Chương 2: Tuổi Trẻ Chí Lớn, Không Được Nôi Buồn!

Năm Linh đế Hi Bình thứ ba, nhà Đông Hán (năm 174 sau công nguyên) là năm Tháo vừa tròn hai mươi tuổi. Tháo là một thanh niên đã trưởng thành. Nhiều người đã biết tiếng Tào Tháo, vì những người có uy tín như Hà Ngung người Nam Dương, và Kiều Huyền luôn luôn nhắc đến Tháo. Và những người nghe tiếng Tào Tháo đã tìm đến gặp mặt, họ cũng có những ấn tượng tốt đẹp.

Thế rồi Tào Tháo đi thi đã trúng tuyển Hiếu liêm. Từ Hiếu liêm mới có đủ tư cách được cất nhắc làm quan. Nhiều học trò muốn ra làm quan phải phấn đấu khó khăn lắm mới giành dược Hiếu liêm. Có người phải phấn đấu hàng mười mấy năm. Tháo là một Hiếu liêm trẻ nhất trong đám Hiếu liêm. Thậm chí, Tháo là người duy nhất đỗ đạt dưới ba mươi tuổi. Vào khoảng ba nhăm đến bốn mươi tuổi, có không ít người phải đến tuổi năm mươi mới đậuÂ� Hiếu liêm. Đủ thấy Hiếu liêm là tư cách quý giá biết chừng nào và phải vất vả lắm mới giành được.

Bởi vậy, Tháo là người nổi bật nhất trong đám người cùng tuổi.

Hình thức bên ngoài và thực lực bên trong của Tào Tháo rất khác nhau. Tháo cao một mét rưỡi, thuộc loại hình "lùn, ngắn, thô". Nhưng Tháo rất hiếu học, chăm chỉ hơn nhiều người khác. Vì thế, Tháo đã hơn hẳn những người cùng tuổi, và là một Hiếu liêm trẻ nhất.

Từ tư cách Hiếu liêm mới được lên làm quan. Tháo mong mỏi sẽ được làm quan. Nhưng chờ mãi, chờ đến sốt ruột. Tuy còn ít tuổi, song Tháo muốn làm quan để có điều kiện thực hiện trách nhiệm và lý tưởng chính trị của mình.

Ông nội biết được tâm tư của Tháo, nên ông lo liệu cho Tháo. Tào Đvua Linh đế phê chuẩn cho Tháo chính thức nhận một chức quan Bắc Đô uý thành Lạc Dương, tức là chức đội trưởng đội cảnh vệ khu vực phía bắc kinh thành.

Ở kinh thành, chức đội trưởng đội cảnh vệ là người có quyền lực tuyệt đối. Thành Lạc Dương thường có binh biến, nên bất kỳ một vị Hoàng đế nào sau khi lên ngôi cũng đều ban bố những quy định nghiêm ngặt về mặt trị an nhằm đảm bảo an ninh cho ngôi báu. Mọi người đều phải tuân theo các quy định đó. Mà người giám sát tất cả mọi trật tự, chính là đội trưởng đội cảnh vệ.

Ngay hôm đến nhậm chức, Tháo đã họp với các đội viên. Tháo ra lệnh: mọi chức vụ, mọi điều lệnh đều được giữ nguyên. Sau này, tuỳ theo tình hình cụ thể, sẽ chỉnh đốn, cải cách lại. Và khi đã có một chế độ mới, yêu cầu mọi người phải nhất loạt tuân theo.

Tháo hiểu rõ thực thi trách nhiệm của một đội trưởng là rất khó khăn. Đội trưởng phải chấp pháp nghiêm minh, không linh động, không nể nang.

Trong thành Lạc Dương quan chức rất nhiều, quan hệ với dân cũng rất phức tạp. Bất kỳ ở đâu, bất cứ việc gì, người ta đều có thể nói chuyện tình cảm, khiến cho trật tự không được nghiêm minh, chế độ không được tôn trọng.

Xem xét các quy định, điều lệnh, nội quy, Tháo thấy mặt nào cũng đầy đủ. Vấn đề mấu chót là kỷ luật không nghiêm, xử phạt không mạnh, khiến cho nhiều mặt còn bị xem nhẹ.

Tháo quyết định phải coi trọng việc xử phạt. Xử phạt như là một ngọn lửa, không ai dám đến gần, không ai dám tự mình làm mồi cho lửa. Coi trọng xử phạt là không nhuyện tình cảm, không gượng nhẹ nể nang. Một chiếc thùng đầy nước, chỉ cần có một khe hở cỏn con, nước sẽ rò rỉ bằng hết. Một lần nữa, Tháo lại phân tích lý lẽ trong hội nghị toàn thể đội viên.

Khu phía bắc kinh thành mà Tháo phụ trách có bốn cửa. Một trong các điều lệ quy định là nghiêm cấm việc ra ngoài thành không có phép. Nếu ai muốn ra ngoài thành phải được người có trách nhiệm duyệt. Sau đó đổi thẻ ở đội cảnh vệ và ra ngoài. Thẻ phải được kiểm tra, đổi thẻ cũng phải kiểm tra. Nếu có khâu nào không đúng thì không được ra. Và dù có hợp lệ, nhưng khi đội cảnh vệ thấy có tình huống bất thường, phải tạm hoãn, thì cũng không được ra.

Một lần nữa Tháo lại nói tới chế độ này và nhấn mạnh hình thức xử phạt. Ở mỗi cổng thành, Tháo cho treo mười cây gậy gỗ sơn mầu. Bất kể là ai, hễ cứ ra ngoài thành mà không có phép đều bị đánh chết.

Đó là một loại hình phạt rất nặng vừa được ban bố. Quả nhiên, nó có tác dụng rất lớn. Người thì khiếp sợ. Người thì yên lặng. Cũng có những người nói lời xuyên tạc để phản đối. Một số người khác bàng quan "Để xem các người chấp hành nghiêm ngặt đến mức nào". Tháo cho rằng mỗi người phản ứng một cách là lẽ thường tình. Sau khi chấp hành nghiêm chỉnh thì mọi người sẽ thống nhất. Tháo cũng báo trước để toàn đội biết, để có trách nhiệm, giữ đúng cương vị. Ai vi phạm, người ấy sẽ bị đánh chết trước mặt mọi người.

Lúc đầu không ai dám vi phạm. Vì họ chưa biết thói quen, tính tình của ông đội trưởng mới như thế nào, nên không ai dám mạo hiểm. Một số người còn biết them, đội trưởng mới là con của Tào Tung, cháu của Tào Đằng. Tào Đằng là người nổi tiếng ở trong cung. Tào Tung cũng là một quan chức. Bởi vậy mọi người còn eại.

Nhưng sau mấy tháng, một hôm có người đang đêm lén lút ra khỏi thành. Lính gác phát hiện và bắt giữ. Theo quy định, lính có thể đánh chết người đó. Song người đó nói mình là chú của đại hoạn quan Kiển Thạc.

Đương nhiên binh sĩ không dám làm gì. Vì trước đây, đối với những người có quan hệ đặc biệt, mà phạm luật đều được tha. Bề ngoài tuy có bị khiển trách, nhưng trong thực tế không có ai dám đụng đến họ. Nhưng lần này có thể mất mạng.

Các binh sĩ nhốt người đó lại và đến báo cáo với Tháo. Nghe xong, Tháo rất bực, định trách phạt hai tên lính. Song nghĩ lại làm như vậy tác dụng sẽ bị hạn chế, nên trước hết phải trừng phạt kẻ phạm pháp đã.

Tháo nén giận, chưa có thái độ gì, và đi theo hai người lính đến doanh trại ngoài cổng thành.

Kẻ phạm pháp được dắt ra. Trông hắn khoảng bốn mươi, người đẫy đà, tai to, mặt bóng nhẫy.

Nhìn thấy Tháo, anh ta không thèm quì, dáng vẻ ngạo nghễ.

Tháo lạnh lùng hỏi nhẹ:

- Mày là ai?

Hắn nhìn Tháo một lượt rồi trả lời.

- Là Kiển Xương. Kiển Thạc ở trong cung là cháu ta.

- Ra thành có việc

- Nhà họ Triệu mời ra ăn cỗ.

- Vì sao không xin thẻ? Không nắm được các quy định hay sao?

- Nắm được chứ! Không cho ra thành là để phòng loạn. Ta là Kiển Xương không bao giờ làm loạn!

Kiển Xương muốn nói: đang thời hoạn quan cầm quyền, lẽ nào Kiển Xương lại phản đối?

Tháo yên lặng hồi lâu và cuối cùng đứng dậy nói:

- Được, ngày mai mày sẽ khai trước mọi người vậy!

Nói xong, Tháo bỏ đi. Kiển Xương thấy Tháo không làm gì được mình, bèn cười lớn.

Trước khi ra khỏi doanh trại, Tháo nói với binh sĩ:

- Trông nom cẩn thận, đừng mắc sai lầm.

Ngày hôm sau, Tháo lệnh cho binh sĩ giải Kiển Xương ra ngoài cổng thành. Ngay lúc đó đã có một số người vây quanh đứng xem. Ai cũng thấy kẻ phạm pháp là Kiển Xương và hắn là chú của đại hoạn quan Kiển Thạc. Kiển Thạc được Linh đế tin dùng, thế lực to lớn vô cùng. Mọi người muốn biết ông đội trưởng mới sẽ xử phạt như thế nào!

Tháo chưa thẩm vấn vội, để mọi người tụ tập đông hơn nữa. Tháo đã có ý định, dần dần tạo nên những phản ứng mạnh mẽ, để không có ai, từ nay về sau, dám vi phạm luật lệ.

Bị giải ra cửa thành đã lâu mà chưa thấy Tháo động tĩnh gì, Kiển Xương thấy hơi lo, bèn giục:

- Tào Đô uý muốn nói gì thì nói đi, ta còn phải về nhà có việc gấp...

Tháo mỉm cười nghĩ bụng: làm gì có cơ hội mà về nhà nữa!

Một lúc sau, số người kéo đến càng đông, họ đứng kín vòng trong vòng ngoài, gần như mọi người đều đến hết. Tháo cảm thấy vừa ý và bắt đầu xét hỏi Kiển Xương.

Tháo cao giọng hỏi:

- Kiển Xương, đêm qua mày ra ngoài thành không có phép bị binh lính tóm được, còn gì để nói không?

Kiển Xương đáp:

- Đêm qua ta nói rồi thôi! Vì lúc đó có một chút việc gấp...

Tháo nói:

- Đêm qua mày nói là có người mời đi ăn cỗ, hôm nay lại nói là có việc gấp. Thế thì cứ có việc gấp là có thể ra khỏi thành không có phép?

- Không, không! Ta không có ý nói như vậy.

- Được - Tháo nói tiếp. - Đêm qua có phải mày đã phạm pháp không?

- Vâng. - Kiển Xương thấy lo lắng.

Tào Tháo vẻ bình tĩnh nhưng nghiêm khắc.

- Đã phạm pháp, còn gì để nói nữa không?

Kiển Xương bắt đầu sợ, giọng nói nhũn nhặn hơn:

- Thưa Tào Đô uý, tôi đã sai, sau này không dám vi phạm nữa...

Giọng Tháo nghiêm khắc:

- Luật pháp đã quy định, có thể thay đổi được không?

Kiển Xương thấy tình hình nghiêm trọng, liền nhắc tới Kiển Thạc để cầu xin:

- Xin Tào Đô uý nghĩ đến cháu tôi là Kiển Thạc mà tha cho tôi lần này!

Tháo cao giọng nói:

- Đội cảnh vệ ở khu Bắc này nghiêm chỉnh chấp pháp, không bàn đến chuyện tư tình. Hơn nữa, nếu là chú của Kiển Thạc lại càng phải gương mẫu chấp pháp. Nay vì Kiển Thạc mà tha tội chết cho nhà ngươi thì còn gì là luật pháp? Lấy gì để yên dân? Bay đâu! Mau đem Kiển Xương ra ngoài thành xử tội theo đúng pháp luật!

Thế là số binh sĩ đã đợi sẵn ùa lên đập chết Kiển Xương.

Đám đông vây quanh không ngớt lời khâm phục. Không ai còn dám bàn tán gì nữa. Trong từng người, như mới có một ranh giới không thể vượt qua. Họ nhìn ra cửa thành và cảm thấy ái

Tháo không những đã xử tội Kiển Xương trước đám đông, mà còn để thi thể của hắn ngoài cửa thành suốt ba ngày để răn đe quần chúng. Tháo còn cho viết thông báo dán khắp nơi trong địa phận của mình.

Mọi người, trên khắp đường ngang ngõ tắt của khu Bắc, đều bàn tán chuyện đó, ai ai cũng ca ngợi ông đội trưởng đội cảnh vệ Tào Tháo. Việc ấy chấn động cả thành Lạc Dương. Họ biết chú của Kiển Thạc đã bị giết. Tầng lớp quan lại, những kẻ giàu sang đều thấy kinh ngạc. Kiển Xương bị giết là một tiếng chuông cảnh cáo bọn họ. Những kẻ được hưởng đặc quyền đặc lợi trước đây thì bực dọc đến chỗ căm ghét người đội trưởng cảnh vệ còn trẻ tuổi. Họ dò la, tìm hiểu lai lịch người này để có thể lật đổ ngay tức khắc.

° ° °

Hay tin, Tào Đằng rất đỗi kinh ngạc, ông cho gọi Tháo về và bảo:

- Cháu có biết giết Kiển Xương thì hậu hoạ sẽ như thế nào không?

Tháo bình tĩnh trả lời:

- Cháu biết.

Tào Đằng thở dài rồi nói:

- Kiển Xương bị giết như vậy, Kiển Thạc là cháu, nhất định sẽ không để yên. Nếu không, Kiển Thạc sẽ mất sĩ diện với mọi người. Hiện nay Kiển Thạc đang là người được vua tin dùng, quyền thế không ai bằng...

Tháo nói:

- Cháu đã nghĩ tới tất cả những điều đó. Nhưng người đội trưởng cảnh vệ mà không chấp hành pháp luật thì có hơn gì một tên đầu sai đứng gác cửa. Thử hỏi rằng: ngay công việc đầu tiên, nếu không đuổi tà giúp chính thì từ nay về sau còn làm được gì nữa? Cháu chấp pháp công khai căn cứ vào những điều quy định, không có điều gì tư túi, quang minh, chính đại, liệu họ làm gì được cháu.

Tào Đằng gật đầu tán thưởng những lời cháu nói. Lòng ông vừa mừng rỡ vừa lo âu. Mừng cho cháu là người quả cảm, biết giữ nghĩa lớn, lo là Kiển Thạc sẽ không bỏ qua chuyện này. Thế nào thì Kiển Thạc cũng tìm mọi cách để làm khó dễ. Việc đã như vậy, chỉ còn biết chờ đợi, tuỳ cơ ứng biến sau.

Tào Đằng đoán đúng. Kiển Thạc vô cùng tức giận. Kiển Thạc tâu với Linh đế là Tháo đã khinh miệt, làm khó dễ cho Kiển Thạc. Từ nay, Kiển Thạc còn mặt mũi nào để nhìn mọi người...

Linh đế nghe xong cũng lấy làm kinh ngạc. Ngờ đâu, một người như Tháo vừa từ Hiếu liêm bổ nhiệm chức Đô uý đã có việc làm chấn động Triều đình như vậy, bèn nói với Kiển Thạc:

- Nên xem xét cho rõ rồi hay xử lý sau!

Kiển Thạc lắc đầu nói:

- Việc này hơi khó

- Vì sao?

- Nếu chỉ kiểm tra thì không đối phó được với Tháo. Tháo xét xử công khai theo những điều lệ đã được ban hành.

Linh đế cũng cảm thấy khó xử:

- Việc đã như vậy thì nên làm gì?

Kiển Thạc bình tĩnh trở lại, suy nghĩ rồi nói:

- Chỉ còn một cách là điều Tháo ra khỏi kinh thành.

Linh đế nói:

- Vậy thì lập tức truyền chỉ.

Kiển Thạc nói:

- Nếu điều động ngay thì hoá ra Triều đình không muốn chấp pháp nghiêm chỉnh. Trước hết Triều đình phải khen thưởng Tháo, khích lệ Tháo. Có như vậy, dân chúng trong thành mới ủng hộ Triều đình. Sau đó với danh nghĩa là đề bạt, điều Tháo khỏi kinh thành rồi tìm cách đối phó với Tháo... Sẽ không còn ai nghi ngờ nhà vua và Kiển Thạc.

Linh đế nói:

- Sẽ làm như cách khanh đã bàn!

Thế rồi Linh đế hạ chỉ, khen thưởng Tháo có công về các mặt trị an chính trị, trật tự xã h

Tháo từng nghĩ Kiển Thạc sẽ thao túng Linh đế, khiến Người tìm cách khiển trách Tháo, Tháo đã chuẩn bị. Song triều đình không những không khiển trách, mà còn khích lệ Tháo. Tháo cũng hiểu làm như vậy là có sự bàn bạc của Kiển Thạc và Linh dế. Họ sẽ có âm mưu gì đây? Tháo nghĩ cách đề phòng.

Quả nhiên, sau đó mấy hôm, Linh đế hạ chỉ, điều Tháo đi làm Trị sự ở huyện Đốn Khâu thuộc miền Đông Châu Duyên, vì Tháo có công trong việc trị an.

Tháo hiểu Linh đế và Kiển Thạc không muốn để Tháo làm đội trưởng đội cảnh vệ nữa, vì nếu không, sau này Tháo sẽ còn giết bao nhiêu người có đặc quyền đặc lợi khác nữa! Những người đó đều là vây cánh của Kiển Thạc.

Tháo thu dọn hành trang tạm biệt ông nội. Từ ngày Tháo giết Kiển Xương, ông nội cũng bị ảnh hưởng. Kiển Thạc nhìn Tào Đằng bằng con mắt khác, hay mâu thuẫn với nhau về những việc trong cung. Linh đế cũng có phần lạnh nhạt với ông. Tào Đằng đã có nhiều cống hiến cho tập đoàn hoạn quan. Nay chỉ vì đứa cháu quá sôi nổi mà họ nhìn ông bằng con mắt khác, nói ông những lời ác ý, làm ông bực dọc vô cùng. Mới chỉ có mấy hôm, trông ông đã già hơn trước.

Tháo đứng trước ông nội vừa hối hận vừa nói:

- Cháu là đứa trẻ bất hiếu, làm ông phiền lòng...

Ngược lại, ông nội nói:

- Tuổi ông đã cao, không còn gì dáng nói. Ông buồn cho cháu. Tuổi còn nhỏ, cuộc đời còn dài. Ngay bước đi đầu tiên đã không thuận lợi...

Bỗng Tháo cười nói:

- Không phải là không thuận lợi. Đó chính là một cơ hội rất tốt. Đội trưởng đội cảnh vệ là công việc đơn giản so với công việc Trị sự. Ông nội nghĩ coi, muốn có chí lớn cháu phải lo nâng cao trình độ mọi mặt, làm Trị sự chính là cơ hội để cháu có điều kiện rèn luyện. Bởi vậy, cháu rất mừng, muốn đi nhậm chức ngay. Ông nội yên tâm. Đến huyện Đốn Khâu, cháu nhất định sẽ...

Tào Đằng không ngờ rằng cháu ông lại suy nghĩ như vậy. Tào Đằng thấy cháu đã trưởng thành. Tháo vừa táo bạo vừa mưu lược, biết biến khó khăn thành thuận lợi. Ông cầm tay Tháo và vỗ vỗ vào vai.

- Xem ra ông của cháu chỉ là...

Mọi tính toán của Tháo thật uổng công, Kiển Thạc và Linh đế không phải điều Tháo đến Đốn Khâu để làm việc. Mục đích của họ là gạt Tháo ra khỏi chức vụ đội trưởng đội cảnh vệ. Nếu thuyên chuyển quanh quẩn trong kinh thành thì rất khó, nên điều đến huyện Đốn Khâu chỉ là một bước quá độ.

Ở huyện Đốn Khâu, Tháo bắt đầu điều tra nghiên cứu đề ra phương án mới, chấn chỉnh mọi mặt. Triều đình lại hạ chiếu điều Tháo về kinh giữ chức quan Nghị lang. Điều đó làm cho Tháo thất vọng và phẫn nộ. Những ý tưởng rất hay đã trở thành ảo ảnh. Đã lãng phí bao nhiêu tâm huyết và thời gian! Những lời nói của Tháo trước đây ở Đốn Khâu chỉ là những lời nói suông! Hơn nữa Tháo còn biết, chức Nghị lang không là chức gì cả, không phải làm việc và không có quyền hành.

Ngón đònKiển Thạc là ngón đòn hiểm. Tước bỏ mọi quyền hành của Tháo, bắt Tháo ở ngay bên cạnh, và sẽ báo thù bằng được, khi có thời cơ.

Tình trạng của Tháo thật khó xử. Vừa bước vào con đường quan lại, nếu nay Tháo từ quan thì liệu sẽ còn con đường nào khác? Đối với nhũng người chủ động từ quan, nói chung. Triều đình sẽ không bổ nhiệm lại. Còn nếu cứ ngoan ngoãn nhận chức Nghị lang thì coi như bị nhốt trong chiếc lồng của Kiển Thạc. Khi muốn đào thải, hắn sẽ đào thải, khi muốn hành hạ. hắn sẽ hành hạ...

Nghĩ đi nghĩ lại, Tháo thấy cần phải nhẫn nhục chịu đựng. Tháo tin rằng tình hình rồi sẽ thay đổi. Mọi việc đều do con người quyết định. Tháo thận trọng thì liệu Kiển Thạc sẽ làm được gì? Chỉ cần mình chăm chỉ, thì khi có cơ hội chắc sẽ có thay đổi.

Tháo rời Đốn Khâu, trở lại kinh thành. Nghị lang thì Nghị lang, tự dưng Tháo lại thấy vui vui.

Đó còn là một đặc điểm nữa của Tháo, Tháo luôn luôn tuỳ cơ ứng biến trong mọi hoàn cảnh, quyết không lo sợ hoặc phải bó tay. Từ trong hoàn cảnh khó khăn nhìn thấy những điều thuận lợi. Tháo biết lợi dụng những điểm có lợi. và bằng nỗ lực cá nhân, khuất phục nhùng điều bất lợi. Nhận chức Nghị lang, Tháo có nhiều thì giờ đọc sách, ngâm thơ, suy ngẫm. Đồng thời Tháo luôn nâng cao cảnh giác, đề phòng bất trắc.

Nhưng đã nẩy ra một việc không hề biết trước, không thể chống đỡ được, tài trí như Tháo cũng đành chịu. Tháo cảnh giác được với mình. làm sao cảnh giác được với mọi việc ở bên ngoài. Có thế Kiển Thạc nham hiểm đã biết điều đó nên mới giữ Tháo ở ngay bên

Ở hậu cung đã xẩy ra một việc mà không ai biết trước. Vào năm Linh đế Quang Hoà thứ nhất, lúc này Tháo đã hai mươi hai tuổi, nhận chức Nghị lang được hai năm, Hoàng hậu họ Tống ở trong cung bị phế truất. Hoàng hậu họ Tống là người hiểu biết, thường không hài lòng khi thấy bọn hoạn quan thao túng Triều đình, áp chế Linh đế. Bà thường va vấp với bọn chúng. Tập đoàn hoạn quan cảm thấy bà là một nhân vật nguy hiểm. Bà lại là Hoàng hậu. Chúng thấy nếu không có biện pháp kịp thời, lâu ngày có thể phát sinh nhiều điều bất lợi. Thế lực bọn ngoại tộc bao nhiêu cũng do Hoàng hậu dấy lên, những việc quá khứ cho ta một bài học thật sâu sắc! Hoà đế lên ngôi, Đậu Thái hậu nhiếp chính. Anh của Thái hậu là Đậu Hiến làm đại tướng quân, nắm giữ quyền bính. Anh em nhà họ Đậu nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng. Khi An đế lên ngôi, anh Đặng Thái hậu là Đặng Chất, một mình định đoạt mọi việc của Triều đình. Năm Diên An thứ tư, (năm 125 sau công nguyên), An đế qua đời, anh của Hoàng hậu họ Diêm là Diêm Hiển trở thành nhân vật hàng đầu. Gần đây bọn hoạn quan nhớ nhất là Lương Ký "ngạo mạn tướng quân". Lương Ký là anh của Hoàng hậu họ Lương, gần như một mình giải quyết công việc trong triều, đè nén hoạn quan. Về sau Chất đế lên ngôi, thường hay trách cứ Lương Ký về những hành động dã man tàn ác. Lương Ký cho người đầu độc nhà vua và lập Hoàng đế mới mười lăm tuổi kế vị. Lương Ký vẫn nắm trọn mọi quyền bính trong triều. Trong hai mươi năm trời, gia đình họ Lương giữ những chức vụ quan trọng trong triều và lộng hành tàn bạo. Bất cứ một ai, hễ động đến gia tộc họ Lương liền bị sát hại. Bọn hoạn quan càng không dám hé răng. Bất kỳ ai muốn được làm quan đều phải hối lộ họ Lương. Các quan viên muốn đem lễ vật dâng vua, đều phải qua tay Lương Ký. Nghiễm nhiên hắn trở thành một Hoàng đế thứ hai. Khi Hoàng đế tạ thế lại có Hoàng hậu họ Đậu, cha là đại tướng Đậu Vũ muốn giết bọn hoạn quan. May sao bọn hoạn quan ra tay trước, dùng cấm về quân tước quyền của Đậu Vũ, giế những người bị bắt, nên mới có thiên hạ của tập đoàn hoạn quan hiện nay.

Hiện thời Hoàng hậu họ Tống xung đột với lũ hoạn quan. Tập đoàn hoạn quan cho rằng nếu không có biện pháp kịp thời thì chẳng bao lâu sẽ rất khó dàn xếp. Họ quyết định tấn công họ Tống. Tập đoàn hoạn quan luôn tìm cách nói xấu Hoàng hậu trước mặt Hoàng đế. Họ bịa đặt hàng trăm thứ chuyện khiến Linh đế từ chỗ tức giận đi tới căm ghét Hoàng hậu. Cuối cùng, nghe theo đề nghị của lũ hoạn quan, Linh đế phế truất ngôi vị Hoàng hậu của họ Tống rồi giam vào lãnh cung.

Những ai có quan hệ với Hoàng hậu đều bị liên luỵ. Từ lâu, Kiển Thạc đã biết Tống Bình là chồng cô em họ của Tào Tháo, nên lão quyết không bỏ qua. Kiển Thạc để Tào Tháo ở bên cạnh, chờ cơ hội ra tay báo thù. Hoàng hậu họ Tống bị phế bỏ. Tống Bình người họ Tống có quan hệ với Tháo nên Tháo cũng có liên quan đến việc này. Kiển Thạc chính thức tâu với Hoàng đế bãi bỏ chức quan Nghị lang của Tháo vì Tháo là thân thuộc của họ Tống. Cắt bỏ được con đường làm quan của Tháo, Kiển Thạc cắt bỏ được mối hận của mình. Lập tức Linh đế hạ chỉ bãi bỏ chức quan của Tháo và đuổi về quê cũ.

Tháo không thể lường trước được những việc xảy ra ngoài ý muốn. Thật là "trời có nắng có mưa", "người có họa. có phúc", Tháo không thể không nhận chỉ. Lúc này Tào Đằng tuổi đã cao, sức lại yếu nên ít khi vào cung. Ông bất lực trước những thay đổi như thế này. Hơn nữa, việc làm của Kiển Thạc nhằm phục vụ lợi ích của tập đoàn hoạn quan, nên ông đành yên lặng, ông ngậm ngùi nắm lấy bàn tay Tháo.

Thấy Tháo không thất vọng, vẫn vui vẻ, vẫn tin tưởng vững chắc vào tiền đồ trước mắt, Tào Đằng như được an ủi. nên yên tâm

Những biểu hiện của Tháo trước mặt ông nội nhằm để ông yên lòng. Tình thực thì Tháo cũng rất buồn và lo lắng.

Về đến quê hương, như trước đây, Tháo lại tập quyền, múa kiếm, bắn tên săn thú, nghiên cứu binh pháp, chăm chỉ dọc sách. Và mỗi khi có hứng, Tháo cũng làm thơ.

Một hôm, vừa uống rượu Tháo vừa tưởng tượng ra một thế giới lý tưởng, đó là mục tiêu phấn đấu sau này của Tháo. Phải xây dựng một thế giới thật trật tự. Tháo nổi hứng viết nên bài "Đối tửu" theo diệu "Tương hoà ca, Tương hoà khúc" của Nhạc Phủ:

Ca chúc rượu, thời thái bình, quan không gõ cửa.

Vua hiền minh, trung thần thương dân.

Giữ nghiêm pháp luật không người tranh kiện.

Cày cấy ba năm, dành ăn chín năm, thóc lúa đầy bồ hết cảnh nợ nần.

Trời làm mưa, hồ ao đầy nước.

Nuôi ngựa để lấy phân bón ruộng.

Công hầu, bá tước thương dân không lo hơn thiệt.Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â� Con cháu hiền thảo chăm nuôi ông bà cha mẹ.

Ai phạm pháp xử phạt tuỳ theo nặng nhẹ

Không nhặt của rơi làm của riêng.

Nhà lao trống vắng...

Gái trai, già trẻ đều được trường thọ.

Ân đức thấm đượm cỏ cây, muôn loài.

Một thế giới lý tưởng do Tháo tưởng tượng ra: Thái bình thịnh vượng, quan lại không phải đến từng nhà thu thuế, vua hiền, tôi trung; người người giữ lễ, không còn kiện tụng; ngựa hiền không đánh giặc góp phần canh tác; quan coi dân như con, dân tình không tham lam, nhà tù vắng bóng người; vua tôi thực hành chính nghĩa, đến cây cỏ, côn trùng đều được hưởng ân đức...

Lại một hôm. sau khi đọc thông kinh sử. Tháo cảm thấy phấn chấn, tự nhủ rằng: khi ra làm quan phải lấy dân làm gốc, lấy nước làm gốc. Ý thơ đến, Tháo lại viết bài "Độ quan sơn" theo một điệu khác trong "Tương hoà ca, tương hoà khúc" của Nhạc Phủ.

Trong trời đất người là quý.

Làm vua chăm dân, lẽ đời là thế.

Bánh xe theo chân ngựa kéo, kế tiếp lẫn nhau.

Vật đổi sao dời, trăm họ vất vả.

Thánh hiền soi sáng giữ yên bờ cõi.

Đốt sách cùng vở, không thể tha thứ.

Cao đào phủ hầu, sao không mất chức?

Bởi vậy hậu thế, thay đổi nhiều điều.

Lao dân, làm chủ, dựa vào sức mạnh

Vua Thuấn xa xỉ, mười nước tách xa

Chẳng bằng vua Nghiêu chăm lo dành dụm.

Đời lấy Bá Di, làm gương để soi.

Xa xỉ là ác, đức độ là kiệm.

Hứa Do nhường nhịn, đâu còn kiện tụng?

Yêu thương lẫn nhau, sơ mà hoá thân.

Tháo nói rõ trong bài thơ: chấp hành "quyền lực nhà nước" chủ yếu là vì dân. Người chấp chính phải tiết kiệm, giữ nghiêm luật pháp, thương yêu nhân dân. Tháo phản đ̕i kịch liệt tệ xem thường quần chúng. Phải phấn đấu làm cho dân được yên vui, sống trong no ấm.

Tháo nói: nhà vua nên đi tuần thú bốn phương tìm hiểu dân tình, khích lệ người lành, trừng phạt kẻ ác; luật pháp phải nghiêm, không được tuỳ tiện thay đổi, đối với kẻ phạm tội, không nên bới móc những việc đã qua.

Tháo nói: Vua Thuấn tráng men lên bát đĩa, tác phong xa xỉ, khiến mười nước phân li, không bằng vua Nghiêu tiết kiệm, rường cột trong cung cũng không chạm khắc. Nên lấy những đức tính tốt dẹp của Bá Di mà người đời ca tụng để khích lệ nhũng khí tiết thanh cao.

Và Tháo lớn tiếng: xa xỉ là tội ác ghê gớm. Tiết kiệm là đạo đức tốt đẹp mà quân dân phải giữ gìn. Nếu ai cũng xem thường quyền thế như Hứa Do thì thế giới này làm gì còn cảnh tranh giành, kiện tụng. Mọi người tương thân tương ái. Tuy là người xa lạ nhưng chẳng mấy chốc đã trở thành bè bạn thân thiết.

Tháo đề xướng tiết kiệm, chửi rủa tội ác là có ý ám chỉ một cái gì đó. Những ngày ở quê nhà, Tháo nghe tin Triều đình càng ngày càng hủ bại. Bọn tham quan ô lại, binh lính ức hiếp dân lành, nền kinh tế ở nông thôn phá sản. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi dậy. Nhưng trong hoàng cung, Linh đế không hay biết gì.

Theo sự sắp xếp của hoạn quan, Linh đế không màng chính sự, không nắm quân quyền. Hoàng cung biến thành thị trường, bọn cung nữ hoá trang thành thương nhân, diễn trò mua bán với nhau. Bản thân Linh đế hoá trang làm khách tìm "'hoa", uống rượu trong những buổi tiệc mừng, rồi ca hát, rồi hành lạc...

Đến chó cũng được đội mũ, mặc quần áo trong cung. Linh đế thường hay cưỡi lừa đi dạo. KhắpLạc Dương bọn vương tôn quý tộc cũng đua nhau làm theo như vậy. Giá một con thú còn cao hơn giá một con người.

Hay tin, Tháo luôn miệng than thở, sốt ruột và lo lắng. Tháo hận bè lũ hoạn quan làm cho Triều đình đổ nát! Nhưng hiện nay Tháo chỉ biết gửi gắm hoài bão, lý tưởngÂ� cùng trách nhiệm của mình vào những vần thơ.

Trường hợp bị cắt chức về quê như Tháo là hết đường ra làm quan. Chí ít cũng là một thời gian dài. Nhưng Tháo lại nghĩ: Phàm những ai có đức có tài, nhất định sẽ được trọng dụng. Đành rằng hiện nay bọn hoạn quan nắm quyền trong tay, nhưng ngoài chúng ra, trong triều còn nhiều người khác, lẽ nào họ không cần tìm những người làm được việc hay sao?

Tháo chờ đợi, Tháo vẫn tin sẽ có ngày được ra làm việc.

Năm Quang Hoà thứ ba (năm 180 công nguyên), Tháo ở quê đã được hai năm. Tháo bỗng cảm thấy tâm hồn phiêu lãng, tinh thần phấn chấn, đến nỗi không thể ngồi yên đọc sách. Tháo tin vào cảm xúc, tin rằng thế nào cũng có khách đến thăm.

Quả nhiên gần trưa, có sứ giả Triều đình phóng ngựa tới, còn có tuỳ viên trong phủ đi theo. Tháo ra nghênh đón, không để đâu cho hết nỗi vui mừng.

Sứ giả tuyên chỉ, Tháo quỳ xuống nghe: Tào Tháo cắt chức về quê đã hai năm, vẫn giữ đạo nho, sáng tối chăm chỉ, có nhiều chuyển biến, nay gọi về kinh, phục chức Nghị lang.

Tháo vô cùng phấn khởi, vì người bị cắt chức được bổ nhiệm lại mới chỉ có Tháo là một. Từ trước đến nay, cũng chưa có trường hợp nào đã bị cắt chức lại được bổ nhiệm giữhức cũ. Thế mới biết Triều đình đã nhìn Tháo bằng con mắt khác.

Sau này Tháo mới hiểu Triều đình cần giúp một người tinh thông "Thương Thư", "Man Thi", "Tả Truyện, Xuân Thu", "Cốc Lương Truyện" và biết vận dụng vào các quan viên đang nắm chính sự. Không thể nào tìm được một người như vậy ở kinh thành. Bọn hoạn quan thì chỉ giỏi việc nghênh tiếp và gian dối tàn ác. Còn trong trăm quan thì hoặc là tài hoa chưa đủ, hoặc là ghen tị hẹp hòi, nên tìm quanh quẩn vẫn chưa vừa ý. Có người nói đến Tào Tháo. Nhưng Tháo là người bị cắt chức, nên không ai dám mạo hiểm nêu ý kiến. Sau đó có mấy người bàn bạc rồi quyết định cùng đứng tên đề nghị Tháo. Một là nói rằng, chỉ có Tào Tháo mới đảm nhiệm được, hai là nếu không thành thì cũng chẳng ai bắt tội được ai, vì cùng đứng tên nên trách nhiệm cũng được chia đều.

Rồi mấy người cùng ký tên việc biểu tiến cử Tào Tháo dâng lên. Nói Tháo là người thông cổ học, xứng đáng là chuyên gia kinh sử. Tháo tuy còn trẻ nhưng tính tình hoạt bát, tư duy sắc bén, hiểu sử thông kinh, biết kết hợp với tình hình thực tế. Tháo là người tài ba nhất. Qua tìm hiểu thấy Tháo vẫn một lòng với Triều đình. Hành động vừa qua tuy mạnh nhưng đó là đặc trưng của tuổi trẻ. Trước đây bị cắt chức vì liên lụy trong việc của họ Tống, nhưng thực tế Tào và Tống không liên hệ gì với nhau...

Mấy người cùng đứng tên nói năng có lý. Hơn nữa Linh đế cũng không tìm đâu ra người đảm đương công việc, bèn cho phép sử dụng Tào Tháo.

Việc làm của Triều đình, đành là không thể làm khác, Tháo cảm thấy thoả mãn. Điều đó khẳng định giá trị của Tháo. Cái đất so với "nhìn Tháo bằng con mắt khác" còn quý hơn nhiều. Trước đây, Tháo chưa hề biết học thức của mình có giá trị đến đâu. Cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện so sánh với đó. Tháo chỉ muốn học được nhiều thứ, biết được nhiều điều để rèn luyện mình ngày càng khá hơn.

Lúc này đây bỗng Tháo hiểu rằng nắm và ứng dụng được "cổ học" như Tháo quả không có nhiều. Và đã như vậy, Tháo phải mạnh dạn làm nên một sự nghiệp gì đó. Bằng cảm giác, Tháo lại đoán rằng, đã được bổ nhiệm lại, Tháo sẽ không bao giờ bị gạt ra khỏi con đường tiến quan nữa!

Tháo nhận lại chức Nghị lang. Tuy trước đây bị cắt chức, nhưng Tháo vẫn ung dung, tự tại. Triều đình vẫn ở trong tay bọn hoạn quan, Kiển Thạc giữ vị trí quan trọng, nhưng điều đó không làm cho Tháo phải e dè.

Thảm hoạ lần thứ hai vừa rồi kích động Tháo rất mạnh. Tháo cho rằng Trần Phồn và rất nhiều nhân sĩ phái Thanh Lưu đã chết thật oan uổng. Biết bao nhiêu danh sĩ tài đức vô cớ bị sát hại. Một tổn thất to lớn của đất nước. Nhiều năm nay những việc cứ canh cánh bên lòng, Tháo cho rằng nếu không có cách giải thích nào đó thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần phục vụ đất nước của các bậc tài đức sau này.

Với tinh thần trách nhiệm cao, tuy chỉ giữ chức Nghị lang, nhưng Tháo bằng những điển tích cũ trong kinh sử, muốn kiến nghị cùng Triều đình thanh minh một số việc nhằm dần dần đưa nền chính trị của đất nước vào thế ổn định. Trước hết, Tháo nghĩ đến vụ án Trần Phồn, Đậu Vũ nhiều năm về trước. Tháo cho rằng gọi vụ án đó là phản loạn thật không thoả đáng. Khi ấy, hai ông muốn phục hưng triều chính nên nghĩ cách giành lại quyền lực từ tay bọn hoạn quan. Hai ông không hề phản bội Triều đình. Vì bị kết tội là "phản loạn" nên hai ông bị chém đầu, vì là "phản loạn" nên những ai liên lụy đều bị sát hại. Cho đến nay, không ít người trong nước vẫn còn bàn tán, tỏ vẻ bất bình.

Tuy việc đã qua, nhưng nếu đem xét lại thì vẫn có tác dụng như "mất dê sửa chuồng", khiến nhân dân yên tâm, Triều đình thu được lợi lớn.

Thế rồi Tháo trình bày ý kiến, cách nhìn nhận vụ án Trần Phồn, Đậu vũ của mình thành một bản kiến nghị có tình có lý, cùng những phương pháp bổ cứu, dâng lên Triều đình. Điều mấu chốt là cần xét lại cái gọi là "sự kiện phản loạn" của Trần Phồn và Đậu Vũ.

Bản kiến nghị của Tào Nghị lang gây lên một phản ứng rộng khắp trong Triều. Lúc này Triều đình vẫn bị tập đoàn hoạn quan khống chế, ai là người dám nhắc tới vụ thảm sát đó? Một việc cần né tránh; một việc dễ làm cho tập đoàn hoạn quan hoài nghi và phẫn nộ. Thế mà Tháo lại công khai đề nghị xét lại tội trạng của hai nhân vật chủ yếu trong vụ thảm sát. Tin ấy như một tiếng sét giữa ban ngày. Văn, võ bá quan, tập đoàn hoạn quan khắp trong Triều đều lấy làm kinh ngạc.

Các quan trong Triều cho rằng Tháo quá mạo muội. Vừa mới được phục chức đã dám vuốt râu hùm. Tập đoàn hoạn quan chắc sẽ vô cùng phẫn nộ. Lẽ nào Tháo lại không biết điều đó?

Vì tinh thần trách nhiệm, Tháo dâng biểu để Triều đình xem xét. Tháo không làm điều gì sai trái. Triều đình không có cớ gì để cắt chức Tháo cả.

Tháo nghĩ đúng. Tập đoàn hoạn quan tuy phẫn nộ nhưng không làm gì được Tháo. Họ thuyết phục nhà vua không đếm xỉa gì đến Tháo nữa. Và những ý kiến, kiến nghị của Tháo chẳng khác gì hòn đá rơi xuống đáy biển.

Sau khi gửi bản kiến nghị đi, Tháo chờ đợi tin tức. ngày tháng cứ trôi qua, không hề có một phản hồi nào. Bằng cảm giác, Tháo đã tìm được nguyên nhân. Tháo chỉ còn biết than thở cùng trời đất. Tháo cảm thấy thất vọng vô cùng, tự nhủ thầm: Triều đình ngày càng hủ bại, thật là vô vọng...

° ° °

Năm An đế Vĩnh Sơ thứ ba (109 sau Công nguyên), nạn đói xẩy ra ở khu Tư Lệ, ở Lương Châu, dân tình đói khát, cắn xé lẫn nhau. Triều đình không cứu tế nổi.

Năm Hoàn đế Kiến Hoà thứ nhất, (147 sau Công nguyên), Kinh Châu và Dương Châu xẩy ra nạn đói, xác chết đầy đường.

Năm Kiến Hoà thứ ba, (149 sau Công nguyên), Kinh Sư lụt lội, thêm nạn động đất, dân tình đói khát, Triều đình bó tay.

Năm Kiến đế Vĩnh Thọ thứ nhất, (155 sau Công nguyên), Kinh Châu đói kém, người người ăn thịt lẫn nhau. Năm Hoàn đế Diên Hi thứ chín, Dự Châu sinh ra đói kém, châu, quận người chết quá nửa, tình hình hết sức nghiêm trọng. Năm đó, Hoàn đế qua đời.

Sau khi Linh đế kế vị, tình hình trở nên bi đát hơn, nhân dân đói khổ vùng dậy chống đối. Nghiêm trọng nhất là sự kiện đội quân Khăn vàng do Trương Giác cầm đầu.

Ba anh em họ Trương, Trương Giác, Trương Bảo và Trương Lương là người ở huyện Cự Lộc, tỉnh Hà Bắc. Ba anh em họ Trương chữa bệnh cho mọi người, chiêu tập quần chúng bằng hình thức tôn giáo "đạo Thái bình". Ước đến mươi năm, đạo Thái bình truyền bá khắp các châu Thanh, Từ, Ký, Kinh, Dương, Duyên, Dự... có tới mấy chục vạn giáo đồ.

Ba anh em Trương Giác chia tín đồ ra ba mươi sáu phương, phương lớn hơn một vạn người, phương nhỏ sáu bảy ngàn người, mỗi phương một vị thủ lĩnh. Lấy bốn câu sau làm ám hiệu: "Trời xanh đã chết, trời vàng nên dựng", "đến năm Giáp Tý, thiên hạ thái bình". Trời xanh là triều Hán, Trời vàng là đạo Thái bình. Họ hẹn nhau cả ba mươi sáu phương nhất tề nổi dậy vào năm Giáp Tý, là năm Linh đế Trung Hoà thứ nhất (184), năm thiên hạ thái bình.

Trương Giác cho tay chân lấy đất thó trắng viết hai chữ "Giáp Tý" ở khắp mọi nơi. Trước cửa nhà dân, thương gia; trước cổng phủ, châu, quận; trước các cổng thành, đâu đâu cũng có hai chữ "Giáp Tý".

Một thủ lĩnh là Mã Nguyên Nghĩa triệu tập mấy vạn giáo đồ ở hai châu Kinh. Dương, chuẩn bị cùng Trương Giác ấn định ngày nổi dậy. Nghĩa tự đem vàng bạc, châu báu đến kinh thành, dâng lên Trung Thường Thị Từ Phụng... nhờ Phụng làm nội ứng. Họ hẹn nhau ngày mùng năm, tháng ba, năm Giáp Tý, nhất tề nổi dậy, trong ngoài phối hợp, lật đổ nhà Hán.

Sau khi liên hệ xong với bọn hoạn quan. Mã Nguyên Nghĩa thông báo ngày giờ cho Trương Giác, còn mình ở lại Lạc Dương bố trí lực lượng.

Nhưng tới phút chót thì Đường Châu là trợ thủ của Mã Nguyên Nghĩa, tay chân của Trương Giác đã tố cáo. Mã Nguyên Nghĩa liền bị bắt. Ông đã cự tuyệt mọi lời hứa phong quan phong hầu, chịu đựng mọi hình phạt vô nhân đạo, chấp nhận hy sinh. Triều đình tuy không lấy được lời khai của Nghĩa, nhưng đã nắm được một số đầu mối qua Đường Châu, liền bắt ngay những người có quan hệ với Trương Giác, riêng ở kinh thành đã có hơn ngàn người bị

Linh đế xuống chiếu cho Thứ sử Ký Châu tróc nã anh em họ Trương. Trương Giác đành phải thay đổi kế hoạch, cho người báo đến ba mươi sáu phương chuẩn bị khởi nghĩa sớm hơn nửa tháng, vào một ngày nào đó của tháng hai. Tất cả nghĩa quân đều thắt Khăn vàng, gọi là "Đội quân Khăn vàng".

Sau mấy hôm, đội quân Khăn vàng của ba mươi sáu phương đã nhất tề đánh vào các quận, huyện, đốt phá phủ đường, mở cửa nhà giam thả hết phạm nhân ra. Tịch thu của cải nhà quan, mở cửa kho thóc, trừng phạt bọn tham quan, cường hào. Trong vòng mười ngày các nơi đều hưởng ứng. Thứ sử các châu quận: Thanh, Từ, Ký, Kinh, Dương, Duyện, Dự... cấp báo về Triều đình. Hán Linh đế chẳng khác gì kiến ngồi trong chảo nóng.

Linh để phong quốc cữu Hà Tiến làm đại tướng, lo phòng vệ kinh thành là trước hết. Bố trí các Đô uý ở tám chỗ hiểm yếu ngoài thành, tăng cường phòng ngự. Sau đó đem số quân tinh nhuệ chia thành hai đường đi trấn áp những người nông dân nổi dậy. Một đường do Thượng thư Lư Thực cầm đầu, tiến quân về phía bắc sông Hoàng Hà. Một đường nữa do Thái thú Hoàng Phủ Tung và đại phu Chu Tuấn cầm đầu, đi đánh quân Khăn vàng ở vùng Dĩnh Châu.

Để phối hợp tiến đánh quân Khăn vàng, Tào Tháo được phong làm Kỵ đô uý, dẫn năm nghìn kỵ binh đến Dĩnh Châu trợ chiến.

Lần đầu tiên, Tháo có cơ hội phát huy tài chỉ huy quân sĩ của mình. Trong "chiến dịch Trường Xã" toàn đội kỵ binh đã xông lên, làm cho đoàn quân của Trương Giác hỗn loạn; phối hợp nhịp nhàng với đường bước của Hoàng Phủ Tung, đánh tan đội quân Khăn vàng. Lúc lâm trận, Tào Tháo dẫn đầu ba quân phát huy tài năng phi ngựa và múa kiếm của mình. Hoàng Phủ Tung thừa thắng đánh thẳng vào tn tuyến đội quân Khăn vàng.

Hoàng Phủ Tung, Chu Tuấn và cả Tào Tháo, ba đạo quân hợp lại tàn sát hàng mấy vạn người. Quân Khăn vàng ở Dĩnh Châu đã bị trấn áp hoàn toàn. Họ đánh tiếp đội quân Khăn vàng ở vùng giáp ranh giữa hai quận Nhữ Nam và Trần Quốc.

Đầu mục Bà Tài hết đường chạy phải tự sát. Thủ lĩnh vừa chết, đội quân vô chủ chẳng bao lâu cũng tan rã.

Hoàng Phủ Tung gửi tấu lên Linh đế báo cáo thắng lợi và công lao của Chu Tuấn, trong bản tấu cũng nói tới Tào Tháo.

Đại tướng quân Hà Tiến xin vua phong Hoàng Phủ Tung chức Đô Hương hầu, Chu Tuấn chức Tây Hương hầu, Tháo được thăng quan một cấp và điều nhiệm làm Tế Nam tướng.

° ° °

Về đường công danh, Tháo đã có bước tiến lớn. Trước hôm rời khỏi đoàn kỵ binh, rượu thịt đã đầy đủ, Tháo và binh sĩ cùng chia vui. Một là để tạm biệt đoàn kỵ binh. Hai là uống mừng cho những thắng lợi vừa qua. Ngoài ra, cũng là chén rượu Tháo tự chúc mừng mình. Hai điểm trước, khi nâng cốc, Tháo đã nói rõ. Còn điểm sau, Tháo tự nhủ thầm. Không người dựa dẫm, không có quan hệ, Tháo được như ngày nay là nhờ vào năng lực của mình. Được phục chức Nghị lang, từ chức Kỵ đô uý lên chức Tế Nam tướng là những thành công lớn!

Tháo rất phấn khởi, lại muốn ngâm nga. Nhưng có hàng mấy ngàn binh sĩ ở trước mặt nên Tháo đành lấy rượu thay thơ, tay nâng chén cùng mọi người reo hò.

Lúc bấy giờ ông nội Tào Đằng đã mất, gia tài của ông thuộc về Tào Tung. Tháo là người thừa kế hợp pháp duy nhất của cha. Nghe cha, Tháo đến nhận số gia tài đó, nhưng lòng dạ vẫn dửng dưng. Tháo chỉ thương ông nội. quý ông nội. Có thể nói, ông nội đã là người làm cho Tháo có trách nhiệm hơn. Tháo luôn nhớ lời ông, coi đó là những bài học quý giá.

Cha khác hẳn ông nội. Cha chỉ tối mắt vì tiền. Với gia tài ấy, cha chỉ muốn Tháo ở nhà, không muốn con dấn thân vào con đường nguy hiềm. Đành rằng đến Tế Nam là để làm quan. Nhưng trong thời buổi loạn lạc này, liệu có điều gì rắc rối xẩy ra cho con người như Tháo không? Và những rắc rối ấy lại thường rất nguy hiểm.

Đương nhiên là cha không ngăn được Tháo. Ngay từ hồi còn bé, Tháo đã không muốn cha chỉ huy mình, bao giờ cũng tìm mọi cách để làm theo ý thích. Huống hồ bây giờ, Tháo đã tự lập, thành người có nhiều triển vọng. Tháo càng không muốn cha làm mình phải thay đổi. Cha không thay đổi được Tháo và Tháo cũng không thể làm cha thay đổi. Tốt nhất là mỗi người đi theo con đường riêng của mình.

Thế rồi Tháo lựa lời an ủi cha, và lên ngựa đi nhận nhiệm vụ.

Với lý tưởng và hoài bão của mình, Tháo rất muốn làm được một việc gì đó. Tế Nam cũng giống như nhiều địa phương khác, cũng có những tham quan ô lại. Tháo không muốn nơi quan trường dưới quyền Tháo là nơi hủ bại và bất tài. Tháo càng không muốn có những hành động ngang ngược, những việc rối ren ở nơi mình cai trị. Sau những lần tìm hiểu cặn kẽ Tháo đã thấy đư̖ượng, nhiều vấn đề. Tháo quyết tâm chỉnh đốn và cải cách.

Ở Tế Nam có Lưu Chương dòng dõi nhà Hán. Cho mình là hoàng thân nên hắn muốn làm gì thì làm. Lưu Chương quyền thế rất lớn, không ít người muốn làm thân để được che chở. Lưu Chương là người tin vào quỷ thần, thường đi lại với một số người gọi là đạo sĩ. Ở phía tây thành Tế Nam có mấy gò đất, được sửa sang lại thành nơi ở của phái "Thiên Long giáo". Một trong những người cầm đầu là Trần Thiên Long, tường tỏ một số loại như kinh dịch, bát quái, âm dương, ngũ hành. Mỗi lần trò chuyện với Lưu Chương, Trần Thiên Long thường hay xem tay, xem mặt, bốc quẻ và tất cả đều rất tốt đẹp, làm cho Lưu Chương vô cùng thích thú.

Một lần, Trần Thiên Long sau khi gieo quẻ xong liền nói:

- Lưu hoàng thân, tài vận may mắn. Nếu đi săn thì sẽ bắn được nhiều thú. Duy trong tướng vận lại có một điểm hơi đen, giống như một nốt ruồi rất bé ở trên mặt. Nếu trừ bỏ được thì sẽ không hề gì!

Lưu Chương hỏi gấp:

- Xin giáo chủ chỉ bảo, trừ bỏ như thế nào?

Trần Thiên Long nói:

- Ta quan sát xung quanh hoàng thân thấy: đông, tây, nam, bắc, bốn phương đều thoáng đạt. Riêng ở hai góc là có ám khí, rõ ràng cái điểm đen đó là từ chỗ này...

Lưu Chương vắt óc, suy nghĩ. Ở góc Tây Bắc nơi ở, có cái gì trở đây. Nhưng nghĩ mãi không ra. Ở góc Tây Bắc có rất nhiều thứ, có hành lang, tiểu đình, non bộ, lại còn tường vây quanh...

Trần Thiên Long nói:

- Nơi hoàng thân ở thì tốt rồi. Những vật chung quanh hoàng thân không phải là những vật trở ngại. Mà chính là những vật ở bên ngoài tường bao. Theo quẻ, thì bên ngoài tường bao, về hướng Tây Bắc khoảng hơn trăm bước, nhất định có ngôi nhà mới xây, đó chính là ám khí làm trở ngại đến hoàng thân.

Lưu Chương cho người đi xem, quả nhiên bên ngoài tường bao, đi về hướng Tây Bắc khoảng hơn trăm bước, gần đây có người xây một khu nhà lớn ba gian. Lưu Chương biết tin, lấy làm phẫn nộ, sai người ra phá. Mặt khác hết lời cảm tạ Trần Thiên Long, giáo chủ phái "Thiên Long giáo" và đem rất nhiều vàng bạc ra biếu. Trần Thiên Long lấy làm vui sướng. Đã bắn một mũi tên trúng hai đích. Chủ nhân của ngôi nhà ba gian kia vừa xung đột với Trần Thiên Long mấy hôm trước. Trần Thiên Long mượn tay Lưu Chương phá sạch đi, cho bõ tức. Lại còn được Lưu Chương tặng cho bao nhiêu là vàng bạc.

Trên cơ sở "Thiên Long giáo" được Lưu Chương chú ý, Trần Thiên Long muốn mở rộng thêm nhà thờ của Thiên Long giáo để cúng tế Long thần. Làm như vậy ảnh hưởng của Thiên Long giáo càng lớn, uy tín và quyền thế của Trần Thiên Long càng cao. Từ đó giáo dân càng đông, tiền tài càng nhiều.

Trần Thiên Long cầu xin Lưu Chương phê chuẩn. Lưu Chương hoàn toàn đồng ý, còn cho quyên góp hai nghìn lạng bạc để tu sửa nhà thờ. Khi Thảo đến nhậm chức ở Tế Nam, nhà thờ Thiên Long giáo đã tu sửa xong. Quy mô tuy không to lớn, nhưng hương khói thì suốt ngày đêm. Trong gian Long thần người vào dâng hương, dâng tiền không d

Tào Tháo vào tận nhà thờ Thiên Long giáo để điều tra xem xét. Phát hiện thấy nhiều người đến đây đều không tự nguyện. Tào Tháo ra ngoài gặp những người đi dâng hương hỏi chương trình và quy định của Thiên Long giáo.

Thấy mọi người yên lặng, Tháo đành phải nói rõ thân phận mình, nói rõ mục đích là muốn loại trừ mọi hủ tục hoành hành từ bấy đến nay.

Lúc đó một phụ nữ mới khóc kể cho Tháo nghe hành vi ngang ngược buộc mọi người phải theo đạo Thiên Long giáo. Những ai không theo sẽ bị tra khảo đánh đập đến chết. Những ai theo đạo, ngoài giáo phí ban đầu là năm mươi lạng, mỗi tháng còn phải dâng hương một lần, tiền cúng không được dưới năm lạng. Bởi vậy ai ai cũng ca thán. Rất nhiều người vì thế mà khuynh gia bại sản. Cũng có người không đủ tiền nộp, đành phải chờ đến khuya đưa cả nhà đi trốn. Nếu ai để cho người của "Thiên Long giáo" bắt dược, thì người đó sẽ bị đánh chết ở cửa miếu Thần long xử phạt.

Những điều nghe thấy mà kinh. Tháo an ủi mọi người, hứa sẽ giải quyết sớm.

Một ông lão đã nhiều tuổi, vì lòng hảo tâm đã khuyên Tháo:

- Ngài chưa biết đấy thôi, tên Trần Thiên Long được Lưu Chương quý mến. Lưu Chương là hoàng thân, quyền thế rất lớn, sợ ngài đối phó không nổi...

Tháo nghe xong vô cùng tức giận, nhưng đã tự kiềm chế được. Tháo nghĩ việc gì phải hùng hùng, hổ hổ, nói ong nói phượng mà bằng thực tế để bà con trông thấy thì hơn. Do đó, Tháo gật đầu và bình tĩnh nói:

- Tôi biết. Bà con cứ yên tâm, tôi sẽ có cách.

Hôm đó, Tào Tháo đến ra mắt Lưu Chương. Lưu Chương đã từng nghe tiếng Tào Tháo. Dạo ở cổng thành Lạc Dương, Tháo giết Kiển Xương, tin ấy đã đến tai Lưu Chương. Sự kiện đó gắn liền với tên tuổi họ Tào, nên Lưu Chương đã nhập tâm. Khi biết tin Tháo đến Tế Nam, Lưu Chương cảm thấy e ngại. Lúc này nghe người hầu vào báo có Tháo đến thăm, Lưu Chương vẫn không muốn tiếp khách, đang ngồi nghỉ ở trong phòng, cảm thấy lạ lùng, bèn nhanh chóng ra đón.

Lưu Chương chưa từng gặp Tháo. Lưu Chương vẫn nghĩ Tháo phải là người oai nghiêm, cao lớn. Khi gặp rồi hắn mới thấy lạ: Tháo là một người lùn, nhỏ, da ngăm ngăm đen. Tuy lùn nhưng dáng người chắc nịch, da đen, còn mặt rất có thần. Nhất là giọng nói oang oang, đầy sức thuyết phục, khiến người nghe cảm thấy rờn rợn. Lưu Chương thấy sờ sợ, sợ nhất lúc nghĩ đến hình ảnh oai phong của Tháo là Kỵ đô uý dẫn hàng ngàn kỵ binh xông pha chém giết. Tất nhiên, Tào Tháo thăm hỏi Lưu Chương rất cung kính. Lưu Chương cũng tỏ thành ý hoan nghênh Tào Tháo. Hai người hàn huyên hồi lâu. Họ nói chuyện về Lạc Dương, về Tế Nam.

- Lần đầu tôi đến nhậm chức ở Tế Nam, mong được hoàng thân hết sức giúp đõ. Tháo tuy tài hèn sức mọn, nhưng vì nhà Hán mà hết long, nay lấy trách nhiệm làm hàng đầu, mong hoàng thân coi xã tắc nhà Hán làm trọng, luôn luôn chỉ bảo cho.

Lưu Chương nói:

- Được thôi, được thôi! Tào tướng quân là người có năng lực. Nay Triều đình cử ngài đến đây, vì ngài là ng tài ba, điều đó là niềm hạnh phúc cho nhân dân Tế Nam.

Tào Tháo cười vang:

- Hoàng thân quá lời. Tôi không bao giờ dám phụ lòng tin của Triều đình. Nhất định tôi sẽ làm việc theo phép nước, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ ở Tế Nam. Từ nay về sau có gì chưa thoả đáng. mong hoàng thân lấy việc nước làm trọng, tha thứ cho.

Lưu Chương cảm thấy lo lắng. Trong lời nói của Tháo có một cái gì đó bức bách, giống như một luồng gió lạnh, thổi thẳng vào tim. Do vậy Lưu Chương luôn mồm phụ hoạ, vì không biết nên nói thế nào! Mãi đến lúc Tháo đứng dậy cáo từ Lưu Chương vẫn chưa hoàn hồn.

Cách một ngày sau, có một tờ lệnh cấm, dán ở trong thành Tế Nam, ghi rõ: "Nhà Hán ta xem trọng Khổng học và Nho thuật. Cấm chỉ mọi tà thuyết khác. Bất kỳ một tổ chức giáo phái nào đều không được hoạt động kể từ ngày có lệnh cấm. Nội trono ba ngày phải giải tán xong. Người chống lệnh sẽ bị phạt nặng".

Lệnh ban ra dân chúng Tế Nam vỗ tay hoan hô. Các loại giáo phái tuy nhiều, nhưng nhiều nhất vẫn là các tổ chức tự nguyện của nhân dân, loại này muốn giải tán không khó. Duy có Thiên Long giáo là phái có tổ chức rộng khắp, chặt chẽ, có thế lực, nếu giải tán được nó, chắc hẳn bà con phải ăn mừng. Mọi người còn lo ngại vì giáo phái Thiên Long có quan hệ mật thiết với Lưu Chương, liệu Tào Tháo có khả năng giải tán được "Thiên Long giáo" hay không?

Ngày thứ nhất trôi qua, trong nhà thờ Thiên Long giáo vẫn khói hương nghi ngút. Tuy nhiên số người đến dâng h đã giảm đi khá nhiều. Bởi nhà thờ Thiên Long giáo thường xuyên mở cửa, nên số người vốn sợ Trần Thiên Long không thể không đến dâng hương.

Trần Thiên Long ỷ thế Lưu Chương. Hắn tính Tháo là quan ở Tế Nam, liệu có gan chống lại hoàng thân không? Nên không những hắn không đóng cửa, còn sai mấy tên đầu mục, vào ra hương khói, giữ lấy bộ mặt của nhà thờ.

Ngày thứ hai trôi qua, người người đến dâng hương đông hơn hôm đầu. Nhìn thấy trong nhà thờ lúc nào cũngÂ� có khói hương, người ta nghĩ rằng Thiên Long giáo không hề sợ lệnh cấm nên những ai ngày thứ nhất không đến, ngày hôm sau phải đến.

Đến ngày thứ ba, người đến dâng hương lại tăng thêm nữa. Mọi người đều tỏ rõ "lòng thành" của mình. Nếu không, Trần Thiên Long hỏi tội, thì cả nhà lại khổ lây.

Đúng vào lúc mọi người đang khấn vái, khói hương nghi ngút, thì một toán binh lính có vũ trang kéo đến. Tào Tháo cưỡi trên một con ngựa cao to, ngang lưng đeo kiếm, tay trái cầm cương.

Dân chúng ở ngoài nhìn thấy trước, vội vàng lẩn tránh. Tào Tháo không để ý mọi người, giơ roi vẫy, quân lính lập tức chia thành hai mũi, bao vây nhà thờ. Những người dâng hương ở trong bấy giờ mới thấy vậy, liền hoang mang, thất đảm.

Tháo đi ngựa đến trước cửa nhà thờ nói lớn:

- Bà con đừng sợ. Hôm nay đền Thiên Long không theo lệnh cấm, chúng tôi đến xem sao. Ngoài giáo chủ và mấy đầu mục trong đền, những bà con khác xin từ từ giải tán.

Tháo nói vừa dứt, bà con đến dâng hương vội vã chen lấn ra ngoài. Tháo cho binh lính giữ trật tự để bà con từng người một đi ra. Ai là đầu mục đều được giữ lại. Tháo đã đưa một số người nắm rõ bọn đầu mục lớn, bé vào trong đội quân của mình.

Tính cả Trần Thiên Long thì số đầu mục bị bắt có hơn mười người, không bỏ sót một ai. Tất cả đều được trói thành một dây. Sau đó thu hết số tiền bạc ở trong đền và đóng cửa niêm phong.

Sau khi bắt giam bọn Trần Thiên Long và một số người khác, Tào Tháo lại thảo bản cấm lệnh thứ hai, trong đó nói: Từ hôm ban bố lệnh cấm, tất cả các giáo phái đã tự đình chỉ. Tuy vẫn còn một số ít ngoan cố, bằng chân như vại. Nay đã đến ngày thứ ba, những ai không tuân theo lệnh đều đã bị bắt, sau khi phân loại sẽ bị xử nặng. Việc xử phạt thuộc về quan phủ, không ai được can thiệp, những người nói chuyện tình cảm sẽ bị đánh năm mươi roi.

Nghe tin Trần Thiên Long và một số người khác bị bắt, Lưu Chương định đến xin Tào Tháo xử lý khoan hồng. Đi được nửa đường lại nghe có lệnh cấm mới, Lưu Chương liền cho người đến xem. Sau khi biết được nội dung Lưu Chương đành thở dài và quay về phủ.

Tào Tháo tự thẩm vấn Trần Thiên Long và những người khác. Sau cùng phán quyết luôn: xử Trần Thiên Long và năm người khác tội chém đầu, tám người còn lại bị giam cầm. Trần Thiên Long vội quỳ xuống đất, đập đầu lia lịa xin tha. Hắn không ngờ Tào Tháo lại vũ đoán, lại vô tư như vậy. Ngay cả hoàng thân cũng không đếm xỉa tới. Hắn vừa hối hận, vừa ai oán, kêu khóc ầm

Ngày hôm sau, Tháo cho dẫn Trần Thiên Long và năm người kia đến một bãi đất trống ở trước cửa đền Thiên Long, tuyên đọc hình phạt và chém đầu. Có thể nói nhân dân thành Tế Nam sôi động hẳn lên. Họ đổ đến, vây quanh xem xét. Chung quanh nơi xử án người đông nghìn nghịt, nhưng trật tự vô cùng. Sau khi tuyên án, hình phạt chặt đầu được thi hành, mọi người mới ầm ầm hoan hô.

Để trừ tận gốc Thiên Long giáo, sau khi quần chúng ra về, Tào Tháo cho đốt huỷ luôn ngôi đền.

Lúc ngọn lửa đang cháy cũng là lúc Tào Tháo đem số bạc tịch thu được, căn cứ vào sổ sách trả về cho nguyên chủ. Đối với số bạc của những người đã chạy khỏi Tế Nam thì tạm thời do tướng phủ bảo quản.

Những người được nhận lại số bạc của mình thì vô cùng cảm kích, gọi Tháo là cứu tinh.

Những biến đổi chưa từng ở Tế Nam đã khiến cho tiếng tăm của Tào Tháo vang đi rất xa. Trước hết những gia đình từng bị Trần Thiên Long bức hại phải rời bỏ quê hưng nay lục tục trở về Tế Nam. Và ngay cả những người ở địa phương khác cùng đổ về Tế Nam. Trong một thời gian, Tế Nam là nơi thái bình trong thiên hạ, nhân dân an cư lạc nghiệp, nghề buôn bán trở nên phát đạt.

° ° °

Những việc thanh trừng bọn tham quan ô lại, phế truất những tên quan bất tài ở các quận huyện của Tào Tháo lại đắc tội với tầng lớp đặc quyền thân thích của ngoại tộc hoặc của một số tên hoạn quan. Nhất là Lưu Chương căm giận Tào Tháo trong vụ án Thiên Long giáo. Là một hoàng than, Lưu Chương đến kinh thành phao tin thất thiệt về Tào Tháo, khiến cho một số người trong triều đem lòng căm ghét Tào Tháo.

Năm Trung Bình thứ hai (185 sau Công nguyên). Triều đình hạ lệnh điều Tháo đi làm Thái thú Đông Quận. So với chức quan ở Tế Nam, Thái thú Đông Quận còn cao hơn một bậc. Về danh nghĩa thì Tháo được thăng quan. Nhưng thực tế là điều Tháo ra khỏi Tế Nam. Điều Tháo đi làm Thái thú Đông Quận là đưa Tháo đến nơi bọn hoạn quan trực tiếp khống chế để khi có cơ hội sẽ hãm hại Tháo.

Tháo vốn thông minh và mẫn cảm, nên đã thừa biết những âm mưu đó. Tháo nghĩ di nghĩ lại không tìm được cách gì để đối phó lại. Cuối cùng Tháo quyết định từ quan, một quyết định thật táo bạo. Lấy cớ sức khoẻ không tốt.

Tháo xin Triều đình cho nghỉ về quê dưỡng bệnh dài ngày.

Tháo quyết định như vậy vì nghĩ rằng ý đồ làm hại Tháo của bọn hoạn quan đã khá rõ. Để tránh được tai hoạ, thức thời nhất là xin được về quê, rời bỏ chính sự, đó là phương pháp tốt nhất. Mặt khác Tháo nghĩ: Tháo mới ba mươi tuổi, mà trong số Hiếu liêm cùng năm với Tháo, không ít người đã ngoài năm mươi. Nên Đường Châu có phải chờ hai mư năm nữa, khi thiên hạ tương đối thái bình, ổn định mới ra làm quan, thực hiện ước vọng của mình cũng chưa phải là muộn.

Mọi người ở trong triều đều thấy ngạc nhiên khi Tháo ngỏ ý về quê trong lúc công danh, tài năng đang thời kỳ phát triển tốt đẹp. Nhưng Tháo rất cương quyết nên Triều đình đành phải phê chuẩn.

Tháo về huyện Tiêu, tỉnh An Huy quê nhà. Tháo không ở chỗ cũ, mua một mảnh đất hẻo lánh cách huyện lỵ ước đến năm mươi dặm. Tháo dựng một căn lều cỏ ở một mình. Tháo muốn được yên tĩnh, ít phải bận lòng. Hai mùa thu, hạ thì đọc sách, đông và xuân thì săn bắn. Không bàn đến chính sự, quên hẳn công việc hàng ngày, đó chính là cuộc sống hoàn toàn tĩnh dưỡng.

Nhưng thực tế không đơn giản như Tháo đã nghĩ. Chẳng bao lâu có người đến tìm Tháo. Tất nhiên không phải là những người sơn dã sớm tối thường gặp. Có người ở tận kinh thành đến. Người đó đưa cho Tháo một bức thư.

Nguyên là Thứ sử Ký Châu Vương Phần, con trai của Thái phó Trần Phồn là Trần Dật, Danh đạo giáo pháp sư Tương Khải, Hào sử châu Tinh, sách sĩ nổi tiếng Hứa Du, cùng nhau âm mưu bàn chính biến, phế bỏ Linh đế, giết bọn hoạn quan, báo thù cho Trần Phồn và những người khác. Theo đề nghị của Hứa Du, mọi người muốn Tháo cùng tham gia. Tháo đã nổi tiếng ở thành Lạc Dương, có khả năng lôi kéo mọi người.

Tào Tháo đọc mật thư, cảm thấy có điều chưa thoả đáng, bèn viết cho Hứa Du như sau: Việc phế lập chưa biết thế nào! Người xưa có thành có bại. Nay ta phải xem trước nhìn sau, Y Doãn là bậc trung thần có nhiều thế mạnh, bàn việc phế lập công việc mới thành. Hay như Hoắc Quang, có thế phò vua, trong có Thái hậu nhiếp chính, ngoài có công khanh giúp đỡ, trừ bỏ vuương Ấp có nhiều tội ác, công việc mới thành. Ngày nay khó khăn thì nhiều, người người phân tán,Â� đâu được như bảy nước khi xưa. Hợp sức nhau là tốt, nhưng không bằng Ngô, Sở. Xin các vị soi xét kỹ!

Từ bức thư này có thể thấy Tháo không phải là "Tử Trung phái" của Hán hoàng đế. Chắc đã thấy rõ thái độ của Tháo nên Hứa Du mới đề nghị tìm Tháo. Tháo đã nghĩ đến sự được mất về chính trị nên phản đối. Tháo cho rằng việc phế lập nhà vua chỉ có thể thành công nếu làm được như Hoắc Quang với vua Xương Ấp, hoặc Y Doãn đối với tình thế của Thái Giáp. Lúc bấy giờ Thái Giáp và Xương Ấp đều vừa mới lên ngôi, quyền lực chưa ổn định. Hơn nữa, các hoàng thân trong triều, các quan đại thần ở bên ngoài đều không ủng hộ nhà vua; họ ủng hộ Nguyên lão quyền thần Y Doãn và Hoắc Quang, nên việc phế lập mới thành công.

Còn như âm mưu làm chính biến của Vương Phần phát động từ một địa phương thì khó lòng khống chế được chính quyền. Ngược lại sẽ bị Chính phủ Trung ương tập hợp quân đội từ nhiều nơi đến vây ráp thì nhất định sẽ thua. Với lực lượng ở Ký Châu và Vương Phần rất khó thắng lợi, chưa nói là rất mạo hiểm.

Tào Tháo phân tích rất có lý, nhưng không vì thế mà Vương Phần cùng những người khác thay đổi ý định của họ. Tào Tháo không tố giác coi như không biết chuyện.

Một thời gian sau, Linh đế thông tri cho Vương Phần là sẽ đi tuần tra vùng Ký Châu. Vương Phần cho đây là cơ hội ngàn năm có một, liền dâng biểu xin nhà vua đến vùng Hắc Sơn, nơi giặc cướp nổi lên phá phách để động viên binh sĩ. Mặt khác, công khai tập hợp lực lượng các châu, huyện, chờ khi Linh đế đến Ký Châu là khởi sự.

Cũng lúc ấy ở phương Bắc xuất hiện một đám mây hồng, quan Thái sử liền gieo quẻ thì thấy "không nên đi vì phương Bắc có âm mưu". Linh đế liền huỷ bỏ chuyến đi, đồng thời lệnh cho Vương Phần tập hợp binh mã tiến đánh vùng Hắc Sơn và trước đó phải về kinh tâu trình kế hoạch. Vương Phần tiếp thánh chỉ và lấy làm kinh ngạc, cho rằng mưu kế đã bị bại lộ, nên tự sát... Tháo nghe tin rất thương tiếc. Đồng thời, cũng ngầm phê phán Vương Phần là người nhát gan. Nhưng qua đây cũng thấy rõ: phong trào chống đối Triều đình đã có ở khắp mọi nơi.

Tào Tháo nghe biết, kể từ sau sự kiện Đảng Cố lần thứ hai, triều thần và nhân dân đều căm giận bọn hoạn quan. Từ đấy mà mặc cảm và thất vọng cả với Linh đế. Trước đó, đại thần Trương Quân và Thẩm Trung ở trong triều đã bị hại vì đã lớn tiếng phản đối hoạn quan, chỉ trích Hoàng đế. Tào Tháo còn biết một việc bí mật nữa: Tín đô quận lệnh Diệm Trung ở Ký Châu thuyết phục Hoàng Phủ Tung làm binh biến.

Sau khi Hoàng Phủ Tung, Tào Tháo và một số người khác phá tan đội quân Khăn vàng thì tiếng tăm lừng lẫy thiên hạ.

Diệm Trung nói với Hoàng Phủ Tung:

- Những bậc thánh nhân thường làm theo thời vận, những người có học thường nắm lấy cơ hội mà phát triển. Có nhiều cơ may khi thời vận đến. Ngày nay tướng quân đang gặp vận, nếu bỏ lỡ thì ngàn năm sau chắc gì đã gặp. Làm sao lưu lại tiếng thơm trong thiên hạ?

Hoàng Phủ Tung tỏ ra không hiểu.

Diệm Trung nói rõ hơn:

- Ai cũng muốn đi theo 1;i có năng lực. Người có học không để hôn quân kiềm chế. Nay tướng quân như có thiên tướng, thần binh, sáng xuất chinh, tối thắng lợi khải hoàn, người ngươig đều cảm kích, trăm họ đều quý mến. Nói đến Thương Thang hay Chu Vũ cũng đều không bằng ngài. Nay ngài vẫn thờ phụng hôn quân liệu có đáng không?

Hoàng Phủ Tung nói:

- Tôi đêm ngày vất vả vì đất nước. Một lòng một dạ trung thành. Như vậy thật quá nguy hiểm!

Diệm Trung nói:

- Hàn Tín không quên trả ơn vì một bữa ăn, nhưng lại cự tuyệt lời khuyên của Khoái Thông, bỏ mất cơ hội chia ba thiên hạ cùng Lưu Bang và Hạng Vũ. Cuối cùng hối hận và chết trong tay Lữ hậu. Ngày nay, Hoàng thượng kém xa Hạng Vũ và Lưu Bang. Còn binh lực của tướng quân thì hơn hẳn Hàn Tín... Chỉ cần khởi binh diệt hết lũ hoạn quan tội ác ngút trời, sẽ không còn ai xung đột cùng với tướng quân... Sau khi bình định thiên hạ, ngài xin với trời đất, thay nhà Hán, bước lên ngai vang thiên tử. Đó mới là thuận theo thời thế. Trung với vương triều thối nát, phục vụ hôn quân thì sẽ không bền. Hơn nữa công lao của tướng quân rất to lớn, tránh sao khỏi có kẻ gièm pha ghen ghét... nếu không lo liệu sớm, e sau sẽ không kịp.

Hoàng Phủ Tung lắc đầu nói:

- Giặc Khăn vàng không thể so với Hạng Vũ cuối đời Tần. Thành công vừa rồi không phải do tài năng của tôi. Đó là công lao của binh lính, trăm họ báo đền ơn nước. Đề nghị của ông thật trái với đạo trời, thật là không tưởng,Â� tránh sao dược hoạ lớn. Cứ coi như tôi bị người người ghen ghét, hãm hại, cùng lắm thì xin từ quan về lại quê hương, để giữ được tiếng tăm trung nghĩa. Còn nói phản nghịch, t không dám theo.

Tào Tháo biết là Hoàng Phủ Tung tuy cự tuyệt lời đề nghị của Diệm Trung, nhưng cũng không tố giác hoặc xử phạt Diệm Trung. Và như vậy, nhận thức về tính hợp pháp của vương triều nhà Hán trong số đông triều thần đã có phần lung lay.

Tào Tháo tuy ở trong lều cỏ, ở một nơi hẻo lánh, nhưng vẫn nghe được rất nhiều chuyện trong và ngoại kinh thành.

Về sau, Thán nghe nói Diệm Trung tham gia vũ trang nổi loạn cùng với Hàn Toại và Kinh Châu. Diệm Trung còn được chọn làm lãnh tụ. Về sau Diệm Trung bị kẻ khác lợi dụng, thấy mình chẳng khác gì một con rối, suy nghĩ buồn phiền mà chết.

Nhưng do có sự kiện phản loạn ở Kinh Châu, nên liên tiếp nổ ra sự biến ở U Châu, rợ Hung Nô ở phía nam đánh tới và cả cuộc bạo động ở Ích Châu. Hán Linh đế phải cải tổ công việc triều chính và quân đội. Quân đội trong kinh thành được chia ra năm quân đoàn nhằm đối phó kịp thời khi có tình hình hỗn loạn.

° ° °

Tháo đang ở lều tranh, được tin phải về kinh nhận chức Hiệu uý. Tháo cho rằng đây là dịp tốt nhận chức vị "Chinh Tây tướng quân". Bởi vậy, Tháo không do dự kết thúc cuộc sống ẩn cư, nhanh chóng về thành Lạc Dương.

"Cấm vệ quân đoàn" được tăng cường và biên chế thành năm quân đoàn, do tám vị tướng quân thống lĩnh.

Trùm hoạn quan Kiển Thạ làm Thượng Quân hiệu uý.

Viên Thiệu, người bạn thời niên thiếu của Tháo cùng quê, làm Trung quân hiệu uý.

Bào Hồng, con người quý tiền như sinh mệnh làm Hạ quân hiệu uý.

Ngoài ra Triệu Dung là trợ quân Tả hiệu uý. Phùng Phương trợ quân Hữu hiệu uý. Hạ Mưu - Tả hiệu uý. Thuần Vu Quỳnh - Hữu hiệu uý.

Nhưng Tào Tháo lên kinh chẳng bao lâu thì cảm thấy thất vọng. Quân đoàn mới thành lập không có kế hoạch đi Kinh Châu. Tập đoàn hoạn quan muốn sử dụng quân đoàn này để đấu tranh với đại tướng quân Hà Tiến. Còn đánh Kinh Châu do Nội tả tướng quân Hoàng Phủ Tung và Tiềm tướng quân Đổng Trác phụ trách.

Hà Tiến là anh của Hà Thái hậu. Khi Linh đế Thiên Long giáo thế, Thiếu đế mười bốn tuổi lên ngôi, Hà Thái hậu nhiếp chính, thế lực của đại tướng quân Hà Tiến càng ngày càng lớn, uy hiếp thế lực bọn hoạn quan. Bọn này tích cực tìm cách phòng bị.

Nửa năm sau, Hạ quân do Bào Hồng soái lĩnh mới đi đánh dẹp dư đảng Khăn vàng gần vùng Cát Bản. Bào Hồng không những không hoàn thành nhiệm vụ, còn mượn cớ chiến tranh để làm giàu, biển lận quân lương kể có hàng vạn. Cuối cùng có người tố giác nên Bào Hồng đã bị hạ ngục xử tử vào tháng ba năm sau. Từ đó như có một đám mây đen bao trùm lên quân đoàn mới thành lập.

Ít lâu sau, Tháo tự thấy mình đang bị cuốn vào một cuộc đấu tranh chính trị quan trọng.

Đại hoạn quan Kiển Thạc có ý dùng quân đoàn mới để đối phó với Hà Tiến. Nhưng Trung quân Hiệu uýViên Thiệu lại nghiêng về phía Hà Tiến. Trợ quân Tả hiệu uý Triệu Dung và Hữu hiệu uý Thuần Vu Quỳnh cũng nghiêng về lập trường của Viên Thiệu.

Tào Tháo, cháu của một vị hoạn quan chọn con đường nào? Tháo vốn phản đối cuộc chính biến đổ máu, nhưng cũng đành phải đứng cùng phía với người bạn đồng hương Viên Thiệu, mở cuộc đấu tranh chính trị ở Lạc Dương với bọn hoạn quan vào một dịp trung thu lạnh buốt.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện