Chương 18: Anh hùng vốn hiếu sắc, cha con hệt giống nhau

Tháng giêng năm Kiến An thứ chín, Tào Mạnh Đức quân nhiều lương đủ lại rầm rầm rộ rộ từ Hoàng Hà kéo đến Hán Thuỷ, đến Bạch Câu tiến lên miền đông bắc. Tháng hai năm đó, Viên Thượng để Thẩm Phôi, Tô Do giữ Nghiệp Thành, còn mình thì dẫn đại quân công phá căn cứ của Viên Đàm là quận Bình Nguyên.

Vẫn bằng sách lược “Vây Ngụy cứu Triệu”, Mạnh Đức trực tiếp dẫn đại quân công phá Nghiệp Thành, lần này Mạnh Đức điều động rất nhiều lực lượng tham chiến: Kiến vũ tướng quân Hạ Hầu Đôn, Lịchướng quân Tào Hồng, Trung kiên tướng quân Trương Liêu, Du kích tướng quân Nhạc Tiến, Thiên tướng quân Trương Cáp, Thiên tướng quân Từ Hoảng, Thần tướng quân Lý Điển, Thân thị Hiệu uý Hứa Chử, bản thân Mạnh Đức là tổng chỉ huy, Hạ Hầu Uyên phụ trách hậu cần, lo vận chuyển lương thảo ở các châu Duyện, Dự, Tử, Hứa Du và Quách Gia vẫn là tham mưu toàn quân.

Mọi người đã hiểu rõ ý đồ chính về mọi mặt của Tào Mạnh Đức trong chuyến bắc chinh lần này.

Khi đại quân vừa đến khu vực Hằng Thuỷ, cách Nghiệp Thành khoảng năm mươi bước về phía đông nam, thì Mạnh Đức nhận được tin có người nhận làm nội ứng dâng trọn Nghiệp Thành, đó là Tô Do, một tướng giữ thành. Do vốn bất hoà với Thẩm Phôi, lại hiểu được số phận đã đến kỳ đến hạn, tốt nhất là ra hàng, thuận theo lòng người, hòng có chút lợi về sau.

Tốn ít xương máu mà chiếm được thành, khiến ai nấy đều mừng rỡ. Mạnh Đức lệnh cho Hạ Hầu Đôn dẫn quân tiền phương nhanh chóng vào thành. Nào ngờ lại có tin mang đến, tin làm phản đã bị lộ. Quân Thẩm Phôi đánh nhau với quân phiến loạn ngay trên đường phố. Quân phiến loạn quá ít phải rút ra ngoài sang phía quân Tào.

Tào Mạnh Đức tay lăm lăm roi ngựa phóng đến trước trận, lấy ba đạo quân của Đôn, Liêu và Hồng làm quân chủ lực, công phá Nghiệp Thành. Để chống lại những công trình phòng thủ vững chắc của quân Viên, Mạnh Đức cho đào đường ngầm để tiến công. Thẩm Phôi biết vậy, liền cho đào hào để ngăn lại. Mạnh Đức đành cho đắp những ngọn núi đất, áp sát tường thành như hồi đánh nhau ở Quan Độ, rồi cho xạ thủ từ trên cao bắn thẳng vào bên trong. Trong thành có nhiều vật cản, tên bắn không trúng đích. Lát sau Thẩm Phôi cho nhặt những mũi tên đó bắn trở ra ngoài.

Cứ như vậy, từ tháng hai đến tháng tư, quân Tào ra sức tấn công nhưng không có kết quả.

Bỗng một ý nghĩ như đốm lửa loé trong đầu Mạnh Đức giống việc cướp lương dạo ở Ô Sào. Một mặt Mạnh Đức cho người đi tìm đường chuyển lương của quân Viên, mặt khác quân lính vẫn tấn công liên tiếp, chẳng có gì đáng cho Thẩm Phôi phải hoài nghi.

Tin tức cho hay, Vũ An huyện lệnh Doãn Khải đóng quân ở Mao Thành lo việc chuyển lương từ Thượng Đảng về Nghiệp Thành. Mạnh Đức coi trọng tin này, chỉ để quân của Tào Hồng tiếp tục vây đánh Nghiệp Thành, còn mình thì dẫn quân của Đôn và Liêu vòng qua Nghiệp Thành, tiến đánh Doãn Khải. Khải liều mạng chống cự được một lúc thì thua, chạy về hướng tây bắc. Mạnh Đức thắng lợi quay về, tiện đường đánh chiếm Hàm Đan do Thư Hộc con của Thư Thụ trấn thủ.

Mạnh Đức đã hoàn thành một số trận đánh trong chiến lược chung, khiến Thượng Đảng, Mao Thành bị uy hiếp, cắt đường chi viện của Cao Cán ở Tinh Châu. Hàm Đan bị chiếm, Viên Hy từ U Châu cũng không còn đường đưa quân đến cứu.

Tháo lệnh cho Từ Hoảng trấn thủ những vùng mới bị chiếm. Nghiệp Thành hoàn toàn bị cô lập.

Mạnh Đức nghe Tuân Du nói Dị Dương huyện lệnh là Hàn Phạm, Thiệp Huyện huyện lệnh Lương Kỳ, vốn là bạn cũ của Từ Hoảng, Tháo liền sai họ Từ tìm cách tiếp xúc với hai người, nói rõ đại nghĩa, nhận rõ cục thế trong thiên hạ, để hai người nhận lời làm nội ứng cho. Từ Hoảng đã làm tròn nhiệm vụ và nói

- Xem ra các quận, huyện ở Ký Châu còn đứng ngoài dò xét, chi bằng Thừa tướng trọng thưởng cho Hàn Phạm và Lương Kỳ, nhất định họ sẽ bỏ họ Viên mà về với chúng ta.

Mạnh Đức phong cho Hàn Phạm, Lương Kỳ làm quan nội hầu, quả nhiên một số quận, huyện ở Ký Châu ngả về phía quân Tào.

Công việc lôi kéo tướng giặc đạt được kết quả mỹ mãn, Mạnh Đức liền nghĩ ngay đến các tướng trấn giữ Nghiệp Thành. Mạnh Đức ngỏ ý cùng các bộ hạ, Trương Cáp trước đây là mãnh tướng của họ Viên liền nói:

- Có một bộ tướng trước đây của tôi là Phùng Lê, nghe nói còn ở trong thành.

Từ ngày Trương Cáp đầu hàng Mạnh Đức, bọn thuộc hạ đứa bỏ trốn, đứa bị Viên Thiệu sát hại, nghĩ tới chuyện đó bao giờ Cáp cũng thấy bồi hồi, xúc động.

Sau những cố gắng của Trương Cáp, Phùng Lễ nhận làm nội ứng. Nhưng người mà Mạnh Đức mong muốn nhất là Viên Xuân Khanh, Thái thú Ngụy Quận ở trong Nghiệp Thành. Tháo cho mời Viên Chi Tường là cha của Viên Xuân Khanh từ Dương Châu đến, do Đổng Chiêu chấp bút, viết một bức mật thư khuyên hàng gửi cho Khanh, Khanh nộp thư cho Thẩm Phôi, toàn bộ kế hoạch dụ hàng đã bị bại lộ.

May sao đường dây Phùng Lễ vẫn còn nguyên vẹn, ít nhiều Tháo vẫn còn hy vọng. Nói đến kế sách dụ hàng khi đại quân vây thành, bao giờ Thẩm Phôi cũng biết, luôn luôn đề phòng.

Vào lúc đêm khuya hôm đó, Phùng Lễ trộm mở cổng thành để quân Tào len vào thành. Khi mới có hai toán vào đến cạnh Sách môn, thì bọn lính canh đã nhìn thấy. Thẩm Phôi liền cho ném đá xuống, đá trúng Sách môn, cửa liền khép lại, quân Tào vào ra đều không được. Hơn hai trăm người, có cả Phùng Lễ đều bị ném trúng mà chết.

Cuộc chiến đánh phá Nghiệp Thành cực kỳ gian khổ và chậm chạp. Quân Tào tổn thất nặng nề hơn quân trong thành, Mạnh Đức như kiến bò trong chảo nóng. Loáng một cái đã sang tháng năm. Nước sông Chương cũng dần dần dâng cao. Một hôm đang cùng mấy mưu sĩ, vài võ tướng đi dạo bên bờ sông, mắt nhìn nước chảy, bỗng Tháo vỗ đùi, reo lên một tiếng “có rồi”. Điều đó có nghĩa là Mạnh Đức đã có một diệu kế gì đó.

Tháo hạ lệnh phá các núi đất, kể cả đường ngầm, đắp thành đường mương bao quanh tường thành, dài bốn mươi dặm. Lúc đầu con mương không lấy gì làm sâu, bất kỳ ai cũng có thể nhảy qua được. Thẩm Phôi ở trên thành nhìn xuống thấy buồn cười:

- Ta và Tào A Man đang đấu trí với nhau, phen này nhất định phải có thắng có bại!

Ban ngày Mạnh Đức cho quân luân phiên nghỉ ngơi. Còn ban đêm, hai bên bờ mương dài bốn mươi dặm dày đặc những quân Tào. Nhờ có bóng đêm che mắt, nhờ có tiếng ầm ì cố ý phát ra từ doanh trại Tào bịt tai: đường hào nhanh chóng vừa rộng vừa sâu. Khi trời sáng, con mương nhỏ đã trở thành con sông rộng sâu có đến vài trượng. Lúc này Thẩm Phôi định cho quân xuống cản nhưng đã quá muộn.

Đê sông Chương bị phá, nước tràn vào mương, sức nước mạnh dần, mực nước cao dần, con mương biến thành dòng sông dài bốn mươi dặm bao quanh Nghiệp Thành.

Sông Chương chưa đến kỳ nướcn, vị trí thành lại cao, phải một thời gian nữa mới ngập thành. Nhưng nhìn cảnh tượng hiện nay, Thẩm Phôi thấy lo lắng. Đến trung tuần tháng sáu, bộ phận ngoài thành đã chìm trong nước.

Cuối tháng bảy, Viên Thượng dẫn hơn vạn binh mã đi đánh Bình Nguyên vội vã trở về cứu viện. Đứng trước cục diện mới, Tháo phải có đối sách mới.

Quách Gia nói:

- Ta nên tránh đi để khỏi thương vong.

Tuân Du nói thêm:

- Số lính quay về thường rất dũng cảm, một đánh được mười, khác gì con chó đến lúc cùng đường. Tạm thời ta nên tránh chúng, về sau hãy giải quyết tiếp.

Ý kiến hai người rất hợp. Nhưng Tháo vốn đã vào sinh ra tử nhiều lần, chiến đấu dũng mãnh, kinh nghiệm phong phú, tướng sĩ đều phải kính phục, lần này suy nghĩ có phần độc đáo, Tháo nói:

- Nếu chúng đi đường lớn, quyết tâm tử chiến thì ta nên tránh. Nếu chúng đi theo đường nhỏ Tây Sơn thì chỉ một trận là có thể bắt sống được Viên Thượng.

Quả nhiên Viên Thượng men theo đường nhỏ Tây Sơn mà về.

Tháo nói với Quách Gia và Tuân Du:

- Chúng nó cẩn thận như vậy là không có ý muốn đánh.

Hai người lấy làm bái ph

Tào Mạnh Đức quyết định đem quân nghênh chiến.

Đại quân Viên Thượng bày thành thế trận ở đất Dương Bình, lệnh cho Lý Phu cải trang lẫn với quân Tào, tìm cách vào thành liên hệ với Thẩm Phôi.

Quân sĩ báo tin đó với Tháo. Quách Gia muốn tương kế tựu kế, để Lý Phu vào thành, cử người quan sát mọi động tĩnh của hai bên Thượng và Phôi.

Chẳng bao lâu sau, nhân lúc tối trời, bên quân Thượng đốt lửa làm hiệu, bên Thẩm Phôi cũng đốt lửa trả lời.

Mạnh Đức phán đoán quân Viên sẽ xuất hiện, nên lệnh cho Tào Hồng phải chặn bằng được quân trong thành kéo ra, còn mình cùng với Đôn, Liêu dẫn quân đánh thẳng vào doanh trại Viên Thượng đóng bên bờ sông Chương.

Quân Thẩm Phôi vừa ra khỏi thành đã gặp phải tên bắn như mưa, kỵ binh của Tào Hồng xông vào chém giết, đành phải quay lại. Viên Thượng biết mưu kế đánh kẹp từ hai phía không thành, nên chẳng còn bụng dạ nào để hội chiến với quân Tào, mà rút về doanh trại cố thủ.

Mạnh Đức lập tức cho quân đến vây, cắt mọi đường liên hệ. Trong tình cảnh đó, Viên Thượng hoang mang, lo sợ, vội cho người ra gặp Tháo xin hàng. Nghĩ đến bao nhiêu công sức, tiền của hao phí, nhất là máu của quân lính đã đổ, Tháo vô cùng tức giận, không cho Viên Thượng đầu hàng, vòng vây càng được khép chặt.

Viên Thượng sợ quá. Ngay đêm hôm đó phải bỏ cả ấn thụ, tiết việt, trốn chạy về Kỳ Sơn. Quân Tào ở ngoài thành đem bêu ấn thụ và mũ áo của Viên Thượng lên, quân lính trong thành vô cùng xao động.

Thẩm Phôi chỉ biết an ủi:

- Đại quân của U Châu thứ sử Viên Hy sẽ kéo đến. Chỉ cần cố thủ, tử chiến. Quân Tào từ xa đến lâu ngày sẽ mệt mỏi mà phải rút.

Mặc cho Thẩm Phôi cứ nói, quân lính và dân chúng trong thành nhìn thấy mực nước càng ngày càng dâng cao, lương thực lại thiếu, nên ai cũng muốn tự cứu lấy mình, còn nghĩ gì đến việc giữ thành.

Đã mấy lần Hạ Hầu Đôn định xông vào thành chém giết nhưng đều được can ngăn. Tháo không muốn phá thành, càng không muốn đổ máu, đến một lúc nào đó quân trong thành sẽ tự tan rã.

Để cổ vũ sĩ khí quân lính, và làm nhụt chí bọn lính trong thành, Tháo thường vận chiến bào, đi thị sát ở dưới chân thành. Thẩm Phôi thường cho xạ thủ phục trên mặt thành bắn tên xuống như mưa.

Có một lần, tên đang bay sạt qua vai, Tháo thấy chột dạ, nhưng lại trấn tĩnh được ngay. Tháo vẫn ngồi trên ngựa quay vài vòng, miệng cười to thét lớn rồi mới đánh ngựa quay về doanh trại.

Tháo võ dũng, bạo gan, nên dần dà làm tiêu tan rất nhiều sĩ khí của quân Viên. Ngay đến Thẩm Phôi có lúc cũng phải than rằng: “Chúa công của ta chưa bao giờ có được lòng dũng cảm như Tào A Man!”

Một buổi tối, Thẩm Vinh là cháu Thẩm Phôi đã lén mở cửa thành phía đông, rước quân Tào vào thành, hòng tìm một lối thoát cho gia đình họ Thẩm. Thẩm Phôi được tin, liền dẫn quân thị vệ liều mạng chống lại, nhưng cuối cùng đã bị bắ

Khi Tân Bình làm phản, gia quyến đều ở trong thành, bị Thẩm Phôi giam cả vào ngục. Khi Nghiệp Thành tan rã, Tân Bình từ bên Tào chạy vội vào ngục để cứu người nhà, nào ngờ cả hơn mười mấy người đều bị Thẩm Phôi giết sạch. Tân Bình đau khổ quay trở lại, vừa lúc Thẩm Phôi bị dẫn giải đến trước mặt Thừa tướng, Tân Bình nghiến răng, mắm miệng, giơ roi quật vào người Thẩm Phôi, nói:

- Thằng giặc sát nhân! Hôm nay mày cũng rơi vào cảnh này ư?

Thẩm Phôi không hề né tránh, chẳng thèm quay đầu lại. Phôi mắng Tân Bình:

- Đồ phản tặc kia, mày dẫn Tào Tháo đánh phá Kỳ Châu, tao giận không băm vằm được mày ra!

Tào Tháo tự mình tra hỏi Thẩm Phôi, Tháo cười, nói:

- Hôm qua ta đến dưới thành, tên đâu mà bắn ra nhiều thế!

Phôi nói:

- Tiếc rằng chưa bắn trúng ngươi!

Tháo đi lại trước mặt Thẩm Phôi, và bằng một giọng thông cảm, Tháo nói:

- Thật đáng tiếc! Một người tận trung với chức trách!

Thẩm Phôi nói:

- Ta thà chịu chết chứ không chịu hàng.

Tháo khuyên nhủ:

- Ngươi là một nhân tài hiếm có. Hiểu biết thời cuộc mới là người tuấn kiệt. Hà tất nhà ngươi phải tuẫn tiết với họ Viên!

Thẩm Phôi vẫn ngẩng cao đầu, nói:

- Người thừa biết chuyện Bá Di, Thúc Tề, ta đường đường là lão thần của chúa công họ Viên, lẽ nào ta lại chịu quỳ gối cúi đầu làm tổn hại đến thanh danh của chúa công ta!

Thấy Thẩm Phôi lòng dạ sắt đá, hơn nữa Tân Bình đang khóc lóc ở bên đòi được báo thù, nên Tháo hạ lệnh chém đầu.

Tháo còn hỏi:

- Có yêu cầu gì không?

- Chúng ta ở phương bắc, không thể bắt ta trông về phương nam mà chết được.

Nói xong, Thẩm Phôi ngồi quỳ về phía bắc để đón cái chết.

Tháo vẫn đứng nguyên ở đó.

Cuộc bắc phạt bắt đầu từ lúc gió còn nhè nhẹ thổi, cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, mùa xuân ấm áp, đến nay đã là tháng tám nóng nực. Thắng lợi có tính quyết định đã nằm trong tay, nhưng có một điều Tháo vẫn chưa hiểu: Viên Thiệu có nhiều nhân tài, nghĩa sĩ, nhưng sao lại tan rã nhanh

Và Tháo lại tự tìm ra kết luận: “Thật tiếc! Bản Sơ không biết dùng người”.

*

Lăng mộ của Viên Thiệu thật đồ sộ nằm ở phía bắc Kỳ Châu. Viên Thiệu, bá chủ một đời chưa mãn nguyện đang yên nghỉ.

Mạnh Đức cùng đoàn tuỳ tòng đông đảo đi đến lăng mộ.

Thế là Mạnh Đức và Viên Thiệu đã có mười năm làm việc bên nhau.

Cuối cùng thì Viên Thiệu là một anh hùng thất thế.

Mạnh Đức đi dần đến trước bia mộ ở trên cao, ghi rõ: “Đại tướng quân Viên Bản Sơ chi mộ”. Mạnh Đức, mắt nhìn tấm bia, nghẹn ngào nói.

- Bản Sơ à! Hai ta vốn cùng một thời, nào ngờ bạn đã đi trước ta!

Mạnh Đức nghẹn lời, nức nở. Các quan văn võ phụ lễ ở cạnh, ai cũng rơi lệ. Bỗng Mạnh Đức lên tiếng nói:

- Trần Lâm! Trần Lâm đâu?

Trần Lâm được giải đến.

- Trần Lâm, người viết lách khá lắm. Sao hôm nayại ủ rũ thế kia?

Trần Lâm không dám nhìn ai.

- Người viết bài hịch hay lắm... Đáng tiếc là giờ đây bài hịch đó trở thành bài văn tế Viên Bản Sơ!

Hạ Hầu Đôn nói:

- Đem chém đi.

- Ngẩng đầu lên, ngươi đọc bản hịch làm văn tế vong linh Viên Bản Sơ!

Trần Lâm bị đẩy tới trước tấm bia mộ, tay cầm bài hịch, cách đây mấy năm hắn đã chấp bút, nói đúng hơn là cầm bút sửa chữa bài hịch.

Trần Lâm mắt nhìn bài hịch, giọng run run:

- Tào Tháo tự Mạnh Đức, tiểu tự A Man, tổ phụ Tào Đằng...

- Sao lại dám làm nhục đến cả ông cha tao?

Tiếng Mạnh Đức gào lên như sấm.

Tào Nhân, Tào Hồng cũng hét lên:

- Chém đầu hắn.

Trần Lâm ngừng lại, chờ bị xử tội. Mạnh Đức buộc hắn phải đọc hết bài hịch.

Không khí ngưng trệ, tình hình thật căng

Mạnh Đức bước tới chỗ Trần Lâm đang đứng ngây như gỗ, nét mặt xanh xám, và một động tác khiến ai nấy sững sờ: Mạnh Đức cởi trói cho Trần Lâm và nói nhỏ nhẹ:

- Sau này đừng có chửi rủa ông, cha ta nữa; nhà ngươi là một tài tử hiếm hoi. Từ nay chỉ nên cùng anh em Tào Thực viết văn làm thơ thôi.

Phải một lúc sau, Trần Lâm mới hoàn hồn và đến quì lạy trước mặt Tào Mạnh Đức.

Tào Mạnh Đức, mắt nhìn tấm bia mộ ở trên cao, không để ý gì đến Trần Lâm, trong lòng nghĩ thầm: “Một kẻ hủ nho vô dụng!”

Mạnh Đức nhìn lại lăng mộ của Bản Sơn, và bỗng thấy một cảm giác già nua ập tới.

Trong lúc Mạnh Đức đang dâng lễ trước lăng mộ Bản Sơ thì Tào Phi đã một mình đi về phía Viên phủ.

Từ lâu, Mạnh Đức đã có lệnh không cho phép bất kỳ một ai vào phủ họ Viên và cắt cử quân canh gác.

Một viên tướng ngăn lại, nói:

- Thừa tướng đã ra lệnh, không ai được vào phủ Viên Thiệu.

- Ngươi biết ta là ai không?

Tào Phi giận dữ, tay sờ vào đốc kiếm.

Viên t9;ng đã nhận ra Tào Phi, nên không dám ngăn cản.

Tiếng kêu khóc bao trùm ngôi phủ xinh đẹp. Trước đây Phi đã nghe nói con thứ của Viên Thiệu là Viên Hy lấy một người con gái cực kỳ xinh đẹp. Tào Thực đã từng dùng ngôn từ sinh động miêu tả sắc đẹp của nàng.

Tào Phi một mình đến phủ để được tận mắt nhìn người con gái đó.

Hai người đàn bà đang ôm đầu kêu khóc.

Tào Phi chống gươm hỏi:

- Chúng bay là người nào?

Một người thưa:

- Thiếp là Lưu thị, vợ Viên tướng quân.

Phi đoán người đàn bà này, tuổi phải gần bốn mươi, nhưng trước mặt là một phu nhân khiến Phi loá mắt. Người có nước da trắng hồng, thân hình thon thả trẻ trung, đôi mắt còn đẫm lệ, khiến ai nhìn thấy cũng phải động lòng; đôi môi vừa hồng vừa mọng, làm nảy sinh trong ta một ý nghĩ nào đó.

Thấy người thanh niên xách gươm đột nhiên vào phủ, trên mặt có ánh hào quang, trông tuấn tú lại hiền lành, không biết là công tử nhà nào, Lưu thị nói:

- Xin được hỏi, người là…

Lưu thị đã ngẩng mặt lên, Tào Phi bắt đầu ngắm nhìn. Lúc này đang là mùa hạ, người đàn bà ăn mặc phong phanh, chiếc yếm hồng tuy xinh xắn nhưng không che kín được một phần cơ thể. Bất giác Tào Phi bước lên trước đỡ Lưu thị dậy, tay trong tay không thể nào dứt được.

Lát sau Phi lại hỏi:

- Người con gái này là ai?

Lưu thị thưa:

- Nó là Chân thị, vợ con trai thứ của thiếp là Viên Hy. Chồng nó ra trấn ở U Châu, nó không chịu đi xa nên ở lại đây.

Người con gái vừa ngước mắt lên nhìn. Tào Phi đã sững sờ. Tuy nàng vừa khóc lóc, ủ ê, đầu bù tóc rối nhưng vẫn lộ rõ màu da trắng như ngọc, mặt đẹp như hoa, dáng vẻ nghiêng nước nghiêng thành.

Lại nói đến Mạnh Đức trên đường trở về thành Ký Châu, nghe tin Tào Phi đột nhập vào phủ họ Viên, lấy làm tức giận bèn cùng mọi người đi thẳng tới đó.

Tháo gọi Phi ra quở mắng:

- Tại sao con lại...

Mắng chưa hết lời. Mạnh Đức đã nhìn sang Chân thị. Tào Phi vội vã sụp quỳ trước mặt cha:

- Con xin cưới Chân thị làm vợ.

Mạnh Đức vẫn nhìn Chân Thị.

Lưu thị cũng ra lạy mà kêu

- May nhờ có công tử, nhà thiếp mới được an toàn.

Suy nghĩ hồi lâu, Tháo mới bảo Tào Phi nhận Chân thị làm vợ.

Phi vội vàng lạy tạ cha mình.

Lúc này Tào Thực mới hiểu được những điều xảy ra trong phủ. Chân thị sinh động, xinh đẹp hơn nhiều so với người đàn bà trong tưởng tượng. Chân thị không chỉ là người chị dâu, còn là một tiên nữ của Tào Thực.

Mạnh Đức lấy lời an ủi Lưu thị, sai người đưa vàng lụa, lương gạo cấp cho Lưu thị.

Sau này, Thứ sử Tinh Châu là Cao Cán cũng cử sứ giả đến xin hàng phục Tào. Về danh nghĩa Tinh Châu thuộc quyền cai quản của Triều đình, Cao Cán được tại chức. Tháo tự lĩnh chức Ký Châu mục, và trở về Duyện Châu.

Trong khi Tháo đang công phá Nghiệp Thành của Viên Thượng và Thẩm Phôi thì Viên Đảm đóng ở quận Bình Nguyên đem quân đi đánh bốn châu Cam Lãnh, An Bình, Bột Hải và Hà Gian ở phía đông Ký Châu.

Khi Viên Thượng chạy đến Trung Sơn, Viên Đàm đã dẫn quân đuổi theo, hận chưa được ăn tươi nuốt sống Viên Thượng. Thượng gần như đã mất hết, đâm lo sợ lại đành dẫn số tàn quân chạy về Cố A

Viên Hy ban đầu muốn ở thế trung lập. Nhưng khi nghe tin Tháo công phá Nghiệp Thành, Tào Phi cướp mất Chân thị, nghĩ cảnh vợ chồng quấn quít bên nhau bây giờ người vợ xinh đẹp, dịu dàng đó đang ngày đêm chung chăn gối với Tào Phi mà lòng dạ Viên Hy như có lửa đốt, muốn tự sát mà không thành. Trong tình thế cấp bách sống hay chết, trong nỗi nhục nhã, phẫn nộ và đau xót, khiến Hy nghĩ đến việc hợp tác cùng Viên Đàm hòng giữ lấy nghiệp cha, khôi phục uy phong của họ Viên.

Mạnh Đức biết rõ dã tâm của Viên Đàm, liền gửi thư trách cứ: không đem bốn châu qui thuận Triều đình, vi phạm điều ước trước kia.

Đàm cũng gửi thư mắng Tháo là người bội tín, không gả công chúa Thanh Hà cho hắn, còn lấy danh nghĩa Triều đình mà đe doạ.

Mạnh Đức định chiêu hàng Viên Đàm, nên muốn gửi công chúa Thanh Hà đến Trung Sơn. Quách Gia nghe tin liền lên tiếng phản đối:

- Công tử lấy Chân thị làm vợ. Viên Hy tất sẽ xấu hổ và tức giận. Nếu hai đứa liên kết với nhau thì việc đưa công chúa đến Trung Sơn khác gì đưa người vào miệng lũ cọp đói.

Mạnh Đức bừng tỉnh nói:

- Phụng Hiếu hiểu nhiều biết rộng, làm ta thán phục.

Một lần nữa Mạnh Đức chỉnh đốn đội ngũ chuẩn bị công phá thế lực của Viên Đàm ở miền đông bắc Ký Châu.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện