Chương 19: Từ Kiệt Thạch Sơn nhìn ra biển xanh
Cuộc bắc phạt vào mùa đông lạnh lẽo bắt đầu.
Lần này Mạnh Đức đưa phần lớn các đạo quân đến đóng ở các vùng đất mới chiếm ở miền tây và miền giữa Kỳ Châu. Còn mình đi cùng quân của hai mãnh tướng Trương Cáp, Từ Hoảng, có Tuân Du, Quách Gia, Đổng Chiêu làm mưu sĩ và thân vệ kỵ binh trực thuộc, đội hổ báo kỵ do Tào Thuần cầm đầu. Tào Thuần là vị tướng thứ ba của họ Tào, sau Tào Chân và Tào Hưu. Tào Nhân cũng dòng dõi họ Tào, Tháo có thiện cảm. Nhưng trong gia phả thì Tào Hưu họ hàng gần hơn. Cha của Hưu và cha của Tháo là anh em cùng một tổ phụ.
Ngoài ra Mạnh Đức còn lệnh cho đội du kích của Tang Bá, Tôn Quan, tiến đánh thế lực của Viên Đàm ở Thanh Châu. Chiến tuyến phía đông vừa xa vừa phức tạp, muốn chiếm được phải có thời gian, sự trung thành của nhiều tướng lĩnh tin cậy. Trong cuộc chiến lâu dài và gian khổ vừa qua, Mạnh Đức đã hiểu được các thuộc hạ của mình. Bởi vậy Tang Bá xứng đáng được cai trị ở mảnh đất đó.
Đàm nghe tin quân Tào tiến đến Bình Nguyên, liền rút lui hai trăm dặm nữaướng bắc, đóng quân ở thành Nam Bì quận Bột Hải, chuẩn bị một trận tử chiến với quân Tào.
Tháng mười hai năm Kiến An thứ chín, quân Tào đánh vào Bình Nguyên, các huyện thành xung quanh đều xin hàng.
Bấy giờ đang mùa đông, tiết trời giá lạnh, sông nước đều đóng thành băng, việc hành quân vô cùng vất vả. Đàm cho rằng quân Tào sẽ qua đông ở Bình Nguyên, đợi sang xuân mới tiến đánh Nam Bì.
Mạnh Đức cùng các mưu sĩ bàn bạc, quyết tâm hoàn thành cuộc chiến ngay trong mùa đông.
Mạnh Đức lệnh cho Trương Cáp, Từ Hoảng bắt dân phu ra phá băng kéo thuyền. Dân nghe tin bỏ trốn sạch. Cuối cùng, quân tướng phải tự lo liệu. Ngày ngày, Mạnh Đức cùng các tướng Trương Cáp, Từ Hoảng, Tào Thuần dầm mình trong gió tuyết động viên, cổ vũ binh sĩ, trải qua muôn khó ngàn khăn, con đường thông lên phía bắc đã được mở.
Ở Nam Bì, Viên Đàm ngày ngày vui thú, rượu chè cùng các cô gái đẹp bên những đống than hồng, không ngờ quân Tào đã đánh đến.
Quách Đồ, Tân Bình chủ trương nên giáng một đòn chí mạng khi quân Tào vừa chân ướt chân ráo tới nơi. Viên Đàm cho là phải, liền dẫn một đội đột kích đánh thẳng vào quân Tào ở ngoài thành.
Đa phần quân Tào là người Hoa Trung, không quen đánh nhau trong băng tuyết, chân tay lóng ngóng, thương vong rất nhiều. Từ Hoảng, Trương Cáp, Tào Thuần liều mạng tử chiến. Viên Đàm sợ trong thành có biến, quân lại ít, không dám ham đánh, chờ trời tối kéo quân vào thành.
Màn đêm và những trận mưa tuyết nhanh chóng cvùi bằng hết các thi thể vô danh. Mạnh Đức tận mắt đứng nhìn cảnh tượng đó và nhớ lại những câu thơ viết hơn mười năm về trước: “Xương trắng đầy cánh đồng, ngàn dặm đâu tiếng gà!”.
Mạnh Đức có ý muốn rút quân, Tào Thuần nói:
- Rút quân sẽ tổn hại uy danh quân sĩ, chắc gì đã được an toàn!
Tuân Du, Quách Gia cũng nghĩ như vậy. Và mọi người cho quân sĩ luôn luôn vận động, vừa để chống rét, vừa để chân tay linh hoạt, chuẩn bị vào trận. Mờ sáng hôm sau lại bắt đầu công kích.
Để khỏi bị phản kích trước lúc vận động xong quân Tào chia thành nhiều nhóm nhỏ chạy đi chạy lại.
Viên Đàm cùng quân lính từ trên thành trông xuống mà không hiểu. Đàm nói:
- Chinh chiến nhiều, chưa bao giờ thấy cách bố trận như vậy.
Quách Đồ là người nhiều mưu, lắm mẹo cũng phải dè dặt:
- Không thể xem thường, chờ khi rõ ràng rồi hẵng bàn tiếp.
Gần trưa hôm đó, thời tiết ấm hơn, quân Tào vận động đã xong, Mạnh Đức phát lệnh, quân sĩ nhất tề xông lên phía trước.
Quân Tào tấn công từ nhiều tuyến, Đàm không còn đường ra để phản kích. Quân của Nhạc Tiến trong đạo quân của Từ Hoảng tiến vào cửa đông, tại trận bắt sống Quách Đồ. Viên Đàm từắc nống ra gặp ngay quân hổ báo khinh kỵ của Tào Thuần, đánh được một lúc thì Đàm bị Tào Nhân chém chết, Quân Viên như rắn không đầu, nhanh chóng tan rã, Nam Bì thất thủ.
Quách Đồ bị giải đi, còn cố hỏi:
- Sáng nay chúng bay bày trận gì thế?
Bọn lính cười sằng sặc:
- Ông Quách Gia bày trận vận động làm nóng người lên.
Viên Đàm chết, cũng có nghĩa là Thanh Châu, miền bắc Hoàng Hà, cả vùng Ký Châu đều thuộc về Tháo. Ở U Châu, sau khi Tiêu Súc làm phản, Viên Hy lâm vào cảnh nay đây mai đó.
Gia đình họ Viên còn lại hai người. Viên Hy nghĩ đến Chân thị lại muốn báo thù. Viên Thượng không cam tâm mất chức đại tướng quân quý báu mà cha để lại. Bởi vậy anh em họ Viên luôn nghĩ cách đánh chiếm lại Ký Châu, quê cũ. Họ đang thuyết phục Ô Hoàn xuất binh viện trợ. Cao Cán vẫn ở Tinh châu, ngoài mặt nói là quy thuận Triều Đình, nhưng bên trong đang ngấm ngầm nổi dậy giúp đỡ anh em họ Viên.
Trên đường về Hứa Đô, Mạnh Đức tình cờ biết tin Thái Diễm. Năm Hưng Bình thứ nhất, Lý Thôi, Quách Dĩ gây rối ở Trường An, vùng Hà Đông cũng ngập chìm trong cảnh binh đao khói lửa. Thái Văn Cơ chồng đã chết lại không có con, nên định bụng về ngoại để lánh nạn, nào ngờ trên đường bị rợ Hồ cướp mất cả người lẫn kiệu. Biết Thái Văn Cơ là con của Thái Ung nên bồ không dám hãm hại. Thấy nàng đẹp người đẹp nết, Hung Nô Tả Hiền vương vô cùng yêu quý, liền nhận làm thiếp. Nàng đã sinh được hai đứa con.
Qua Trần Lâm, Tháo mới biết được nỗi niềm của Thái Diễm, thân ở đất Hồ mà lòng luôn nghĩ về nhà Hán.
Mười hai năm trên đất Hồ nàng đã sống ra sao? Tháo nhẩm tính, năm nay nàng chừng hai mươi tám tuổi, đến đất Hồ năm mười sáu.
Nghĩ đến tình cảm của Thái Ung, đến hoàn cảnh khốn khổ nơi đất khách quê người của Thái Diễm, Tháo cảm thấy buồn thương vô hạn, bèn quyết định cử Trần Lâm đến đất Hồ giải thoát cho Thái Diễm.
Tất nhiên, hiện nay Tháo phải chỉnh đốn U Châu và đi đánh Ô Hoàn hùng cứ ở miền đông bắc là trước tiên.
Vào năm Viên Thiệu thôn tính U Châu của cha con Lưu Ngu để lại, nguyên lão tướng lĩnh U Châu như Diêm Nhu, Tiên Cán Phụ kiên quyết không hàng, cùng liên minh với Tháo. Triều đình Hứa Đô phong Diêm Nhu làm Hộ Ô Hoàn hiệu uý, Tiên Cán Phụ làm Kiến ninh tương quân, cho hai người đóng quân gần bộ lạc của Ô Hoàn, hạn chế Ô Hoàn bành trướng thế lực. Dạo đại chiến Quan Độ, hai người giữ vai trò trung lập, nhưng vẫn giữ mối quan hệ với Tháo, gây không ít khó khăn cho hậu phương Viên Thiệu. Họ là những người bạn đồng minh của Tháo, ở bên cạnh bộ lạc của Ô Hoàn.
Mùa hạ năm Kiến An thứ mười, tướng giữ thành Cố An của U Châu là Tri Độc và Hoắc Nô công khai kêu gọi chống Tào. Anh em họ Viên nhân dịp đó kích động Ô Hoàn đem kỵ binh tiến đánh vùng biên cương.
Trần Lâm lên đường đi đến đất Hồ được ba hôm, nhân lúc rỗi rãi Tháo định bổ khuyết cuốn “Hán Thư” mà Thái Ung viết chưa xong, thì có thư cấp báo của Diêm Nhu và Tiên Cán Phụ.
Mạnh Đức vội vàng cất sách, đến ngay Nghiệp Thành tập kết binh lính. Lần này Mạnh Đức để Tuân Du, Quách Gia phối hợp với quân lính của Cẩu Diên trấn giữ Ký Châu, còn mình thì cùng với Nhạc Tiến, Trương Liêu tiến quân lên bắc, nhanh chóng tiễu trừ thế lực thân Viên của bọn Triệu Độc và phá tan đội kỵ binh của Ô Hoàn tại thành Quảng Bình, buộc anh em họ Viên phải ra khỏi U Châu.
Rõ ràng đây là một đợt làm phản có kế hoạch. Bởi vì khi nghe tin Mạnh Đức tiến đánh Ô Hoàn thì lập tức ở Tinh Châu Cao Cán cũng tuyên bố chống lại Triều đình. Sau chiến tranh Quan Độ, quân lính của Cao Cán không bị tổn thất là bao, còn khoảng năm vạn binh mã, sức chiến đấu. cao. Mạnh Đức chưa kịp nghỉ ngơi lại được tin Cao Cán chiếm mất Thượng Đảng thuộc miền tây bắc Ký Châu.
Mạnh Đức để quân của Cẩu Diên ở lại giữ Ký Châu, Điều động Nhạc Tiến vừa đánh bọn Ung nô, dẫn đội kỵ binh mạnh, nhanh chóng đến Hồ Quan để phản công. Quân lính của Cao Cán từ Hồ Quan đến bức Nghiệp Thành, quân Cẩu Diên phòng thủ kiên cố, quân tiên phong của Cán phá không được, đành lại rút về Hồ Quan.
Nhạc Tiến cử tướng quân Triết Xung làm tổng chỉ huy đội đột kích tiến công Hồ Quan, nho tướng Lý Điển dẫn quân hiệp trợ. Nhạc Tiến nghĩ: “Thừa tướng thử thách và khích lệ, mình phải gắng sức để khỏi phụ lòng”.
Trong số tướng lĩnh quân Tào, Nhạc Tiến là người trung thành dũng cảm; là một mãnh tướng nói ít, làm nhiều, luôn xông pha vào nơi gian lao, nguy hiểm không hề từ nan. Lần này Tào Mạnh Đức giao việc lớn cho Nhạc Tiến, đồng thời cử Lý Điển hiệp trợ, có cương có nhu, dễ dàng làm việc. Nhạc Tiến không thể quên được lúc Mạnh Đức vừa vỗ vai mình vừa nói: “Lần này mong tướng quân làm việc thật tốt”.
Nhạc Tiến tuy có những khó khăn: đội khinh kỵ binh và binh lính của Lý Điển quân số còn thua xa số quân giữ thành của Cao cán, nhưng vẫn trụ được với quân Cao Cán suốt bốn, năm tháng trời. Trước khi Mạnh Đức chỉnh đốn U Châu xong, Cao Cán có ưu thế về binh lực, nhưng không bao giờ vượt được Hồ Quan.
Nhạc Tiến vô cùng dũng mãnh, bằng một ít khinh kỵ binh của mình, không đánh vào chính diện, mà hành quân nhanh chóng, vòng sang hướng bắc, tiến công vào hậu phương của Cao Cán. Cao Cán trở tay không kịp, hai lần ra đánh thì hai lần đại bại, thương vong nặng nề, đành phải cố thủ trong thành, chẳng còn cách gì liên lạc được với đại quân bản bộ của Tinh Châu.
Thật là hoạ vô đơn chí, binh lính khu Tư Lệ ở Quan Trung cũng nổi loạn. Trương Thạnh người Hà Nội cùng hàng vạn tên cướp bóc quanh khu vực Hào Sơn và Ấp Trì. Nguyên do là Thái thú Hà Đông Vương Ấp bị cách chức, quận thú Vệ Cố và Trung lang tướng Phạm Tiên đứng ra cầu xin Tư Lệ Hiệu uý là Chung Do, nhưng việc không thành. Vệ Cố liền cấu kết với Cao Cán, kêu gọi các tướng ở Quan Trung chống lại chính quyền Hứa Đô của Mạnh Đức.
Sự kiện Hà Đông vô cùng phức tạp. Suy đi tính lại, Mạnh Đức chưa tìm được cách giải quyết. Quách Gia theo cùng Mạnh Đức đã lâu, nhưng đối với những việc thế này, cũng chưa có cao
Suy nghĩ nhiều, bệnh cũ tái phát, Mạnh Đức đã phải nằm dưỡng bệnh. Quách Gia trong lòng như có lửa đốt, vội viết thư gửi Tuân Úc ở Hứa Đô:
“Các tướng ở Quan Tây bề ngoài thì phục tùng, nhưng bên trong lại ấp ủ hai lòng. Nay Trương Thanh cướp bóc, chém giết ở vùng Hào, Ấp, tư thông với Lưu Biểu. Nếu họ cũng nổi dậy thì thật là tai hoạ. Hà Đông có vị trí quan trọng trong thiên hạ, Thừa tướng lao tâm khổ tứ rất nhiều mà chưa có cách hay. Ngài xem có tướng lĩnh nào khả dĩ giúp Thừa tướng cai quản ở đó”.
Mấy hôm sau, thám mã chuyển thư của Tuân Úc đến. Tuân Úc viết:
“Tây Bình Thái thú Triệu Đỗ Kỳ là người dũng trí, có tài ứng biến, dẹp loạn, có thể đảm nhiệm chức Thái thú Hà Đông”.
Mạnh Đức định phái đại quân đi đánh Vệ Cố, nhưng Đỗ Kỳ nói:
- Quân Hà Đông nhân khẩu có ba vạn hộ. Các huyện lệnh tham gia làm phản không nhiều. Nếu lấy đại quân mà bức bách sẽ có những người không muốn phản loạn cũng phải chạy sang phía Vệ Cố, chẳng mấy chốc lực lượng của chúng trở nên hùng hậu, không những thắng đã khó, mà làm cho cục diện trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu có thắng cũng phải thương vong rất nhiều! Hơn nữa bọn Vệ Cố chưa công khai chống lại Triều đình, chỉ là nổi dậy để ủng hộ Vương Ấp. Tôi tin rằng họ không dám giết hại Chúa công. Tôi định một mình một xe đến đó, bất thần đột nhập vào Hà Đông. Vệ Cố vốn là kẻ đa mưu nhưng thiếu quyết đoán, trước tình hình đó tất phải nhận tội. Tôi ở Hà Đông khoảng một tháng thì mọi việc sẽ đâu vào đấy.
Nói thì dài, nhưng câu cuối cùng lại rất hợp với Tháo. Tháo lệnh cho Hạ Hầu Đôn ngừng việc tiến quân, để Đỗ Kỳ theo một con đường nhỏ đi đến Hà Đông.
Phạm Tiên muốn giết Đỗ Kỳ để thị uy. Vệ Cố do dự chưa quyết. Phạm Tiên cho giết liền một lúc hơn ba mươi chủ bạ dưới quyền các quận thú để uy hiếp Đỗ Kỳ. Kỳ vẫn tỉnh như không.
Vệ Cố thấy vậy liền phản đối:
- Giết Đỗ Kỳ chẳng làm tổn hại gì cho Triều đình, chỉ có thêm tội vào thân. Hơn nữa Hà Đông đang trong tay ta kiểm soát, thì việc gì phải giết Đỗ Kỳ?
Sau đó, Vệ Cố và Phạm Tiên đều nhận để Đỗ Kỳ làm Thái thú Hà Đông.
Một hôm Đỗ Kỳ nói với Vệ Cố và Phạm Tiên:
- Các ngài mới là người quân, dân Hà Đông ngưỡng vọng, nhờ hai vị tôi mới nhận chức được. Từ nay mọi việc lớn trong quận chúng ta cùng nhau bàn định.
Sau đó Đỗ Kỳ phong Vệ Cố làm Đô đốc, hành quân thừa sự. Vệ Cố vui vẻ giao lại ba ngàn quân của Phạm Tiên. Vệ Cố có cảm tình với Đỗ Kỳ, luôn xưng Kỳ là Thái thú. Vệ Cố muốn khởi binh hưởng ứng bọn Trương Thạnh, Đỗ Kỳ nói:
- Nay ta phát động đại binh, tất sẽ náo động vùng Hà Đông. Chi bằng nói với họ: chúng ta vẫn chiêu mộ binh lính, nhưng hành động thì thư thả, chờ xem thời cục biến đổi th.
Chẳng bao lâu, Cao Cán đưa quân đến Hộ Trạch. Vệ Cố, Phạm Tiên ra hưởng ứng. Lúc này phần lớn các huyện ở Hà Đông đã chịu sự chỉ huy của Đỗ Kỳ, nên chỉ hơn mười hôm đã trưng tập được mấy ngàn người. Vệ Cố, Phạm Tiên liên kết với quân của Cao Cán, Trương Thạnh tấn công Đỗ Kỳ. Hai bên giao tranh không phân thắng bại.
Mạnh Đức phái ngay Nghị lang Trương Ký cầm chiếu chỉ của Triều đình, cắt quân Mã Đằng ở Quan Trung tiến đánh Trương Thạnh. Trương Thạnh thua chạy về hướng đông, nhưng vẫn bị liên quân của Mã Đằng đuổi đánh. Cuối cùng Trương Thạnh, Vệ Cố, Phạm Tiên đều bị chết trong đám loạn quân.
Về sau, Mạnh Đức để Đỗ Kỳ cai trị vùng Hà Đông.
Tháng mười hai năm Kiến An thứ mười, đạo quân của Tào Nhân đang từ phía tây nam Dự Châu canh chừng Lưu Biểu ở Kinh Châu được điều về Ký Châu, chuẩn bị công phá Hồ Quan.
Mùa đông tháng giá, tuyết sa đầy trời, quân Tào phải vượt qua dãy Thái Hàng Sơn để đến Hồ Quan.
Lúc này Mạnh Đức tuổi đã ngoài năm mươi cùng hành quân với tướng sĩ. Cuộc trường chinh vô cùng vất vả: đường sá ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp. Thỉnh thoảng xe lăn lại trật bánh. Gió bấc thổi mạnh vào những đám mây khô, phát ra những âm thanh nghe thật thê thảm. Những con gấu đói, hung hãn thường xuất hiện, đứng nhìn đoàn quân đi qua. Hổ, báo vừa gầm rú vừa bỏ vào rừng. Không có khói bếp, chỉ có tuyết rơi đầy trời, cảnh sắc thật hoang tàn, trông đường còn xa mà ngao ngán.
Mạnh Đứcống mọi người, buồn bã và nhớ quê hương miền đông da diết, nhưng không thể trở về, trường chinh tuy vất vả, phải gắng sức vượt qua, vì đây là trận cuối cùng.
Nước sông sâu đã đóng thành băng, chiếc cầu đã gãy, tướng sĩ dừng lại giữa đường. Trên đường hành quân thường mất phương hướng, đêm khuya không chỗ trú chân, dừng lại thì cả đoàn người sẽ hoá thành băng, nên vẫn phải đi tiếp, phải đi liên tục, suốt ngày suốt đêm; người ngựa đều đói và mệt, mọi người nhặt củi nấu cơm, đập băng lấy nước, mỗi người một ngụm, chẳng ai nói một lời, mọi người đều chung một ý: nhanh chóng vượt dãy Thái Hàng Sơn.
Tức cảnh sinh tình, Mạnh Đức lại ấp ủ những vần thơ, sau phổ thành bài, tướng sĩ truyền nhau mà hát.
Khi lên tới đỉnh núi Thái Hàng, đạp trên hàng ngàn dặm băng dày, trước mặt là hàng vạn dặm đất trời phương bắc tuyết rơi, Mạnh Đức vuốt râu ngâm nga:
Lên bắc vượt Thái Hàng,
Chót vót quá gian nan
Đường ruột dê quanh quéo,
Cứ trật bánh xe lăn,
Hiu hắt lạnh cây rừng,
Gió bấc thê thảm rung.
Gấu đói chồm trước mặt,
Lạc nẻo hổ, báo gầm.
Xóm vắng không bóng dân.
Mưa tuyết đổ dồn dập.
Rướn cổ hoài ngạo than.
Viễn chinh chất muôn nỗi,
Ưu uất nghẹn tâm can.
Lòng này quyết về đông!
Vực thẳm, cầu chẳng thông,
Bồi hồi nhỡ độ đường,
Mông lung nào nẻo cũ,
Nương đâu buổi hoàng hôn?
Đi hoài ngày tháng ròng,
Người ngựa dạ bồn chồn.
Gạo trên vai đợi củi, Nấu tuyết để lấy ăn,
Buồn thành thơ Đông Sơn!
Riêng lòng ta bâng khuâng!
(Cung Khắc Lược dịch)
Một giọng ngâm trầm hùng như còn vang vọng mãi. Tướng sĩ cùng ngâm theo: “Lên bắc vượt Thái Hàng...”
Tháng giêng năm Kiến An thứ mười một, đại quân của Mạnh Đức đã đến Hồ Quan hợp quân cùng Nhạc Tiến và Lý Điển. Quân dân liều mạng cố thủ thành Hồ Quan. Mạnh Đức nghĩ đến dãy Thái Hàng mênh mang, nghĩ đến cuộc trường chinh gian khổ, mà lòng đầy phẫn nộ. Mạnh Đức nhìn thẳng vào kẻ thù và ra lệnh cho tướng sĩ:
- Phải chiếm lấy Hồ Quan. Phải giết hết, chôn sống hết.
Một tháng trôi qua, Hồ Quan vẫn sừng sững, không thể phá nổi.
Mạnh Đức bàn bạc với các tướng. Tào Nhân nói:
- Nếu tha chết cho trăm họ, việc đánh thành chắc dễ hơn. Nay Chúa công ra lệnh giết sạch sẽ làm tăng thêm quyết tâm tử thủ của họ. Hơn nữa, công ự phòng vệ ở Hồ Quan rất kiên cố, lương thực lại nhiều, nếu đánh mạnh sẽ càng thương vong. Nếu hai bên cầm cự sẽ mất thời gian, quân ta càng thêm khó khăn.
Lần đầu tiên nghe Tào Nhân nói, Tháo thấy rất có lý, bèn cử người nói lại với bà con trong thành là ngoài Cao Cán ra, mọi người đều được xá tội.
Đứng trước một áp bức rất lớn, Can Cán giao cho Hạ Chiêu, Đặng Thăng bảo vệ Hồ Quan, còn mình thì đi cầu cứu nam Hung Nô, liên minh cũ của họ Viên. Nhưng nam Hung Nô thấy họ Viên đã sức cùng lực kiệt, không muốn giữ quan hệ, nên tuyên bố trung lập. Cao Cán bất đắc dĩ phải đưa số tay chân thân tín chạy sang Lưu Biểu bên Kinh Châu.
Hạ Chiêu biết không có quân cứu viện, nhanh chóng mở cổng thành đầu hàng.
Cao Cán ra khỏi Tinh Châu, vượt qua Hoàng Hà đến vùng Lạc Dương, đúng lúc Hà Đông, Hà Nam đang có lệnh giới nghiêm, nên tàn quân của Cao Cán bị quân của Thượng Lạc đốc uý Vương Diễm bắt giữ, sau bị giết chết vì tội chống đối.
Từ đó, Tinh Châu nằm trong phạm vi cai trị của Tào Mạnh Đức.
Sau trận đánh ở Hồ Quan, cả bốn châu Thanh, Ký, U, Tinh đều thuộc quyền cai trị của Mạnh Đức. Riêng hai anh em Viên Hy, Viên Thượng vẫn được Ô Hoàn che chở. Thỉnh thoảng chúng lại đem quân quấy nhiễu ở vùng biên cương.
Mạnh Đức không về Hứa Đô mà đi thẳng từ Thuần Vũ đến Nghiệp Thành chuẩn bị viễn chinh Ô Hoàn.
Trên đường về Nghiệp Thành, Mạnh Đức được tin Trần Lâm, Thái Văn Cơ đã được chuộc đang trên đường về Hứa Đô. Hung Nô Tả Hiền vương giữ lại hai đứa con. Trần Lâm còn gửi cho Mạnh Đức bài thơ Thái Văn Cơ viết, Mạnh Đức vội vàng mở ra đọc:
Ta sinh ra vốn chẳng ham chi,
Ta vào đời, nhà Hán suy vi;
Trời độc địa chừ giáng chia cắt,
Đất độc địa chừ loạn lạc gặp thì.
Gươm giáo đầy đường chừ khắp ngả nguy,
Dân chúng lưu ly chừ chung nỗi bi.
Khói lửa mịt mờ chừ đất Hồ lại thịnh.
Ý chí thừa lưa chừ tình người càng suy.
Tục lạ (quê người) chừ khác vời,
Cảnh ô nhục chừ than với ai?
Sáo một hồi chừ đàn một phách, Lòng tan nát chừ hỡi người ơi!
Đầu thành ngút lửa không hề nát,
Biên cương chinh chiến bao giờ dứt?
Sát khí sớm chiều ngút ải biên,
Gió bắc đêm đêm rung bóng nguyệt.
Cố hương tít tắp, tin tức bặt,
Nghẹn ngào cổ họng thành tiếng nấc.
Một đời cay đắng kiếp xa quê,
Mười phách thâm trầm máu đầy đất.
Chưa phải đời tàn mang thân về,
An ủi con thơ lệ thấm khăn.
Sứ Hán đón ta xe bốn ngựa,
Con khóc gào ta, ai thấu">
Sống chết cùng ta thời buổi ấy,
Phận các con ngày mai sao đây?
Ước cùng liền cánh mà bay,
Bước đi sao nỡ giây giây lại dừng
Hồn đây bóng đấy dưng dưng
Lòng riêng riêng để muôn trùng xót thương.
Mười ba phách đổ buồn dâng...
Mười sáu phách dậy mênh mông đất trời
Mỗi người mỗi ngả chia đôi,
Vầng trăng hôm ló, mặt trời mai lên,
Đàn kêu xiết nỗi ưu phiền...
Nay biệt con, mẹ trở về,Oán xưa vừa lắng, ân nghì lại sâu,
Khóc ra máu, ngẩng đầu kêu,
Sinh ra ta để chịu nhiều đắng cay.
(Cung Khắc Lược dịch)
Đây đâu phải là thơ, là lời Văn Cơ thổ lộ về cảnh ngộ bất hạnh của mình, đầy máu và nước mắt, những lời ai oán cảm động lòng người.
Mạnh Đức lặng lẽ hồi lâu, lau sạch nước mắt và thở dài: Văn Cơ đã thoát khỏi hang hùm. Ta chỉ có thể làm tròn trách nhiệm của một người trên, còn trái tim tổn thương kia bao giờ mới lành lại.
Mạnh Đức rất muốn phóng ngựa về Hứa Đô thăm lại cô bé hoạt bát, đáng yêu năm xưa, bây giờ đã trở thành một thiếu phụ đau khổ nhất trên đời.
Nhưng lúc này thì chưa được. Nếu không đạp bằng được Ô Hoàn, thì không biết còn bao nhiêu thiếu nữ người Hán rơi vào cảnh ngộ của Văn Cơ.
+
Các thuộc hạ của Tào Mạnh Đức chưa nhất. trí trong việc đi đánh Ô Hoàn. Đầu mục các đạo quân Dự Châu, Duyện Châu do Tào Nhân cầm đầu kịch liệt phản đố đánh Ô Hoàn sẽ mệt quân, mệt tướng là điều chưa cần thiết. Họ nêu hai lý do: Ô Hoàn là kẻ tham lam vô nghĩa tất sẽ không dung mãi một kẻ đã sức cùng lực kiệt như Viên Thượng; ở miền bắc trận mạc liên miên thì thế lực của Lưu Biểu ở phía tây nam sẽ dần dần mạnh lên, lại còn Lưu Bị ở Tân Dã chiêu hiền nạp sĩ, mộ binh ngày đêm huấn luyện, nếu ta cứ bắc chiến, tránh sao khỏi Lưu Biểu, Lưu Bị nhân dịp mà đến, e rằng đại bản doanh ở Duyện Châu sẽ nguy mất.
Quách Gia nói:
- Chúa công tuy uy danh lừng lẫy khắp thiên hạ, nhưng bọn Ô Hoàn cậy thế xa xôi hiểm trở, tất không phòng bị. Nhân đó mà đánh cho nhanh, thì chắc phải được. Vả lại Ô Hoàn mang ơn Viên Thiệu, mà hai anh em Viên Hy, Viên Thượng còn sống, thì liệu hai châu Thanh, Ký có được yên không? Còn như Lưu Biểu chỉ là hạng người ngồi nói chuyện suông, hắn chẳng nói được Lưu Bị, tất sẽ chẳng giao quyền cho Lưu Bị. Bề ngoài chúng có vẻ hợp tác, nhưng bên trong thì còn phải thăm dò bằng chán. Nên dù ta có bỏ ngỏ nước mà kéo quân lên phương bắc các ông cũng đừng lo.
Mạnh Đức nói:
- Lời Phụng Hiếu rất đúng.
Lập tức Mạnh Đức hạ lệnh chuẩn bị ngay cho cuộc bắc chiến.
Lần này Tuân Úc ở lại giữ Ký Châu. Hành quân có các đạo quân chủ lực của Trương Liêu, Trương Cáp, Từ Hoảng, Hàn Hạo, Trương Tú. Tào Hồng hiệp trợ Tuân Du giữ Ký Châu, Nhạc Tiến phòng vệ cánh phải, Tào Nhân đóng quân ở Tinh Châu, phụ trách phòng vệ cánh trái, Hạ Hầu Đôn phòng vệ Dự Châu và giám sát mọi động tĩnh của Lưu Biểu. Vu Cấm vốn người cẩn thận và mưu trí được cùng Lý Điển đóng quân ở ngoại vi khu tây nam chi viện cho Hạ Hầu Đôn ần.
Sắp đặt mọi việc đâu vào đấy, Mạnh Đức hạ lệnh cho đạo quân chinh bắc tập kết ở bờ sông Dịch Thuỷ.
Từ tháng mười một năm ngoái, Mạnh Đức đã bàn bạc với các thuộc hạ về tuyến đường chuyển lương. Đổng Chiêu muốn cho đào những con kênh thông ra biển, Mạnh Đức cho là phải và hạ lệnh khởi công. Công trình gồm có: một chảy vào Cố Thuỷ gọi là kênh Bình Nô; một từ cửa Câu Hà chảy vào Lộ Hà gọi là Tuyến Châu Kênh, phần lớn số lương thảo được vận chuyển theo tuyến biển, sông có đóng băng cũng chẳng ảnh hưởng gì.
Theo Quách Gia tính toán thì toàn quân ra trận vào mùa hạ năm Kiến An thứ mười hai, dự kiến kết thúc vào trước mùa đông.
Đầu tháng năm, đại quân đã đến Võ Chung Thành ở bên phải quận Bắc Bình. Do thuỷ thổ không hợp, Quách Gia đã ốm phải nằm. Bệnh tình mỗi ngày một nặng. Con người tuấn tú, nho nhã ngày nào, bây giờ đã xanh xao, tiều tuỵ Nhìn thấy người thanh niên đã cùng mình nam chinh, bắc chiến hơn chục năm trời, đến mòn mỏi cả tuổi thanh xuân, tài hoa và sức lực, Mạnh Đức đã ứa nước mắt, rồi cầm tay Quách Gia, nói:
- Viễn chinh dị tộc trong sa mạc, khiến ông vất vả mà sinh bệnh, lòng ta áy náy vô cùng.
Quách Gia nói yếu ớt:
- Tôi chịu ơn Thừa tướng, dù có chết cũng chưa báo đền được muôn một, tuy nhiên…
Quách Gia như biết được mình chẳng còn sống bao lâu.
Mạnh Đức nói:
- Cuộc bắc chinh này vô cùng vất vả, ta định hẵng tạm rút quân, ý kiến Quách Gia thế nào?
Gia nói:
- Việc binh cốt mau lẹ. Nay đi đánh xa hàng ngàn dặm, lương thực, khí giới đều nhiều lại khó mang theo; chi bằng đem khinh binh gấp rút đến đánh bất ngờ, nhưng phải có người thuộc đường tắt, đường hiểm dẫn đường mới được.
Mạnh Đức cho Quách Gia ở lại Vô Chung dưỡng bệnh, rồi sai tìm người hướng đạo. Có người giới thiệu Điền Trù là tướng cũ của Viên Thiệu. Mạnh Đức gọi lại hỏi, Trù nói:
- Đường này, về mùa hạ và mùa thu có nước, chỗ nông xe ngựa không đi được, chỗ sâu lại không chở được thuyền bè, khó hành quân lắm. Tuy nhiên, trước đây Bắc Bình quận phủ cho sửa đoạn đường Bình Cương đi qua Lư Long, đến được Liễu Thành. Thời Quang Vũ đế năm Kiến Vũ, đường sụt lở gián đoạn khoảng vài trăm năm, bây giờ vẫn còn một con đường nhỏ đi qua. Ngày nay ta giả vờ có ý muốn rút quân vì quân hành vất vả, nhất định quân địch sẽ lơ là phòng thủ. Đến lúc đó, ta quay lại, xuất phát từ cửa Lư Long, vượt Bạch Đàn hiểm trở, đánh thẳng vào đại bản doanh quân địch. Đường khó đi, nhưng lại ngắn, có thể làm cho quân địch bị bất ngờ trở tay không kịp.
Tháo nghe lời Điền Trù, lệnh cho các đạo chuẩn bị rút quân về triều, còn cho mọi người to nhỏ với nhau: “Mùa hạ nóng bức, nhiều mưa; đường sá ngập nước hành quân không được, sang thu tiết trời khô ráo, hành quân cũng chưa muộn”.
Ô Hoàn được tin quân Tào chuẩn bị rút lui.
Kỳ thực lúc đó Tháo cho Điền Trù chọn khoảng một trăm người quen thuộc đường đất đang dẫn đường cho từng đạo quân riêng biệt.
Toàn quân vượt qua Tử Võ Sơn tìm đến cửa Lư Long, lại đi qua đường núi dài hơn trăm dặm nới tới Bình Cương Thành.
Tháo đã năm mươi mốt tuổi, cùng mọi người hành quân rất vất vả.
Tháo dừng chân đứng thở. Năm tháng chẳng biết thương người, một đời chẳng được là bao! Tháo hỏi:
- Đây là núi gì?
Điền Trù bảo đó là Kiệt Thạch Sơn.
Đỉnh núi có một hòn đá trông như một người khổng lồ ngạo nghễ đứng nhìn trời xanh. Tháo đứng trên mỏm núi, râu tóc phất phơ trong gió.
Trông về phương đông xa xa, nước biển xanh dập dờn sóng vỗ. Đảo nọ đảo kia sừng sừng giữa biển khơi, từng trận gió làm lay động cả hàng cây. Biển cả mênh mông như ôm trọn vũ trụ vào long. Tình ấy, cảnh ấy, khiến Tháo buột miệng ngâm nga:
Đông tới Kiệt Thạch,
Ngắm nhìn biển xanh>
Nước trời man mác,
Đảo phơi hữu tình,
Cây lá khoe mình,
Nồng nàn hoa thảo.
Êm ái thu phong,
Sóng dồi điệp điệp,
Nhật, nguyệt sáng trong.
Như sẵn ở lòng.
Muôn sao xán lạn.
Từ lòng hiện lên
Hạnh phúc vô biên
Bài ca ngâm mãi.
(Cung Khắc Lược dịch)
âm vang của bài thơ như còn vang mãi trên bầu trời Kiệt Thạch.
+
Quân Tào đã xuất thần bất ý xuất hiện ở Bạch Lang Sơn.
Ô Hoàn và liên quân của anh em họ Viên ra khỏi trại đến đóng quân ở Bạch Lang Sơn.
Đây có thể là trận chiến cuối cùng!
Tháo hành quân ngàn dặm, vượt núi băng sông, chờ đợi ngày đó.
Sở trường của Tháo là chỉ huy những trận dã chiến bằng khinh kỵ binh. Nhưng đây là lần đầu Tháo giáp trận với dân tộc du mục giỏi đánh kỵ binh. Một số tướng lĩnh cảm thấy căng thẳng vì quân lực của ta chưa có mặt đông đủ.
Tháo cảm thấy thích thú khi trận khinh kỵ binh đại hội chiến sắp bắt đầu. Khi được tin quân địch kéo đến, Tháo cưỡi ngựa lên cao đứng xem, thấy quân Ô Hoàn tuy đông, nhưng đi lại lộn xộn không có hàng ngũ, phối hợp thiếu nhịp nhàng với liên quân của anh em họ Viên.
Tháo quyết định đánh đột kích làm cho quân địch rối loạn. Quân Trương Liêu chia thành ba mũi: một mũi đánh vào chính diện, hai mũi còn lại tấn công vào hai bên. Khinh kỵ binh của Từ Hoảng làm đội dự bị, chuẩn bị đánh thọc sườn. Tháo dẫn đội hổ báo của Tào Thuần đánh chặn hậu, tạo nên những đợt sóng công kích liên tiếp.
Quân Trương Liêu dũng mãnh xông vào trước trận chém giết. Chẳng mấy chốc quân lính của Ô Hoàn rối loạn, ba vị thủ lĩnh của bộ lạc định đem quân phản công, nhưng rất nhanh bị đợến công thứ nhất, đợt thứ hai, thứ ba của quân Tào làm cho tan rã. Liên quân Viên Thượng, Viên Hy định đến chi viện, liền bị khinh kỵ binh của Từ Hoảng chặn đứng. Anh em họ Viên cuối cùng phải dẫn hơn nghìn quân kỵ binh chạy về Liêu Đông nương tựa vào Công Tôn Khanh. Ô Hoàn nhìn thấy đại thế đã mất, ba vị thủ lĩnh thì hai chết, một bị thương, đành phải ra hàng.
Tướng sĩ ra hàng kể có hơn hai vạn. Tháo uý lạo tướng sĩ của Ô Hoàn, binh lính được biên chế lại, các tướng được nhận lại chức cũ, ai về chỗ ấy. Đứng dưới ngọn Bạch Lang Sơn, Tháo than rằng: “Liệu những ngày yên bình trên mảnh này sẽ được bao lâu?”
Hôm đó thám mã ở hậu phương đem đến một tin xấu: Quách Gia đã qua đời.
Tin nghe như tiếng sét bên tai, Tháo khóc rằng:
- Phụng Hiếu mất đi, là trời hại ta vậy!
Khóc rồi, Tháo ngoảnh lại bảo các tướng:
- Tuổi các ngươi cũng trạc tuổi ta cả, duy có Phụng Hiếu còn trẻ hơn. Ta vẫn định uỷ thác việc về sau, không ngờ nửa chừng Phụng Hiếu bỏ ta mà đi, khiến ta tan nát ruột gan!
Lúc ấy, thám mã trình lên một bức thư của Quách Gia, bóc ra xem xong Tháo lại khóc lớn.
Nhân việc anh em họ Viên chạy đến chỗ Công Tôn Khang, Thái thú Liêu Đông, các tướng khuyên Tháo nên thừa cơ truy kích, giải quyết luôn cả Tôn Khang. Tháo nói:
- Không dám phiền đến oai hùng của các ông. Vài ngày n Công Tôn Khang sẽ đem đầu hai anh em họ Viên lại nộp.
Các tướng đều không tin.
Quả nhiên chẳng bao lâu, Công Tôn Khang sai người đem thủ cấp của anh em họ Viên đến nộp.
Các tướng thất kinh, nói rằng Thừa tướng đoán việc như thần.
Tháo trọng thưởng sứ giả, và phong Công Tôn Khang làm Tương Bình hầu, Tả tướng quân, hai bên ký hoà ước.
Sau đó, Tháo đưa thư của Quách Gia ra đọc.
“Nay nghe Viên Hy và Viên Thượng chạy sang Liêu Đông, minh công không nên cất quân ra đó. Công Tôn Khang vốn sợ họ Viên thôn tính, nên anh em chúng đến hàng, Khang tất sinh nghi.
Nếu ta đem quân đến đánh, nhất định họ phải hợp sức chống cự, nôn nóng thì khó mà hạ được. Nếu ta hoàn lại, thì Công Tôn Khang và họ Viên tất phải sinh chuyện. Sự việc phải diễn ra như vậy” .
Ai nấy khen ngợi hết lời.
Cảm công của Quách Gia, Tháo cho bầy linh vị cúng tế, lại lệnh cho người đưa linh cữu của Quách Gia táng ở Hứa Đô. Gia khi chết mới có ba mươi tám tuổi.
Tháng mười một, năm Kiến An thứ mười hai, đại quân bắc chinh đã về đến bên sông Dịch Thuỷ, nơi mà “Gió hiu hiu, Dịch Thuỷ nước lạnh băng, tráng sĩ một đi không hề trở lại!”.
Năm đó, cũng ở nơi này, thái tử Đan nước Yên đã vĩnh biệt đất nước và người thân, cầm đoản kiếm đi hành thích vua Tần. Tháo đứng đây không phải để hoài niệm vị Thái tử đã chết uổng phí, mà để tưởng nhớ hương hồn các tướng sĩ đã bỏ mình trong cuộc bắc chinh.
Tại đây, Tháo sắp xếp lại đội ngũ, bố trí quân phòng thủ phương bắc. Thế lực họ Viên không còn nữa. Bốn châu U, Tinh, Thanh, Ký thành một thể thống nhất của chính quyền Hứa Đô.
Năm ấy, Tháo năm mươi hai tuổi.
Tính đến nay Tháo vừa mười tám năm kể từ lúc tay trắng lập nghiệp ở Trần Lưu.