Chương 29: Tranh Tài Ở Hán Trung

Thị sát xong ơ ở Tương Dương, Tháo đang định trở về Nghiệp Thành thì có tin báo từ Kinh Châu, đã xảy ra chiến tranh giữa Tôn, Lưu.

Nguyên nhân thù hận dẫn đến phá vỡ liên minh giữa Tôn, Lưu là việc mượn, trả mảnh đất Kinh Châu. Lúc đầu, Tôn Quyền định bằng con đường ngoại giao, cử Gia Cát Cẩn là anh Gia Cát Lượng đến gặp Lưu Bị đòi lại Kinh Châu.

Không ngờ Lưu Bị từ chối và nói:

- Trước mắt ta đang bận đi đánh Lương Châu. Xong việc, ta sẽ trả lại toàn bộ Kinh Châu cho các ngươi!

Gia Cát Cẩn đem mọi chuyện báo lại với Tôn Quyền, Quyền tức giận mắng rằng:

- Đó chỉ là cái cớ để tên mặt dày Lưu Bị không muốn trả Kinh Châu. Mặt khác, hắn còn thêm quân cho Quan Vũ, ta thề sẽ xé xác tên Vũ này ra!

Nói rồi Tôn Quyền hạ lệnh bổ nhiệm mới các quan chức hành chính của hạ quân Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương, chuẩn bị vào tiếp quản ba quận nói trên. Nhưng Quan Vũ hạ lệnh cho binh lính cảnh giới, không cho các quan chức của Đông Ngô vào thành. Các quan chức hành chính bực bội quay về. Tôn Quyền liền hạ lệnh cho Lã Mông đem hai vạn quân, hòng dùng vũ lực thu hồận ở Kinh Châu. Lưu Bị cũng không kém phần, tự dẫn binh lính đến Công An, chỉ đạo Quan Vũ dùng vũ lực uy hiếp. Chỉ cần một chút nữa, chiến tranh giữa Tôn, Lưu sẽ nổ ra.

Tháo vội triệu Trương, Từ, Lý và các tướng đến phân tích tình hình.

Trương Liêu nói:

- Tôn Quyền hoà hoãn với ta để rảnh tay đối phó với Lưu Bị; Lưu Bị cho rằng đường sá trong Thục hiểm trở, quan ải kiên cố nên không sợ quân của đại vương, xem thường quân của Tôn Quyền. Mạt tướng cho rằng, bề ngoài đại vương như trợ giúp Tôn Quyền, thực chất là án binh bất động, chờ xem kết cục thế nào đã.

Tháo nói:

- Ý của Văn Viễn là Duật bang chi tranh, ngư ông đắc lợi [3]. Nhưng cục diện chiến trường biến hoá khôn lường, khi là bạn, lúc là thù vẫn là đặc điểm chủ yếu của tình hình hiện nay, các vị phải tuỳ cơ ứng biến. chớ có xem thường.

Tháo cho bố trí lại lực lư

ợng của Tương Dương, Phàn Thành và Hợp Phì, đồng thời điều quân của Vu Cấm xuống phía nam, tăng cường phòng thủ mặt này.

*

Tháng Giếng năm Kiến An thứ hai mươi ba, Quan Vũ dẫn quân đánh thành Tương Dương, quân Tào chống đỡ không nổi phải rú Phàn Thành. Tào Tháo muốn ra tiền tuyến đốc quân, không ngờ ở nhà tai hoạ đã đến gần. Một cuộc chinh biến lớn về quân sự. Tháo vội vàng phải về thành trao quyền chỉ huy tác chiến ở phía nam cho Tào Nhân.

Chính biến lần này gọi là "sự kiện Cát Bản".

Cát Bản vốn là ngự y của Hiến đế, trước đây nghiêng về phía Tào Tháo. Cát Bản thường vào cung thất của Hiến đế ở Hứa Đô để thăm bệnh cho Hoàng đế. Bị Hoàng đế lôi kéo, mong hắn trừ khử Tào Tháo.

Cát Bản tiếp nhận mật chỉ, móc nối với hai người con của mình ở Hứa Đô là Cát Mạc, Cát Mục, Thiếu phủ (quan tài vụ) Cảnh Kỷ, Tư Thực (thừa tướng phủ hành chính quan), Vi Hoảng cũng tham dự. Cảnh Kỷ, tự là Quí Hành, Tổ phụ là công thần khai quốc thời Hán Cao Tổ, đời đời hưởng phúc của nhà Hán, trở thành phần tử cốt cán trung Hán bài Tào. Kỷ, trước đã có làm quan duyện ở phủ Thừa tướng, về sau được nhấc làm thị lang Thiếu phủ. Cát Bản liên hệ, bàn bạc với Kỷ, Kỷ tán thành ngay, Kỷ thấy Tào Tháo tiếm phong tước vương, xe đi áo mặc, toàn dùng đồ Thiên tử, trong bụng rất là bất bình. Kỷ liên hệ với người bạn thân là Vi Hoảng, Hoảng nói:

- Chúng ta đều giận Tào Tháo tiếm quyền, nhưng Tháo quyền thế rất lớn, nên hành động phải hết sức thận trọng, chớ có như lũ Phục Hoàn, Đổng Thừa mà mang vạ vào thân.

Kỷ nói:

- Nếu muốn thành công, chúng ta phải tổ chức một đạo binh mã, giết ngự lâm quân của Vương Tất, cướp lấy Tào phủ.

Vi Hoảng lưỡng lự

- Chiêu mộ binh sĩ, nói thì dễ thôi.

Kỷ nói:

- Ông có người bạn thân là Kim Vi, hiện làm quan ở Lạc Dương, có nhiều quân lính.

Vi Hoảng sực tỉnh nói:

- Kim Vi vốn có bụng thù Tào Tháo, người này lại có tình thân với Vương Tất, nếu tham gia, Vương Tất sẽ chẳng nghi ngờ gì.

Thế là Vi Hoảng, Cảnh Kỷ, Kim Vi và cha con họ Cát thành một nhóm chống Tào. Từ đó, Kim Vi đến thăm Vương Tất luôn, bọn cấm vệ sinh nể. Vi Hoảng, Cảnh Kỷ... yên tâm tụ tập ở nhà Kim Vi để bàn mưu tính kế.

Vương Tất là lão tướng tâm phúc của Tào Tháo, rất mực trung thành. Sau khi Tuân Úc, Tuân Du tạ thế, là quan chức bậc nhất trong phủ Thừa tướng và đứng đầu ngự lâm quân Hứa Đô, Tất chính là người Tháo bố trí để theo dõi Hoàng đế và văn võ bá quan.

Đầu tháng giêng, bọn Kim Vi, Vi Hoảng ngồi bàn kế hoạch khởi sự. Kim nói.

- Ngày rằm tháng giêng, trong thành treo đèn kết hoa ăn tết nguyên tiêu. nhân đó, Cảnh Thiếu Phủ, Vi Tư Thực cho quân mai phục trước cửa phử Vương Tất, tôi sẽ cho thích khách vào phủ hành thích, nếu xong xuôi, ta giết hết lũ cấm vệ, và mời Hoàng đế triệu tập bá quan văn võ thảo phạt Tào Tháo. Cha con Cát Bản dẫn một ngàn quân của tôi từ ngoài đánh vào thành gây thanh thế.

Kế hoạch bàn xong, mọi người uống máu ăn thsau đó ai nấy bắt tay vào việc, kịp thời ngày khởi sự.

Vào đêm khởi sự, Kim Vi vào phủ thăm Vương Tất, thừa cơ để thích khách ở lại. Cha con Cát Bản lấy cớ đi săn ra ngoài thành từ sáng, hội nhập cùng quân lính của Kim Vi, chờ khi trong thành nổi lửa là tấn công về. Kim Vi uống rượu với Vương Tất cho đến canh hai mới cáo từ. Lúc đó, Vương Tất đã ngà ngà say, dưới chân đã thấy bồng bềnh. Bỗng từ trong bóng tối, thích khách xông ra chém một nhát. Vương Tất, võ nghệ cao cường, nghiêng mình tránh được, bọn lính hộ vệ vội đến chống trả; một tên thích khách khác nổi lửa lên luôn. Cảnh Kỷ, Vi Hoảng dẫn ba trăm quân mai phục xông vào phủ, bắt đầu một trận hỗn chiến.

Vương Tất xách kiếm chống lại bốn tên lính tấn công, giết được hai, và cũng bị mấy vết thương, máu tươi bê bết cả hai tay. Cảnh Kỷ bắn một phát tên trúng vai Vương Tất. May thay, có một tên lính dắt ngựa đến yểm trợ cho Tất chạy thoát. Vương Tất phóng ngựa chạy thẳng đến nhà Kim Vi, đến sau truy binh đuổi gấp. Tất gõ cửa nhà Kim Vi. Còn Vi thì chưa về, đang dẫn người đi phóng hoả, làm hiệu cho cha con họ Cát đánh vào thành. Người hầu thấy Vương Tất gõ cửa liền trả lời Kim Vi chưa về, và hỏi nhau qua khe cửa. Vương Tất thất kinh, vỡ nhẽ Vi cùng bọn Cảnh Kỷ âm mưu làm phản, vội quay lại giết năm sáu tên truy binh, cướp lấy ngựa phóng thẳng, mặc dù lúc đó, trông Tất như một người máu.

Cha con họ Cát thấy trong thành bốc lửa, biết là việc đã gần xong, liền dẫn binh mã xông vào.

Dân chúng trên đường phố, đang thưởng ngoạn đèn, hoa ngày tết nguyên tiêu đã bị người ngựa dẫm đạp chết không biết bao nhiêu. Nhiều người hô to: "Giết giặc Tào Tháo phò trợ Hán thất".

Đêm đó, Vương phóng thẳng đến chỗ Điển Y trung lang tướng Nghiêm Khuông, lập tức điểm năm ngàn binh mã, băng bó sơ qua những vết thương, rồi tức tốc đánh về Hứa Đô. Ở đây, bọn Kim Vi đã khống chế được toàn bộ, nhưng một số bộ tướng của Tào Tháo vẫn liều chết giữ chặt cửa cung, không để Hoàng đế hội họp được với bọn Kim Vi.

Thấy Vương Tất dẫn quân quay về thành, Cát Bản, Kim Vi, Cảnh Kỷ, Vi Hoảng hốt quá không hiểu ra sao. Chúng vẫn tưởng Vương Tất đã chết. Vương Tất chỉ huy đại quân tấn công bọn phiến loạn. Kim Vi, cha con họ Cát, Cảnh Kỷ đều bị giết sạch. Loạn quân như rắn không đầu, đứa thì xin hàng đứa thì trốn chạy.

Sau khi báo tin cho Tào Tháo, Vương Tất cho lùng bắt già trẻ lớn bé trong gia tộc của năm nhà, các quan lớn nhỏ trong triều ở Hứa Đô, toàn bộ giải về Nghiệp Thành chờ được xét xử

Mười hôm sau, Tào Tháo mới về đến Nghiệp Thành. Vương Tất đã mất vì các vết thương quá nặng. Tào Tháo thân đến vương phủ chủ trì tang lễ. Tháo an ủi mọi người, còn tự tay ghi bốn chữ "Quốc chi lương thần" lên bức hoành phi treo trước cửa phủ để tỏ lòng ghi nhớ công lao của Vương Tất. Sau đó Tháo bắt tay xử lý những con cá đã mắc lưới trong cuộc phản loạn, lệnh đem chém đầu toàn bộ gia tộc của Kim, Cảnh, Vi, Cát ngoài chợ.

Bốn hôm sau, Tháo cho dựng ở giáo trường một lá cờ đỏ ở bên tả, một lá cờ trắng ở bên hữu, rồi ra lệnh cho trăm quan trong triều:

- Bọn Cảnh Kỷ làm phản, phóng hoả đốt Hứa Đô. Trong các ngươi cũng có người ra cứu hoả, cũng có kẻ đóng cửa ngồi nhà. Hễ ai ra chữa cháy thì đến đứng ở dưới lá cờ đỏ ai không ra thì đứng dưới lá cờ trắng.

Các quan nghĩ rằng chữa cháy tất không phải tội, bởi thế nhiều đứa phản loạn, cũng như chữa cháy đều chạy đến đứng dưới lá cờ đỏ. Chỉ có một phần đứng dưới cờ trắng.

Tháo nói với những người đứng dưới cờ trắng:

- Các ngươi không ra chữa cháy, chắc cũng không tham gia phiến loạn, thế là mừng rồi.

Nói xong, Tháo còn thưởng cho họ và phóng thích. Còn đối với những người đứng dưới lá cờ đỏ, Tháo nói:

- Trong các ngươi có người ra cứu hoả thật, nhưng cũng có nhiều người ra để giúp giặc đó!

Nói xong, cho Hoa Hâm truy xét từng người, ai ra cứu hoả thật mới được tha.

Hoa Hâm lôi ra vô số kẻ lọt lưới, điệu cả ra cạnh sông Chương Hà chém tuốt, con số lên tới hơn ba trăm. Bình định xong phản loạn, Tháo cử Tào Hưu tổng đốc cả quân mã Ngự lâm; Chung Do lên làm tướng quốc; cải định lại tước hầu có sáu bậc mười tám cấp; tước Quan Trung hầu có mười bảy cấp, được đeo ấn vàng, thao tía; Quan Nội Ngoại hầu mười sáu cấp, ấn bạc, thao thâm; Ngũ Đại phu mười lăm cấp, ấn đồng, thao buộc kim tuyến. Định tước phong quan. Triều đình đổi mới, có nhiều nhân vật bên phía họ Tào.

*

Tháng giêng năm Kiến An thứ hai mươi ba, bình định xong bọn phiến loạn Cát Bản, Tháo nhận được thư của Hạ Hầu Uyên từ Hán Trung, báo cáo tình hình quân sự, thư ghi rằng:

"Sau một năm chuẩn bị, Lưu Bị đã bố trí xong lực lượng tiến công Hán Trung. Khoảng tháng hai quân mã sẽ từ Thành Đô kéo tới. Tham mưu có Pháp Chính, võ tướng là Hoàng Trung, Trung Phi, Mã Siêu, Ngô Lan, Triệu Vân cùng năm đạo quân, có đến bốn mươi vạn. Có tin báo là lão tướng Hoàng Trung làm quân tiên phong, tả có Trương Phi, hữu có Mã Siêu, Trung quân là Ngô Lan, điện hậu là danh tướng Thường Sơn Triệu Vân. Lần đầu tiên Lưu Bị dùng quân nhiều như vậy và một quyết tâm rất lớn... quân ta chuẩn bị phòng ngự kỹ càng, song binh lực không đủ, mong được đại quân đến cứu viện...".

Xem trong thư. Tháo rất tức giận, lập tức cho điểm binh mã, sai Đô hộ tướng quân Tào Hồng cùng Tào Hưu chỉ huy "đội hổ báo" tinh nhuệ nhất của Tháo xuất quân. Còn Tháo dẫn một đạo quân khác đến Hán Trung chỉ huy.

Trước khi Tào Hồng xuất phát, Tháo gọi Tào Hưu lại dặn dò:

- Tào Hồng dũng mãnh, trung thực, chiến công hiển hách, đã mấy lần cứu ta thoát khỏi hiểm nghèo. Bởi vậy, Hồng có phần kiêu ngạo, mấy lần ra quân thiếu phối hợp nên không hay. Vì vậy, đứng trước kẻ địch nhiều lúc phải khuyên can, phối hợp, tránh những điều sơ xuất.

Tào Hưu lĩnh mệnh ra đi.

Tháng ba, Lưu Bị sai Trương Phi, Mã Siêu, Ngô Lan tiến đánh Vũ Đô Quận ở phía bắc, đóng quân tại Hạ Biện, hòng cắt đường liên lạc giữa Hán Trung và Quan Trung của quân Tháo. Lưu Bị Hoàng Trung đi trước, Triệu Vân ở lại Ích Châu chờ lệnh.

Tào Hồng, Tào Hưu nghe tin Vũ Đô thất thủ, liền liều mạng thúc đội hổ báo tiến về phía Vũ Đô. Hổ báo là một đội kỵ binh, quân sĩ thường dùng các loại vũ khí dài như qua, mâu và kích, có cả loại vũ khí đánh gần như dao, kiếm, đánh xung kích địch như cung tên. Phải nhiều năm huấn luyện, chọn lựa, Tháo mới có một đạo quân tinh nhuệ như vậy. Đặc điểm của đội là tốc độ nhanh, sát thương nhiều và giỏi dã chiến. Đội do các vị tướng họ Tào chỉ huy. Trong những cuộc chiến đấu lớn, đạo quân này thường xung phong lên trước hoặc là cắt đường phía sau, nên thực lực rất mạnh, có tác dụng cổ vũ toàn quân trong suốt chiến dịch.

Đi suốt ngày đêm, ăn trên đường, ngủ ngoài trời, nên chỉ mấy hôm sau toàn đội đã tiến đến Vũ Đô. Trước hết Tào Hưu, Tào Hồng cho thám báo đi dò xét tình hình bố trận của quân Thục, phát hiện ở Cố Sơn có quân Trương Phi, Mã Siêu, Ngô Lan đóng ở Hạ Biện. Tào Hồng định đánh Ngô Lan trước, nhưng lại sợ Trương Phi, Mã Siêu chặn mất đường về rồi hai bên chúng đánh kẹp lại, nên dùng dằng chưa quyết. Hồng cho mời chư tướng lại bàn đối sách, mọi người đều cho rằng không nên mạo muội tiến quân.

Ý kiến Tào Hưu lại khác:

- Trương Phi, Mã Siêu nếu có ý chặn đường rút của quân ta, tất chúng phải bí mật hành động. Còn hiện nay, chúng vẫn án binh bất động, tỏ ra tai mắt không tinh, thực lực không mạnh. Chúng ta cần phải phát huy sở trường của mình, trong lúc chúng tập kết quân chưa đủ, đánh cho một đòn thật mạnh. Có ai đó sợ Trương Phi, Mã Siêu sức mạnh trùm lấp ba quân, không ai địch nổi. Cũng có người bi quan cho rằng Trương tướng quân từng là bại tướng của Trương Phi, tôi không phải là đối thủ? Tào Hưu tôi không nghĩ thế, binh pháp nói: "Hai quân gặp nhau, có dũng sẽ thắng", chỉ cần chúng ta có quyết tâm, đánh chỗ quân Thục yếu nhất là Ngô Lan. Nếu chúng ta thắng trận này, thì Trương Phi, Mã Siêu dù có giỏi đến mấy cũng phải bó tay. Hơn nữa, mất thế ỷ giác là quân Ngô Lan thì liệu Trương Phi, Mã Siêu có giữ nổi Cố Sơn không?

Lời nói của Tàn Hưu vừa có lý vừa đầy nhiệt huyết, khiến Tào Hồng càng thêm tin tưởng. Hồng rút ngay kiếm ra chém đứt một góc bàn rồi nói lớn:

- Hôm nay Tào Hồng sẽ dẫn quân đánh trận đầu, quyết giành thắng lợi, nếu sai lời thì sẽ như cái bàn này.

Đêm đó, Tào Hồng dẫn quân lên ngựa, đem theo toàn vũ khí dài. Tào Hưu cầm quân canh chừng Trương Phi và Mã Siêu.

Ngoài mấy tên lính xách đèn đi tuần tra bên ngoài, toàn bộ binh lính của Ngô Lan đang chìm trong giấc ngủ. Ngay cả Ngô Lan cũng đi nghỉ rồi. Khinh kỵ binh của Tào Hồng đến một khoảng đất rộng cách trại Thục ba, bốn trăm thước thì tập kết, kế đó, trước sau chia quân thành mười toán nhỏ, chờ lệnh công kích. Và khi Tào Hồng phóng ngựa lên trước thì toán một, như vũ bão, xông thẳng vào trại Thục, rồi lần lượt đến các toán khác. Tiếng chém giết lẫn tiếng kêu khóc, tiếng vó ngựa phá tan sự yên tĩnh của đêm khuya. Đến khi binh lính của Ngô Lan tỉnh giấc thì quân của Tào Hồng đang giẫm đạp lên chúng, chém giết chúng. Tào Hồng thừa thế phóng hoả đốt trại, lương thực của quân Thục bốc cháy, ánh lửa đỏ cả một góc trời. Trong ánh lửa, mới thấy quân Thục, quần áo xộc xệch trên không mũ, dưới không giầy, hai tay ôm đầu như một lũ chuột chạy ra xin hàng. Quân Tào tung hoành ngang dọc, hùng dũng như những thiên binh thần tướng. Nhờ có hơn chục tên lính hộ vệ, Ngô Lan cuống quít chạy vào trong bóng đêm.

Chưa đến một canh giờ, trận đánh kết thúc, Tào Hồng toàn thắng

Ngô Lan phá được vòng vây, định chạy sang cầu cứu Trương Phi, không ngờ đường lạ, trời tối chạy nhầm vào một khu rừng có bộ lạc trung thành với Tào Tháo bị họ giết luôn.

Hai hôm sau Trương Phi và Mã Siêu mới được tin quân Tào phá trại Ngô Lan. Mất cánh quân của Ngô Lan, quân Thục mất hết ưu thế, đành phải đóng cửa trại cố thủ.

Cuối tháng ba, đại quân Tào Tháo lũ lượt kéo đến như nước chảy. Trương Phi, Mã Siêu bị sức ép của quân Tào quá lớn, đành phải rút về phía nam.

Lưu Bị thấy Trương Phi, Mã Siêu để mất Vũ Đô, Ngô Lan lại bị giết, nên rất tức giận. Cuối tháng tư, Lưu Bị đem quân chủ lực đóng ở gần ải Dương Bình, hòng đánh lớn với quân Tào.

Lưu Bị phái mãnh tướng Trần Thức đánh chiếm đường các đạo Mã Minh, mong chiếm ưu thế từ trên cao. Trần Thức vũ dũng, được gọi là "lực sĩ" trong đất Thục. Trần Thức xách đao nặng bốn chục cân, cho quân leo đèo, lội suối tiến lên Mã Minh. Bất thình lình, Trần Thức vung đao xông vàn đám quân Tào cứ tưởng ở đây thiên hiểm không ai dám tới. Quân Tào hoàn toàn bất ngờ, Trần Thức một lúc chém chết hai tên, những đứa khác đành quì lạy xin hàng.

Trần Thức vui mừng vừa chiếm được Mã Minh. Không ngờ, đúng lúc đó Từ Hoảng cũng vừa đến đường các đạo. Quân của Từ Hoảng là đạo quân cơ động chuyên dùng của Tào Tháo. Tháo nghe tin Hán Trung nguy cấp liền điều quân Từ Hoảng qua đường các đạo đến tiếp viện cho Hạ Hầu Uyên. Đột nhiên giữa Từ Hoảng và Trần Thức có cuộc tao ngộ

Từ Hoảng quân đông áp đảo. Trần Thức biết mình không địch được, bèn nhún chân lao người xuống vực, tay nắm lấy một cành cây đung đưa như con khỉ độc.

Trần Thức quay về thuật lại mọi chuyện. Lưu Bị biết mình không còn địa lợi, nhưng không trách cứ Trần Thức.

Từ Hoảng hội quân cùng Trương Cáp và trấn thủ Quan khẩu. Trương Cáp dẫn quân đóng đồn ở Quảng Thạch, cách trại quân chủ lực Lưu Bị một đường tên.

Từ khi thua Trương Phi ở cửa Ngoã Khẩu, Trương Cáp luôn tìm dịp để báo thù, bởi vậy Cáp đánh rất khoẻ, liều mạng.

Đã mấy lần Lưu Bị cùng Trướng Cáp hỗn chiến, tuy đông quân nhưng không sao thắng được Cáp.

Trương Cáp thường cho đào hầm, đặt bẫy, nên quân Lưu Bị tổn thương không ít. Hai trại cách nhau chừng một dặm, bên nào cũng cho xạ thủ mai phục, nếu đối phương xung phong sẽ bị tổn thất nặng nề. Mãi về sau, Trương Cáp bỗng nảy ra một kế, cho binh sĩ ngày đêm đào một đường hầm xông ra ngoài, dài đến nửa dặm, rồi đào thẳng lên gần mặt đất, hình thành một cái giếng rất sâu mà không ai biết. Trong một đêm đào được mười mấy cái giếng như vậy. Cạnh giếng đều bố quân mai phục. Hôm sau Trương Cáp dẫn quân ra khiêu chiến. Lưu Bị sai Trần Thức và một viên tướng nữa ra nghênh địch, còn mình thì đứng ngoài đốc chiến. Trương Cáp một mình đánh với hai tướng, không hề nao núng, chỉ thấy ngọn trường thương quay cuồng tựa như rồng cuộn hổ vờn. Lưu Bị thấy vậy vội cho mãnh tướng Mã Siêu ra tiếp sức. Trương Cáp thấy mình không địch nổi ba người, liền xách ngựa quay. Quân Tào như có vẻ thua, lũ lượt k éo nhau về trại. Lưu Bị nghĩ: Hôm nay nhân thể không đến phá trại, thì còn đợi đến bao giờ?

Lưu Bị liền hạ lệnh phá trại quân Tào. Quân Thục đi được nửa chừng thì cả người lẫn ngựa đều thụt, sa xuống hố. Mấy chục cái hố to đã đầy những quân Thục. Số quân mai phục quanh đấy xô ra bắn như mưa xuống hố. Trương Cáp kế đã thành, liền cho ngựa quay lại xông vào số quân cận vệ của Lưu Bị, bọn này không còn biết đối phó ra sao! Lưu Bị đành phải cố sống cố chết chạy về doanh trại.

Lưu Bị kiểm lại binh mã thấy thiếu mất năm ngàn tên, Trần Thức và hai viên tướng nữa mất tích.

Lưu Bị sai sứ giả về Thành Đô mời Gia Cát Lượng và dự bị quân Triệu Vân đến chi viện.

*

Tháng bảy, Tàn Tháo xem xét lại tình thế ở Hán Trung, thấy cần phải đến tận nơi đốc chiến. Tháo nói với các mưu sĩ Lưu Hoa, Tân Bình:

- Hiện nay quân Thục binh nhiều, lượng đủ, thực lực lớn mạnh, ta phải đến Hán Trung đốc chiến.

Và Tháo dẫn quân của Hạ Hầu, Tào Chân và quân "hổ báo" của Tào Hưu vừa từ Vũ Đô về, tiến xuống miền tây.

Tháng chín, Tào Tháo vừa đến Trường An, cho sứ giả triệu Tào Hồng từ Vũ Đô đến tường trình tình hình

Về phía Lưu Bị thì án binh bất động, chờ Gia Cát Lượng tới. Từ Hán Trung đại tướng Hạ Hầu Uyên vì thắng được Lưu Bị nổi danh anh hùng, nên sinh kiêu ngạo, trong thư gửi Tào Tháo có đoạn viết: "... Thì ra Lưu Bị đã thế. Hành quân, đánh trận sai cả binh thư. Đánh các đạo Mã Minh thì thua trận quay về. Công trại của Trương Cáp thì hao binh tổn tướng, thế cùng lực kiệt phải mời Gia Cát tới...".

Trong thư, Uyên tỏ ý xem thường Lưu Bị. Tháo thất kinh: "Trong thời loạn, anh hùng đua tranh. Trải qua những năm tháng kiêu hùng, còn lại mình ta và Lưu Bị. Bị là hạng người nào?". Nghĩ vậy rồi Tháo viết cho Uyên: "Phàm làm tướng có lúc nên cương, có lúc nên mềm, biết lấy cơ mưu làm đầu. Xem trong lịch sử, những loại hữu dùng vô mưu thì kết cục như thế nào? Có khoẻ mà không có khôn là loại vũ phu vậy, thống lĩnh ba quân sao được! Tiếc thay!"

Xem xong thư của Tào Tháo, Uyên chỉ cười, một nụ cười làm mất cả Hán Trung của Tào Tháo.

Tháng tám, Gia Cát Lượng đã đến chỗ Lưu Bị. Bị mừng rỡ như cá gặp nước, bắt đầu những trận đánh mới.

Ngay hôm sau, Hoàng Trung, Pháp Chính hộ tống Gia Cát Lượng đi xem địa thế của Hán Trung và cách bày trận của quân Tào, sau đó, có một kế hoạch cho Lưu Bị tấn công Hạ Hầu Uyên. Gia Cát Lượng nói với Lưu Bị:

- Hạ Hầu Uyên thắng liền mấy trận sinh kiêu. Hắn bố trí quân của Trương Cáp lên đầu, tức là dựa vào kiêu binh. Binh pháp nói: "Kiêu binh tất bại". Hạ Hầu Uyên là loại người như vậy!

Hoàng Trung tuy già nhưng vẫn muốn lập công. Trung xin với Lưu Bị cho ra khiêu chiến. Lưu Bị nói:

- Lão tướng tuy anh hùng, nhưng Uyên là danh tướng của Bắc Quốc, không dễ mà thắng được đâu. Người đó sâu sắc thao lược, am hiểu binh cơ, Tháo mới cậy y trông nom Hán Trung. Vì sao Tháo không giao cho người khác? Vì Uyên là tướng có tài.

Hoàng Trung đứng phắt dậy nói:

- Liêm Pha thời Chiến quốc, năm tám mươi tuổi còn ăn đủ mười đấu gạo, mười cân thịt. Trung này chưa đến bảy mươi, hai cánh tay còn giương nổi được cung ba tạ, gân sức còn mang nổi nghìn cân, ta lại sợ hắn hay sao?

Pháp Chính vừa cười vừa nói.

- Ai chẳng biết lão tướng dũng mãnh, thiện chiến. Nhưng cái chính không phải đọ sức, mà là đọ mưu.

Lưu Bị nói luôn:

- Đúng, đúng! Là mưu trí! Lần này Khổng Minh tiên sinh đến đây để lập kế phá Hạ Hầu Uyên, để Khổng Minh trình bày kế hoạch đã.

Khổng Minh nói.

- Hạ Hầu Uyên là loại tự cao tự đại. Kẻ tự cao thì thích lập công. Ta cho nó thắng rồi giết nó.

- Giết nó như thế nào? - Hoàng Trung nôn nóng nói chen vào luôn.

- Dùng kế dụ binh để giết Hạ Hầu Uyên. Trước hết, Hoàng tướng quân đem quân tấn công trại nam của Trương Cáp, bộ tư̕ của Hạ Hầu Uyên, dùng hoả công đốt phá. Cáp nguy khốn, Uyên phải đến cứu. Khi Uyên đến, tướng quân giả đò thua chạy về đến núi Định Quân. Ta và Pháp Chính cho quân phục sẵn ở đó. Nếu Uyên kịp đuổi đến nơi, đấy là nơi chôn hắn.

Trung hỏi luôn:

- Thế nếu hắn không đuổi thì sao?

- Đuổi hay không còn tuỳ ở cách đánh của tướng quân.

Hôm sau, Trung đưa quân đi đánh Trương Cáp.

Trung lệnh cho binh sĩ nào cũng phải mang theo một bó củi. Doanh trại họ Trương có tường thành bằng các cây gỗ bao bọc. Củi được đốt lên, lửa bắt vào thành trở thành một bức tường lửa. Trương Cáp quá giận, định dẫn quân xông ra ngoài, liền bị các xạ thủ của Hoàng Trung chặn đường lại.

Hạ Hầu Uyên được tin, lập tức dẫn quân đến cứu viện. Hoàng Trung dũng mãnh chống trả. Từ xa, Uyên nhìn thấy một lão tướng mũ vàng, giáp bạc, biết đó là Hoàng Trung, liền dẫn mấy chục kỵ binh phóng tới. Hoàng Trung thấy một mãnh tướng dẫn đầu, trên lá cờ phía sau thêu hai chữ "Hạ Hầu" to tướng, biết đó là Hạ Hầu Uyên.

Hoàng Trung liền cầm dao chỉ mặt, mắng luôn:

- Thằng Hạ Hầu kia! Lão tướng chờ mày đã lâu, sao không giơ cổ ra chịu chém!

Hạ Hầu Uyên tức quá, tay nắm chặt thương, xông vào giao đấu với Hoàng Trung. Chờ sau mấy hiệp, Trung giả vờ núng thế, rồi đánh ngựa chạy trố

Hạ Hầu Uyên thét lớn:

- Thằng giặc kia đừng chạy. Tiếc rằng ta chưa xé xác ăn thịt nhà ngươi cho hả dạ.

Rồi Hạ Hầu Uyên liền thét quân truy đổi.

Hoàng Trung một mạch chạy về núi Định Quân. Trong khi rút lui không kịp phát tín hiệu cho binh lính, nên phía bên quân Thục có phần hỗn loạn. Uyên thấy vậy, càng tin là quân Thục thua thật, rút thật, nên càng ra sức truy đuổi. Trương Cáp sợ có gian kế gì chăng, nên cũng cho quân đuổi theo ứng cứu.

Nhưng Hạ Hầu Uyên vốn thích lập công, nên phóng ngựa thật nhanh, bỏ rơi Trương Cáp tụt lại phía sau. Hạ Hầu Uyên và mấy chục tên lính đã vào sâu trong núi Định Quân. Hoàng Trung cũng chỉ còn lại ngần ấy quân bên cạnh, tất cả vọt lên một mỏm núi và giấu mình ở đó. Uyên không nhìn thấy Hoàng Trung đâu nữa. Xung quanh địa hình rất hiểm trở, biết mình đã mắc kế gian, đang định tìm đường để rút. Từ một đỉnh núi cao, Pháp Chính nhìn thấy tất cả và một lá cờ được phất lên, từ tứ phía đổ ra vô vàn là quân Thục, cùng những tiếng hô như sấm dậy: "Bắt sống Hạ Hầu Uyên".

Hạ Hầu Uyên tuyệt vọng, cố mở một con đường máu. Nhưng tất cả đã hết, tất cả như một lũ dê rơi vào miệng cọp. Uyên và bộ tướng bị chém đầu thị uy.

Trương Cáp được tin, vội quay ngựa chạy về Dương Bình cố thủ.

Thống soái chết trận, mọi người đều cảm thấy bàng hoàng. Mưu sĩ Quách Hoài phải đứng ra giải quyết mọi việc. Hoài đề cử Cáạm giữ chức Thống soái, mọi người nhất trí Cáp một mặt ổn định lòng quân lo việc phòng thủ, mặt khác gửi báo cáo về Trường An cho Tào Tháo.

Ngay đêm Hạ Hầu Uyên chết, quân Lưu Bị trở về trước ải Dương Bình, đối diện với bản doanh của Trương Cáp, bên kia sông Hán Thuỷ. Ban đêm, quân Tào nhìn sang sông thấy bên Thục đèn đuốc sáng trưng, cơ hồ như họ chuẩn bị để tấn công tiếp. Trong không khí tang tóc, Cáp phải mời chư tướng đến nghị sự.

Giọng điệu của Đỗ Tập thật bi quan:

- Chủ soái đã chết, lòng quân phân tán. Ngụy vương ở mãi Trường An chưa thể đến kịp. Trước mắt nên dựa vào thế hiểm của sông nước mà cố thủ, chờ đại quân của Ngụy vương kịp đến, sẽ định đoạt tiếp.

Từ Hoảng đồng ý với Đỗ Tập, Hoảng nói:

- Quân Thục không đủ thuyền bè để sang sông cùng một lúc. Chúng ta bố phòng ở bờ sông, tích luỹ nhiều tên là ngăn được quân Thục.

Quách Hoài không tán thành, Hoài nói với Trương Cáp:

- Làm như ý hai tướng Đỗ, Từ, quân Thục biết ngay là chúng ta yếu thế, Lưu Bị, nhân lúc sĩ khí đang hăng cho quân sang đánh. Chúng sẽ vượt sông ở nhiều đoạn, liệu chúng ta có ngăn cản được không? Chi bằng chúng ta rút sâu vào vài tầm tên nữa, bày trận nghênh địch, tỏ ra không sợ bọn chúng.

Trương Cáp nói:

- Quân ta vốnt đông. Chúng ta chỉ mất chủ soái và mười mấy người nữa. Nếu giao chiến, hai quân vẫn còn nghiêng ngửa. Hơn nữa, vốn tính thận trọng, Lưu Bị thấy quân ta không sợ tất sinh nghi, không dám liều mạng.

Mọi người răm rắp tuân theo.

Trời sáng, Lưu Bị đứng bên kia sông quan sát, thấy quân Tào bố trận, e có phục kích, nên không dám vượt sông. Cáp yên tâm, tăng cường xây thành, đắp ụ, biểu hiện quyết tâm tử thủ tới cùng.

*

Tin Hạ Hầu Uyên chết đã kịp gửi đến Trường An. Tháo xem xong thư và bị ngất luôn. Tả. hữu vội vực Tháo lên giường. Tháo hôn mê một lúc mới tỉnh, ai nấy thở phào nhẹ nhõm.

Được tin Uyên chết, Tháo lòng đau như cắt. Đau đớn thay, bảy năm về trước Tuân Úc chết, nhưng do Tháo bức tử. Càng đau đớn hơn, lần này Uyên đã chết, một viên tướng mà Tháo quý mến vô cùng!

Tháo nói với Lưu Hoa, Tư Mã Ý và những người đứng cạnh:

- Cơ nghiệp mà ta có là nhờ Hạ Hầu Uyên, anh em của ta, vào sinh ra tử giành lại. Nếu không có họ, e rằng Viên Thiệu, Mã Siêu vẫn còn hùng cứ ở phương bắc, tiếp tục hại dân hại nước. Ta uỷ thác Hạ Hầu Uyên đến Hán Trung, những mong có thể thu phục nốt Ích Châu, nào ngờ đã bỏ phí mất ưu thế, quyết tâm thống nhất thiên hạ của ta đã sứt mẻ nhiều rồi, Hạ Hầu Uyên chưa kịp lập được công lớn đã vội ra đi. Bây giờ ta biết thắng Lưu Bị bằng cách nào đây? Cnh phục thiên hạ bằng cách nào đây?

Tháo nói xong, khóc ầm cả lên. Người ta thường nói: anh hùng không rơi lệ, có lẽ vì chưa đến đoạn thương tâm mà thôi! Lý tưởng thống nhất thiên hạ thời trẻ của Tháo, sau trận Xích Bích không thể thực hiện được rồi. Vì thế mà Tháo lặng lẽ củng cố địa bàn phương bắc, quyết tâm dũng khí mai một dần, thế mà những người hùng tài giúp Tháo sáng nghiệp lại cứ lần lượt ra đi. Tháo cảm thấy một nỗi cô đơn, lặng lẽ, mà chỉ những người anh hùng mới cảm thấy, đang dần dà gặm nhấm trái tim mình.

Lưu Hoa khuyên Tào Tháo:

- Hai quân giao đấu, thắng bại là chuyện thường tình. Hạ Hầu tướng quân kiêu binh mà thất bại, hiển nhiên là tổn thất lớn của đất nước. Nhưng nếu Đại vương cứ đau buồn, không thân ra tiền tuyến chỉ huy thì bao giờ sĩ khí ba quân mới phấn chấn lên được. Nếu Lưu Bị được đằng chân lân đằng đầu, cướp nết ba châu ở Hán Trung, hoá ra nửa phần giang sơn mà Đại vương đã giành được, bỗng chốc bị người khác nuốt mất hay sao?

Tháo nói:

- Thực lực của Lưu Bị ngày nay đã khác xưa, Hán Trung liệu có giữ được hay không ta chưa dám nói.

Lưu Hoa nói:

- Đại vương đừng quá bi quan. Quân Trương Cáp hiện đang đóng bên bờ Hán thuỷ hiểm trở, chỉ mong Đại vương đến. Nhược bằng khoanh tay dâng Hán Trung cho Lưu Bị thì liệu ba quân tướng sĩ đang có mặt ở Hán Trung có cam tâm không? Nếu ta rút khỏi Hán Trung thì Lưu Bị sẽ thừa thế đưa quân vào Quan Trung, ba quân sẽ tổn thất nặng nề, sinh linh Trung sẽ lầm than, không biết Đại vương đã nghĩ tới chưa?

Tư Mã Ý cũng nói đến hậu quả nếu để mất Hán Trung. Tháo đã tin tưởng và bình tĩnh trở lại. Vào tháng hai, Tháo đã dẫn đội hổ báo của Tào Hưu theo đường Tà Cốc về Hán Trung.

Tháo đến Dương Bình, Cáp dẫn Quách Hoài cùng mọi người ra ngoài đón tiếp. Được tin Tháo ra tiền tuyến, quan quân treo cờ kết hoa, tiếng hoan hô vang như sấm dậy. Bờ bên kia, quân Thục không biết có chuyện gì xảy ra, vội ngẩng cổ nhìn xem.

Tháo thấy sĩ khí của quân lính thêm phấn chấn, nên liếc nhìn Lưu Hoa, hai người đều cảm thấy được an ủi.

Tháo xuống ngựa ngồi trên chiến xa. Tháo giơ tay vẫy mọi người. Quan quân tay cầm dao, kiếm giơ cao, đồng thanh hô lớn: "Ngụy vương! Ngụy vương!". Tiếng hô truyền sang bên kia Hán Thuỷ, Lưu Bị quan sát một hồi, nói:

- A Man đến rồi, cũng chẳng xoay chuyển được gì. Ta thề sẽ lấy được hai vùng Hán Xuyên.

Tào Tháo về trại của Trương Cáp, nghỉ ngơi một lát rồi triệu tập các tướng lĩnh ở tiền tuyến đến nghị sự.

Khi chư tướng đến đông đủ, Tháo nhìn mọi người một lượt. Trương Cáp, Từ Hoảng, Đỗ Tập râu tóc đã bạc. Tháo nghĩ: ai nấy đã già rồi. Khi nhìn đến Quách Hoài, Tư Mã Ý... ai nấy còn tráng kiện, tóc xanh da hồng, xuân sắc còn tươi trong lòng Tháo có nhiều cảm xúc: một sự già nua đã tới có người đã mất, mặt khác, một lớp trẻ đang bắt đầu, tài hoa đang xuất hiện.

Tháo định thần lại, bắt đầu hỏi về cách bố quân của Lưu Bị. Trương Cáp nói:

- Lưu Bị đóng quân ở nơi hiểm yếu bên bờ tây Hán Thuỷ, thấy quân ta quyết tâm tử chiến nên không dám vượt sông, nhưng Lưu Bị mời Gia Cát Lượng đến hiệp trợ chỉ huy, quân chi viện của Triệu Vân không ngừng kéo đến, rõ ràng là muốn cùng Đại vương chiến đấu lâu dài.

Quách Hoài hỏi:

- Lưu Bị đã cướp núi Định Quân, lại đ ốt hết lương thực của chúng ta. Để giải quyết khó khăn trước mắt, Đại vương nên cử người vận chuyển lương thực đến ngay.

Tháo đứng trước những khó khăn bức xúc. Mấy vạn quân xuất phát từ Trường An, mang theo ba ngày lương, ăn đã hết. Ai cũng tưởng đến Hán Trung sẽ được no đủ. Làm sao để giữ vững lòng quân? Tháo gọi Từ Hoảng đến và quyết định ngay:

- Ngày mai ngươi vượt sông, chuẩn bị thế tiến công. Lưu Bị phải điều quân chủ lực đến đối kháng, ngươi liệu giữ lấy để ta cho người vận chuyển lương thực từ Trường An tới, giải quyết cơm ăn cho đại quân.

Hôm sau, lúc trời còn tối, Từ Hoảng đã lén cho quân vượt sông Hán Thuỷ. Lưu Bị được tin, liều cử hai tướng Hoàng Trung, Triệu Vân chuẩn bị nghênh địch. Hoàng Trung nói với Triệu Vân:

- Từ Hoảng học đòi Hạng Vũ hung hăng lắm. Ta không nên tấn công chính diện, hãy chờ đến đêm hai bên kẹp lại mà

Triệu Vân tán thành mưu kế của Hoàng Trung.

Đêm đến Từ Hoảng cũng định đem quân đánh vào đại bản doanh Lưu Bị. Nhưng vừa ra đến ngoài, đã thấy hai đạo quân của Hoàng Trung, Triệu Vân kẹp đến đánh. Từ Hoảng địch không nổi phải rút vào trong trại. Hoàng Trung, Triệu Vân xông vào, doanh trại biến thành chiến trường, chỉ nghe Từ Hoảng thét lớn:

- Hỡi các tướng sĩ! Trước mắt quân Thục, sau vướng Hán Thuỷ, chỉ còn cách liều chết mà đánh mới hòng thoát được.

Nói xong, Hoảng như một con hổ điên, vác búa xông vào đánh Hoàng Trung; quân Tào theo quân Từ Hoảng xông vào hiểm trận, lấy một chọi mười, khiến cho quân Thục hoảng sợ phải rút ra khỏi trại. Từ Hoảng bố trí xạ thủ phục ở cửa lớn; điểm quân bố trí lại lực lượng, quân số hụt mất một phần ba chưa kể số quân bị thương. Bên quân Thục thương vong cũng rất lớn. Mấy hôm sau, hai quân cứ thế kình địch nhau.

Từ Hoảng không hoàn thành nhiệm vụ được giao lấy làm lo lắng, viết thư tạ tội với Tào Tháo. Tào Tháo có phần chán nản, nhưng để động viên Từ Hoảng, Tháo đã viết mấy dòng: "Hoàng, Triệu binh đông tướng nhiều, sĩ khí hăng hái. Tướng quân lực lượng mỏng, mà không phải lùi một bước, vô cùng khó khăn. Không cần lập công lớn, chỉ cần giữ vững trận địa, thế là tốt lắm rồi".

Từ Hoảng có phần yên tâm, tích cực chuẩn bị chiến đấu.

Tin Tháo vận chuyển lương thực từ Trường An tới và Trương Cáp cho binh lính chuyển số lương thực đó đến chân núi Bắc Sơn, bên bờã lọt vào tai Trung và Triệu. Trung bàn với Triệu Vân rằng:

- Tử Long trông chừng Trương Cáp, ta sẽ dẫn một ngàn quân đi cướp lương. Nếu cuối ngày mà không thấy về, mong Tử Long đến tiếp ứng cho.

Nói xong, Trung dẫn quân đi về phía núi Bắc Sơn.

Hoàng Trung vừa đến Bắc Sơn, đã thấy quân Tào đang xếp lương thực thành núi. Một số lính tuần tra vừa nhìn thấy quân Thục như từ trên trời rơi xuống, mặt mũi biến sắc. Hoàng Trung hạ lệnh điểm hoả đốt lương. Thế là lửa cháy, khói bụi mù trời, tiếng reo hò như sấm dậy. Họ Trương nghe nói Bắc Sơn có biến, liền kéo đại quân đến vây chặt lấy Hoàng Trung. Một cuộc chém giết bắt đầu. Trung ra sức chống trả, một ngàn quân lính bị đánh cho thất điên bát đảo.

Triệu Vân chờ mãi không thấy Hoàng Trung trở về, liền dẫn mươi tên quân kỵ đi tiếp ứng, vừa vặn gặp quân Trương Cáp đang truy kích Hoàng Trung. Triệu Vân múa thương thúc ngựa đánh thốc vào trong vòng vây, xông xáo như vào chỗ không người. Một ngọn thương của Vân múa, khi lên khi xuống, lấp loáng như cánh hoa lê bay, như mưa rơi tuyết toả. Vân đã cứu được Hoàng Trung, vừa đánh vừa chạy, đi đến đâu quân Tào giạt ra đến đấy.

Vân quay lại nhìn, ngoài hai người ra, bọn lính đi theo không còn một mống. Hai viên đại tướng phóng một mạch, không dám dừng chân, cuối cùng mới thoát khỏi lũ quân truy kích, trở về doanh trại.

Tháo nghe tin quân Thục đến cướp lương, vội xông thẳng ra chiến trường chỉ huy đánh địch. Tháo ở trên núi cao trông thấy Triệu Vân dũng mãnh, kiên cường cứu được Hoàng Trung, liền lệnh cho

- Phải bắt cho được Triệu Vân, Hoàng Trung!

Hai tướng chạy về trại, chưa kịp lấy hơi, đã thấy đại quân Tào Tháo áp sát bên ngoài.

Vân sợ đại quân Tào Thán cậy đông mà cướp trại, liền quyết định mạo hiểm một phen. Vân sai tay cung nỏ, phục cả hai bên hào sâu ngoài trại, ngả cờ im trống, quân lính cầm thương chờ đợi, Vân thì cưỡi ngựa cầm thương, một mình đứng ngoài cửa trại.

Trương Cáp thấy Triệu Vân uy phong lẫm liệt đứng trước cửa, lúc ấy trời đã tối, ánh trăng thanh soi bóng lên chiếc giáp bạc lung linh, khiến bóng hình Vân càng thêm uy vũ. Trương Cáp thấy trong trại ngả cờ im trống nghĩ có phục binh, nên không dám tiến lên.

Triệu Vân thấy quân Trương khí thế thất tán, bèn cầm thương vẫy một cái, lập tức trống thúc liên hồi, tiếng hò reo dậy đất, cung nỏ hai bên bắn ra như mưa. Quân Tào quay ngựa cắm đầu chạy. Không bỏ lỡ thời cơ, Triệu Vân cho quân ùa ra tranh nhau, vừa chém giết vừa truy đuổi. Trời tối, lại không biết quân Thục nhiều hay ít, quân Tào giẫm đạp lên nhau mà chạy, người ngựa lăn xuống sông Hán Thuỷ, chết hại không biết bao nhiêu mà kể. Trận này, quân Tào tổn thất nghiêm trọng. Nhất là kho lương thực, cứu được một phần, còn đâu biến thành than hết.

Hôm sau, Lưu Bị đến trại Triệu Vân quan sát chiến trường, quân sĩ thuật lại chuyện Triệu Vân cứu Hoàng Trung, đuổi quân Trương Cáp. Lưu Bị mừng lắm, dạo xem tất cả những chỗ hiểm yếu trước sau núi, rồi nói với quan quân rằng:

- Toàn thân Tử Long đều là đảm cả

Tại hành doanh Tào Tháo, các tướng đang nghị bàn. Trông Tháo ủ dột hơn thường ngày. Tháo trách cứ Trương Cáp:

- Lần này đã vây được Hoàng Trung, Triệu Vân, lại để chúng sổng mất. Chung quy chỉ vì chữ "khiếp", vừa hỏng việc lớn, vừa hao binh tổn tướng.

Trương Cáp khóc rống lên, thấy mình bỏ lỡ thời cơ, thất bại thảm hại. Cáp nói trong nước mắt:

- Đại vương mắng rất đúng. Kể từ lúc theo Đại vương chinh chiến, lần đầu tiên mạt tướng chịu nhục. Mạt tướng xin dẫn quân vượt sông, quyết tử chiến vơi Lưu Bị ngay.

Tháo thấy Trương Cáp hối hận liền lấy lời an ủi:

- Thế thường ai mà thắng được mãi. Hôm nay tướng quân không thua thì ta cũng thua. Tướng quân khỏi phải tự trách mình. Còn việc đi đánh Lưu Bị, bao giờ có thời cơ hẵng tính sau.

Nghe lời Tháo nói, Trương Cáp càng thêm hối hận, kìm lòng không được lại khóc rống lên, chư tướng đều thấy cảm động.

*

Tào Tháo và Lưu Bị giương mắt nhìn nhau suốt hai tháng ròng ở Hán Trung.

Có vài lần xung đột nhỏ.

Tháng năm, đầu hạ.

Mùa mưa đến với Hán Trung. Mưa dầm dề làm cho mực nước sông Hán Thuỷ dâng cao. Doanh trại của Lưu Bị trên những dãy đồi bên bờ nam sông Hán Thuỷ, trông thật cao ráo. Doanh trại quân Tào, bên bờ bắc, trên những khoảnh đất bằng phẳng hơi thấp, lúc này đã ngập nước, mười mấy đạo quân sống trên một bãi lầy!

Đê điều ở Hán Trung thường là thấp, mỗi lần mưa to gió lớn hay bị sạt lở. Quân Tào có nguy cơ bị nước cuốn đi bất cứ lúc nào.

Một buổi trưa, lúc mưa ngừng rơi. Tào Tháo ngồi trên mình ngựa với chiếc lọng vàng che sau, dẫn theo Trương Cáp, Lưu Hoa, Tư Mã Ý... đi xem mực nước sông và kiểm tra đê điều ở bên bờ bắc.

Nước sông cuồn cuộn, tiếng sóng ầm ầm cuốn theo chiều gió vang xa hàng ngàn dặm, chẳng khác gì những con mãnh thú từ trong rừng chồm ra va vào thân đê. Có những cây liễu bên chân đê bị nước cuốn trôi đang bồng bềnh trên mặt nước.

Nghe tin Tào Tháo đi thị sát đê điều, Lưu Bi cùng Gia Cát Lượng dẫn mọi người ra khỏi doanh trại đứng nhìn sang. Sau trận Xích Bích, lần đầu tiên Lưu Bị và Tào Tháo đứng gần nhau như thế.

Tào Tháo ở bên này sông thấy Lưu Bị cưỡi con ngựa trắng có chiếc lọng xanh, một tay cầm cương, tay kia cầm roi ngựa chỉ về phía mình, vừa nói vừa cười.

Nước sông ì ầm rất to, Tháo không nghe rõ Bị nói những gì nhưng Tháo đoán. nếu không phải là những lời đắc chí thì cũng là những lời thách đố gì đâ

Hai bậc vĩ nhân cùng một thời đại, mỗi người bá chủ một phương, nhưng lúc này, tâm tư của họ thật khác nhau, Tháo hối hận vì đã thả hổ về rừng, còn Lưu Bị thì vui mừng như đại bàng được cất cánh,

Tháo nhìn Lưu Bị hồi lâu, sau đó ném chiếc roi ngựa xuống sông, giật ngựa quay về. Mọi người không hiểu chuyện gì nhưng không tiện hỏi, lặng lẽ theo sau Tháo trở về doanh trại.

Lưu Bị hỏi Gia Cát Lượng:

- Tào Tháo có ý gì vậy?

Gia Cát Lượng nói:

- Có thể là không ai xâm lấn ai. Nhưng rõ nhất là ý muốn rút quân.

- Làm sao mà biết được như vậy? - Lưu Bị muốn hiểu cụ thể hơn.

- Lương thực quân Tào phải chở từ Quan Trung đến, đường xa không dễ. Mùa mưa, đường trơn, vận chuyển khó khăn . Một khi lương thực hết...

Không đợi Gia Cát Lượng nói hết, Lưu Bị đã cười ầm lên.

- Trời đã giúp ta rồi! Ba Xuyên ở Hán Trung đã vào tay ta rồi. Lương thảo không đủ, doanh trại đầm trong nước, binh lính không có áo khô mà mặc, không có giường ráo mà nằm, kể đã thậm khổ! Nếu ta lại cho một đội kỵ binh, xẻ đê bờ bắc thì ba quân của Tháo tất phải chìm ngập hế

Gia Cát Lượng chỉ nói mấy câu mà Lưu Bị nghĩ ngay ra mưu kế đó. Khổng Minh cười nói:

- Hán Thuỷ là đạo quân tinh nhuệ của chúng ta mà!

Quan quân bên Thục, nghe thấy mấy câu chuyện vui của Lưu Bị và Gia Cát Lượng đều thấy mừng lây. Còn mối lo của Tào Tháo là sợ Lưu Bị cho quân phá đê sông Hán Thuỷ, dìm chết ba quân.

Tháo lo lắng nói với Lưu Hoa:

- Kể từ hôm nay, cách mỗi canh giờ lại cho một đội quân đi tuần tra, phòng khi quân Thục phá đê Hán Thuỷ.

Lưu Hoa nói:

- Đại vương chớ quá lo lắng. Nước sông Hán Thuỷ cuồn cuộn hung dữ, đố ai còn dám vượt sông.

Tháo vẫn nói:

- Đừng có chủ quan. Sĩ khí quân ta sa sút, chỉ cần sơ sẩy thêm một chút thì hậu quả khó lường.

Và hàng ngày Trương Cáp thân tự dẫn quân đi kiểm tra đê điều. Thấy Tào Tháo biết tỏng mưu kế của mình, lại chưa nghĩ thêm được điều gì mới, nên Lưu Bị cho quân án binh bất động. Hai bên lại kình địch nhau.

Trung tuần tháng năm, mưa vẫn chưa dứt. Đường trơn. bùn lầy, lương thực từ Trường An và các nơi chuyển đến khó khăn. Đã mấy hôm rồi quân Tào không còn chút gì bỏ vào miệng. Nước mưa tràn ngập tất cảọng cây một ngọn cỏ cũng sạch sành sanh. Để ổn định lòng quân, Tháo và các tướng chân không lội nước đến các doanh trại xem xét tình hình. Nước sâu đến gối, quân lính vừa đói vừa rét, mới có mấy hôm mà mắt sâu, má hóp, trông mặt ai cũng thất thần.

Tháo liền quyết định dời trại về phía sau, chọn nơi cao hạ trại, Tư Mã Ý chưa nhất trí. Ý nói:

- Nửa tháng nữa là hết mưa, chỉ cần cắn răng chịu đựng, khi lương thực chuyển đến, nước rút, tình hình sẽ tốt đẹp hơn. Nếu chọn nơi khác hạ trại, quân ta phải lui tới năm mươi dặm nữa. Đó chính là cơ hội tốt cho quân Thục vượt sông truy kích quân ta, chẳng mấy chốc Hán Trung sẽ rơi vào tay họ.

Tháo nói:

- Ta hiểu ý Trọng Đạt, nhưng hôm nay nhìn thấy binh lính quá khổ, lòng ta không nỡ.

Lưu Hoa nói:

- Đại vương! Trọng Đạt nói phải. Không chịu hy sinh làm sao có sự nghiệp? Dù thế nào đi nữa thì Ba Xuyên của Hán Trung không thể để rơi vào tay kẻ khác.

Tào Tháo trầm ngâm một lúc, tinh thần có phần bớt hoảng. Mấy hôm nay, ngay trại của Tháo cũng ngập nước. Tuổi cao sức yếu, lo nghĩ nhiều quá, bệnh đau nửa đầu lại tái phát. Sức khoẻ của Tháo giảm sút rõ rệt. Vì vậy, Tháo giải quyết công việc không được là bao, nghĩ thiếu tập trung.

Lưu Hoa thấy Tháo lảo đảo, vội cho người đến dìu dậy, Tháo miễn cưỡng ngồi một lát nữa rồi nói:

- Phải thúc lương cho nhanh, đừng để lòng quân xao xuyến.

Nói xong, Tháo hôn mê luôn. Thầy thuốc phải loay hoay mãi, Tháo mới tỉnh lại.

Tháo thấy mọi người vẫn đứng quanh mình ra chiều thân thiết, nên cố gượng cười và nói:

- Không sao! Các vị ai về trại nấy, cổ vũ ba quân vượt khó.

Tháo giữ Lưu Hoa ở lại bàn chuyện quân cơ đại sự. Khi đó, ngoài trại có tiếng hoan hô, lập tức thân binh đến báo Tào soái đã đến. Năm Kiến An thứ hai mươi ba, Tào Chương chinh phục Ô Hoàn ở phương bắc. Năm Kiến An thứ hai mươi tư trở về Nghiệp Thành. Nghe tin Hán Trung nguy cấp, Chương liền dẫn quân ra chi viện và thăm cha.

Tháo lệnh cho Chương vào gặp.

Tào Chương bước vào trướng, đến quì lạy bên giường cha thỉnh an:

- Phụ vương! Lòng con lo lắng khi nghe tin cha không được khoẻ!

Tháo vẫy tay bảo Chương đứng dậy và cho ngồi vào bên giường, nói:

- Con từ xa về cứu viện cho cha, cha cảm thấy sung sướng, bệnh tình biến sạch rồi.

Lúc đó Tào Tháo rất vui, bệnh đau đầu cũng biến mất. Hai cha con hàn huyên đến tận canh ba mới đi ng

Trời vẫn còn mưa, lương thực thiếu thốn, có một vài binh sĩ bỏ trốn. Mấy hôm sau nữa, chúng đã trốn đi từng nhóm một. Trương Cáp đã giết mấy tên, bêu đầu trên cột cờ ở cửa Viên môn, hòng "giết một răn mười" làm chúng không dám trốn chạy. Nhưng vì đói khát quá, để bảo toàn tính mạng, chúng vẫn bạo gan chạy trốn.

Lương thảo trong kho đã cạn, ngựa chiến giết thịt mất gần một nửa, mà lương thảo vẫn chưa thấy đến. Có thể vớt xác súc vật trôi theo dòng lũ như bò, dê, lợn, nhưng những thứ đó cũng không nhiều, vừa đủ để mọi người điểm tâm.

Bên quân Lưu Bị lại bầy ra một cảnh tượng khác. Lương thực từ Ích Châu chuyển đến dồn dập, bếp núc dọc theo bờ sông luôn có lửa. Từ Ba Trung, trâu, bò, dê, lợn được gửi tới binh lính giết trâu mổ bò ngay bên bờ sông. Những tảng thịt béo ngậy treo trên các cành cây, lòng, ruột da, cùng những thứ không ngon khác trôi theo dòng nước. Chúng chất những đống củi to, nổi lửa, và những tảng thịt nướng bốc mùi thơm ngào ngạt suốt cả một đoạn sông dài.

Một bên thì binh lính ngồi ăn nhem nhẻm.

Bên kia, toàn một lũ đói ăn phờ phạc. Vì thế, có kẻ đã phát điên, nhảy xuống dòng Hán Thuỷ đang cuồn cuộn.

Chỉ cách nhau vài trăm thước mà cảnh tượng khác biệt một trời một vực.

*

Tháo biết Lưu Bị cho giết trâu mổ bò, ăn uống linh đình ngay bên bờ sông hòng làm tan nát quân Tào thì lòng dạ không yên. Lại nghe tin quân Thục sắp vượt sông trên vùng thượng du miền tây Hán Thuỷ. Tháo nghĩ quân mình đói khát và suy nhược liệu có chiến đấu được không ? Bởi vậy, ý đồ rút quân luôn luôn nảy ra trong dòng suy nghĩ của Tháo.

Đêm đã khuya mà Tháo vẫn đang suy tính.

Đầu bếp bưng vào cho Tháo một bát canh gà. Lương thực, thực phẩm đều thiếu, chỉ riêng mình Tháo được ăn như thế này. Một con gà dành ăn ba ngày. Tháo nhìn thấy sợi gân gà trong bát canh mà liên tưởng: "Hạ Hầu Uyên, ngươi đã phụ lòng ta, thất lương mất mặt, dẫn đến bại binh, đổ vỡ. Tiếc rằng ta không nghe lời Tư Mã Trọng Đạt, bình định Trương Lỗ xong phải lấy tiếp Ích Châu, để mới có chuyện ngày hôm nay!"

Tháo húp một miếng canh mà chẳng biết có mùi vị gì.

Mấy hôm nay, trong đầu óc Tháo nổi lên khuôn mặt của Lưu Bị. Tháo nhớ hôm cùng Lưu Bị uống rượu luận anh hùng. Lúc đó, hai người mới ngoài tuổi bốn mươi, tràn đầy sức sống, có chí tung hoành bốn biển, ôm ấp hoài bão thống nhất thiên hạ. Bấy giờ Lưu Bị nói đến bọn hào kiệt trong đời. Tháo cho rằng Viên Thuật tuy hùng cứ Hoài Nam nhưng chỉ là "nắm xương khô trong mả"; Viên Thiệu ở Hà Bắc là kẻ "bạo miệng, thấy lợi nhỏ đã muốn quên mình"; Lưu Chương ở Kinh Châu là "loại chó giữ nhà"; Trương Lỗ ở Hán Trung, Hàn Toại bên Tây Lương "nhung nhúc một lũ tiểu nhân". Chỉ có Tháo và Lưu Bị mới là anh hùng có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt trọn cả trời đất.

Lưu Bị cho rằng mình "thiếu tài đức và mưu lược" nên không dám nhận là

Nghĩ đến đây, Tháo thấy cay đắng cả ruột gan!

Tháo như tự nhạo báng mình: "Anh hùng! Anh hùng! Là ta? Hay Lưu Bị? Hắn từ chỗ yếu đuối, trở thành lang, thành sói, diễu võ dương oai, còn ta...?"

Tháo múc mọt thìa canh đã nguội ngắt, sợi gân gà óng ả, vàng vàng biến thành hình khuôn mặt của Lưu Bị chăng? Tháo múc ra ngắm nhìn một lát rồi lại bỏ xuống. Tháo vừa bực vừa nghĩ: "Ta tung hoành trong trời đất suốt nửa đời người, ngày nào chẳng ăn nem rồng chả phượng, còn hôm nay, một gợi gân gà ninh suốt trong ba ngày! Hạ Hầu Uyên! Ngươi đã chôn vùi sự nghiệp của ta!".

Tháo lại nghĩ tiếp: "Hán Trung giống như một sợi gân gà nhường lại cho Lưu Bị thì đã sao? Đại trượng phu giành lấy thiên hạ, thiên hạ có cả Hán Trung rồi!".

Từ sau trận chiến Xích Bích, thiên hạ đã chia ba, suýt nữa Tháo đã rời bỏ lý tưởng thống nhất đất nước, phế bỏ Hiến đế. Tuân Úc giúp Tháo có lòng tin trở lại và năm Kiến An thứ hai mươi, Tháo đã tây tiến lấy được Hán Trung. Và may mắn thắng luôn Trương Lỗ. Lòng tin trở lại, ý chí mưu đồ nghiệp bá càng được nâng cao. Nhưng Tháo không chủ động giành lấy Ích Châu, luôn cảm thấy già nua, ý chí giảm sút mang nặng tư tưởng: " Đại trượng phu giành lấy thiên hạ, trong đó có cả Hán Trung". Đó là ý chí dối mình và dối người, có lúc Tháo cũng cảm thấy như vậy là hoang đường. Bởi vậy Tháo nghĩ lại: "Hán Trung là mảnh đất quí, không giữ được mảnh đất này, thì bình Hoa Hạ thế nào được?"

Tào Tháo là anh hùng, nhưng những mưu đồ xây dựng nghiệp lớn không còn thấu đáo như xưa. Nỗi thương cảm của anh hùng mạt lộ đã ập đến. "Không lấy Hán Trung. chỉ lấy thiên hạ" là ý nghĩ trốn tránh thực tế, Tháo cảm thấy hổ thẹn.

Lưu Bị không nhận mình là anh hùng, còn Tháo, anh hùng đứng trước sự thất bại nặng nề, đó là sự nhục nhã ê chề! Những là hào khí, đại nghiệp như những đám mây trên cao, không vội tới được. Lần đầu tiên trong đời, Tháo cảm thấy trống vắng khi đã chôn vùi mất lý tưởng... Giữa lúc ấy, Hứa Chử vào trướng, bẩm hỏi khẩu lệnh ban đêm, Tháo buột miệng nói ngay rằng "kê cân"!

Khi khẩu lệnh "kê cân" được truyền khắp doanh trại, quan Hành quân chủ bạ là Dương Tu bảo những người tuỳ tòng thu dọn hành lý, chỉnh đốn văn kiện, chuẩn bị xe ngựa để trở về. Quân sĩ mừng vui khôn xiết.

Chư tướng kinh hãi liền kéo đến hỏi Dương Tu. Tu nói:

- Ngụy vương có ý so sánh Hán Trung như sợi gân gà, ăn vào thì chăng có mùi vị gì, không khéo vì chút gân gà mà sinh nguy hiểm. Tôi đoán mấy hôm nữa Ngụy vương tất cũng về thôi, nên mới cho quân thu xếp sẵn, kẻo đến bấy giờ lại lật đật.

Chư tướng nghe có lý, cũng cho thu xếp hành trang xe ngựa ngay.

Giám sát thấy vậy, liền căn vặn hỏi, chư tướng đành phải đem chuyện Dương Tu ra kể hết ngọn ngành.

Giám sát quan liền về tâu bẩm với Tàn Tháo.

Tháo gọi hỏi Dương Tu, Tu giảng rõ ý hai chữ "kê cân". Tháo nổi giận nói rằng:

- Ngươi sao dám dựng chuyện, nói càn, làm náo động cả quân sĩ của ta?

Tháo liền quát quan đao phủ điệu Dương Tu ra chém, rồi bêu đầu làm lệnh trước cửa quân.

Thời trẻ Dương Tu là người tài hoa nổi tiếng ở phương bắc. Năm Kiến An thứ mười lăm, khi tả hữu của Tào Tháo ban bố "lệnh cầu hiền" thì Tu mới hai mươi nhăm tuổi, vừa đỗ Hiếu liêm. Tào Tháo thấy Dương Tu có tài, gọi về trọng dụng. Nguyên Dương Tu xưa nay vốn là người cậy tài phóng khoáng, thành con sâu rượu. Tào Thực hợp với Dương Tu, thường mời Tu đến chơi, rượu chè nói chuyện cả đêm không biết chán. Một hôm cùng Tào Thực uống rượu thật say, hai đứa hứng chí, vi phạm những điều Tào Tháo kiêng kỵ. Tháo xử phát Tào Thực, nhưng tạm tha cho Dương Tu mọi chuyện. Năm Kiến An thứ mười bốn, Tào Thực lại quá chén, lỡ mất quân cơ đại sự, Tào Tháo tức giận. Yến ẩm hôm đó, cũng có Dương Tu, Tháo đã trách cứ Dương Tu một trận. Dù vậy, là người vốn quí trọng cái tài hoa, "có tài thì dùng", nên Tháo đã bỏ qua cái nết phóng túng, kiêu căng của Dương Tu. Nhưng Tu vẫn cứ nhúng tay vào cuộc đấu tranh giành chiếc thế tử giữa Tào Thực và Tào Phi, nên càng làm cho Tào Tháo đau đầu.

Lại nữa, Tu là con của Thái uý Dương Bưu, một trung thần của Hán Hiến đế, là cháu của Viên Thuật, một địch thủ về chính trị của Tháo. Một người như vậy, ít nhiều Tháo vẫn phải đề phòng. Riêng Dương Tu, khác hẳn cha và cậu, luôn luôn trung thành với họ Tào.

Dương Tu đã bị chém. Có thể nói: tài hoa lại chết vì tài hoa, hoặc giả số phận quá mỏng manh chăng? Tháo thừa nhận rằng mình đã mất hết lòng tin, sợ cuộc giao tranh với Lưu Bị. Nỗi thương cảm, cô quạnh và trống rỗng của người anh hùng mạt lộ cô kết lại thành mối căm thù chồng chất. Dương Tu giẫm phải tổ kiến lửa, đụng phải lòng căm thù đó dẫn đến cái chết thật thảm t

Giết xong Dương Tu, Tháo nhẹ nhõm được chốc lát. Nhưng lại có một ý nghĩ khác đến giày vò: "Nếu ta rút quân thì chư tướng cho rằng điều Dương Tu nói là đúng, ta chịu thừa nhận như vậy chăng? Nếu không rút quân, Lưu Bị vượt sông Hán Thuỷ đến đánh, hậu quả ra sao, ai cũng biết".

Thật là tiến thoái lưỡng nan! Cuối cùng Tháo phải giả vờ ốm, lấy cớ đó mà hạ lệnh rút quân. Cuối tháng năm, đại quân của Tào Tháo rút lui. Tháo nằm trong chiếc xe kín mít, lại nghĩ, lấy cớ ốm đau để rút quân, không phải là hành động của người anh hùng. Nghĩ đi nghĩ lại mà buồn đến phát khóc, người trông già sọm hẳn đi, tuy tiếng khóc đặc biệt của Tháo chỉ có chiếc xe cùng trời cao đất dày biết mà thôi.

Chiếc xe lăn bánh, vó ngựa đều đều, Hán Thuỷ cuồn cuộn. Đời người anh hùng ôm ấp chí lớn, nay như con hổ đã già uy thế không còn nữa, mơ hồ cả đến chữ vương.

Tào Tháo đã dâng Ba Xuyên cho Lưu Bị.

Lần cuối cùng Tháo chạm trán với Lưu Bị, không đánh mà chịu thua. Cuối cùng Lưu Bị đã làm được điều mà Mạnh Đức dự đoán: "Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi". Đối với Lưu Bị, được thế là đủ lắm rồi. Sau khi chiếm được Hán Trung, chẳng bao lâu Lưu Bị xưng là Hán Trung vương, thực hiện lý tưởng cao cả của mình. và đó là bi kịch đối với Tháo. Tháo biết rằng mất Hán Trung, không chỉ là mất sợi gân gà, mà là mất hẳn nửa phần đất phì nhiêu, hoặc là một chân của chiếc đỉnh vàng. Cuối đời, Tháo ốm đau liên miên, có muốn lấy lại Hán Trung, thống nhất đất nước cũng chẳng được. Bởi vậy trong chiếc xe lăn, Tháo thấm thía cảnh anh hùng mạt lộ, hai chữ "rút quân" biến thành hai chữ "trốn chạy". Tháo mất hẳn cái nhuệ khí liều mạng chiến đấu đến cùng của thời trai trẻ...

Tháng bảy, Tào Tháo để Trương Cáp và Tào Hồng trấn thủ hai quận Trần Thương, Vũ Đô, phòng Lưu Bị có thể tiến vào Quan Trung, Thứ sử Ung Châu là Trương Ký tăng cường phòng vệ ở biên giới. ít lâu sau, đời thứ hai của họ Tào là Tào Chân tinh anh lại yểm hộ cho Tào Hồng rời khỏi Vũ Đô.

Chiến dịch ở Hán Trung kéo dài hơn một năm. Tào Tháo thua Lưu Bị!

Tào Tháo trở về Nghiệp Thành, mệt mỏi quá sức sinh ra ốm nặng. Suốt ngày nằm trong phủ không ra đến bên ngoài.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện