên. Ngọc Hồng tuy ở đây đã lâu, nhưng có mấy khi vào vườn, nên cảnh đẹp hôm nay làm cô vô cùng phấn chấn.
Tầng tầng lớp lớp những đóa hoa mẫu đơn đẹp như những đám mây nhiều màu rải rác khắp bầu trời. Những tiểu đình xinh xinh xen lẫn trong hoa, trông chẳng khác gì cảnh tiên. Đặc biệt khi nhìn thấy ảnh cây, ảnh hoa phản chiếu lung linh trong đầm nước, họ lại có thêm cảm giác phiêu diêu, mông lung kỳ ảo.
Tháo kéo Ngọc Hồng chạy đến ngồi ở dưới một tiểu đình có vị trí cao nhất. Từ trên cao nhìn vào cảnh đẹp lại càng hứng thú. Cảm xúc thơ bột phát, Tháo buột miệng ngâm nga:
Hoa đơn rực rỡ
Lá đơn xanh rờn
Nước như gương ngọc.
Soi bóng vào trong.
Lá có hoa, xanh tốt
Hoa nhờ lá rực hồng
Kết liền nhờ mối.
Đổ bóng vào nhau.
Tháo vừa ngâm nga vừa nhìn Ngọc Hồng. Tuy cô không hiểu được ý tứ bài thơ, nhưng qua dáng vẻ tươi cười của Tháo, cô cũng hiểu được đôi điều. Bỗng dưng mặt cô lại đỏ lên.
- Tôi biết cậu đùa giỡn tôi, còn như thế nữa, tôi sẽ bỏ đi đấy!
Tháo nói:
- Không, không, tôi chỉ so sánh cô như hoa, tôi như lá, hoặc tôi là hoa, cô là lá, chỉ có vậy thôi, cùng dựa vào nhau, xen lẫn vào nhau, chẳng phải là điều thích thú hay sao?
Ngọc Hồng là một cô hầu gái bình thường đâu đáng được Tháo nhắc tới. Khi biết Tháo không có ý đùa giỡn, cô sẵn sàng quên ngay. Nhưng cô cũng ngấm ngầm khâm phục con người có tài văn thơ đó. Có điều, Tháo là người thích đùa giỡn, đôi khi làm cho người khác lúng túng đến dở khóc dở mếu.
Hai người ngồi mãi ở dưới tiểu đình, sau đó lại chạy đến ngồi trên hòn non bộ, ở trước mặt.
Tháo ài nói:
- Vẫn chẳng có gì thích thú.
- Phải thế nào cậu mới thích thú? - Ngọc Hồng hỏi lại.
Bỗng nhiên Tháo hỏi:
- Ở kinh thành, ngoài hoàng cung ra còn có dinh thự của ai đẹp nữa không?
Ngọc Hồng nghĩ một lát rồi nói:
- Tôi không biết, nhưng nghe người ta nói tư thất của đại hoạn quan Trương Nhượng rất đẹp, ở bên trong rất rộng, vườn tược hàng trăm mẫu. Còn nghe nói ông Trương Nhượng này...
Ngọc Hồng ngừng lại, Tháo giục cô:
- Nói nhanh lên, cô cứ làm cho người khác sốt ruột.
Mặt Ngọc Hồng ửng đỏ, phải đến khi Tháo giục mãi cô mới nói tiếp:
- Nghe nói, Trương Nhượng nuôi mấy cô gái rất đẹp. Mỗi lần về đến nhà, ông ta thường bắt các cô ấy luân phiên hầu hạ. Còn bắt cởi bỏ cả quần áo...
Tháo hào hứng nói:
- Tôi phải đến xem mới được.
Ngọc Hồng vội can ngăn
- Ông nhà mà biết được thì phiền, lại mắng tôi...
Tháo nói:
- Không liên quan gì đến cô, làm sao cô phải sợ...
- Nhưng tôi đã nói chuyện ấy với cậu.
- Tôi không bảo là cô nói. Tôi sẽ không nói với ai.
- Nhưng - Ngọc Hồng nói tiếp: - Cậu đi là rất mạo hiểm. Nhà Trương Nhượng có rất nhiều vệ sĩ. Dẫu vào được cũng khó mà ra được. Huống hồ, cậu lại lạ thung lạ thổ... Cậu đừng đi.
Tháo nói:
- Tôi sẽ đến đó và họ sẽ không phát hiện được tôi đâu. Cô đừng lo. Tôi sẽ tìm hiểu tường tận. Cô phải hết sức giữ miệng, kẻo ông nội mà biết thì hỏng hết.
Ngọc Hồng gật đầu, tỏ ý giữ kín mọi chuyện.
Tháo nói thêm một câu:
- Cô mà không giữ miệng, tỏi sẽ nói vì cô bảo tôi, nên tới mới làm như vậy.
Ngọc Hồng càng không dám nói năng gì nữa. Lời đe doạ cuối cùng của Tháo rất có tác dụng. Cô bỏ hẳn ý định thưa chuyện với Tào Đằng để ông ngăn cản Tháo. Cô chỉ còn biết lo lắng, chờ đợi, mong sao không có điều gì xẩy ra với Tháo.
Tháo lại cảm thấy nặng nề. Toàn thân bị chấn động, bị kích thích, khác hẳn nhùng lần đi săn thú, cũng như lần cùng Viên Thiệu đi cướp cô dâu.
Tháo sinh ra trong một gia đình giầu có, nhưng khác hẳn với lũ vương tôn công tử, Tháo rất phóng túng, chỉ muốn vung chân múa tay, giãn gân giãn cốt. Một chiếc lồng trúc không nhốt nổi Tháo, một châu hoa tươi không nuôi được Tháo. Tháo khát vọng một bầu trời, một quả đất thật bao la rộng lớn.
Đã là thiên tính trời cho thì không thể đổi được, không ràng buộc được. Cứ để nó phát triển thật thoải mái. Tháo mới mười bốn tuổi, nhưng tính cách của Tháo rất mạnh mẽ.
Tiếp đó, Tháo lại hỏi khéo mấy người hầu tình hình tư dinh của Trương Nhượng. Có hai n.~rườl đít đến tư dinh của trường Nhượng. Là hoạn quan, đặc biệt những hoạn quan nổi tiếng, Trương Nhượng và Tào Đằng thường hay đi lại với nhau. Người hầu kẻ hạ mang lễ vật biếu xén giữa hai nhà cũng là chuyện thường tình. Hai người hầu hào hứng kể cho Tháo nghe những tin tức về tư dinh của Trương Nhượng. Như nhà cửa xây dựng mới lạ, có nơi diễn kịch, những căn phòng, những bồn hoa, non bộ sắp xếp như thế nào... Sẵn có ý đồ, nên tất cả những điều đó Tháo đều nhập tâm.
Hôm sau, mượn cớ đi dạo phố. Tháo đến quan sát phần ngoài dinh thự của Trương Nhượng. Tường rào, cửa chính, cửa phụ bố trí ra sao.
Quả nhiên tư dinh của Trương Nhượng so với tư dinh của Tào Đằng to lớn gấp bội, kiến trúc bên trong thật.đồ sộ, bề thế. Tháo chưa hề gặp Trương Nhượng. Qua hình dáng ông nội, Tháo nghĩ Trương 7;ng phải là người cao lớn, trắng trẻo, béo đậm. Nhưng nghe nói lão có cái phòng riêng quái đản như vậy thì chắc gì mặt mũi của lão đã khiêm nhường và lương thiện như ông nội.
Sau khi quan sát về, Tháo liền chuẩn bị cho hành động sắp tới. Khi lên kinh, Tháo không thể đem theo quần áo của người hiệp khách nên phải tìm kiếm những mảnh vải để quấn chân quấn tay. Ngọc Hồng lòng dạ bồn chồn vì chỉ có cô mới hiểu Tháo đang bận rộn như thế nào, song cô không dám nói gì cả. Còn Tháo phấn khởi, vui vẻ, thỉnh thoảng lại nhìn Ngọc Hồng cười. Rõ ràng Ngọc Hồng là người bạn đồng mưu với Tháo.
Tào Đằng ở trong cung, không phải đêm nào cũng về. Tháo chọn hôm ông nội không về rồi tạm biệt Ngọc Hồng. Ngọc Hồng dặn đi dặn lại là phải nhanh chóng trở về...
Tháo nói:
- Cô cứ yên tâm.
Ngọc Hồng lo lắng nên luôn miệng khuyên nhủ, khiến Tháo phải nói:
- Cô đi khỏi đây nhanh và coi như không biết chuyện gì. Nếu cô không đi, nhìn thấy tôi đi, về sau sẽ liên lụy.
Câu nói đó rất có tác dụng. Ngọc Hồng không dám chần chừ, bỏ đi ngay. Nhưng trước khi đi, Ngọc Hồng vẫn còn nói nốt:
- Nếu không vào được, thì tạm thôi vậy.
Trời vừa tối, Tháo đã tắt hết đèn, mùng màn bỏ xuống như khi có người nằm ngủ. Nghe ngóng bên ngoài không còn người đi lại, Tháo mới khe khẽ mở cửa đi ra và nhẹ nhàng ké cửa lại.
Tháo không dám đi bằng cửa chính mà đi ra khu vườn phía trái, trèo lên một cây to, từ cành cây, bước xuống một mảng tường cao, bên ngoài là một đường phố hẹp. Khi đã xuống đất, Tháo phải phủi tay cho hết bụi rồi ngang nhiên rảo bước đi thẳng ra ngoài.
Ở đây toàn là phố nhỏ, đèn đường mờ mờ ảo ảo, nhà cửa thưa thớt. Nếu để ý, vẫn có thể phát hiện là Tháo cải trang. Đầu quấn một mảnh khăn xanh, quấn vải ngang lưng và hai đùi, chân đi giày vải, trông thật gọn, giống như một chú học việc trong ban võ thuật ở gần đấy, không mấy người để ý tới.
Tháo men theo con đường ban sáng đã đi, vòng sang bên trái tư dinh Trương Nhượng. Phía này sát với tường thành Lạc Dương. Ở đây chỉ có một số nhà dân, không ồn ào náo nhiệt như những khu phố khác. Tối đèn, bà con quen thói ngủ sớm, dậy sớm, nên ngoài đường rất ít người qua lại. Ban ngày Tháo đã quan sát rất rõ, từ một nóc nhà dân có thể vượt lên tường cao nhà Trương Nhượng.
Đèn càng ngày càng ít, cuối cùng phải dò dẫm đi trong đêm. Tháo đã tìm được căn nhà dân gần kề bức tường cao. Tháo trèo lên nóc. Tháo đã học được cách đi trên mái nhà, hai tay hai chân cùng hoạt động, phân tán áp lực, không làm vỡ ngói, tiếng động cũng rất nhỏ.
Sau khi vượt lên bức tường cao, Tháo lấy dây mang theo quấn ở hông, một đầu quấn chặt vào mấy viên gạch hoa ở đầu tường và nắm lấy đầu kia gieo mình xuống đất.
Lúc này Tháo đã ở trong khu vườn bên trái dinh cơ nhà Trương Nhượng. Từ phía sau một hòn non bộ, Tháo lắng nghe mọi động tĩnh ở chung quanh, quan sát tình hình trong tư dinh. Tháo nghe có tiếng sênh, tiếng sáo, lẫn trong ếng cười của các cô gái. Lần theo những âm thanh đó mà đi, phải xuyên qua một khu vườn nữa. Tháo đi đến một dãy nhà ở bên cạnh. Đây là một khu kiến trúc cao đẹp, đường hoàng, bề thế, có nhiều chạm trổ ở trên tường. Trong phòng đèn thắp sáng trưng, giấy che cửa sổ trông cũng sáng loáng, có tiếng sênh, tiếng sáo vẳng ra từ giữa hai căn phòng đó...
Rõ ràng là có người đang hoà nhạc và cũng có những người đang vui đùa ở ngay bên cạnh. Tiếng đàn bà cười, tiếng đàn ông cười. Nhưng tiếng cười của đàn ông nghe lanh lảnh, không giống tiếng cười khoẻ khoắn của những người khác. Tháo đoán biết đó là tiếng cười của Trương Nhượng. Quả nhiên khi Tháo đứng lên một hòn đá, chọc tờ giấy che của sổ thành một lỗ,. nhìn vào thấy một nam và năm người nữ, đang ôm nhau cười cợt. Có bốn người ngồi hoà nhạc ở ngay căn phòng đối diện. Hai người thổi sênh. hai người thổi sáo.
Mấy cô gái vây quanh người đàn ông. Cô thì cho ông ta ăn một thứ gì đó. Cô thì cho ông ta ăn mấy viên lạc.
Một cô cầm bình rượu, cô kia nâng chén rượu, họ tranh nhau cho ông ta ăn uống đủ thứ. Người cho ăn xong thì cười, người không cho ăn được thì tìm cách cù vào chỗ gây cười của người đàn ông. Ông ta cười, mọi người cùng cười ầm ĩ theo.
Tiếng sênh, tiếng sáo êm ả, nhịp nhàng, nhưng nghe lạc lõng bên những trận cười hỗn loạn ấy.
Có lẽ người đàn ông bị nghẹn, lão kêu the thé:
- Không ăn nữa... - Chưa nói hết câu, lão đã ngáp ngắn, ngáp dài.
Đẩy mấy cô gái ra, lãi ngay ngắn trên ghế. Lúc này Tháo mới nhìn rõ, có lẽ đây là Trương Nhượng. Trông lão chẳng trắng trẻo gì. Cặp mắt ti hí không tương xứng với khuôn mặt béo phì, đỏ tía. Cổ ngắn, hàm dưới như lút vào ngực, hai vai nhô cao giữ lấy nửa cái đầu của lão. Không thể nào so sánh hình dáng đó với hình dáng của ông nội. Trông lão, người ta thấy buồn nôn.
Những cô gái rất đẹp. Người nào cũng như người nào: thon thả, mặt hoa da phấn, đôi mắt long lanh. Tháo cảm thấy buồn vì những cô gái như vậy lại tụ tập quanh cái lão đáng tởm đó. Câu nói "Hoa tươi bên bãi phân lợn" so sánh ở đây thật thoả đáng.
Các cô gái đứng lui sang một bên yên lặng, trông chẳng khác gì một bức bích hoạ tuyệt vời. Trương Nhượng ngồi tựa vào lưng ghế, mí mắt khép lại, vừa như người đang thưởng thức âm nhạc, vừa như người mệt mỏi đang định thần, dưỡng trí. Một lúc sau. lão giơ tay phẩy phẩy về phía ban nhạc, tiếng sênh, tiếng sáo im bặt, cả bốn người lặng lẽ lui ra.
Trong phòng chỉ còn lại Trương Nhượng và năm cô gái trông như những nàng tiên. Trương Nhượng vẫn nhắm mắt ngồi yên còn năm cô gái vẫn đang chờ đợi. Trong phòng hoàn toàn im ắng. Tháo ghìm mình không dám thở mạnh để những người ở bên trong không phát hiện được. Một lúc sau, Trương Nhượng giơ hai tay lên, hai cô gái vội đến đỡ lấy Trường Nhượng đứng dậy, hai tay ôm hai cô đi vào phòng trong. Ba cô kia lặng lẽ ra khỏi phòng.
Do không nhìn thấy gì nữa, Tháo đành bước xuống, ôm theo hòn đá, đi đến phía sau một căn phòng khác. Tháo đứng lên hòn đá, lấy tay chọc một lỗ nhỏ xuyên qua tờ giấy che cửa sổ và ghé mắt nhìn. Trương Nhượng nằm trên giường, hai cô gái đang cởi giầy cho lão. Sau đó, Trương Nhượng nằm thõng người để cho một cô xoa đùi, một cô xoa
Một lát sau, Trương Nhượng phẩy tay làm hiệu cho một cô lui ra. Sau đó, Trương Nhượng ngồi dậy, ôm lấy cô gái và sờ nắn khắp người cô, rồi tụt áo cô ra, để lộ phần ngực và gục đầu vào hôn hít. Hôn hít càng mạnh, cô gái càng thẫn thờ, mềm người như con rắn.
Cuối cùng Trương Nhượng điên cuồng, ném cô gái xuống giường, rồi cào xé, lột hết quần áo.
Lúc này Trương Nhượng như một con dã thú, chồm lên người cô gái đã loã lồ, gục đầu vào khắp mọi chỗ trên thân thể cô.
Cô gái ngày càng rên rỉ to hơn. Trương Nhượng vừa liếm, vừa cắn, vừa ôm chặt lấy cô. Có thể vì bị ôm rất chặt, cũng có thể vì bị cấu đau, nên cô gái bỗng kêu thét lên. Vừa kêu, cô vừa tự lấy tay chống đỡ không cho Trương Nhượng giày vò, và làm nhục mình nữa. Trương Nhượng càng điên cuồng, hắn vừa kéo tóc cô gái vừa đánh, cô gái đau càng kêu thảm thiết...
Tháo càng nhìn càng giận, và buột miệng chửi "đồ súc sinh".
Trương Nhượng kinh ngạc, sững sờ. Tháo luống cuống, biết mình lỡ miệng, làm hòn đá lăn theo đánh "rầm" một tiếng. Trương Nhượng biết có người bên ngoài cửa sổ, liền kêu:
- Bay đâu! Có thích khách.
Bọn vệ sĩ ở ngoài nghe tiếng liền hò theo:
- Bắt thích khách.
Tháo vội vàng bỏ ch Đâu đâu cũng có người nhà Trương Nhượng theo nhau hò reo:
- Bắt thích khách.
Họ nhìn thấy Tháo. Có mấy người nhào tới. Tháo liền vung chân đá ngã một người trong số đó, để mở đường tháo chạy. Trong lúc nguy khốn, Tháo biết mình đã bị vây. Một mình đánh không lại số đông, nếu cứ liều mạng chắc chắn sẽ bị bắt. Tháo rảo bước chạy vào các lùm cây, vừa ẩn mình vừa lom khom bước tiếp.
Người nhà Trương Nhượng chỉ vào vườn cây hò hét:
- Ở trong này! Ở trong này!
Tháo vẫn lom khom luồn lách từ lùm cây này sang lùm cây khác. Cuối cùng ra khỏi vườn cây, Tháo bước đến một hòn non bộ. Những người đuổi bắt Tháo vẫn còn gào thét trong các lùm cây.
Nhưng đường rút lui của Tháo lại ở phía vườn cây bên đó. Sợi dây Tháo vẫn còn buộc vào phía sau một lùm cây bên cạnh bức tường cao. Tháo chỉ có thể ra khỏi dinh thự Trương Nhượng bằng con đường ấy. Phải nghĩ cách gì đây? Nếu cứ chờ đợi, số người kéo đến mỗi ngày một đông, họ bao vây khắp vườn, lúc đó, muốn thoát cũng không thoát được Trời sáng thì biết trốn vào đâu?
Tháo quyết định dùng cách "giương đông kích tây" trong binh pháp Tôn Tử. Sau khi phân tích sơ qua về địa hình, địa thế, Tháo men theo những hòn non bộ đến một khu vườn nhỏ, đằng trước khu nhà hậu sảnh. Tháo để cho một a hoàn trong phủ Trương Nhượng nhìn thấy. Cô a hoàn khiếp sợ kêu ầm ĩ. Chằng mấy chốc tiếng hò hét lại vang lên:
- Thích ở trong vườn khu nhà giữa, mau mau bắt lấy!
Nghe tiếng hò reo, Tháo nhanh chóng ra khỏi khu vườn, lại ẩn mình vào những hòn non bộ. Cho đến khi mọi người đổ dồn hết về khu nhà giữa, Tháo lại lom khom vượt các lùm cây về đến chân bức tường cao. Cũng may mà bọn họ không nhìn thấy sợi dây, nếu không Tháo dã hết đường. Lúc này không còn ai ở đây nữa. Nắm lấy thời cơ, Tháo tay nắm dây, chân đạp tường, giống như khỉ, vượt lên bức tường cao.
Tháo lên được một nửa bức tường thì có người nhìn thấy. Lại có tiếng người hô:
- Thích khách ở phía sau, đang trèo tường.
Có mấy bóng đen vừa reo hò vừa chạy tới, Tháo nắm chặt dây gắng sức leo nhanh. Tường gạch làm rách quần áo rách da đầu gối. Tháo cảm thấy đau. Dù vậy, Tháo vẫn phải cố gắng hết sức. Khi lũ người kia đuổi đến nơi thì Thào đã ở trên đầu tường. Tháo thở phào nhẹ nhõm. Tháo còn kịp nhìn khắp tư dinh Trương Nhượng rồi hét lớn: "Đồ súc sinh!" trước khi nhảy xuống nóc nhà dân ở bên ngoài. Bên kia tường tiếng huyên náo vẫn chưa dứt.
Tháo vượt qua một con hẻm, đi vào một đường phố nhỏ không còn người đi lại. Các hiệu buôn đã đóng cửa. Nếu cứ một mình đi trên phố vắng, bọn Trương Nhượng đuổi kịp, thể nào cùng bị bắt. Bởi vậy, Tháo vừa đi vừa cởi bỏ những mảnh vải quấn chân quấn tay, giũ sạch bụi bám trên người và đi thẳng vào phố lớn.
Ở đây thật nhộn nhịp. Đèn sáng trưng. Người qua kẻ lại không dứt. Tháo đi lẫn vào dòng người, ung dung trở về nhà
Tháo đi qua khu vườn bên phải về phòng. Vừa mở cửa ra đã thấy Ngọc Hồng đứng ngay trước mặt. Cô lo lắng đứng đợi ở đây đã lâu. Thấy Tháo bình an trở về, lòng cô như trút được một gánh nặng.
Từ đó, Ngọc Hồng không dám nói với Tháo những chuyện tương tự. Mỗi lần nói chuyện, cô hết sức dè dặt, để Tháo không mạn hiểm như lần này. Cô vừa kính trọng vừa sợ cậu chủ. Sợ cậu chủ lại làm những chuyện kinh người, và không khéo sẽ liên lụy đến cô. Cô chăm sóc cậu chủ như chăm sóc một chú ngựa hoang mà cô thích. Không yên, không cương, cô chỉ còn cách vuốt ve, vỗ về nó, phải hết sức cẩn thận, không để nó kinh hoàng tháo chạy...
Ngọc Hồng không nới, nên Tào Đằng cũng không biết chuyện Tào Tháo lẻn vào tư dinh Trương Nhượng. Câu chuyện Trương Nhượng suýt bị hành thích lan truyền rất nhanh trong cung cấm. Bọn hoạn quan bàn tán xôn xao, cho rằng phái phản đối - lực lượng họ Đậu, làm việc này.
° ° °
Cùng thời gian đó, anh của Đậu Thái hậu là Đậu Vũ mật bàn với quan Thái phó Trần Phồn, nhân lúc tình hình chính trị chưa ổn định sau khi vua Hoàn đế mất, kêu gọi vũ trang cướp chính quyền, diệt trừ bọn hoạn quan. Trần Phồn chủ trương kêu gọi binh lính nổi dậy buộc bọn hoạn quan giao nộp quyền hành, nhân lúc bọn họ tập trung đông đủ cùng Thái hậu đi thị sát cung đình hàng năm. Vua Linh đế mười hai tuổi, người vừa kế vị, đã vô tình làm lộ kế hoạch cho kẻ cầm đầu bọn hoạn quan. Tin đó, cùng với việc Trương Nhượng bị hành thích hụt, làm cho phái hoạn quan căm tức lực lượng họ Đậu đến bầm gan tuột.
Đã đến nước một sống một chết, tập đoàn hoạn quan nhanh chóng quyết định ra tay trước. Mấy viên hoạn quan cầm đầu họp lại, đưa lực lượng quân cấm vệ lùng bắt Đậu Vũ và Trần Phồn.
Mấy hôm nay, ông nội bận rộn về chuyện đó. Tháo không biết chuyện gì. Tháo chỉ nghe ông nội nói qua việc Trương Nhượng suýt bị hành thích. Ông nội cho rằng Đậu Vũ cùng một vài người khác làm chuyện ấy. Tháo chỉ ngồi nghe, không dám nói.
Chẳng bao lâu trong cung có biến. Cấm vệ quân đã bắt được Đậu Vũ và Trần Phồn. Hai người sẽ bị sát hại, còn có hơn một trăm người khác liên quan.
Nghe ông nội kể chuyện, Tháo thấy sững sờ, không ngờ lại có sự biến lớn như vậy. Ông nội rất vui, ông uống rượu mừng. Ngược lại, Tháo cảm thấy buồn. Thấy vậy, ông nội hỏi:
- Vì sao cháu buồn thế?
Tháo nói:
- Không phải nhà họ Đậu hành thích Trương Nhượng...
Tháo định nói hết mọi chuyện cho ông nội nghe. Nhưng ông nội đang say sưa vì chiến thắng, không muốn nghe thêm gì nữa, nên đã ngắt lời Tháo, ông nói:
- Ừ thì không phải, nhưng việc họ Đậu định làm binh biến sát hại chúng ta thì đúng chứ? Chỉ như thế thôi, cũng đáng phải trừng phạt rồi...
Tào Đằng thấy Tháo yên lặng n nói tiếp:
- Cháu ạ, cháu còn nhỏ, có nhiều việc cháu chưa hiểu đâu! Có điều ông phải nói để cháu hiểu: Trong hoàng cung, nơi quan trường đâu đâu cũng đấu tranh kịch liệt. Lúc đó, mình không giết họ, họ cũng giết mình thôi. Thật là việc bất đắc dĩ, không có con đường nào khác! Cháu cho rằng ông nội muốn đối xử với họ như vậy sao? Trần Phồn, một con người tài hoa, là rường cột của đất nước, nhưng sẽ phải chết. Thực ra Trần Phồn chưa phải là bậc tài hoa duy nhất. Nếu như trong cung không hỗn loạn như hiện nay, nếu như có một ông vua sáng suốt trị vì thiên hạ, thì còn nhiều người tài sẽ hết lòng phục vụ đất nước, không phải tranh giành giết hại lẫn nhau. Tháo ạ, ông mong rằng sau này cháu cũng là một người có tài, biết phò vua giúp nước. Một ngày nào đó sẽ có một ông vua sáng suốt...
Những lời nói của ông, in sâu trong ký ức của Tháo. Tháo cảm thấy ông nội là người đại nghĩ. Trong cuộc đấu tranh phức tạp hiện nay, ông không còn cách nào khác!
Tiếp đó, tin tức cho hay: có rất nhiều người liên lụy bị hại. Trong kinh thành, khắp đất nước, những nho sĩ nổi tiếng bị hại lên tới con số hơn sáu, bảy trăm người. Trong số họ, người thì bị tù đầy, người thì bị chém đầu.
Và người làm cho Tháo kinh ngạc hơn cả là Lý Ưng. Lý Ưng đã hơn sáu mươi tuổi, còn bị truy xét vì có liên quan. Biết mình sẽ bị hại, nên ông tự tay xách kiếm bước ra cửa và thét lớn: "Sống chết có số, việc gì phải sợ", rồi tự sát. Vì thế mà Tháo nuối tiếc và buồn bã. Tháo hiểu sâu sắc lời ông nội nói. Nếu Triều đình cứ hỗn loạn như thế này, nếu cứ chém giết lẫn nhau như thế này, không biết sẽ còn bao nhiêu nhân tài nữa phải chết uổng phí!
Tuy mới mười bốn tuổi, nhưng Tháouy nghĩ như một người có trách nhiệm với đất nước. Tháo đến phòng sách, song lòng dạ bồn chồn đứng ngồi không yên. Khi thì đọc cổ văn, khi thì đọc "Kinh Thi", có lúc không đọc gì cả, cứ băn khoăn suy nghĩ. Tháo thấy mình hiểu được nhiều điều, thấu hiểu được nhiều chân lý mà trước đây chưa biết đến. Lần đầu tiên Tháo nghĩ đến đất nước, đến những việc lớn của đất nước. Thế mới biết, những công việc ông nội làm hàng ngày ở trong cung là những công việc liên quan đến đất nước. Ông nội không tránh khỏi bị cuốn hút vào cuộc đấu tranh nơi cung đình, vô hình trung ông đã tham gia vào cuộc đấu tranh tàn sát lẫn nhau.
Giờ đây Tháo có cảm giác rất khó tả đối với ông nội. Tháo cảm thấy ông nội là người có tấm lòng khoan dung, nhân hậu, biết nhìn xa trông rộng, nhưng ông nội cũng là người tích cực bầy mưu tính kế giết hại nhiều danh nhân nho sĩ. Tháo rất quý mến và kính phục ông nội. Chỉ trong một thời gian ngắn, Tháo đã học được ở ông nhiều điều tốt đẹp. Nhưng Tháo cũng phản đối ông nội, vì ông đã gây ra cho Tháo nhiều ấn tượng đau buồn, mãi mãi không bao giờ quên.
Bên tai Tháo còn văng vẳng câu ông nội nói: "Không còn cách lựa chọn nào khác". Nói như vậy có nghĩa là có nhiều việc ông không muốn mà vẫn phải làm!
Tháo suy đi tính lại mấy chữ "không muốn mà vẫn phải làm". Tháo dần dần hiểu rõ những điều, mà lẽ ra vào lứa tuổi đó chưa nên hiểu. Trong cuộc đấu tranh phức tạp, một cá nhân, sẽ như một chiếc lá bị nước cuốn đi, không tự chủ được.
"Mình không giết họ, họ sẽ giết mình", một câu nói tuy đơn giản nhưng bao trùm nhiều nhân tình thế sự, nhiều nỗi khổ đau. Câu nói đó cũng tàn nhẫn và lạnh lùng như một thanh kiếm sắc, giết và giết, không cho ta được trình bày hoặc tranh lu
Trong thời gian ngắn ngủi đó, tư tưởng "phải có trách nhiệm với giang sơn đất nước" đã thấm sâu trong con người Tháo, và Tháo cũng nhớ câu "không muốn mà vẫn phải làm" rất kỹ.
Mấy hôm ấy, Tháo tự giam mình trong phòng. Lúc đầu, Ngọc Hồng lấy làm lạ, tưởng cậu chủ có điều gì giận mình. Nhưng Tháo có oán giận gì đâu. Tháo không để ý đến cô, hay nói chính xác hơn, Tháo không hề biết có cô ở đó. Coi như Tháo không nhìn thấy cô cũng được, nhưng ngay cả khi cô bưng nước đến trước mặt, Tháo cũng không nói một câu nào.
Ngọc Hồng nghĩ: "Hay là cậu chủ định chơi trò gì đây?". Song trông đôi mắt của cậu, không hề có ý trêu đùa. Mắt cậu thường nheo lại như đang suy nghĩ điều gì? Nhưng điều gì? Ngọc Hồng không hề hay biết. Cô đành phải yên lặng, chờ cho đến khi cậu chủ trở lại bình thường.
° ° °
Từ năm Quang Vũ nhà Đông Hán, Triều đình đánh giá cao "khí tiết" và "sĩ phong" của một người. Bấy giờ ơ Trung Quốc, người ta coi trọng những ai biết cách "làm người". "Khí tiết" là những biểu hiện về phẩm hạnh, nghĩa khí, thuộc quan niệm đạo đức của nho giáo. "Sĩ phong" là nhân phẩm, phong cách của một người có "khí tiết". Những người có phẩm hạnh cao thượng thì mọi người ca ngợi, được tiến cử làm quan. Con đường tiến thân chủ yếu của mỗi người là như vậy.
Một thanh niên có được chú ý hay không, có điều kiện phát triển hay không, do người đó có được các bậc danh nhân thích thú, công nhận hay không. Vì danh nhân là những người có "khí tiết" và "sĩ phong".
Tháo mười lăm tuổi, cao lớn hơn trước, được coi là một thanh niên. Nhưng mọi người lại xem thường Tháo, vì lúc nào Tháo cũng ngang ngạnh và phóng đãng.
Đối với những người xem thường Tháo, Tháo thấy họ cũng chẳng có gì đáng để Tháo phải khâm phục. Giờ đây Tháo đã trưởng thành hơn. Ý nghĩ "phải có trách nhiệm với giang sơn, đất nước" cũng chín chắn hơn. Có thể, do những tai hoạ trong cuộc binh biến lần thứ hai trong cung kích động; do ảnh hưởng sâu sắc những lời ông nội nói chuyện, Tháo đã hiểu được rất nhiều điều và có nhiều hoài bão hơn. Tháo có cảm giác như đang đứng ở trên cao, có tầm nhìn bao quát và rộng lớn hơn.
Vì vậy, đối với một số người nào đó nhìn nhận, đánh giá Tháo ra sao, Tháo không quan tâm. Cái chính là Tháo tự hiểu mình và tự đánh giá được mình.
Tháo cho rằng tính tình ngang bướng, hành vi phóng túng chỉ là một số đặc điểm, là hình thức biểu hiện của một cá nhân mà thôi. Điều quan trọng nhất, bản chất nhất của một người là chí hướng, tinh thần trách nhiệm; là tài năng và nhiệt huyết phục vụ quốc gia, dân tộc sau này. Có những điều cơ bản trên, sẽ có tất cả. Phải dựa vào điều cơ bản đó trước khi nói tới "khí tiết" và "sĩ phong". Nếu không chỉ là cách nhìn "bên ngoài", dễ bị những kẻ giả dối, cơ hội lợi dụng.
Một số người chung chung, không thừa nhận Tháo, Tháo không quan tâm. Còn nếu như họ lại tán thưởng, hoan nghênh Tháo, thì hoá ra Tháo cũng chẳng khác gì số người chung chung ấy. Đó là cách nói cố chấp và ngang bướng của Tháo. Tháo tin rằng sẽ có người hiểu Tháo. Người đó phải khác hẳn số người chung chung ki
Quả nhiên có hai người như vậy. Họ đã hiểu và đánh giá Tháo rất cao. Khi đó Tháo mới mười lăm tuổi.
Một người là Hà Ngung. Hà Ngung quê ở Nam Dương. Ông là chiến hữu thân cận của Lý Ưng, Trần Phồn, đã bị giết trong vụ binh biến vừa rồi. Ông đã có nhiều ý kiến rất hay trong khi bàn bạc với Trần Phồn. Nếu ngay từ đầu, họ nghe lời ông thì tập đoàn hoạn quan không giành được thắng lợi. Hà Ngung thất vọng khi biết tập đoàn họ Đậu và các nhân sĩ phái Thanh Lưu hoài nghi và do dự. Ông đã kêu trời mà than rằng:
- Ôi tai hoạ! Cái đáng chết thì không chết.
Mọi việc xẩy ra như lời Hà Ngung. Tất cả những người liên lụy đều bị giết cả. Khi đó ông cũng đã nói: "Ở trong rừng xanh thì sống", và ông đã bỏ trốn, ẩn dật ở vùng Nhữ Dương này.
Hà Ngung cũng ngẫu nhiên gặp Tào Tháo.
Tất nhiên, Hà Ngung phải thay tên đổi họ để trốn tránh. Tháo coi ông như những người ở ẩn. Qua mấy câu, hai người đã thấy tâm đầu ý hợp. Tháo quý ông. Còn ông cảm thấy Tháo tuy còn trẻ nhưng tầm hiểu biết rất rộng. Tháo nói đến Khổng học, bàn đến Bách Gia, "Kinh Thi", hết sách này đến sách khác. Bàn đến việc nước, sự tranh giành giữa các phe phái, đến tai hoạ vừa qua, giọng Tháo bùi ngùi, xót xa.
Là người đang bị truy nã, Hà Ngung rất thận trọng, nghe nhiều và nói ít. Nghe xong câu chuyện, Hà Ngung cảm thấy kinh ngạc. Ông kéo cậu bé lại gần và ngắm nhìn khắp lượt. Tháo thấy vị ẩn sĩ này khác hẳn những người mà Tháo đã gặp. Nhất là đôi mắt long lanh của ông vừa mừng rỡ vừa nghi hoặc. Vốn là đứa trẫn cảm và đa nghi, Tháo tự hỏi mình, vị ẩn sĩ này là ai?
Qua những từ mà vị ẩn sĩ muốn lảng tránh khi trả lời các câu hỏi, Tháo hiểu ông là người đang có nhiều điều bí ẩn. Đại trượng phu phải biết bỏ qua những điều nhỏ nhặt, nghĩ như vậy, nên Tháo không hỏi gì nữa. Và những điều Tháo muốn biết, chưa hẳn là những điều mấu chốt mà ông đang giấu trong lòng. Bởi vậy, tuy có những điều về ông, Tháo chưa biết, nhưng Tháo đã mãn nguyện. Tháo chào tạm biệt ông trước lúc ra đi.
Nhìn Tháo đàng hoàng, đĩnh đạc, cùng với những điều trao đổi vừa qua, Hà Ngung nói với người đi bên cạnh:
- Đứa trẻ này thật khác thường!
Người kia gật đầu:
- Một chú bé có đầu óc.
Hà Ngung than rằng:
- Hoàng thất nhà Hán còn có thể bình định được thiên hạ, nếu như có được một người như thế này...
Hà Ngung nói xong, cảm thấy buồn bã vô cùng.
Tuy Tháo đã đi xa, nhưng ông vẫn tưởng như Tháo còn ở đâu đấy. Tiếc rằng trong hoàn cảnh hiện nay, ông không có cách gì để tiến cử cậu thanh niên này. Đời người phải nói đến vận may. Nếu như sau này không gặp vận, thì có thể tài năng con người này sẽ mài một đi. Nhưng ông lại tự an ủi: một vật thể sáng loáng, thế nào cũng thu hút được những ánh mắt từ xa...
Hà Ngung nói rất đúng, một người tài hoa và có trách nhiệm như Tháo, tất phải có người tìm thấy! Vào thời gian này, có một người cũng rất hâm mộ Tào Tháo. Đó là Kiều Huyền.
Kiều Huyền là ai? Ông là người nước Lương, vì có công bình định rợ Khương, nên được phong quan đến chức Thái uý. Nhà ông còn có mấy người là quan to trong triều. Kiều Huyền là một người khiêm tốn, ngay thẳng, liêm khiết nổi tiếng trong triều.
Kiều Huyền cũng ngẫu nhiên gặp Tào Tháo. Hôm đó, Tháo cùng bọn Trường An cưỡi ngựa ra ngoài thành. Ở nhà ông nội lâu, Tháo cảm thấy gò bó, rất muốn được ra ngoài dạo chơi, nhưng ông nội không cho phép. Tháo thấy ông nội khác hẳn cha mình, nên Tháo không hề giấu ông điều gì. Từ lâu Tháo đã nói với ông:
- Ông nội không biết đấy thôi, lúc ở quê cháu rất thích đi săn.
Tào Đằng nói:
-Sao không thấy cháu nói gì cả?
Tào Tháo nói:
- Cháu thường phải giấu cha, vì cha không cho cháu đi.
- Sao lại không? Cháu cứ nói rõ chắc cha cháu sẽ đồng ý.
- Không bao giờ cha cháu đồng ý. Cha cháu không hiểu biết, nên không chăm sóc cháu được như ông nội. Mỗi lần đi săn, cháu phải giấu cha. Ông nội thử nghĩ xem, nếu cháu nói thật liệu cha cháu có cho cháu đi không?
Ông nội cười khà khà. Ông rất thích Tháo ca ngợi ông và ông cũng cảm thấy Tháo là một đứa bé sắc sảo. Nhưng đối với việc Tháo đi săn ở ngoài thành thì ông còn do dự. Sau khi suy nghĩ, ông khuyên Tháo chưa nên đi. Tháo không biết vì sao ông không cho Tháo đi. Song ông cũng hứa, khi có điều kiện ông sẽ không ngăn cản.
Sau này mới biết, lúc đó tập đoàn họ Đậu đang tìm cách diệt bọn hoạn quan, nên việc ông ngăn cản Tháo khác hẳn việc cha Tháo hay ngăn cản. Cha thì phiến diện, muốn giữ nguyên nếp nhà, còn ông nội thì lo cho cháu được an toàn. Hiện nay, tập đoàn họ Đậu không còn nữa, ông nội chủ động hỏi Tháo:
- Cháu thích đi săn kia mà? Tại sao không đi?
Tháo nghe thấy thế thích quá cảm ơn ông nội rối rít.
Tháo nhờ Trường An chọn cung tên và chọn ngựa cho mình. Ngày hôm sau đẹp trời, Tháo cùng Trường An và mấy gia đinh nữa lên ngựa phóng ra ngoài thành. Trường An rất quen thung thổ ở đây, nên đã dẫn Tháo đi về hướng tây bắc.
Họ đến một khu rừng thưa, nhiều cây cổ thụ. Từ đó, đi vòng đến mãi chân núi xa xa. Nhìn qua, Tháo biết ngay đây là nơi săn bắn thật lý thú. Tháo cho gia đinh vào rừng xua đuổi dã thú, làm cho chúng phải chạy về phía đông, còn mình thì phục ở đây, chờ bắn thú.
Tháo cưỡi ngựa mầu xám. Con ngựa cao to và rất hung dữ. Chỉ cần kỵ sĩ ra roi là nó phóng luôn. Sải chân dài nên nó chạy rất nhanh. Nếu có một con ngựa như vậy, Tháo sẽ vào rừng săn bắn một mình, không cần gia đinh hoặc bè bạn.
Một lúc sau, Tháo nghe thtiếng động từ xa vọng lại: tiếng tên bay, tiếng gió reo, tiếng đàn thú chạy. Tháo thích thú vô cùng. Tháo lấy cung, đặt tên rồi chờ đợi. Tháo có cảm tưởng như đang ở quê, đang vui đùa cùng Thiệu, cùng lũ bè bạn. Đây là một hoạt động hợp với những ai tính tình sôi nổi và hiếu động. Tháo nghĩ, đây cũng là hoạt động tuyệt vời của cả nhân loại. Người thành phố sống nho nhã quá, thận trọng quá, cuộc sống bị ràng buộc nhiều quá, Tháo không như vậy. Người là sinh vật tinh khôn của trời đất. Đọc sách, viết chữ, cưỡi ngựa, bắn tên, lội suối, trèo non, cầm quân, trị quốc, phải hoà hợp tất cả lại.
Trong giây phút chờ đợi, Tháo cảm thấy sảng khoái lạ thường và nghe được mấy câu ca. Từ trên lưng ngựa, tay cầm cung tên, Tháo vừa nhìn vào rừng vừa cao giọng hát:
Trời cao thăm thẳm chừ mông lung vô tận
Đất rộng thênh thang chừ ngàn dặm không bờ
Lòng ta mênh mang chừ hồn thơ lai láng
Mênh mang, thênh thang chừ mặc sức ngao du
Tháo tự biên tự diễn. Lòng nghĩ sao, miệng hát vậy, thật thoải mái.
Chẳng ngờ có một người đứng gần đó nghe Tháo hát. Không phải ai xa lạ, chính là Kiều Huyền.
Kiều Huyền là một nhân sĩ thuộc phái Thanh Lưu, vì có công dẹp loạn rợ Khương nên được miễn tố liên lụy với tai hoạ vừa qua. Tuy không liên lụy nhưng cũng bị ảnh hưởng. Tập đoàn hoạn quan vừa thắng thế đã nhìn ông bằng con mắt khác. Họ không tin dùng ông như trước. Kiều Huyền cảm thấy buồn bã. Rất nhiều các đanh sĩ thuộc phái Thanh Lưu bị thảm sát có quan hệ với ông.
Nghĩ đến tình bạn, tình người, lòng ông cảm thấy ai oán và hận thù.
Kiều Huyền đã hơn sáu mươi tuổi. Thấy cảnh bọn hoạn quan tiếm quyền, ông vô cùng chán nản. Ông thường một mình suy nghĩ về tương lai đất nước, liệu còn ai là người có thể đứng ra phò vua giúp nước. Những điều ấy ông giữ kín trong lòng. Đôi khi để giải sầu, ông cưỡi ngựa dạo chơi. Như vậy, ông mới quên được công việc trong triều, cảm thấy thư thái, nhẹ nhõm hơn.. Hôm sau ông lại một mình một ngựa ra đi, và không ngờ, ông đã đi rất xa, đến gần một khu rừng ngoài thành Lạc Dương.
Ông đi trên một con đường nhỏ bên bìa rừng, nghe thấy tiếng xôn xao từ rất xa trong rừng vọng tới, ông biết là có người đi săn. Ngẩng đầu nhìn, ông thấy có một người cưỡi ngựa đứng ở gần đó. Tuy đã hơn sáu mươi nhưng ông vẫn nhìn rõ đó là một thiếu niên khoẻ mạnh, mắt to, lông mày rậm, rất có khí phách. Chú thiếu niên này tay đã giương cung đặt tên, chăm chú canh chừng. Con ngựa cao to có vẻ sốt ruột, giậm chân xuống đất, mũi thở phì phì.
Kiều Huyền còn đang ngắm nhìn chú thiếu niên mà thoạt nhìn ông đã thấy thích, thì bỗng, ông lại được nghe chú hát. Kiều Huyền chăm chú nghe từng câu, từng lời:
"Trời cao thăm thẳm... đất rộng thênh thang... lòng ta mênh mang... mênh mang, thênh thang chừ mặc sức ngao du".
Bỗng ông thích thú reo lên khe khẽ.
Đúng lúc đó thì thú rừng đến. Chú thiếu niên, giật cương thúc chân vào bụng ngựa, con ngựa đã lồng lên và phóng tới trước. Chú thiếu niên kéo căng dây cung, bắn một mũi tên.
Có tiếng reo hò từ trong rừng:
- Trúng rồi, trúng rồi!
Chú thiếu niên rất khá. Kiều Huyền bỗng thấy lòng mình ấm lại, bất giác ông cũng reo lên:
- Bắn giỏi quá. Giỏi quá!
Tháo thấy trên đường có tiếng người reo, bèn quay đầu lại, nhìn thấy một ông già đang dắt ngựa lên đồi. Tháo quay ngựa lại đối mặt với Kiều Huyền. Tháo chào ông lão và lễ phép hỏi:
- Ngài là ai ạ?
Kiều Huyền từ tốn trả lời:
- Tôi là Thái uý Kiều Huyền.
Tháo chớp chớp mắt suy nghĩ. Tháo nhớ ông nội đã nói về người này: Kiều Huyền, Thái uý Kiều Huyền, một người duy nhất không bị liên lụy trong cuộc thảm sát vừa qua. Ông nội còn nói Kiều Huyền là một danh sĩ trong phái Thanh Lưu đáng để mọi người ca ngợi. Ông nội còn nói thêm: ông đã hết sức bảo vệ Kiều Huyền khỏi bị liên luỵ.
Tháo lễ phép, chắp hai tay:
- Ngài Thái uý đến đây có việc gì?
- Ta đi dạ
- Ngài Thái uý thật sung sướng!
- "Mênh mang, thênh thang chừ mặc sức ngao du".
Kiều Huyền ngâm nga mấy câu thơ.
- Nhân tiện ghép mấy vần. Xin ngài đừng cười, đừng cười - Tháo như thẹn thùng, cười nói.
- Khá lắm. - Kiều Huyền nói tiếp: - Phóng khoáng, vần điệu sinh động, xin cảm phục.
- Thái uý quá khen. - Tháo nói tiếp. - Tình cảm bột phát, nghĩ sao hát vậy, chưa được gọt giũa.
Kiều Huyền nói:
- Vì chưa gọt giũa mới quý. Thơ là tâm hồn, vốn cuốn hút. Gọt giũa rồi, chưa hẳn đã hay. Thi phẩm hàng đầu phải là tiếng nói của tâm hồn, như mấy câu ca vừa rồi của cậu.
Tháo liền chắp tay nói:
- Thái uý là người danh bất hư truyền. Nghe qua những lời Thái uý nói cháu đã hiểu được nhiều. Nhưng câu ca của cháu xuất phát từ những tình cảm chân thành. Cháu cũng chưa hiểu được hết ý nghĩa của nó.
Kiều Huyền nói:
- Sau khi nghe cậu đọc những câu thơ đó tôi mới cảm xúc như vậy. Cậu không những có tài văn thơ, bắn tên cũng rất khá. Có thể cho biết thường luyện võ ra sao
Tháo nói:
- Không dám giấu Thái uý, cháu thích tập võ từ bé. Tập quyền, múa kiếm, cái gì cũng biết một ít. Cháu không muốn chỉ là một thư sinh. Đọc sách, luyện võ, không câu nệ...
- Hay! Nói hay lắm! - Kiều Huyền tán thưởng - Nếu mọi thanh niên đều như cậu thì việc lớn của nước nhà sẽ không khó khăn lắm. Xin hỏi cậu, cậu là ai?
Tháo nói hết:
- Cháu là Tào Tháo, tự là A Man. Cha là Tào Tung, ông nội là Tào Đằng.
Kiều Huyền thất kinh, không ngờ đây là cháu của Tào Đằng. Tào Đằng là một trong những người đứng đầu tập đoàn hoạn quan, là một nhân vật sáng giá ở hậu cung. Kiều Huyền chau mày suy nghĩ vì ông là người đối lập với họ.
Là một người mẫn cảm và tinh tế, nên khi thấy Kiều Huyền chau mày, Tháo đoán biết được tâm trạng của ông. Tháo biết rõ tình hình tranh chấp trong cung nên hiểu được tâm tư của Kiều Huyền. Tháo có cách nhìn của mình, khác với cách nhìn của ông nội. Vì kính trọng Kiều Huyền nên Tháo đã nói hết những hiểu biết và cách nhìn của mình. Tháo nói:
- Thái uý cho rằng cách nhìn của cháu là cách nhìn của tập đoàn hoạn quan. Không phải thế. Cháu không đứng về một bên nào cả. Cuộc tranh chấp trong cung, người cướp kẻ đoạt, tàn sát lẫn nhau, thật chẳng đẹp đẽ gì! Vừa hại nước, vừa hại dân. Nước không có một ngày yên, dân không có một ngày vui. Vì dân vì nước, cháu phản đối cuộc tranh chấp đó. Nhưng hiện nay cuộc tranh chấp đó vẫn chưa kết thúc, mong sao có một người, quyền ứng ra giúp vua hiền, vỗ yên thiên hạ...
Nghe Tháo nói xong, Kiều Huyền cảm động vô cùng. Tháo không phải là người đứng về phía tập đoàn hoạn quan như ông nghĩ. Tháo tuy còn ít tuổi nhưng tỏ ra là một người tài trí, thông minh, có nhiều hoài bão lớn lao. Kiều Huyền thấy Tào Đằng tuy là một nhân vật nổi tiếng trong tập đoàn hoạn quan nhưng đã hiểu Tào Đằng bênh vực ông.
Qua đó, Kiều Huyền hoàn toàn tin tưởng Tào Tháo. Tháo đã để lại trong ông những ấn tượng tốt đẹp nhất. Không còn nghi ngờ gì nữa, chỉ có những người như Tháo, tài hoa, mưu lược, mới là người giúp dân, giúp nước sau này. Kiều Huyền vui mừng cảm thấy như vừa phát hiện được một cái gì vô cùng lớn lao. Ông nói:
- Thiên hạ rồi đây sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn, tiếc là chưa có người đủ tài đức để dẹp loạn yên dân. Sau này, làm được việc đó có lẽ chỉ có cậu.
Tháo hiểu đây là những điều Kiều Huyền nói ra từ đáy lòng, không tâng bốc hoặc giả dối, nên Tháo không khỏi không kinh ngạc, bởi vì lời đánh giá đó là quá cao đối với Tháo.
Tháo nói:
- Nếu cháu là người đủ tài đức như Thái uý đã nói thì cháu xin đem hết sức mình, khỏi phụ lòng tin của Thái uý.
- Cậu sẽ là người như vậy - Kiều Huyền nói tiếp: - Tôi nói đúng đấy. Hơn sáu mươi tuổi đầu, từng trải nhiều, chẳng nhẽ tôi lại không thấy được điều đó sao?
Tháo rất tin. Tháo được khích lệ. Có thể sau này Tháo sẽ thực hiện được hoài bão lớn lao của mình. Tháo như thấy mình trưởng thành hơn. Khí thiêng của non sông, đất nước như cũng quần tụ ở đây. Tháo cảm động nói:
- Nếu đúng như Thái uý nói, non sông rồi đây sẽ hỗn loạn, đấy là nỗi bất hạnh của dân của nước. Cháu nhất định sẽ ghi nhớ lời Thái uý, luôn tự sửa mình, thương dân, thương nước.
Nghe xong Kiều Huyền cũng cảm động nói:
- Kiều Huyền này tuổi đã cao, e rằng không còn sống được bao lâu nữa. Hôm nay gặp cậu, thật là hạnh phúc, mai ngày ở dưới suối vàng cũng không bao giờ quên. Tôi đã gửi gắm cho cậu mọi điều tâm sự của tôi. Sau này, nếu tôi chết, mong cậu quan tâm chăm sóc bà nhà tôi, ơn đó, tôi không bao giờ quên.
Tháo vội nói:
- Thái uý không nên phiền lòng. Thái uý là người tốt, nhất định sống lâu. Cháu xin ghi nhớ suốt đời lời Thái uý nói. Cháu không phải là người vong ân. Việc của Thái uý cũng là việc của cháu. Có điều gì nữa, xin Thái uý cứ cho biết tiếp.
Kiều Huyền cười rồi nói:
- Không, không còn gì nữa. Sau khi tôi chết, nếu có dịp đến bên mộ tôi, rót cho tôi một chén rượu đầy. Nếu không, cậu nhất định sẽ đau bụng đấy...
Nói xong cả hai cùng cười. Hai người, một già, một trẻ, hơn nhau hàng năm mươi tuổi mà chẳng khác gì đôi bạn tương tri. Hai người đi bên nhau một đoạn đường khá xa. Tháo quên cả việc săn bắn, mải mê trò chuyện với Kiều H
Kiều Huyền đã kể nhiều chuyện xưa và nay để dìu dắt Tháo. Ông rất vui vẻ, mọi buồn phiền vừa qua không còn nữa. Ông cảm thấy dễ chịu như trước đây mỗi lần cùng các danh sĩ phái Thanh Lưu tụ tập.
Mấy gia đinh đi theo Tào Tháo đứng nhìn hai người. Trường An quẳng lên mình ngựa con thú vừa săn được. Cuộc săn biến thành cuộc dạo chơi. Bọn gia đinh chưa bao giờ được nhìn ngắm cảnh thiên nhiên như hôm nay.
Lúc chia tay Tháo đã tặng con cáo xám duy nhất bắn được cho Kiều Huyền.
Kiều Huyền nhận quà biếu. Đây là vật biểu hiện tài bắn cung của Tháo. Kiều Huyền tặng lại Tháo miếng ngọc bội của mình.
- Mong cậu luôn đeo ở bên người để không bao giờ quên được Kiều Huyền.
Tháo hiểu được những ẩn ý trong câu nói của ông nên trân trọng nhận quà và đeo miếng ngọc bội vào người.
--------------------------------
1. U Châu nước Yên cũ, nay là Bắc Kinh.
2. Đảo Tần Hoàng nằm ở phía nam Sơn Hải quan tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc (ND).