LỜI KẾT - Anh Hùng Một Thời
Tháng mười hai năm Kiến An thứ hai mươi tư.
Tào Tháo dẫn đại quân, vừa từ Kinh Châu, Phàn Thành trở về, rầm rầm rộ rộ kéo đến Tần Xuyên, đường xa hàng tám trăm dặm, về hướng Hán Trung.
Tháo lại quyết sống mái với Lưu Bị một lần nữa.
Hành quân gần một tháng trời mới đến được Hán Trung.
Tháng giêng, bệnh đau nửa đầu của Tào Tháo lại đột phát. Xem chừng lần này là nặng nhất. Tháo mời các mưu sĩ, võ tướng lại bàn. Tháo nói về tình trạng sức khoẻ của mình. Giả Hủ khuyên Tào Tháo nên trở về Nghiệp Thành dưỡng bệnh. Tào Tháo đồng ý trở về Nghiệp Thành, vì ngay cả số quân từ Kinh Châu về cũng quá mệt mỏi. Bãi bỏ cuộc tranh giành, chờ khi bệnh tình khỏi hẳn lại chỉnh đốn quân ngũ, nam chinh một lần nữa.
Trung tuần tháng giêng năm Kiến An thứ hai mươi lăm, Tháo về đến Lạc Dương, cách Nghiệp Thành không còn bao xa nữa thì bệnh tình trở nên nguy kịch, đành phải dừng lại ở Lạc Dương.
Tháng giêng, ở miền bắc thời tiết rét đậm, sông nước thành băng, đất liền như dát bạc, gió tây bắc chuyển cái rét tê tái của miền Tây Bá Lợi Á, cao nguyên Mông Cổ đến vùng trung nguyên mênh mông.
Tuyết như những chiếc lông ngỗng trắng xoá rơi khắp bầu trời.
Tào Tháo quấn mình trong một chiếc chăn bằng lông cừu.Trong số bốn tuỳ quân thị uyển, có người đang dâng thuốc cho Tào Tháo, có người đang cho thêm củi vào bếp than hồng.
Giả Hủ, Lưu Hoa, hổ tướng Tào Hồng và những người khác đang ngồi trong phòng bệnh. Trông người nào người nấy đều bơ phờ, tiều tụy.
Tào Tháo đang hôn mê, nét mặt trông già nua, trán vã mồ hôi, dính dấp. Mồ hôi thấm ra từ những cơn đau ghê gớm. Một thị nữ xinh, trẻ, cầm chiếc khăn lụa lau mồ hôi cho Tháo.
Thị nữ tên là Nguyệt Nhi, là hòn ngọc minh châu trong tay Tào Tháo. Nguyệt Nhi là con nhà thế gia vọng tộc vùng Thái Nguyên. Cả nhà đã chết vì chiến hoạ, loạn binh. Tào Tháo đã cứu được cô và cô tự nguyện theo hầu Tào Tháo. Nguyệt Nhi thanh nhã, mỹ miều, chơi đàn càng giỏi. Tào Tháo vốn yêu âm nhạc nên Nguyệt Nhi thường phải thù tiếp. Có lần danh y Hoa Đà đã khuyên Tào Tháo phải vui vẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, nếu làm việc quá sức, bệnh cũ dễ dàng tái phát. Tào Tháo bắt đầu buông lỏng mình hơn. Tháo vốn thích tiêu khiển bằng thơ, bằng ca múa. Ca múa tất phải có gái đẹp. Nguyệt Nhi là cô gái mà Tháo cần.
Lúc này Tháo ốm nặng, Nguyệt Nhi trở thành người chăm sóc gần gũi nhất của Tháo.
Tháo đã hôn mê rất lâu. Các thày thuốc đi theo trong quân trình độ chỉ thế th ôi, có loay hoay mãi cũng chẳng hơn gì.
Tào Hồng lẩm bẩm:
- Nếu như còn Hoa Đà, chắc bệnh tình Đại vương đã đỡ!
Giả Hủ nghe Tào Hồng nói như vậy, vội vàng xua tay:
- Đừng nói như vậy, Ngụy vương nghe được lại không vui.
Từ thời chiến Quan Độ, Hoa Đà được Tuân Úc mời đến chữa tạm bệnh đau nửa đầu cho Tào Tháo. Sau đó Hoa Đà được Tào Tháo giữ lại chữa bệnh cho mìnhả người thân. Hoa Đà giỏi về châm cứu, gây mê mổ xẻ bằng dao. Đương thời gọi là "thần y" khắp vùng Hoa Hạ. Mỗi lần Tào Tháo đau đầu, Hoa Đà thường đến châm cứu cho giảm đau, nhưng do không khỏi hẳn được bệnh, nên Tháo đã nói chẳng ra gì, nào là "kẻ lừa đảo", "thần y dỏm". Hoa Đà cũng biết rằng bệnh của Tào Tháo là khó trị, từng lấy đó làm điều khổ tâm. Thấy Tháo đã không hiểu được mình, nên Hoa Đà đã bỏ đi, không có lời từ biệt. Tháo tưởng Hoa Đà chọc tức, liền sai người tìm về giam lại. Hoa Đà không chịu được nhục, bèn nói thẳng với tên gác ngục, bệnh của Tào Tháo là loại nan y, không ai có thể chữa được. Lời nói đến tai Tào Tháo, với quan niệm "anh hung" nào dễ ốm đau, Tháo trở nên cáu kỉnh, ra lệnh giết chết Hoa Đà. Cái chết của Hoa Đà làm cho thân tín của Tào Tháo hết thảy đều thất kinh. Tháo thấy vậy cũng hối hận lắm, cho rằng mình vì đau đớn mất hết lý chí, mới ngộ sát mất Hoa Đà, khóc lóc thảm thiết, cho người hậu táng Hoa Đà. Tháo tự tay khâm liệm án quan. Tháo an ủi bọn thuộc hạ hoang mang, nhưng từ đó, bọn họ luôn luôn có cảm giác sợ sệt. Tào Tháo là người đa nghi. Hoa Đà chết như vậy chắc gì đã đến số. Giả Hủ khuyên Tào Hồng không nên nhắc tới Hoa Đà, sợ chạm đến vết thương của Tháo, dễ dẫn tới cáu kỉnh.
Tào Hồng tuy biết mình lỡ lời, nhưng cũng không ngại. Hồng cho rằng mình không có ác ý. Hơn nữa Hồng biết mình được Tào Tháo trọng dụng vì hai nhẽ: một là người thân thuộc của Tào Tháo; hai là Tháo rất thích tính chân thực của Hồng.
Tháo hôn mê nên không nghe được câu chuyện giữa hai người. Tháo đang mơ thấy vô số những cơn mê, thấy mưu sĩ mưu lược nhất là Tuân Úc đang như nhạo báng, vì sao cho ta cái hộp, bên trong làm gì có thực phẩm. Tháo cứng họng, không nói được câu nào. Bỗng Tuân Úc lại trỏ mặt, chất vấn Tào Tháo cái lý tưởng thống nhất thiên hạ, thờ phụng thiên tử sao mãi vẫn chưa hoàn thành? Tháo nói là cầu hiền như khát nước, nhưng sao lại tự chặt đi những cánh tay của mình? Tháo giải thích với mình vốn chú ý đến toàn cục, đến đế nghiệp, nên có nhiều việc vốn không làm được nhưng cứ muốn làm, nhưng Tuân Úc đâu có chịu nghe. Tháo phải khóc lóc, nói lên những nỗi khổ tâm của mình, rằng có lỗi với Tuân Úc. Úc ngẩng mặt lên trời, cười sằng sặc, còn nói: ta đã nhìn nhầm nhà ngươi... Thoắt cái, Tuân Úc bỗng biến thành một Lưu Bị. Bị vừa cười vừa nói: "Tào Man, thiên hạ anh hùng, duy có Tháo và sứ quân thôi". Chính là ngươi nói đấy. Anh hùng gì mà Hán Trung bại trận, rút chạy như chó nhà có đám ấy! Phách lác những là thống nhất đất nước! Tháo vẫn chẳng nói được câu nào. Đang suy nghĩ, thì lại thấy đôi mắt của Hoa Đà như bốc lửa, vừa nhìn chằm chằm vừa nói: Ta đã lo lắng hầu hạ ngươi, thế mà ngươi nỡ hại ta, nay ta đang ở hoàng tuyền chờ ngươi đấy! Hoa Đà chưa nói hết câu, thì bọn Thương Diệu, Tả Từ, Viên Thiệu, Hiến Đế, Phục Hoàng hậu, một lô một lốc đã đứng đó rồi. Lũ người này tay dài như cái kích, trăm người như một, chửi rủa mắng mỏ. Giá Tháo có đến hàng trăm cái miệng, chắc gì cũng đã thanh minh nổi. Đang lúc gay go nhất thì họ lại vụt biến mất. Trước mắt Tháo là một bình nguyên tiêu điều, trăm họ phải rời bỏ quê cha đất tổ vì nạn binh đao. Xương trắng vật vờ, tường ngói rêu phong, trông thấy mà não lòng. Tháo buồn bã dẫn đại quân lên sườn núi, cầm ngang ngọn giáo mà ngâm thơ: "Xương trắng đầy cánh đồng, ngàn dặm đâu tiếng gà?"; "... n đức thấm tận cỏ cây muôn loài"; "Núi chẳng ngại cao, sông chẳng ngại sâu, Chu công thổ bọt, thiên hạ quay đầu". Tháo đang ngâm thơ, thì lại thấy lớp người trước như Khổng Dung, Đổng Thừa xuất hiện. Từ trên cao, Tháo nói với họ: ta phụng mệnh thiên tử, tung hoành trong thiên hạ, cũng có những sai lầm, nhưng cũng nhờ có ta mà trăm họ phương bắc an cư lạc nghiệp, Triều đình nề nếp. Nói chưa hết lời, lại thấy Dương Tu có mỗi một cái đầu, miệng nói những là: ta tận trung với ngươi, chỉ vì giúp đỡ ấu chủ mà bị tội! Ngươi không phế bỏ nhà Hán, nhưng lại khích lệ cho con ngươi làm điều đó. Vừa nói Dương Tu vừa há miệng cắn Tháo một cái thật đau. Tháo kêu một tiếng và mở mắt nhìn thấy Giả Hủ cùng những người khác đang chăm chú nhìn. Tháo biết mìnha nằm mê.
Mọi người thở phào nhẹ nhõm, đang định vấn an, lại thấy Tào Tháo vừa giãy giụa vừa nói: "Đừng, đừng đến! Hoa Đà đừng giết ta, đừng...".
Tháo kêu, giãy giụa rồi lại mê man.
Giả Hủ cảm thấy Tào Tháo như người trúng tà, liền bàn với mọi người:
- Ngụy vương bị ma ám rồi. Chúng ta nên mời đạo sĩ, dựng dàn, cúng tế khử tà bắt quái, để Người sớm được hồi phục.
Lưu Hoa không tán thành, nói:
- Xưa nay, Ngụy vương vốn không tin có quỉ thần, không nên làm như vậy.
Thế là mọi người lại chờ đợi, phải rất lâu sau Tháo mới tỉnh lại những giấc mơ mà cảm thấy buồn bã như có dao cứa vào trong đầu. Tháo biết mình sống chẳng còn được bao lâu nữa. Giọng Tháo thều thào:
- Xin các vị cho gọi Tào Chương, nó ở gần đây nhất đến vậy. Chà! Hảo hán sợ nhất là ốm đau! Có lẽ ta sắp phải vĩnh biệt các vị rồi!
Ai nấy đều rơi lệ. Tào Hồng thì khóc thành tiếng, và nói:
- Đại vương không nên thương cảm như vậy. Cát nhân thiên tướng không gặp nạn bao giờ.
Tháo còn nói những lời an ủi Tào Hồng
- Đời người là mấy? Khác nào như triều lộ, sáng còn chiều mất. Tiếc rằng đại nghiệp chưa thành, đã phải ra đi sớm hơn, âu cũng là số trời vậy!
Mọi người lại sụt sùi thương khóc.
Chủ bạ Thừa tướng phủ là Trần Quâdn vừa lau nước mắt vừa nói:
- Đại vương đừng nói gở. Chỉ cần nghỉ ngơi, mấy hôm nữa Đại vương sẽ khỏi bệnh.
Tháo gượng cười, nói với mọi người:
- Có ai được trường sinh bất lão đâu?
Tháo cho gọi Trần Quần, Tư Mã Ý, Giả Hủ đem bút mực lại. Tháo muốn nói lời di chúc. Trần Quần không dám trái lệnh, ngồi xuống trước giường của Tháo, cầm bút mài mực, ghi chép lời Tháo để lại. Trước hết, Tháo nói phần an táng:
- Phần mộ để ở chỗ đất cao ráo, ta chọn vùng tây nguyên gần đền Báo Tự cửa tây làm nơi để thọ lăng, có thể xây dựng mộ lăng ở trên cao, trước mắt chưa phải xây cao, chưa phải trồng cây. Trong "Chu lễ" có ghi: nơi để mộ phần các bậc vua chúa, có thể đặt thêm phần mộ các chư hầu hai bên trái phải, khanh đại phu ở phía sau. Pháp luật thời tiền Hán cũng quy định như vậy, gọi là bồi lăng. Sau này, các công khanh đại thần liệt tướng có công cũng được bồi táng xung quanh phần mộ của ta. Bởi vậy, đất đai phải rộng rãi để tiện dùng sau này. Nghiêm cấm xâm phạm đến ruộng đất của dân, phá hoại sản xuất mùa màng.
Tháo nói đến đây đã kiệt sức. Nguyệt Nhi dâng nước đương qui để Tháo dùng. Tháo uống được vài ngụm rồi gượng cười:
- Đương qui, đương qui! Ông Giời đang gọi ta đi đó!
Tất cả không ai cầm được nước mắt.
Tháo gọi Nguyệt Nhi đưa nước đến rồi nói với Giả Hủ và mọi người.
- Ta có thâm tình với các vị, muốn các vị lại phò tá các con ta sớm hoàn thành được sự nghiệp. Lại ghi tiếp đi!
- Ta tung hoành trong thiên hạ hơn ba mươi năm, diệt bao quần chúng, riêng còn lại Tôn Quyền ở Giang Đông, Lưu Bị ở Tây Thục. Nay bệnh tình đã nặng, không còn được sống cùng các vị, có mấy việc nhà xin uỷ thác lại. Con đầu là Tào Ngang, Lưu thị sinh ra, Ngang đã chết ở Uyển Thành lúc còn trẻ. Sau này Biện thị sinh được: Phi, Chương, Thực, Hùng. Ta quí nhất Tào Thực, nhưng không lập vì Thực đối nhân không trung thực, lại rượu chè phóng túng. Tào Chương võ dũng nhưng vô mưu. Tào Hùng thì ốm đau, bệnh tật. Duy có Tào Phi là con trưởng, trung hậu, cẩn thận, nối nghiệp cha được, các vị phò tá nó.
Tào Tháo đọc xong lời di chúc, liền hỏi tin tức Tào Chương. Khi biết Chương chưa đến, Tháo nói:
- Nó đến không kịp rồi, viết cho nó mấy chữ vậy.
Giọng Tháo đứt quãng, chậm rã- ... Cha, đêm không ngủ, ngày không ăn, bệnh tình phát sốt chỉ uống được nước đương qui... Mấy năm nay, việc quân làm cha vừa ý là chấp pháp phải nghiêm minh. Con phải cố gắng làm như vậy. Tính tình nóng nảy không cần thiết thì nên bỏ. Thiên ha chưa được ổn định, nên việc tang sự của cha nên vừa phải, đừng xa xỉ lãng phí... Đầu cha thường đau, phải lấy khăn quấn đầu, sau khi cha mất, phải bỏ khăn ra, khỏi vi phạm vào điều đại lễ. Các quan mặc đồ tang lên điện, trong mười lăm ngày là đủ, sau đó mọi sinh hoạt nên trở lại bình thường. Các tướng lĩnh bố quân ở bên ngoài không phải về dự táng, không được rời xa nơi đóng quân. Quan viên các cấp không được bỏ nhiệm sở, mượn cớ trễ nải việc công... Khi khâm liệm cha, theo đúng các nghi lễ là đủ. Phần mộ cha để nơi đã định, trên Tây Cương Nghiệp Thành, gần chùa Báo Tự. Không được chôn theo vàng bạc cùng các báu vật... Các tì thiếp của ta và bọn ca kỹ một đời cần kiệm vất vả để họ ở lại nơi đài Đồng Tước, lo việc sinh sống cho họ. Có thể kê giường sáu hướng ở đài Đồng Tước, buông rèm, buổi sáng bầy hoa quả, rượu thịt cúng tế. Ngày rằm hàng tháng, từ sáng đến trưa phải có nhà trò đánh nhạc dâng đồ ăn vào trong rèm... Anh em các người có thể lên đài Đồng Tước, hướng về phần mộ của ta mà cúng bái. Đem tế phẩm chia cho các phu nhân, đừng để họ phải vất vả. Còn những người khác ở trong phủ phải siêng năng nghề thủ công, thêu cho nhiều giày tơ bán lấy tiền chi dùng hàng ngày. Những đồ quan phục nhiều năm của ta cho chôn theo, nếu còn thừa, mấy anh em chia nhau mà dùng...
Tháo dặn dò xong các việc, thở dài một tiếng, nước mắt tuôn ra như mưa, lát sau tắt thở.
Anh hùng một đời đã ra đi...
Tào Hồng và những người khác bật khóc. Nguyệt Nhi khóc lóc càng thảm thiết.
Qu lính đóng quân gần đấy nghe tin Tháo mất đều sụt sùi khóc lóc như nhà có đám.
Tiếng khóc lẫn vào trong tiếng gió thê lương, dội đến các đám tuyết đọng trên các cành cây, những bông tuyết rơi xuống lã chã như những giọt nước mắt của thần linh; từ xa những cơn gió thổi đến nghe xào xạc như tiếng than thở của đất trời.
Tháo mất được hai ngày thì Tào Chương mới về đến Lạc Dương. Tin cha mất, tay cầm bức thư của cha, Tào Chương khóc rống lên.
Cuối tháng giêng, mấy vạn đại quân mặc đồ tang, đưa linh cữu của Tào Tháo về Nghiệp Thành.
Đoàn người mặc quân phục màu trắng đi trên những cánh đồng ngập tuyết mênh mông. Tang phục màu trắng lẫn trong tuyết trắng như đang bơi trong gió. Đoàn người đi khỏi để lại hàng vệt dấu chân sâu thẳm kéo dài đến tận phương Bắc.
*
Linh cữu của Tào Tháo về gần đến Nghiệp Thành.
Tào Phi cùng những người từ Nghiệp Thành nghe tin kéo đến, ai nấy khăn xô, áo xô cùng văn võ bá quan ra khỏi thành hàng dặm để đón rước linh cữu của Tào Tháo.
Linh cữu về đến nơi, ai nấy đều than khóc. Mấy anh em Tào Phi ôm lấy quan tài, gọi tôn hiệu của cha, khóc lóc thảm thiết.
Tư Mã Ý phải khuyên can
Linh cữu vào thành, thân thuộc họ Tào túc trực bên cạnh. Một số quan chức bắt đầu tiến hành nghi lễ.
Mấy hôm sau, tang lễ của Tào Tháo được chính thức cử lành. Theo di chúc, mộ táng gần chùa Báo Tự, Tây môn.
Tuân theo di chúc, Tào Phi được các quan phò tá thừa kế tước vị Ngụy vương.
Mười lăm ngày sau, Tào Phi mới loan tin Tào Tháo tạ thế cho thiên hạ biết. Tang Bá đóng quân ở Thanh, Từ, sau thi nghe tin, cho rằng thiên hạ lại đại loạn, liền kéo quân bỏ đi mất. Các đạo quân khác vẫn trung thành với di mệnh của Tháo, quân đâu đóng đấy, thề trung thành với Tào Phi. Phi cho triệu tập các quan nghị sự, phái thân thuộc họ Tào cầm đầu các đạo quân, nắm lấy thực quyền trong ba quân.
Thái thú Ngụy Quân là Từ Xuyên cực lực phản đối:
- Khi trước Ngụy vương dùng người không kể đến xuất thân, địa vị, nơi ở, bất kể thân sơ hay thù địch. Ngày nay tân chủ chỉ dùng thân thích. Mọi người mang ơn Ngụy vương, đồng tâm hiệp lực giúp tân chủ trị quốc. Nay tân chủ dùng người như vậy, chúng tôi còn ở lại làm gì nữa?
Lời lẽ của Từ Xuyên nghe có lý, Phi nói:
- Từ Thái thú nhìn xa trông rộng. Phi xin nghe theo.
Tào Phi theo cách dùng người của cha khiến tình hình trong nước vô cùng ổn định.
Mùa đông năm Kiến An thứ hai m7;i nhăm, Tào Phi phế bỏ nhà Hán, xưng là Đại Ngụy Văn đế, phong Tào Tháo làm Vũ đế, đổi hiệu thành Hoàng sơ năm thứ nhất.
Sau khi lên làm Hoàng đế, vẫn biết mình hoàng vị chưa yên, Phi nghe thân tín cho hay Tào Thực thường tụ tập một số văn nhân phao lên rằng Phi nhờ có mưu mô mới được cha cho thừa kế tước vị, chính mình mới là người thừa kế xứng đáng. Phi nghe xong giận lắm, trong lòng muốn loại bỏ Tào Thực để củng cố quyền lực của Hoàng đế.
Một hôm, Phi đang cùng phi tử Quách thị yến ẩm. Họ Quách xinh đẹp lạ thường, được một người hiếu sắc như Phi vô cùng sủng ái. Quách thị đem lòng ghen ghét một phi khác là Chân thị, chỉ chực tìm cách nói xấu nàng trước mặt Tào Phi. Có một lộng thần nói với Quách thị: Tào Thực và Chân thị có mối tình trăng gió. Quách thị vui mừng ra mặt.
Đêm đã khuya, Quách thị, sau khi hiến dâng tấm thân nõn nà, thơm phức cho Tào Phi dâm lạc đã xong, nhân lúc Phi đang khoan khoái, liền nói:
- Hoàng đế! Chân thị của Người không được trung thành lắm đâu!
Phi ngạc nhiên, tuy biết rằng bọn họ hay nói xấu nhau vì ghen ghét.
Thấy Phi ngạc nhiên, Quách thị mới nói như thật:
- Có người nói tam đệ của Người thường tư thông với nàng.
Lúc này, Tào Phi mới thực sự kinh ngạc. Chân thị vốn là vợ của Viên Hy, con của Viên Thiệu. Nhờ có nhan sắc hơn người nên Tào Phi mới nghĩ cách chiếm đoạt. Lúc này Chân thị đã nhiều tuổi, nhan sắc có phần nhạt phai, Tào Phi mới hờ hữ
Nghe nói Tào Thực tư thông với Chân thị, Tào Phi căm giận đứa em đa tài đa nghệ và phóng đãng. Phi nói một câu thật ác:
- Ngươi dám bạo gan, bạo phổi, thế là hết tình cốt nhục, anh em.
Thật ra Tào Thực chưa hề có quan hệ xác thịt với Chân thị. Kể ra thì từ năm mười tuổi, Tào Thực đã bị sắc đẹp của chị dâu cuốn mất hồn, nhưng chỉ đành yêu trộm nhớ thầm. Tào Thực vốn là người chân thành, sau này trong một lần say rượu đã thổ lộ mối tình thầm kín đó với bè bạn, thế là điều bí mật đã lan truyền ra.
Để loại bỏ Tào Thực, Phi cho người theo dõi một thời gian. Bấy giờ lại có người tố cán Tiêu Hoài hầu Tào Hùng có mưu làm phản, nhân đó, Tào Phi cho rằng Tào Thực câu kết với Tào Hùng, liền cho bắt Lâm Chi hầu Tào Thực. Tào Hùng sợ tội nên tự sát. Khi Tào Thực được giải về kinh thành, bà mẹ là Biện thị nghe chuyện thất kinh, cho gọi Tào Phi đến trách:
- Không nghĩ tình ruột thịt, sát hại anh em, thật là lòng dạ loài sói!
Tào Phi cúi đầu không nói một câu nào. Biện thị bắt Phi phải thả Tào Thực. Bề ngoài thì Tào Phi phục tùng, nhưng ngán ngẩm muốn phế Tào Thực xuống làm thứ dân.
Tào Phi triệu Tào Thực vào cung và nói rằng:
- Ta với ngươi tuy anh em, nhưng về nghĩa là quân, thần. Ngươi tính tình phóng túng không coi ai ra gì. Xưa kia khi tiên quân còn sống, ngươi thường lấy văn chương hòng dìm dập người khác, không ít người cho rằng ngươi đã được người ngoài gà cho. Nay ta cho ngươi bước bảy bư̕ải làm xong một bài thơ, nếu xong thì được tha tội chết, bằng không thì rõ ràng trước đây người đã lừa bịp mọi người. Ta sẽ trị tội nặng, quyết không tha.
Tào Thực vẫn bình tĩnh, chậm rãi, nói:
- Xin ra cho đầu bài.
Tào Phi thấy ở trên điện có treo một bức tranh thuỷ mạc vẽ hai con trâu chọi nhau dưới bức tường, một con ngã xuống giếng chết.
Phi trỏ vào bức tranh bảo rằng:
- Vịnh ngay bức tranh này, nhưng cấm không được phạm vào các chữ: "Hai trâu chọi dưới tường, một con sa giếng chết".
Thực đi được bảy bước thì ngâm cũng vừa xong bài thơ:
Thơ rằng:
Hai vật cùng đi đường
Trên đầu mang đôi sừng
Gặp nhau bên sườn núi
Hung hăng mở chiến trường
Một bên không muốn găng
Nên chết lăn xuống v>
Chẳng phải sức không cân
Chưa trổ hết tài năng!
Các quan đều chịu là tài. Tào Phi vốn là người giỏi làm thơ, cũng thấy phục, trong lòng giảm bớt một phần thù hận. Tuy vậy, thi hứng vừa đến, Phi đứng dậy nói:
- Phải làm bài khác, đề là "anh em", nhưng trong bài không có hai chữ anh em.
Thực không cần suy nghĩ gì, ứng khẩu đọc ngay một bài rằng:
Nấu đậu để được canh
Giã đậu để làm tương
Nấu đậu đốt cành đậu
Đậu ở trong nồi khóc
Vốn sinh cùng một gốc
Sao nỡ đốt thiêu nhau
Tào Phi nghe xong không vui, nhẩm lại mấy câu. "Vốn sinh cùng một gốc, sao nỡ đốt thiêu nhau!" cảm thấy xót xa quá.
Tào Phi tha tội chết cTào Thực, nhưng giáng xuống làm An Hương hầu, ra khỏi kinh thành ngay.
Tào Thực từ giã bè bạn, mẹ, trong lòng ngao ngán, ra đi về hướng An Hương. Dọc đường, lại nghe tin Tào Phi bức chết Chân thị, Tào Thực đau khổ vô cùng.
Năm Hoàng sơ thứ ba, sau khi về Lạc Dương bái kiến Tào Phi, Thực lại trở về đất phong. Đường qua Lạc Thuỷ được nghe câu chuyện về nữ thần, liền nghĩ tới nàng Chân thị xinh đẹp, nguồn thơ lai láng, viết bài "Lạc thần phú" khóc thương Chân thị, vợi nỗi niềm riêng.
Khi còn Tào Tháo, anh em họ Tào vẫn hay tranh giành nhau. Tào Tháo ra đi, anh em mâu thuẫn suýt trở thành đầu rơi máu chảy. Anh hùng một thời như Tháo, ở dưới cửu tuyền nếu có hay, cũng chưa chắc đã hiểu được! Anh em họ Tào tuy thừa kế được tinh hoa văn học của cha, nhưng các mặt quân sự, chính trị, quốc gia đại sự còn thua xa!
* * *
[1] Vua phong cho chín thứ gọi là cửu tích: xe ngựa, áo cổn, mũ miện, giày đỏ; nhạc treo; cửa nhà sơn son; thềm nhà được xây bệ; có ba trăm quân hổ bôn canh cửa; cờ tiết, lưỡi phủ việt, cung tên, rượu quí và chén ngọc (ND).
[2] Đời nhà Đường, Lý Công Tá viết sách Nam Kha ký kể chuyện: Thuần Vu Phán thấy mình được làm Thái thú Nam Kha, vinh hoa phú quý tột đỉnh. Tỉnh lại mới biết đó là giấc mộng. Từ đó Nam Kha có nghĩa là giấc mộng, là những vui thú không có thực (ND).
[3] Ý nói hai người giành nhau, người thứ ba được lợi (ND)
>>>Hết<<<