Chương 30: Nước nhấn chìm bảy đạo quân
Tháng bảy mùa thu năm Kiến An thứ hai mươi tư, Tào Tháo bại trận ở Hán Trung, lui quân về Tà Cốc, kế hoạch tiến đánh Ích Châu hoàn toàn tan vỡ. Nhưng hoạ vô đơn chí, Tào Hồng là tướng đóng quân ở tuyến Phàn, Tương để giám sát quân Đông Ngô, kình địch với Quan Vũ ở Kinh Châu, cho sứ giả đến cấp báo. Quan Vũ là tướng đóng quân ở Kinh Châu nghe nói Lưu Bị thắng lợi ở Hán Trung, muốn thừa cơ đó đánh vào Tương, Phàn, chỉ ngọn mâu về phía Trường An, Lạc Dương, uy hiếp đại bản doanh quân Tào.
Sau trận chiến Xích Bích, Quan Vũ mới đem quân vào Kinh Châu. Lúc đó, liên minh Tôn - Lưu hoả thiêu vô số chiến hạm của quân Tào, Tào Tháo phải theo đường Hoa Dung trở về phương bắc. Hai nhà Tôn, Lưu tiến hành ngoại giao lúc đậm lúc nhạt xung quanh mảnh đất Kinh Châu. Nhân đó, Tào Tháo cũng cho thuyết khách ly gián quan hệ Tôn, Lưu. Tào, Tôn, Lưu, ai là bạn ai là thù, một thời không định rõ, biến ảo khôn lường, một cuộc chiến tranh mơ hồ kể từ đó.
Trong Ngụy vương phủ ở Nghiệp Thành, Tào Tháo quấn một chiếc khăn trắng ở trên đầu, bệnh đau nửa đầu gần đây đau đớn lắm. Nhưng những chuyện như cáo cấp ở Tương, Phàn, quốc gia đại sự, Tháo không tham gia giải quyết, thì cũng không ai dám có một quyết định nào. Bởi vậy, Tháo phải miễn cưỡng cho triệu các mưu sĩ, tướng quân đến thương nghị, tìm đối sách chống lại Quan Vũ.
Lưu Hoa, Giả Hủ, Tư Mã Ý, Mãn Sủng, Đổng Chiêu, Vu Cấm, Bàng Đức, văn, võ, tướng quan đều có mặt, ai nấy nói lên ý nghĩ của mình.
Tư Mã Ý đã được đưa lên làm tham mưu phủ Thừa tướng, trở thành một trong số tham mưu thân tín nhất của Tào Tháo. Ý nói:
- Đại vương, Kinh Châu vốn là đất Tôn Quyền cho Lưu Bị mượn. Hai nhà vì mảnh đất này mà thường phải đôi co, quan hệ lúc thắm lúc nhạt. Lưu Bị đã lừa dối Tôn Quyền: "Nếu chiếm được Ích Châu sẽ giả Kinh Châu". Nhưng khi có được Ích Châu rồi Lưu Bị vẫn không chịu trả. Tôn Quyền cho Gia Cát Cẩn sang đòi, Lưu Bị mặt dày lại xơn xớt: "Lấy được Tây Lương rồi sẽ giả". Có lần Tôn Quyền đã công khai mắng mỏ Lưu Bị là con hồ ly già. Rõ ràng quan hệ giữa tôn, Lưu thực tế là tan rồi
Ý nói xong, các quan đều cho là phải.
Giọng Tào Tháo khàn khàn:
- Trọng Đạt muốn dùng kế để ly gián quan hệ Tôn, Lưu phải không?
Tư Mã Ý nói luôn:
- Bẩm cáo Đại vương! Ta nên cử sứ giả biết ăn nói, đến Tôn Quyền vạch trần dã tâm của Lưu Bị
, hoặc là luận về hai chữ "đại nghĩa", chọc tức Tôn Quyền, tất nhiên Huyền Đức sẽ bị cô lập, Quan Vũ đâu còn dám làm thế nữa.
Tham mưu Mãn Sủng lần đầu tiên được tham dự một hội nghị như thế này, có phần xúc động, lo lắng không yên, muốn nói những điều mình nghĩ, nhưng lại sợ nhỡ lời, chăng bõ để người khác cười cho, nên cái miệng đã động đậy đến mấy lần, sau lại thôi.
Tào Tháo nhác thấy, vội nói lời cổ vũ:
- Mãn Á Ninh cứ nói đi. Nói càng nhiều càng tốt. Ta vẫn muốn như vậy mà!
Sủng thấy Tháo ôn hoà, đầy tin tưởng và khích lệ, nên mới nói:
- Kẻ ngu hèn này nghĩ rằng Quan Vũ tuy là tướng võ dũng hơn người, tinh thông binh pháp lại thao lược, nhưng Phàn Thành vốn kiên cố, ta giữ cho vững, đồng thời phái thêm quân chi viện cho Tương Dương, tự nhiên trước và sau Quan Vũ đều có quân ta, hai quân cùng đánh, Quan Vu tất phải thua. Nếu Đại vương liên hệ với Tôn Quyền, hợp sức với nhau, thì không những T được giải vây mà còn có thể lấy được cả Kinh Châu.
Mãn Sủng nói xong, liếc nhìn Tào Tháo, thấy Tháo chăm chú lắng nghe, mới thật yên tâm.
Tháo cũng đang suy nghĩ: ai sẽ là người đưa quân đi chi viện cho Tương, Phàn.
Tháo đưa mắt nhìn các võ tướng và dừng lại ở lão tướng Vu Cấm. Cấm đã từng cùng Tào Tháo nam chinh, bắc chiến nhiều phen, một người bạn già trí dũng song toàn nổi tiếng ở Hoa Hạ. Cấm tuy cũng đã già, râu tóc bạc phơ, nhưng lưng chưa còng, mắt còn tinh, nhìn vào cặp lông mày cũng đủ thấy vẫn còn anh vũ lắm.
- Vu Cấm tướng quân!
Tào Tháo gọi tên ông.
Vu Cấm hơi cúi người về phía trước, tay để trước ngực, giọng nói sang sảng:
- Có mạt tướng.
Tháo hỏi:
- Ta định phiền tướng quân đi viện trợ cho Tào Nhân ở Tương Dương, ông thấy thế nào?
Vu Cấm trả lời:
- Đại vương đã uỷ thác thì dù có phải nhảy vào chỗ nước sôi lửa bỏng thần chưa bao giờ dám chối từ, nguyện đem quân chi viện cho Tào Nhân tướng quân. Thần chỉ xin thêm một viên thượng tướng giúp thần khi tác chiến.
Tháo hỏi:
- Ai có thể đi cùng Vu tướng quân?
Một tướng bước ra, mọi người thấy đó là Bàng Đức, hàng tướng ở Quan Trung. Bàng Đức dáng người cao to, khôi ngô tuấn tú, võ dũng một thời ở Quan Trung. Sau khi qui thuận, được Tào Tháo tín nhiệm và trọng dụng. Cảm kích trước tấm lòng tri ngộ, Bàng Đức tận tâm, tận trách với sự nghiệp của họ Tào, lập nhiều chiến công hiển hách, được Tào phong làm Lập nghĩa tướng quân. Nay Tào công cần đến nhân tài, Bàng Đức sẵn sàng bước ra.
Tháo nhìn thấy Bàng Đức, cảm thấy vui mừng, bệnh đau đầu cũng giảm đi một phần. Tháo gắng nói rõ ràng hơn:
- Tốt quá! Một trí một dũng! Mong hai vị dốc lòng hiệp sức với nhau đánh bại Quan Vũ. Ngày thành công, ta sẽ chúc rượu hai vị!
Sau khi điều binh, bố tướng xong, ai nấy vui vẻ ra về. Tháo giữ Vu Cấm ở lại, nới thêm một vài lời quan trọng.
Tháo đưa Vu Cấm đến vườn hoa phía sau.
Hai người đi qua một đường hành lang dài, đến một đoạn gấp khúc, đột nhiên Tháo loạng choạng xuýt ngã. Vu Cấm vội vàng bước lên đỡ Tào Tháo, rồi cẩn thận dìu Tháo đi từng bước. Tháo hất tay Vu Cấm ra, có vẻ không vừa lòng:
- Cứ để ta tự đi lấy cũng được!
Vu Cấm tỏ vẻ băn khoăn không biết nên làm thế nào.
Tháo tự biết bệnh của mình, bèn nói với Vu Cấm:
- Đau đầu thường dẫn đến hôn mê, nhưng tướng quân đừng ngại, đôi khi làm như vậy!
Vu Cấm được dịp nói luôn:
- Đại vương chớ xem thường. Suy nghĩ nhiều dễ sinh bệnh nặng. Mong Đại vương tĩnh dưỡng nhiều hơn.
Tháo chỉ ậm ừ.
Hai người bước lên chiếc đình nhỏ ở giữa vườn hoa, ở đấy có bàn và bốn chiếc ghế tựa trổ hoa rất đẹp, hai cô gái mỹ miều cầm quạt đứng hầu. Trên bàn có một lọ hoa, một mâm hoa quả và hai lư hương, mùi thơm ngào ngạt. Trên những cây quế trong vườn có tiếng chim đang hót, xa xa một đầm sen vừa nở hoa, những con nhái xanh nhảy từ cánh lá này sang cánh lá khác.
Cảnh ấy, người ấy làm cho Vu Cấm cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Hai người ngồi xuống bàn. Tháo mời Vu Cấm ăn một miếng dưa và cho hai người hầu đi chỗ khác, còn lại hai người ngồi đối diện với nhau. Vu Cấm không ăn gì nữa, chuẩn bị ngồi nghe những lời cơ mật, quan trọng mà Tào Tháo sắp nói. Phải một lát sau, Tháo mới lên tiếng:
- Ta và tướng quân quen nhau đã hơn ba mươi năm rồi. Ông cùng ta tham gia hàng trăm trận đánh với Viên Thiệu, Lã Bố, Lưu Bị, Tôn Quyền. Cơ nghiệp của ta có mồ hôi và máu thịt của ông, ta rất cảm kích. Trong trận Xích Bích, quân ta không quen đánh thuỷ nên đã thua Tôn Quyền. Trở về miền bắc, ông đã nắm kế hoạch huấn luyện thuỷ quân, dựng Huyền Vũ Hồ, Giảng Võ Thành, nắm giữ bắc phương bảy đạo quân lớn, ta tín nhiệm và hoàn toàn tin tưởng ở ông. Các đạo quân này là cánh tay trái của ta, giúp ta nam hạ hoàn thành thống nhất đại nghiệp. Hán Trung quân của Hạ Hầu Uyên là cánh tay phải tây chinh của ta. Nhưng ta không ngờ quân Uyên hùng mạnh là vây mà Lưu Bị đã đánh cho tan, khoanh tay dâng cả vùng đất Tây Xuyên cho địch.
Nói tới đây, giọng Tháo trầm hẳn xuống, mãi sau mới nói tiếp:
- Hạ Hầu Uyên kiêu ngạo thì bại, ta biết trước, tiếc là mất bò mới lo làm chuồng. Ta đã phải khóc vì chuyện đó. Không phải tiếc vì mất Hán Trung, mà thất vọng vì không hoàn thành được công cuộc thống nhất đất nước. Ông biết đấy, nguyện vọng bình sinh của ta là thống nhất thiên hạ, bá chủ một thời, cứu dân ra khỏi chiến tranh, sinh linh hết cảnh lầm than nhưng...
Tào Tháo mắt đỏ lên, hai dòng nước mắt lăn xuống gò má. Lần đầu tiên mới thấy Tào Tháo đau khổ như vậy, Vu Cấm vừa lo lắng vừa hiểu được vì sao Tào Tháo chỉ nói chuyện với riêng mình.
Vu Cấm hồi tưởng lại lúc trẻ, mê Tháo mà đến với Tháo. Tào Tháo lúc đó tài hoa ngời ngời, anh vũ quả đoán, chiêu hiền đãi sĩ, hào khí ngút trời. Ông còn nhớ những lời đánh giá anh hùng của Tào Tháo, "anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất, tung hoành bốn biển". Lúc đó Vu Cấm chịu ảnh hưởng đặc biệt của Tào Tháo, nên đã cùng Tháo, trong buổi loạn ly thời Hán mạt, tấn công các đối thủ thu hồi Trung Nguyên.
Tháo lau nước mắt, rồi lại nói:
- Có lẽ ta đã già rồi nên mới như thế này ch
Vu Cấm nói:
- Đại vương chính là anh hùng thời nay, ngài vẫn tôn thờ Hiến đế. Còn như bọn Lưu Bị đã vội xưng vương xưng đế, hẹp hòi thiển cận, chỉ muốn làm mãnh chúa một nửa giang sơn. Đại vương có bảy đạo quân tinh nhuệ, sao lại không thắng được chúng nó.
Tháo đã bình tĩnh trở lại. Vừa nghe Vu Cấm nói ta có bảy đạo quân tinh nhuệ với giọng tự cao tự đại, Tháo phải chấn chỉnh ngay:
- Hạ Hầu Uyên cũng chỉ vì kiêu ngạo tự mãn mà hao binh tổn tướng, tại sao ông cũng khinh địch như vậy? Bảy đạo quân là giọt máu nam hạ còn lại của ta, để dành mãi, bây giờ giao cho ông, ông phải hết sức thận trọng.
Vu Cấm biết mình nhỡ lời, nên vội vàng nói lại:
- Đại vương yên tâm, Cấm này quyết không kiêu ngạo tự mãn như Hạ Hầu tướng quân. Chinh chiến lần này không thắng trận sẽ không trở về!
Lúc này mới tạm yên tâm, nhưng Tháo còn dặn dò nhiều điều về hành quân, đánh trận với Vu Cấm cho mãi đến khuya, mới tiễn Vu Cấm ra về.
Vu Cấm đi rồi, Tháo đang định nghỉ thì thân binh vào báo có Đổng Hành cầu kiến. Tháo cho vào gặp, Đổng Hành nói:
- Vu Cấm tướng quân dẫn lính nam chinh, chắc phải thắng trận. Riêng việc dùng Bàng Đức làm phó tướng thì e không hợp. Chủ cũ của Bàng Đức là Mã Siêu hiện đang ở Thục làm ngũ hổ tướng; anh ruột của hắn là Bàng Nhu,ện đang làm quan ở đó, mấy hôm trước nghe tin Nhu viết thư đến bảo em xây lưng lại với Đại vương, chạy sang với Lưu Bị. Nay phái Bàng Đức xuống phía nam, hắn bỏ sang với Quan Vũ thì có khác gì đổ dầu mà cứu lửa!
Tháo trầm mặc một hồi rồi nói:
- Bàng Đức về hàng đã lập được nhiều công lớn, trung nghĩa, đáng tin. Nay ngươi nói hắn có bụng muốn phản, ta không tin lắm. Nếu hắn có bụng ấy thật thì làm sao người khác biết được nội dung thư anh hắn viết. Chính vì mọi người nắm được nội dung thư, ta mới thấy hắn quang minh chính đại, không có ý phản ta.
Tin đó lọt đến tai Bàng Đức, Đức cảm động đến rơi lệ.
Mấy hôm sau, Đức sai thợ mộc đóng một cỗ quan tài. Hôm sau, Đức đặt cỗ quan tài ấy ở trước thềm, rồi mời mấy người bạn thân lại ăn tiệc. Các bạn trông thấy đều giật mình kinh ngạc. Đức giải thích rằng:
- Chiếc quan tài này sẽ cùng tôi ra chiến trường.
Có người nói:
- Tướng quân đem binh ra trận, sao lại bày tỏ quái gở thế?
Đức nâng chén rượu bảo với bạn bè rằng:
- Tôi đội ơn Ngụy vương, thề đem cái chết để báo đền. Nay ra Phàn Thành đánh nhau với Quan công, nếu tôi không giết được hắn thì cũng bị hắn giết mất; dù hắn không giết được tôi, mà tôi bại trận, thì tôi cũng tự vẫn nên sắm sẵn cái đồ này, để tỏ ra rằng không lẽ nào tôi lại trở về không.
Nghe nói vậy, bạn bè ai cũng động lòng than thở. Người vợ cũng sụt sùi khóc lóc. Bàng Đức nghe tiếng vợ khóc cũng rối cả ruột gan, chí khí anh hùng có phần bi tráng. Tuy vậy Đức cũng có mấy lời dặn vợ:
- Đại trượng phu phải biết ơn mà đền đáp. Nay Ngụy vương bỏ ngoài tai lời nói của bọn tiểu nhân, tín nhiệm ta, ân đức ấy ta chỉ biết lấy máu thịt mà đền đáp. Nàng phải trông nom lấy con cho ta, nay mai khôn lớn, tất báo thù được cho ta đấy!
Từ sáng, Vu Cấm, Bàng Đức đã cho điểm binh. Bảy đạo quân lớn, người to ngựa khoẻ, hàng ngũ chỉnh tề.
Tháo tự đến duyệt binh, bộ râu bạc trắng phất phơ trong gió thu.
Tào Tháo quan sát từng đạo quân tinh nhuệ, rồi nâng một chén rượu đầy vãi lên không trung, bên dưới, đoàn quân cất tiếng hoan hô, tiếng hô rền vang khắp cả bầu trời. Cảnh tượng hùng tráng đó, khiến bầu nhiệt huyết của Tháo lại cuồn cuộn, Tháo gần như được sống lại những ngày trai trẻ...
Ba tiếng cồng vang lên, đó là hiệu lệnh toàn quân lên đường. Trong khoảnh khắc tiếng tù và vang lên, tiếng trống trận liên hồi, mười mấy vạn đại quân như một con rồng cực lớn đang tiến về phía trước.
Trên đài cao, Vu Cấm, Bàng Đức đang cáo biệt Tào Tháo. Tháo cầm tay từng người, đôi mắt như tin tưởng và chờ đợi.
*
Tháng bảy mùa thu năm Kiến An thứ hai mươi tư.
Lưu Bị xưng vương ở Hán Trung. Gia Cát Lượng cùng chư tướng đang chúc mừng. Hán Trung vương lập con là Lưu Thiền làm vương Thái tử; Ngụy Diên là Trấn Viễn tướng quân, lĩnh Thái thú Hán Trung.
Lưu Bị và Gia Cát Lượng cùng chư tướng trở về Thành Đô phong Hứa Tĩnh làm Thái phó; Pháp Chính làm Thượng thư lệnh; Quan Vũ là Tiền tướng quân; Trương Phi là Hữu tướng quân; Mã Siêu là Tả tướng quân; Triệu Vân là Dực quân tướng quân; Hoàng Trung đánh Hán Trung lập nhiều công lớn được phong là Hậu tướng quân, cao hơn cả bốn tướng trong vương quốc mới. Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Triệu Vân, Hoàng Trung, năm người này được gọi là "Ngũ hổ thượng tướng".
Trong lúc Lưu Bị đang phong quan tiến tước ở Thành Đô thì Quan Vũ ở Kinh Châu đang dẫn quân tiến đánh Tương, Phàn Thành. Để lấy tước vị khích lệ Quan Vũ công thành phá trại, Lưu Bị đặc phái quan Tiền bộ tư mã ở Ích Châu là Phí Thi (tương đương chức Thị tòng phó quan) đem các sắc sang Kinh Châu.
Quan Vũ ra ngoài thành ba dặm nghênh tiếp sứ giả của Lưu Bị.
Phí Thi ngồi trên xe, trông thấy xa xa ngoài thành Kinh Châu một đoàn người ngựa xếp hàng thẳng tắp, những lá cờ soái trên thêu chữ "Quan" tung bay trước gió, biết là có Quan Vũ ra tiếp đón, Phí Thi mừng rỡ, nhiều nỗi mệt nhọc trên đường đi mất sạch.
Lúc gần đến nơi, Phí Thi tay cầm bó giấy chắp tay thi lễ với Quan Vũ đa đi tới.
Đã mấy năm Phí Thi không gặp lại Quan Vũ. Lần này gặp mặt, Quan Vũ vẫn oai phong, lẫm liệt như xưa.
Vân Trường đưa Phí Thi vào thành, đến nơi công sảnh nghỉ chân. Đêm đến, Quan Vũ bầy tiệc để Phí Thi tẩy trần.
Chủ khách tương ngộ, tình cảm thắm dần. Rượu được mấy tuần, Phí Thi chuyển thư của Lưu Bị cho Quan Vũ, Vũ đọc đến đoạn phong quan, tiến tước, liền hỏi Phí Thi:
- Phí Tư Mã, Hán Trung vương phong tôi là Tiền tướng quân, Hoàng Trung là Hậu tướng quân là nghĩa làm sao?
Bởi vì Hậu tướng quân là tước vị cao nhất trong số các tướng quân, nên Quan Vũ không chịu.
Phí Thi nói:
- Hoàng Trung tuy tuổi già, nhưng đã có công lớn ở Hán Trung nên Hán Trung vương phong cho chức Hậu tướng quân.
Quan Vũ giận nói:
- Dực Đức là em ta, dũng mãnh thiện chiến, hắn là hổ tướng làm cho kẻ thù phải khiếp nhược, Mạnh Khởi là dòng dõi thế gia, Triệu Tử Long phò ấu chúa, công cao gian khổ, ba người ấy cùng hàng với ta đã đành, còn như Hoàng Trung là anh nào mà cũng dám ngang hàng với ta? Đại trượng phu lại thèm ngang hàng với một tên lính già à?
Nói rồi, Quan Vũ nhất định không chịu nhận ấn thPhí Thi cười, nói:
- Vì tranh tước vị, không nhận ấn thụ, tướng quân đã phụ lòng trông cậy của Hán Trung vương rồi đó! Ngày xưa Tiêu Hà, Tào Tham và vua Cao Tổ cùng dựng nghiệp lớn rất là thân thiết với nhau. Hàn Tín chỉ là một tướng nước Sở đi trốn mà thôi, thế mà Tín được phong vương, ngồi trên Tiêu, Tào. Vậy mà hai người không hề oán giận. Nay Hán Trung vương cùng tướng quân có nghĩa anh em ruột thịt một nhà, người khác ngang hàng thế nào được? Còn Hán Trung vương muốn xây dựng vương nghiệp, không thể chỉ dùng những người ruột thịt, thân tín với mình! Tướng quân đội ơn dày của Hán Trung vương, trái phải hay dở có nhau, hoạ phúc cùng chịu, chớ nên kể cái chức tước cao thấp làm gì, xin tướng quân suy nghĩ cho kỹ.
Vân Trường bấy giờ mới tỉnh ra, lạy tạ Phí Thi và nói rằng:
- Tôi nghĩ chưa thấu đáo, nếu ngài không dạy bảo cho thì hỏng mất việc lớn.
Nói đoạn, Vân Trường xin nhận lĩnh ấn thụ.
Đêm đến, chủ khách yến ẩm một hồi rồi mới đi nghỉ.
Sáng hôm sau, Quan Bình từ Phàn Thành về báo quân tình với Quan Vũ. Bình nói:
- Thưa cha, đại tướng Vu Cấm, Bàng Đức dẫn mười mấy vạn đại quân đến giải vây Phàn Thành, còn một ngày đường nữa thì tới.
Quan Vũ cười, nói:
- Tào Tháo hết tướng rồi hay sao mà cử một anh lính già đến đánh nhau với Quan mỗ
Nói xong, lệnh cho quân binh chuẩn bị đầy đủ ngựa xe rồi đến mời Phí Tư Mã cùng ra tiền tuyến, chỉ để một mình My Phương ở lại giữ Kinh Châu.
Phí Thi cùng Quan Vũ ngồi xe trên đường tới Phàn Thành.
*
Khoảng canh ba, Quan Vũ đang ngồi đọc cuốn "Xuân Thu" dưới ánh sáng của hai cây nến cực lớn.
Một lát sau, có tiếng vó ngựa từ xa vọng tới, Quan Vũ nhìn ra ngoài thì thấy hai tên thám mã đi vào trong trướng:
- Khởi bẩm tướng quân, Vu Cấm đi tiên phong chỉ còn cách chúng ta hơn ba mươi dặm.
Mồ hôi nhễ nhại, chúng báo cáo ngắn gọn rồi đứng thở.
Quan Vũ thất kinh: chúng đến nhanh quá, sau đó nói với hai tên lính:
- Các ngươi vất vả, mệt mỏi, cho xuống dưới kia, trong nhà bếp đã sẵn có cơm rượu.
Rồi Quan Vũ cho gọi Quan Bình tới, nói:
- Ngày mai con đem theo một trăm tinh binh, đến xem Vu Cấm đóng quân ở đâu?
Mờ sáng hôm sau, Quan Vũ và Quan Bình dẫn7;i tinh binh đi về hướng Vu Cấm.
Đêm qua, quân Vu Cấm đến đóng trại cách Phàn Thành mười dặm về hướng bắc. Đường xa, quân lính mỏi mệt, Vu Cấm không dám cho quân tấn công ngay doanh trại của Quan Vũ vây quanh Phàn Thành, mà cho bọn cung nỏ bắn tin đại quân cứu viện đã tới cho Tào Nhân ở trong thành. Được tin, Tào Nhân cùng quân dân trong thành vui mừng như mở hội.
Quan Vũ, Quan Bình trèo lên một gò đất cao ở phía bắc Phàn Thành để quan sát địa hình nơi Vu Cấm đặt doanh trại. Từ trên cao, Quan Vũ và tốp lính cầm đao đứng gác, đang tắm mình trong những tia nắng ban mai. Ánh nắng chiếu vào những thanh đao to bản phản chiếu những tia sáng lấp lánh đến chói mắt. Quan Vũ đặt tay lên trán che ánh nắng mặt trời, nhìn cho rõ địa hình phía dưới chân núi. Dưới một thung lũng khô ráo, rộng rãi ở phía bắc Phàn Thành, doanh trại của Vu Cấm san sát bên nhau trông như vô số những chiếc nấm dưới chân núi, binh lính đi lại trông như những đàn kiến đang di động. Hàng vạn chiếc bếp toả khói chuẩn bị nấu ăn, một cảnh tượng náo nhiệt vô cùng.
Quan Vũ hỏi mấy tên lính đứng cạnh:
- Chỗ ấy là chỗ nào?
Một tên đáp rằng:
- Đó là Hội Khẩu Xuyên.
Quan Vũ nghe xong, ngẩng mặt lên trời mà cười, tiếng cười vang vọng vào tận hang sâu, trải dài trên những sườn núi. Cười chán rồi, Quan Vũ mới nói với những người đứng cạnh:
- Nghe nói Tào Tháo cử Vu Cấm luyện tập thủy quân, nhưng với cái kiểu bố quân đóng trại như hiện nay thì t hắn chẳng hiểu gì về tính năng của nước cả. Vu Cấm đã già và trở nên ngu muội mất rồi!
Quan Bình và mọi người vẫn chưa hiểu, muốn biết có kế gì để phá được quân Tào, Quan Vũ vừa vui vừa ra vẻ thần bí nói rằng:
- Quân cơ không thể tiết lộ được!
Nói xong, Quan Vũ liền quay ngựa xuống núi.
Vu Cấm đã liên lạc với Tào Nhân, liền cho Bàng Đức đến khiêu chiến với Quan Vũ. Quan Vũ đóng cửa không ra, chỉ cho bọn xạ thủ bắn tên vào quân Tào. Liên tiếp mấy ngày như vậy, Đức không những không thắng được mà còn tổn thất một số binh lính.
Chờ lúc Bàng Đức lui về Hội Khẩu Xuyên, Quan Vũ lệnh cho một cánh quân, ngay đêm đó, nhổ trại, đến đóng quân ở khoảng giữa Phàn Thành và Hội Khẩu Xuyên nhằm khống chế không cho quân Tào dời trại đi đến chỗ khác, để dễ bề bài binh bố trận trong những ngày tới.
Trung tuần tháng tám, mưa rào liền mấy hôm, Quan Vũ sai thu xếp thuyền bè, dự sẵn đồ thuỷ chiến.
Quan Vũ chọn cho mình một chiếc thuyền con thật kiên cố, rồi chèo thử trên mặt sông, Quan Bình thấy lạ liền hỏi:
- Thưa cha, đánh nhau trên bộ, can gì phải dùng đến thuyền bè?
Quan Vũ cười nói:
- Lục chiến! Trại phải chọn chỗ đất dễ thủ khó công mà đóng; thuỷ chiến! Thuyền phải xem hướng gió, thế nước mà đậu. Nay Vu Cấm đóng quân ở Hội Khẩu Xuyên, phí mất cái danh là thuỷ sư thống soái, hắn chỉ giỏi đánh bộ thôi, nên mới chọn Hội Khẩu Xuyên là nơi dễ thủ khó công.
Bấy giờ Quan Bình mới tỉnh, buột miệng nói luôn:
- Cha định lấy nước dìm chết quân Tào?
Quan Vũ cười, nói:
- Đúng là kế đó. Hội Khẩu cách Tương Giang không xa lắm. Nếu ta khơi nước sông Tương cho chảy vào cửa Hội Xuyên, Vu Cấm sẽ biến thành cá trong chậu, ta tóm lúc nào mà chẳng được? Hiện nay mưa thu tầm tã, nước sông Tương dâng lên đầy ắp. Ta đã sai người lấp các cửa sông, đợi khi nào nước thật to, ta lên chỗ cao cho thuyền ra tháo nước tràn vào thì nước sẽ dìm chết chúng nó.
*
Lại nói Vu Cấm đóng quân ở cửa sông, trời mới mưa mà một số doanh trại đã ngập nước, nên lo lắng cho mời Bàng Đức đến thương nghị. Đức đến nơi thì trời đã muộn, Cấm lo ngại nói:
- Nơi ta đóng quân địa thế hiểm trở, một người địch được vạn người. Tuy vậy thế đất hơi thấp, mưa thu ròng rã, quân sĩ vất vả lắm. Nhiều năm luyện tập thuỷ quân, biết rằng địa hình này dễ bị quân địch dùng kế thuỷ công. Muốn bàn với tướng quân nên dời doanh trại đi chỗ khác.
Bàng Đức
- Mấy hôm nay tôi đến khiêu chiến với Quan Vũ, Vũ thường đóng cửa không ra, lại nghe bọn lính kháo nhau Quan Vũ đang chuẩn bị chiến thuyền không biết để làm gì.
Vu Cấm nghe xong thất kinh, hỏi:
- Thật như vậy chứ?
Bàng Đức nới:
- Đích xác là như vậy!
Vu Cấm dặn dò:
- Tướng quân dẫn một ít người lên đê Tương Giang dò tình hình và xem mực nước. Ngày mai chúng ta phải di quân đến chỗ cao hơn.
Bàng Đức đi làm nhiệm vụ, Vu Cấm lại cho truyền lệnh:
- Thu dọn hành trang, mờ sáng ngày mai di chuyển doanh trại.
Binh sĩ của bảy đạo quân trở nên bận rộn. Vu Cấm thân tự đôn đốc.
Canh năm đêm đó, Bàng Đức và một đội binh mã đang bì bõm trong bùn lầy: đã gần đến Tương Giang, bỗng có một binh sĩ thốt lên:
- Vỡ đê mất rồi!
Nhờ vào ánh đuốc: xa xa thấy đê Tương Giang vỡ mất một đoạn dài mấy trăm thước. Lũ đổ về ầm ầm trông thật đ. Bàng Đức ra lệnh:
- Vòng theo đường tắt nhanh chóng lên bờ!
Binh sĩ tránh xa dòng lũ, đi thêm vài dặm đã đến chỗ đê vỡ.
Hơn một ngàn binh sĩ của Quan Vũ vẫn đang tiếp tục phá đê. Bàng Đức xông vào chém giết, một bộ phận quân Kinh Châu phóng lên thuyền chạy thoát, một bộ phận khác đứa thì chết dưới dao của Bàng Đức, đứa thì bị nước lũ cuốn đi.
Trong tay Bàng Đức không có túi đất, không có gỗ đá nên đành cứ đứng nhìn dòng nước lũ mạnh như ngàn quân vạn mã đang cuồn cuộn đổ về cửa Hội Khẩu. Bàng Đức muốn quay về giúp đỡ Vu Cấm, nhưng đường về lúc này là một biển nước mênh mông.
Mãi gần sang, số quân Tào ở Hội Khẩu bận rộn suốt cả đêm đang vừa chợp mắt thì có người kêu lên:
- Nước lũ tràn về rồi!
Vu Cấm cùng lũ thân binh vội ra khỏi trại, nhìn về phía cửa sông thì đúng là những con lũ đang "ầm ầm" đổ về chẳng khác gì những giống quái vật. Ở cửa sông nước dâng cao tới hơn một trượng. Mười mấy vạn đại quân nhốn nháo cả lên. Tiếng khóc, tiếng kêu gào nghe đến nẫu cả ruột. Vu Cấm được mấy chục thân binh đưa lên trên một phiến đá cách mặt nước chừng một thước, tạm thoát khỏi được tai hoạ.
Vu Cấm nhìn lúc quân sĩ không quen việc sông nước đang vùng vẫy mà lòng đau như cắt. Sau một lúc lâu vật lộn, ngoài một số ít bám được chiến mã, hoặc vớ được khúc gỗ, mảnh ván thì còn sót, ngoài ra mười mấy vạn đại quân gần như chết sạch.
Nạn nước lũ chưa qua, lại đến nạn quân Kinh Châu bơi thuyền đến, chúng ngồi trên thuyền, bằng giáo dài, dao nhọn đâm chết tất cả những tên nào còn sống sót. Vu Cấm thấy cảnh đó, liền nhìn lên trời cao mà ai oán:
- Ngụy vương, Vu Cấm này đã phụ lòng Người uỷ thác! Mười mấy vạn đại quân đã mất sạch, thật xấu hổ thay! Ta lấy cái chết rửa tội này!
Nói đoạn, Vu Cấm rút ngay kiếm ra để cứa cổ tự vẫn. Một hiệu uý ngồi cạnh đưa lấy tay giữ chặt lấy thanh kiếm, vừa khóc lóc:
- Tướng quân không thể tự sát! Nếu ngài có tình thương thì hãy đầu hàng Quan Vũ để cứu lấy số binh sĩ còn ngoi ngóp trên mặt nước.
Vu Cấm vứt kiếm, cùng lúc đốc tướng tâm phúc của Quan Vũ là Chu Thương bơi thuyền tới nơi. Biết ý quân Tào muốn hàng nên Chu Thương cho thuyền bơi vào chỗ Vu Cấm rồi trói lại giải đi.
Một lát sau, quân Kinh Châu được lệnh ngừng việc chém giết, cứu lấy số quân Tào còn sống và giải cả về doanh trại của Quan Vũ.
Quan Vũ điểm lại chiến quả thấy thiếu mất Bàng Đức và một số binh sĩ đang gặp nạn trên đê Tương Giang liền dẫn Chu Thương và Quan Bình cùng đội binh sĩ ngồi thuyền bơi đến chỗ Bàng Đức.
Quan Vũ thấy lũ Bàng Đức đang loay hoay trên đê Tương Giang, liền thét lớ
- Người kia có phải là Bàng Đức đấy không?
- Chính là Bàng mỗ đây!
Quan Vũ nói:
- Chủ của ngươi là Vu Cấm đã bị ta bắt. Bảy đạo quân còn lại hơn ba vạn, nay ngươi cũng ở trong thòng lọng của ta sao không ra hàng ngay đi.
Bàng Đức cầm dao chỉ vào Quan Vũ, nói:
- Đừng phí lời! Bàng Đức ta đã thề với Ngụy vương là sẽ chém đầu Quan Vũ về dâng dưới trướng.
Quan Vũ cười, nói:
- Anh ngươi và chủ ngươi đều là đại tướng trong Thục, ngươi nên về hàng Hán Trung vương, cốt nhục đoàn tụ có hơn không?
Bàng Đức không nhịn được nữa, đã định nhảy xuống nước tử chiến với Quan Vũ. Chỉ tiếc là không biết bơi. Nghe Quan Vũ cứ lải nhải gọi hàng, Bàng Đức điên tiết, mắng luôn:
- Thằng nhãi kia! Ngụy vương trùm giáp binh trăm vạn, rong ruổi ngàn dặm, uy trấn thiên hạ, hùng chúa một đời! Lưu Bị của ngươi tầm thường, ơn sâu của Ngụy vương, chỉ biết lấy cái chết để đền đáp!
Quan Vũ thấy Bàng Đức mắng mình là "thằng nhãi" tức giận l
- Ta nể tình anh ngươi, chứ ngọn đao này đâu có nể nhà ngươi?
Nói đoạn, Quan Vũ liền cho thuyền đến tiến công Bàng Đức. Bọn Bàng Đức liền giương cung nạp tên bắn về phía thuỷ quân của Quan Vũ. Hai bên bắn nhau cho đến chập tối. Bên Bàng Đức đã hết nhẵn tên. Quan Vũ thừa cơ cho quân áp bức. Bàng Đức vẫn gan dạ đâm chết những tên lính nhảy lên bờ. Nhưng quân của Đức ít không địch lại được với số quân gấp bội của Kinh Châu. Cuối cùng còn lại một mình. Bàng Đức vẫn đánh. Đang khi ấy, có vài mươi tên lính Kinh Châu bơi một chiếc thuyền nhỏ lại gần bờ. Đức cắp dao nhảy vọt một cái vào trong thuyền, giết mấy tên lính Kinh Châu, rồi một tay cắp dao một tay bơi chèo cho thuyền xông đến chỗ Quan Vũ. Lúc gần tới nơi thì Chu Thương bằng ngọn giáo dài đâm thủng thuyền của Đức, nước tràn, thuyền ngập. Bàng Đức xuất thân từ Tây Lương, Ung Châu, không thạo nghề sông nước, nên đã bị Quan Vũ bắt sống, giải về doanh trại.
Quan công dùng nước dìm chết bảy đạo quân, giành toàn thắng, liền cho bày tiệc ở trong trướng để mừng công.
Quan quân Kinh Châu mừng vui khôn xiết, cùng nhau uống rượu thành công, ăn thịt thắng lợi.
Quan Vũ, Quan Bình, Chu Thương khi đã ngà ngà say liền cho giải Vu Cấm và Bàng Đức đến trước trướng.
Vu Cấm đầu bù tóc rối, chiến bào rách bươm, con mắt đờ đẫn; Bàng Đức khắp người dính đầy bùn đất, ngực ưỡn, đầu ngẩng cao, đôi mắt đầy phẫn nộ.
- Vu Cấm tướng quân, ta biết ông hành quân đánh giặc mưu trí lắm. Bây giỏ mười mấy vạn quân như đất tan núi lở cả rồi. Ông còn muốn nói gì nữa không?
Vu Cấm cúi đầu yên lặng. Bàng Đức thì bực tức mắng luôn:
- Đồ nhãi ranh! Cũng may mà thắng trận. Ta hận vì chưa ăan tươi, nuốt sống được nhà ngươi.
Quan Vũ cười khà khà:
- Tướng bại trận mà còn lắm điều. Ngươi là người trung nghĩa. Quan mỗ kính phục đấy. Nếu ngươi hàng ta, có thể được phong hầu, tiến tước hơn không?
Bàng Đức cũng cười ha hả:
- Khỏi phải nhiều lời, muốn giết thì cứ giết đi. Bàng mỗ không hề sợ!
Quan Vũ đã mấy lần gọi hàng đều không được liền hạ lệnh:
- Giam Vu Cấm vào ngục. Chém đầu Bàng Đức!
Hai tay đao phủ to lớn dẫn Bàng Đức ra khỏi doanh trại. Bàng Đức hiên ngang bước về phía Viên môn. Tại đây chúng đã cắt cổ Bàng Đức, máu tươi xối xả chảy thành suối.
Khi bọn đao phủ đưa thu cấp vào cho Quan công kiểm tra, hai mắt Bàng Đức vẫn mở trừng trừng giận dữ. Quan công th
- Bàng Đức trung hậu, nhân nghĩa, không hổ là một trang nam nhi đội trời đạp đất.
Hôm sau, Quan Vũ cho lắp đầu vào thân thể và hậu táng.
*
Quan Vũ cho phá đê Tương Giang dìm chết bảy đạo quân Tào, nhưng đồng thời, nước lũ cũng tràn ngập những cánh đồng thành trì, nước mênh mông sâu hàng trượng. Chung quanh Phàn Thành cũng đều là nước cả, sóng gió đập vào chân thành có chỗ sắp lở. Dân phu trong thành gánh đất, chuyển gạch, ngày đêm xây đắp không lúc nào được nghỉ.
Tào Nhân lên mặt thành, nhìn về phía cửa sông. Nước lũ đang không ngừng dồn vào khe núi, toàn bộ đại quân của Vu Cấm bị chìm ngập trong nước. Từ xa còn nhìn thấy như có những vật gì đen đen nổi chìm trong dòng nước. Quân lính của Quan Vũ đi trên những chiến thuyền dùng giáo dài và dao nhọn hòng đâm chết lũ quân Tào còn sống sót.
Tào Nhân giậm chân hét lớn:
- Hỏng hết rồi! Đại quân Vu Cấm chết hết cả rồi!
Tào Nhân biết rõ binh lính miền bắc không quen sông nước. Tình thế này mười người chắc phải chết đến tám, chín. Tào Nhân không giữ được vẻ bình tĩnh thường ngày, vì quá đau khổ mà hét lên như vậy.
Tào Hùng đứng bên cạnh Tào Nhân bẩm
- Tình hình nguy cấp thế này, không thể cứu vãn được nữa. Ta nên nhân lúc quân giặc chưa đến, chèo thuyền trốn ngay đêm nay là hơn. Tuy rằng mất thành, nhưng đại quân cùng mấy vạn lê dân còn toàn được tính mạng.
Các tướng Tào người nào người ấy sợ hãi, nên rất đồng tình với Tào Hùng. Trong lúc Tàn Nhân còn do dự, chưa quyết, thì một tướng mới từ Nghiệp Thành tới là Mãn Sủng vội can rằng:
- Tướng quân! Nước ngập Phàn Thành, tất cũng ngập luôn hậu phương của Quan Vũ, nhất định họ phải lo bịt cửa sông. Như vậy khoảng mươi hôm nữa nước sẽ rút hết. Ta nhanh chóng củng cố thành, chuẩn bị hơn chục vạn mũi tên rồi giữ thành cho chặt. Khi đó, tôi nói rõ với Tôn Quyền cái hại khi mà Quan Vũ chiếm được Tương, Phàn, để Quyền dẫn quân tấn công Kinh Châu. Lúc đó, trước sau Quan Vũ đều có địch. Phàn Thành hẳn được giải vây. Nếu tướng quân bỏ Phàn Thành, Quan Vũ sẽ uy hiếp tiếp đến Trường An. Lạc Dương, Nghiệp Thành, chấn động đến cả Hứa Đô. Đại nghiệp của Ngụy vương, công lao của tướng công vứt đi hết, thật là đáng sợ!
Mãn Sủng là sứ giả của Tào Tháo cử đến Đông Ngô. Đường qua Phàn Thành chuyển thư của Tháo gửi Tào Nhân. Trên đường sang Đông Ngô bị Quan Bình cản trở, mới còn ở đây.
Nghe lời Mãn Sủng, Tào Nhân nói:
- Bá Ninh tiên sinh! Nghe lời ông nói, tôi như người vừa ra khỏi đám mây mù. Nếu bỏ thành mà chạy thì hậu quả thật khôn lường.
Sau đó Nhân nói với các t
- Ta phụng mạng Ngụy vương giữ thành này, hễ ai còn dám nói bỏ thành mà chạy nữa thì chém!
Sau đó, Tào Nhân tập trung binh sĩ và dân chúng lên mặt tường thành nói chuyện:
- Ta chịu ơn sâu của Ngụy vương có trọng trách giữ Phàn Thành. Nay Quan Vũ gây nạn can qua, đưa sinh linh vào cảnh lầm than. Kẻ thù xâm phạm, ta phải cùng lòng chống trả, không còn cách nào khác. Tục ngữ nói: "Nuôi quân ngàn ngày dùng trong một lúc", đã đến lúc báo đền nợ nước, kẻ nhát gan là loài chó lợn, nhân kiệt là người gan dạ, mong sao mọi người đều là nhân kiệt. Ai dám chạy trốn thì sẽ được như số phận con ngựa quý của ta.
Tào Nhân cho mấy tên lính buộc chân con tuấn mã màu trắng mà Tào Nhân hay cưỡi, đẩy luôn xuống dòng nước lũ.
Tào Nhân thét lớn:
- Thề cùng sống chết với thành này!
Quan quân, trăm họ vô cùng cảm kích, cùng nhau hô theo:
- Thề cùng sống chết với thành này!
Tiếng hô, át cả tiếng dòng nước lũ ì ầm, vang động khắp cả một vùng.
Thấy mọi người đã phấn chấn, Tào Nhân bắt đầu ban bố công việc: Một phần quân sĩ ngày đêm lo tu sủa công sự bồi bổ tường thành; phần khác chăm lo đẽo cung gọt tên; trăm họ thì góp lương, vận chuyển đất đá, trăm người như một, vô cùng nhộn nhịp.
Mãn Sủng cảm thấy nhẹ nhõm bèn góp ý thêm:
- Tướng quân nên cử sứ giả về cầu cứu Ngụy vương. Đêm nay tôi sẽ đến chỗ Tôn Quyền ly gián quan hệ Tôn, Lưu, thuyết phục Tôn Quyền cho quân đến đánh Kinh Châu.
Tào Nhân liền viết thư, giao cho tên lính bơi giỏi, vượt sông đi về hướng bắc.
Đêm đến, hai người tiễn biệt nhau ở trên tường thành. Nhân nói:
- Bá Ninh tiên sinh, nước sông chảy xiết, sóng lại cao, mong ông hết sức cẩn thận. Nếu có sa sẩy gì thì Phàn Thành cũng khốn đốn lắm!
Mãn Sủng an ủi, nói:
- Tướng quân an tâm. Vì việc chung khiến Sủng này phải lo lắng, cẩn trọng.
Tào Nhân cắt ba tên lính giỏi về sông nước đi theo Bá Ninh và dặn rằng:
- Các ngươi gắng giúp Bá Ninh tiên sinh, khi trở về ta thưởng công lớn!
Ba tên kia đồng thanh đáp:
- Chúng tôi đội ơn tướng công đã nhiều. Xin gắng sức hoàn thành nhiệm vụ. Bằng không, xin đem đầu về gặp tướng quân!
Tào Nhân mới thực an tâm, lệnh dâng lên năm chén rượu, mỗi người uống một chén, rồi nói lời chúc mừng.
- Chúc tiên sinh thuận buồm xuôi gió, mã đáo thành công!
Mãn Sủng được dòng xuống dưới thành bằng dây. Ở đấy có thuyền cua ba tên lính đã đợi sẵn. Cả bốn người giong thuyền đi thẳng về hướng đông.
Tào Nhân quay nhìn về hướng bắc. Bầu trời không một vì sao...
*
Sau khi đưa tiễn bảy đạo quân rầm rộ lên đường, ngày nào Tháo cũng chờ mong tin tức. Mấy hôm sau, Tháo được tin Vu Cấm đã đến Phàn Thành, Tháo còn khen ngơi:
- Hành quân trật tự, tốc độ nhanh chóng.
Nhưng Tháo có ngờ đâu chỉ trong một đêm Vu Cấm đã mất sạch cả bảy đạo quân.
Hôm đó, sứ giả của Tào Nhân mạo hiểm vượt sông, trải qua muôn vàn khó khăn mới tới được Nghiệp Thành. Tào Tháo đang ngồi xử lý công việc ở phủ thừa tướng, bỗng thân binh đến bẩm báo có sứ giả của Tào Nhân về hầu. Tháo lệnh cho vào. Nhìn thấy sứ giả hình dung tiều tụy, quần áo lam lũ. Tháo thất kinh, hỏi:
- Bại trận cả rồi hay sao?
Sứ giả khấu đầu, nói:
- Đại vương! Đúng vậy, xin Người đọc thư của tướng quân Tào Nhân.
Nói xong, sứ giả dâng thư của Tào Nhân lên Ngụy vương.
Tào Tháo vô cùng hồi hộp, định bụng không muốn nhận thư. Nhưng vì muốn biết tình hình tiền tuyến, nên Tháo đổi ngay thái độ.
Tháo giơ tay run run đỡ lấy bì thư, phải một lúc sau, bỏ hết các lớp giấy dầu bọc bên ngoài. Tháo mới đọc được, thư viết: "...Tướng quân Vu Cấm bố trận lập trại ở cửa Hội Khẩu, vốn là một khe núi, địa thế thấp hẹp. Mấy ngày vừa qua, mùa thu tầm tã, nước sông dâng cao... Quan Vũ cho quân phá đê Tương Giang, nước lũ tràn về chìm ngập cửa sông, chỉ trong một đêm, bảy đạo quân của Vu Cấm bị nước dìm chết. Quân ta không quen nghề sông nước bị chết đuối vô số. Quan Vũ còn cho quân ngồi thuyền đâm chết nốt những ai còn lóp ngóp trên mặt nước. Nghe tin Vu Cấm buộc phải đầu hàng, Bàng Đức bất khuất đã bị chém đầu thị chúng... Hiện nay phàn Thành đang trong cơn nguy khốn. Tôi và chư tướng đã thề đánh nhau với giặc, sống chết giữ thành. Mãn Sủng đã đi Kiến Nghiệp, du thuyết Tôn Quyền, chờ tin tốt lành. Mong Đại Vương cho quân đến giải vây...".
Tào Tháo chưa đọc hết thư, đã vứt bút, ngẩng mặt lên trời mà khóc, sau đó ngất luôn.
Mọi người vội đỡ Tháo về cư thất và cho mời thầy thuốc đến chữa trị.
Thầy thuốc kịp đến, bắt mạch kê đơn, cuống quýt cả lên. Lưu Hoa, Tư Mã Ý... đứng bên ngoài hành lang, đọc tin xin cầu cứu của Tào Nhân mà vô cùng lo lắng.
- Việc tiền tuyến thật cấp bách. Đại vương lại ốm nặng, phải xử lý sao đây?
Lưu Hoa nói:
- Trọng Đạt. Đừng quá lo, chờ khi Ngụy vương tỉnh hẵng quyết định.
Một lúc sau, thầy thuốc ra nói với họ:
- Đại vương vì quá lo mà sinh bệnh. Chỉ cần nghỉ ngơi một lát là khỏi. Nhưng phải tĩnh dưỡng kẻo bệnh lại nặng hơn.
Nghe lời thầy thuốc, mọi người giật lùi ba bước đi khỏi nơi ở của Tào Tháo.
Canh ba đêm đó, Tháo mới tỉnh.
Tháo mở mắt nhìn thấy một công tử ngồi cạnh.
Nhìn kỹ mới biết đó là Tào Phi. Phi đến chỗ cha để báo cáo tình hình, vừa lúc cha bị hôn mê, nên Phi ở lại săn sóc bên cạnh.
Tào Phi nhìn thấy cha mở mắt liền nói:
- Cha đã tỉnh lại rồi!
Tào Phi phải đỡ cha ngồi dậy.
Tháo ngồi đờ đẫn một lúc, rồi mới nói với Phi:
- Con cọi Lưu Hoa, Tư Mã Ý đến, cha có điều quan trọng muốn nói với họ.
Tào Phi biết ý, lùi ra.
Tào Tháo ngồi một mình trên giường, bên ngọn nến và mấy con thiêu thân bay đến. Tháo để ý nhìn, con thiêu thân thứ nhất lao vào ngọn nến, nến đốt chết luôn. Lại con thiêu thân thứ hai, không nhìn gương kẻ đi trước mà đề phòng, vẫn vui vẻ xông vào ngọn nến. Tháo bỗng hiểu tất cả, thật đau khổ, và nhắm mắt lại, để cho những giọt nước mắt ứa ra. Tháo nghĩ: Ta để cho Hạ Hầu Uyên trấn thủ Hán Trung, chỉ vì trẻ tuổi và bỗng bột làm hỏng mất việc lớn. Nhưng. một người kinh nghiệm già dặn, trí dũng song toàn như Vu Cấm cũng không thành công. Đại quân đi đánh Giang Đông, Ích Châu cũng đều thất bại. Phải chăng trời đất đã cự tuyệt đại nghiệp của ta? Lẽ nào chính ta lại là con thiêu thân, biết là lửa nhưng cứ lao vào?
Tháo suy nghĩ và thở dài mãi.
Một lát sau thấy Tào Phi, Lưu Hoa, Tư Mã Ý bước vào. Tháo ra hiệu cho mấy người ngồi xuống. Giọng Tháo nói nhỏ:
- Chuyện Vu Cấm bại binh, thật tình ta không ngờ tới. Nhưng Vu Cấm già nua hồ đồ thật, lại còn hàng giặc, không trung trinh, trọng nghĩa như Bàng Đức. Ta biết Cấm đã hơn ba mươi năm, song rốt cuộc vẫn còn nhầm. Nay ta đau ốm, không tự điều hành được nữa những việc quốc gia đại sự. Lúc này, Phàn Thành đang nguy kịch, nên đêm hôm khuya khoắt còn làm hai vị mất giấc, chính là ta muốn uỷ thác việc đó. Xin đừng thoái thác, hãy tìm ra kế hay để chi viện cho Tào Nhân.
Tháo nói đến đó, lại gần như mệt lả, không cần biết ý hai người ra sao, đã cho họ lui.
Tào Phi đưa tiễn hai người xong. lại quay vào ngồi săn sóc cha.
Lần đầu tiên Lưu Hoa và Tư Mã Ý được thay mặt Tháo quyết định những việc đại sự quốc gia. Họ cảm thấy trên vai như có thêm hàng ngàn cân gánh nặng. Họ đi đến công đường nơi mà Tào Tháo hàng ngày vẫn ngồi xử lý công việc.
Hai người lặng lẽ đi bên nhau, đến tận công đường, Lưu Hoa mới lên tiếng.
- Trọng Đạt, qua thư của Tào Nhân mới biết Mãn Sủng chưa đến chỗ Tôn Quyền. Nhưng đến được Đông Ngô thì liệu Sủng có thuyết phục được Tôn Quyền mang quân đi lấy Kinh Châu không?
Tư Mã Ý nói:
- Mãn Sủng có tài ăn nói, Thái học sinh nghe Sủng nói chuyện ở Giảng Võ Đài lấy làm thích thú, vì Sủng tinh tế, uyên bác và tinh thông thời sử. Mỗi lần Sủng dẫn chuyện đến chỗ hay ho hấp dẫn thì người nghe không còn biết mình là ai nữa. Ở Đông Ngô, Sủng uốn ba tấc lưỡi sẽ làm cho Tôn Quyền thông suốt mà xuất quân.
Nghe Tư Mã Ý tin tưởng như vậy, trong lòng Lưu Hoa như bớt đi một gánh nặng. Hoa nói:
- Mong cho Mãn Sủng mã đáo thành công. Nhưng nếu Sủng thất bại, thì quân chi viện của ta và quân Quan Vũ như đá chọi với đá. Và nếu Lưu Bị lại từ Hán Trung đánh vào Quan Trung, hoặc cho quân đến giúp Quan Vũ thì quân ta chỉ có thua.
Tư Mã Ý tán thành ý kiến của Lưu Hoa, nhưng bớt bi quan hơn. Ý
- Lực lượng Lưu Bị ở Hán Trung còn phân tán, chỉ có mấy vạn quân của Ngụy Diên. Ở Hán Trung ta có quân của Tào Hồng, Tào Hưu, Trương Cáp, thực lực mạnh hơn. Trước mắt Quan Vũ vừa thắng trận, Lưu Bị sẽ không tăng thêm quân ở Kinh Châu, mà dù có muốn tăng đi nữa thì viện quân còn lâu mới tới, vì đường qua Thục hiểm trở lắm. Mặt khác, viện quân của ta sẽ đánh vào hậu phương Quan Vũ, khiến Quan Vũ trước sau đều có địch, dù Vũ có anh dũng, thiện chiến, uy chấn Hoa Hạ, cũng dễ gì đã thắng được quân ta.
Lưu Hoa tin rồi, nhưng vẫn có điều còn băn khoăn:
- Quan Vũ với lũ bộ tướng như vậy, liệu cử ai đi mới hợp đây?
Tư Mã Ý nói như đinh đóng cột rằng:
- Tôi biết có một người gánh vác nổi trọng trách đó.
- Ai vậy?
- Tướng quân Từ Hoảng. Hoảng thân với Quan Vũ, am tường đấu pháp của Quan Vũ.
Nghe lời của Ý, Lưu Hoa một mực khen hay.
Hai người bàn bạc một mạch thâu đêm. Sáng hôm sau cho lệnh gọi đạo quân đóng ở Uyển Thành cùng Bình khấu tướng quân Từ Hoảng trở về Nghiệp Thành.
Từ Hoảng về Nghiệp Thành nhận lệnh rồi vội vã dẫn mấy vạn quân mã đến Phàn Thành viện trợ
*
Mãn Sủng từ lúc chia tay với Tào Nhân, được màn đêm che chở, đã tránh khỏi mũi quân đột kích Kinh Châu, chưa đến một ngày đã vào đến đất Ngô. Sủng tìm đến nhà người quen cũ là Tưởng Vân, nhờ đưa vào phủ gặp Tôn Quyền. Nhân lúc đó có Lã Mông từ Linh Lăng về gặp Tôn Quyền bàn đối sách với tình hình Kinh Châu và cuộc chiến mới xuất hiện ở Tương, Phàn. Quyền hỏi luôn Lã Mông về chuyện có sứ giả của Tào Tháo là Mãn Sủng xin cầu kiến:
- Sứ giả của Tháo đến là có ý gì?
Lã Mông đáp:
- Chắc là việc Phàn Thành bị bao vây.
Tôn Quyền hỏi thêm:
- Để muốn hợp với ta đánh Quan Vũ hay sao?
Lã Mông cười. nói:
- Để sứ gia vào nói xem sao?
Tôn Quyền lệnh cho Mãn Sủng. Mãn Sủng sửa sang áo, mão, bước vào, làm đại lễ trước mặt Tôn Quyền, Quyền mời ngồi và hỏi luôn:
- Tiên sinh đến đây có điều chi chỉ bảo?
Mãn Sủng đi thẳng vào đề,
- Tôi vâng mệnh Ngụy vương đến liên hệ với tướng quân, mong hai bên cùng hợp tác đánh bại Quan Vũ.
Tôn Quyền cười to:
- Ta nghe nói chỉ có mấy hôm mà Quan Vũ đã nhấn chìm bảy đạo quân lớn của Vu Cấm, rồi Phàn Thành của Tào Nhân cũng như cá nằm trên thớt. Quan Vũ thật là hùng mạnh. Lúc này tiên sinh đến cầu cứu ta quả là không cần thiết. Ta không mất một hạt lương, một tấc đất. thì liệu có cần chuốc lấy cái vất vả này không?
Mãn Sủng vẫn bình tĩnh:
- Lời tướng quân sai rồi. Tướng quân nói chưa hề mất một tấc đất, vậy thử hỏi Kinh Châu ngày nay sao vẫn nằm trong tay Lưu Bị? Bị đòi mượn đất Kinh Châu, hứa khi nào lấy được Ích Châu sẽ trả. Nay lấy được Ích Châu rồi, nhưng họ có trả đất cho tướng quân đâu. Hơn nữa Quan Vũ đóng quân ở Kinh Châu còn thường cho quân đến vùng Linh Lăng, cố ý uy hiếp ngài. Khi tướng quân muốn kết hiếu hai nhà, Quan Vũ đã nói: "Con gái ta ví như loài hổ, lại thèm gả cho con loài chó à". Rõ ràng Quan Vũ có coi tướng quân ra gì đâu, còn nói những lời cực kỳ vô lễ!
Nghe xong, Tôn Quyền nói:
- Thật là đồ điên khùng. Ta quyết ăn thịt nhà ngươi, Quan Vũ!
Mãn Sủng thấy Tôn Quyền rất hận Quan Vũ liền bồi thêm mấy câu:
- Tướng quân! Hiện nay tình thế ở Phàn Thành có điều bất lợi cho quân Tào. Ngụy vương muốn dẫn trăm vạn đại quân xuống đp quân Quan Vũ. Nhưng vì bọn mấy thị tộc thiểu số muốn đánh xuống phía nam, Ngụy vương tôi còn vướng một chút đó, nên chưa thể tốc chiến tốc quyết ngay được. Nếu tướng quân phát binh đánh Kinh Châu, chiếm hậu phương Quan Vũ. Vũ không còn chỗ dựa, lúc đó hai nhà đánh kẹp lại, Quan Vũ phải thua to. Tướng quân thì thu hồi được Kinh Châu. Ngụy vương tôi giữ được Phàn Thành, hai bên sẽ chia bờ cõi mà trị, đấy chẳng phải là điều lợi sao? Mong tướng quân nghĩ cho kỹ đừng để phí mất thời cơ.
Tôn Quyền liền đặt tiệc khoản đãi Mãn Sủng tử tế, rồi đưa ra ngoài nhà khách nghỉ ngơi.
Mãn Sủng đi rồi, Tôn Quyền mới hỏi Lã Mông.
- Ông nghĩ thế nào về ý kiến của Mãn Sủng?
Lã Mông nói:
- Chúa công! Tình thế lúc đó buộc Lỗ Túc phải cho mượn đất Kinh Châu là đúng. Trước đây Tào Tháo thế mạnh, ta phải liên minh với Lưu Bị. Nay tình hình có khác. Lưu Bị đã lớn mạnh, Tào Tháo thua Lưu Bị, ở Phàn Thành lại thua Quan Vũ. Nếu chúng ta tiếp tục chi viện cho Lưu Bị, thắng Tào Tháo rồi, hắn sẽ chiếm Giang Đông của chúng ta. Bởi vậy, tuyệt giao với Lưu Bị, liên hợp với Tào Tháo mới là thượng sách trong ngoại giao. Lúc này Quan Vũ đang đánh nhau với quân Tào, ở Kinh Châu quân còn lại rất ít. Đây là thời cơ để thu hồi lại Kinh Châu.
Tôn Quyền nghe có lý, có đôi điều vẫn còn do dự:
- Nghe nói Quan Vũ vẫn đề phòng chúng ta, để tinh binh phòng thủ Kinh Châu. Và chắc gì Tào Tháo sẽ giữ lời hứa cùng ta vạch cõi với nhau để cai t
Lã Mông nói như chắc:
- Đối với Quan Vũ, ta chỉ cần làm ra vẻ như sợ hắn, hắn sẽ chẳng đề phòng gì nữa, lúc đó chỉ cần một đạo quân nhỏ cũng thắng. Còn đối với lời hứa của Tào Tháo, đáng tin cậy hay không còn phụ thuộc nhiều vào thực lực, lòng tin và mưu trí của chúng ta.
Cuối cùng Tôn Quyền hạ quyết tâm liên minh cùng Tào Tháo đánh Quan Vũ.
Hôm sau, Tôn Quyền viết thư giao hảo gửi Mãn Sủng chuyển cho Tào Tháo. Mãn Sủng mừng rỡ nhận thư, vượt sông trở về Nghiệp Thành gặp Tào Tháo báo tin vui.
Tôn Quyền dẫn quân đi đánh Kinh Châu. Quan Vũ rơi vào tình thế nước sôi lửa bỏng...
Đầu tháng chín năm Kiến An thứ hai mươi tư, Mãn Sủng về Nghiệp Thành bái kiến Tào Tháo và dâng thư của Tôn Quyền.
Lúc đó Tào Tháo vừa khỏi bệnh, thân thể còn yếu, nhưng vẫn cùng Lưu Hoa, Đổng Chiêu và Tư Mã Ý luận bàn những việc lớn.
Tào Tháo giở thư của Tôn Quyền xem từ đầu đến cuối không bỏ sót một chữ nào, trong lòng không được vui lắm. Tháo nghĩ: "Mình tung hoành bốn biển, nhưng chưa thần phục được Lưu Bị, Tôn Quyền ở miền nam. Xưa nay vẫn là ta đánh Tôn Quyền, diệt Lưu Bị hoặc là trừ bỏ liên minh của mình. Nào ngờ nay ta cũng phải liên minh, học đòi kiểu cách của chúng! Càng nghĩ càng buồn, càng nghĩ càng giận". Cuối cùng Tháo xé nát bức thư của Tôn Quyền.
Mãn Sủng tròn xoe đôi mắt, buột miệng kêu luôn hai tiếng "Đại vương.."
Lúc này Tháo mới tỉnh, biết mình thất thố, nên vội vàng tuyên bố.
- Tôn Trọng Mưu trọng nghĩa, ta quyết trọng tình, xin Hiến đế phong quan tước cho ông ta. Bá Ninh, ta xé thư để thể hiện quyết tâm đánh bại Quan Vũ. Ngươi không phải lo lắng gì.
Mãn Sủng vui vẻ đáp lời:
- Đại vương và Tôn Quyền bắt tay nhau, ngày tàn Lưu Bị chắc không còn xa nữa!
Tháo gật đầu rồi sai Lưu Hoa về Hứa Đô dâng tấu tấn phong quan tước cho Tôn Quyền.
Tư Mã Ý khuyên Tháo không nên xin Hiến đế phong quan tước cho Tôn Quyền. Tháo chỉ cười. Ý nói:
- Đại vương! Nếu bọn Quan Vũ biết rõ điều cơ mật này sinh ra đề phòng thì sao?
Đổng Chiêu biết rõ ý Tào Tháo, nên nói với Ý rằng:
- Trọng Đạt! Chính Đại vương muốn cho Quan Vũ biết điều đó. Hành động quân sự cũng giống như đao kiếm quyền thuật, điều cơ bản là phải giành được thắng lợi lớn nhất. Nếu Quan Vũ biết Tôn Quyền sắp đến Kinh Châu, tất phải đưa quân về giữ, Phàn Thành sẽ được giải vây. Và một khi Tôn, Lưu giao chiến, chúng ta là người toạ sơn quan hổ đấu, Tôn thất bại thì Lưu cũng chẳng còn.
Nghe Đổng Chiêu nói xong, Tư Mã Ý và Lưu Hoa đều hết sức bái phụ
Đầu tháng chín, Từ Hoảng đã đến Dương Lăng. Tháo cử thêm tham mưu Triệu Nghiễm đến hiệp trợ với Từ Hoảng tiến công Quan Vũ.
Nghe tin quân Từ Hoảng kéo đến, Quan Vũ phái bộ tướng đến Yển Thành cự địch. Từ Hoảng cho quân đóng dồn gần sát doanh trại quân Kinh Châu. Trên một con đường nhỏ ở phía bên, Hoảng cho quân đào giao thông hào, cố ý làm như muốn đào đến tận phía nam Yển Thành để cắt đường rút của quân Quan Vũ. Quan Vũ không có cơ hội nào quyết chiến với Tư Hoảng, liền sai bộ tướng đốt doanh trại rồi rút lui. Tư Hoảng chiếm được Yển Thành và từng bước một cho quân tiến lên.
Khi đó, với một cánh quân đơn độc, Từ Hoảng chưa đủ sức phá quân Quan Vũ. Tuy vậy bọn bộ tướng lại rất muốn đánh. Triệu Nghiễm nói:
- Công sự vây thành của Quan Vũ rất chắc, sức chiến đấu của quân ta không hơn được quân địch. Tào Nhân thì bị thành trì ngăn cách, chưa biết quân ta đã đến, không phát huy được thế mạnh của hai quân. Trước mắt chúng ta bắn thư vào thành báo tin quân ta đã đến nhằm khích lệ tướng sĩ. Chờ khi Đông Ngô tiến đánh Kinh Châu, Quan Vũ tất loạn!
Từ Hoảng và chúng tướng lấy làm vui mừng, cho quân bắn tên báo tin cho Tào Nhân, đồng thời cũng báo tin Tào, Ngô liên minh với doanh trại Quan Vũ. Quả nhiên, xem xong thư, Quan Vũ vội chia quân, lệnh cho Phó Sĩ Nhân và My Phương đi trấn thủ các thành Công An và Giang Lăng, lại cho thám mã dò xét mọi động tĩnh của Đông Ngô.
Sau khi đưa tiễn Mãn Sủng xong, Tôn Quyền lệnh cho Lã Mông lập kế hoạch công phá Kinh Châu về mọi mặt.
Mấy hôm sau, Lã Mông đã có thể báo cáo kế hoạch đó với Tôn Quyền.
Hai người bàn riêng với nhau. Mông nói:
- Quan Vũ sai tướng giữ hai thành Công An và Giang Lăng là có ý sợ quân ta từ Lục khẩu đánh tập hậu. Lại còn cho thám mã thăm dò mọi động tĩnh của ta. Tôi có kế lừa được Quan Vũ.
Nghe đến đây, Tôn Quyền bảo Lã Mông nói khẽ một chút.
Lã Mông hạ thấp giọng, ghé vào tai Tôn Quyền thì thầm:
- Tôi vốn có bệnh trong người, lấy cớ bệnh tình nặng hơn, tôi xin về Kiến Nghiệp điều dưỡng, giao công việc cho người khác, để cho người ấy phỉnh phờ Quan công, càng làm cho y kiêu ngạo hơn nữa, y tất rút hết quân Kinh Châu kéo ra Phàn Thành. Nếu Kinh Châu không có phòng bị gì, ta chỉ dùng một đạo quân, nhân lúc trời tối, tìm mưu lạ sang sông mà đánh úp. Quan Vũ vừa mất hậu phương, vừa bị quân Tào phản kích mạnh mẽ, tất phải thua ngay.
Tôn Quyền triệu Lã Mông về Kiến Nghiệp dưỡng bệnh, ngầm hiểu với nhau là để Lã Mông tích cực điều động binh mã chuẩn bị tiến công về hướng tây.
Trong thời gian đó, Lã Mông thường đến trò chuyện với Đinh uý hiệu uý Lục Tốn.
Một hôm Lục Tốn hỏi Lã Mông:
- Phòng tuyến của tướng quân gần kề chỗ Quan Vũ, nay tướng quân về dưỡng bệnh, ngộ nhỡ Quan Vũ ké quân từ Phàn Thành về thì phòng tuyến Lục khẩu sẽ nguy lắm nhỉ!
Lã Mông nói:
- Vẫn biết thế. nhưng vì ốm đau đành phải như vậy thôi.
Lục Tốn nói:
- Quan Vũ vốn kiêu căng. Từ ngày lập được công lớn lại càng không coi ai ra gì. Y chỉ còn e có tướng công thôi. Nay tướng công ốm đau phải nghỉ dưỡng bệnh, y chẳng còn ngại gì nữa, chắc việc phòng bị sẽ trễ nải hơn. Chi bằng tướng công về Kiến Nghiệp bàn với Chúa công, lập một kế hoạch tập kích Quan Vũ.
Nghe Lục Tốn nói, Lã Mông rất đỗi kinh ngạc, nhưng cứ vờ như không biết.
Lã Mông còn nhắc nhở Lục Tốn:
- Quan Vũ dũng mãnh cái thế, đã nhiều năm ở Kinh Châu, ân uy rộng khắp. Vừa qua lại đánh bại đại quân Vu Cấm, khí thế càng vượng. Tướng quân chớ có xem thường.
Lục Tốn mỉm cười. Lã Mông rất yên tâm, quay về Kiến Nghiệp, báo với Tôn Quyền những điều đã chuẩn bị. Hai người trò chuyện mãi tới khuya. Trước lúc ra về, Lã Mông nói:
- Tôi muốn đề cử một người thay tôi ra tuyến phía tây.
Tôn Quyền hỏi:
- Ai có thể thay thế tướng quân?
Lã Mông nói:
- Lục Tốn có thể thay tôi. Tốn biết nhìn xa trông rộng. còn trẻ mà đã tinh thông binh pháp, làu làu kinh sử. Quan Vũ thường xem trọng võ tướng, nhất định sẽ xem thường Tốn, điều đó càng có lợi cho chúng ta. Nếu Tốn giữ chức thống soái thì nhất định sẽ đánh bại được Quan Vũ.
Tôn Quyền liền triệu kiến Lục Tốn, cất nhắc làm Thiên tướng quân, thay Lã Mông đóng quân ở Lục khẩu. Quan Vũ được tin bên Ngô có tình hình thay đôi nhân sự chưa lâu, thì một hôm, có người dâng thư của Lục Tốn gửi Quan Vũ, ngỏ lời tin tưởng và kính trọng. Còn đả động cả đến chiến công lẫy lừng vừa qua của Quan Vũ. Lời thư thật mềm mỏng, khiêm nhường.
Quan Vũ đọc xong thư, liền nói với Quan Bình:
- Ta biết ngay là Tào Tháo chỉ giả vờ liên minh với Tôn Quyền. Xem thư của Lục Tốn càng thấy rõ như vậy. Lục Tốn chỉ là một nho sinh, hành quân đánh trận đều mù tịt. Thật không đáng ngại một chút nào.
Khi đã xem thường Lục Tốn, Quan Vũ còn ngại ngùng gì nữa mà không điều động phần lớn quân Kinh Châu ra Phàn Thành, bỏ trống hậu phương, có thế mới nhanh chóng đánh bại được Từ Hoảng.
*
Trong lúc Từ Hoảng và Quan Vũ ở thế kình địch nhau thì Tào Tháo đang tính chuyện đưa quân ra cứu viện. Tháo nói với Lưu Hoa và mọi ng:
- Từ Hoảng tướng quân đã vấp phải nhuệ khí của quân Quan Vũ. Nếu ta đem đại quân nam hạ viện trợ họ Từ thì vừa tăng cường được binh lực, vừa ngăn cản không cho Tôn Quyền mở rộng địa bàn sau khi lấy được Kinh Châu. Các ông có ý kiến gì không?
Đổng chiêu nói:
- Đại vương có cao kiến. Quan Vũ dũng mãnh mưu lược. Dù cho Tôn Quyền có lấy được Kinh Châu, y cũng cương quyết cố thủ trận địa phương bắc, không hề sợ đâu. Họ giao tranh càng nhiều thì chúng ta càng có lợi.
Nhưng tham mưu khác là Huyền Giai lại phản đối. Giai nói:
- Đại vương cho rằng Từ Hoảng không đủ sức vượt qua những khó khăn đó hay sao?
Tháo nói:
- Ta tin rằng Từ Hoảng làm được.
Huyền Giai nói:
- Vậy thì sao Đại vương phải thân đem quân đi giải vây?
Tháo lại nói:
- Ta ngại là Quan Vũ thế lớn, Từ Hoảng lấy gì mà chống đỡ!
Huyền Giai lắc đầu, nói:
- Nhờ có quân Từ Hoảng đế Tào Nhân càng có sức để giữ vững thành trì. Đại vương bất tất phải tham gia vào chuyện của họ. Hơn nữa làm như vậy, chẳng khác gì thú nhận với mọi người rằng quân lực ta thiếu, nên luôn luôn bổ sung, chi viện từng ly, từng tí một. Chi bằng ta cứ đóng quân ở Trường An, muốn tăng cường hàng loạt lúc nào là tuỳ ý. Như vậy, quân địch mới nghi ngờ mà sợ sệt. Quân ta mới phát huy hết tính chủ động, tích cực giao tranh với quân Quan Vũ.
Tháo suy nghĩ một lát rồi lệnh cho đóng đại bản doanh ở Mã Lăng gần vùng Dĩnh Xuyên, quan sát chiến sự diễn biến ở Kinh Châu, còn cử n Thự, Chu Cái dẫn mười hai phân đội đến chi viện cho Từ Hoảng.
Từ Hoảng được sự chi viện kịp thời, có hiệu lực của Tào Tháo nên bề ngoài nói là sẽ tập kích vào bộ chỉ huy của Quan Vũ đóng trên một gò cao, nhưng bên trong lại tập kết quân tấn công vào bộ chỉ huy của bốn doanh trại khác. Cả bốn trại này đều cấp báo với Quan Vũ, bởi vậy, Quan Vũ liền dẫn năm ngàn kỵ binh đến ứng chiến. Từ Hoảng quay binh lại trực tiếp đánh vào Quan Vũ. Quan Vũ thua chạy, bị Từ Hoảng truy đuổi phía sau. Quan Vũ vào trại, chưa kịp đóng cửa, Từ Hoảng đánh thẳng vào, hai người lại quần nhau một trận. Bộ tướng của Quan Vũ là Phó Phương, Hồ Tu đều đã tử trận. Quan Vũ đến hạm đội thuỷ quân tập hợp binh lực, định đánh đòn phản kích. Những thật không ngờ, lửa khói đã bốc lên từ phía Kinh Châu.
Sau khi lừa được Quan Vũ với cái vẻ ngoài "nhát gan vô mưu", Đông Ngô cho quân kéo đến Tầm Dương. Quan binh giả làm lái buôn, tinh binh thì phục cả ở trong khoang thuyền, kén những tay thuỷ thủ nhà nghề chèo lái suốt đêm không nghỉ, cứ thế ngược dòng Trường Giang, gặp ai bắt nấy, bọn mật thám, lính gác ở ven sông của Quan Vũ đều bị trói lại hết. Vì thế Quan Vũ mới bị đánh bất ngờ từ phía sau. Lưu thủ phía nam Giang Lăng là quận trưởng My Phương, ở Công An là tướng quân Phó Sĩ Nhân, trướ đây thường bị Quan Vũ khinh miệt. Khi Quan Vũ tiến đánh Phàn Thành, thường lệnh cho hai người phải cung cấp lương thảo, những lúc gặp khó khăn không hoàn thành nhiệm vụ, Quan Vũ thường cho người về đe nẹt: "Chờ đó, ta sẽ trị tội theo quân pháp", khiến họ sợ hãi quá. Do vậy, Lã Mông cho bộ hạ cũ của mình là Ngu Phiên biên thư cho Phó Sĩ Nhân là bạn thủơ nhỏ, phân tích điều hơn lẽ thiệt. Sĩ Nhân xin hàng. Lục Tốn dễ dàng chiếm được Giang Lăng.
Sĩ Nhân ra ngoài thành nghênh tiếp Lục Tốn. Tốn uý lạo dân chúng trong thành rồi cung kính xin với Sĩ Nhân:
- Lục mỗ từ lâu đã nghe đại danh tướng quân. Ngài khuất mình dưới trướng Quan Vũ bạo liệt, thật đáng tiếc. Nay tướng quân về với Chúa công tôi, lại mong tướng quân giúp đỡ thêm cho.
Sĩ Nhân nói:
- Tôi xin hết lòng vì tướng quân!
Lục Tốn nói:
- Chúng tôi hành quân bí mật, Quan Vũ đều chưa hay. Tướng quân có thâm tình với My Phương, lại cùng cảnh ngộ, phiền ngài thuyết phục tướng quân My Phương, liệu được chăng?
Phó Sĩ Nhân cùng Lục Tốn đi đến Nam Quận. Quả nhiên, Sĩ Nhân giúp cho Lục Tốn chiếm được thành trì thứ hai. Lục Tốn lấy trọn Kinh Châu, thả Vu Cấm ở Giang Lăng, uý lạo gia quyến Quan Vũ và các tướng lĩnh, thăm hỏi bè bạn đồng thời ra quân lệnh: "Cấm không được đụng đến cây kim sợi chỉ của dân".
Quân lệnh ban xuống chưa lâu, một hôm mưa to, có bộ tướng của Lục Tốn lấy cái áo tơi của dân để che áo giáp của mình. Lục Tốn sai chém đầu hắn vì đã vi phạm quân lệnh. Vì thế ba quân lấy làm sợ hãi, trật tự trong thành được giữ rất nghiêm, ngoài đường, của rơi không ai nhặt, đêm ngủ không phải đóng cửa. Già trẻ, ai ốm đau đều được chữa bệnh, những nhà nghèo khó còn được chu cấp áo quần, lương thực. Trăm họ mừng rỡ vô cùng.
Trong lúc giao đấu vất vả với Từ Hoảng, Quan Vũ bỗng được tin miền nam Giang Lăng bị thất thủ, liền thất kinh vội vã rút quân về phía nam.
Nhờ có Từ Hoảng đến cứu, Tôn Quyền lấy gọn Kinh Châu, Quan Vũ phải rút và quân Tào Nhân cùng trăm họ ở Phàn Thành được giải phóng.
Sau khi hai quân hội họp với nhau, có người đề nghị phải truy kích Quan Vũ. Triệu Nghiễm nói:
- Lục Tốn lấy được Kinh Châu, Quan Vũ tất phải đem quân phản kích. Không nên truy kích Quan Vũ để y còn có sức sống mái với Lục Tốn. Nếu ta cứ đánh tiếp với Quan Vũ, dù thắng hay bại, hai quân đều bị tổn thất nặng nề, Tôn Quyền ngồi không mà hưởng lợi, chưa biết chừng lại đem quân nhàn rỗi mà đánh tiếp quân ta hoặc quân Quan Vũ đã mệt mỏi để giành thắng lợi nữa. Chúng ta nên chọn cách nào?
Mọi người nghe xong tấm tắc khen hay. Từ đó quân của Tào Nhân và Từ Hoảng đều án binh bất động. Tháo được tin Quan Vũ thua chạy cũng xuống lệnh cấm chư tướng truy kích. Chủ tướng thấy Triệu Nghiễm có ý tưởng giống Tào Tháo, nên càng khâm khục Nghiễm.
Rút quân nam hạ xong, Quan Vũ phái người liên hệ với Lục Tốn. Tốn lấy lễ đãi sứ giả, còn để sứ giả đến từng hộ từng nhà xem dân tình sinh sống ra sao. Có hộ còn viết thư cho con em mình đang là quân của Quan Vũ đN làm bằng. Khi sứ giả về đến doanh trại, quan quân đều đến thăm hỏi riêng. Khi mọi người biết rằng gia quyến vẫn bình yên, cuộc sống còn vui tươi hơn trước, thì ai nấy trở nên xao xuyến, tinh thần chiến đấu giảm sút hẳn.
Quan Vũ biết mình cùng đường mạt lộ, nên rút chạy về hướng tây đến Mạch Thành, Tôn Quyền cho người đến gọi hàng. Quan Vũ giả vờ ưng thuận, nhưng sau đó chỉ cắm cờ trên mặt thành, làm hình nộm binh lính bằng rơm rồi bỏ thành mà trốn. Lúc bấy giờ đại quân tan rã gần hết, bên cạnh Quan Vũ còn lại hơn mười tên kỵ binh. Tôn Quyền đã cử Chu Nhiên, Phan Chương dẫn quân chặn đường về Ích Châu của Quan Vũ.
Tháng mười hai, bộ tướng của Phan Chương là Mã Trung đã bắt sống Quan Vũ và con là Quan Bình ở Ý Hương. Tôn Quyền cho giải Quan Vũ đến dưới trướng để khuyên hàng, Quan Vũ đã mắng trở lại.
- Lũ chó má kia! Tao cùng với Lưu Hoàng Thúc kết nghĩa ở vườn đào, thề với nhau cùng giúp nhà Hán, lại thèm bầu bạn với quân giặc phản nhà Hán à? Muốn giết thì cứ giết, tao chờ đây, hà tất phải nhiều lời vô ích.
Tôn Quyền ngẫm nghĩ một lát rồi sai đem hai cha con Quan công ra hành tội. Quan công bấy giờ năm mươi tám tuổi.
Năm Kiến An thứ hai mươi tư, Quan Vũ mất, kết thúc luôn cuộc chiến Kinh Châu, Tương Dương và Phàn Thành.
Tôn Quyền thực tâm muốn quy thuận Tào Tháo, muốn đại quân Tào Thán ở Phàn Thành khỏi quấy rối quân Đông Ngô ở Kinh Châu, nên cho người đem đủ của ngon vật lạ đến dâng tặng Tháo, thả Vu Cấm trở về, lời lẽ tôn kính như là một hạ thần của Tháo. Bởi vậy, Tháo triệu hồi tướng quân Từ Hoảng. Tháo ra ngoài thành hơn bảặm, mở tiệc đón mừng Từ Hoảng. Tháo tay nâng chén rượu và nói:
- Còn được Phàn Thành, Tương Dương Thành là nhờ công lao của tướng công.
Từ Hoảng một mực khiêm tốn:
- Nếu không có sự dạy bảo của Đại vương, thuộc hạ đâu có được như thế?
Tháo vui vẻ cười lớn và sai người thưởng hậu cho các tướng lập công như Hoàn Giai, Triệu Nghiễm, Mãn Sủng.
Tháng mười hai, Tào Tháo trở về Nghiệp Thành.