Bài học kinh doanh từ các bà cô

Mọi thứ vẫn y chang như cũ khi tôi trở về nhà. Mẹ vẫn chưa hay biết bì về bước hành động vừa rồi của tôi, trong khi bà dì Anu chưa thôi cái âm mưu kiếm cho đứa nháu quý hoá một công việc. Bây giờ, mẹ thậm chí còn giao cho tôi những trách nhiệm to tát, cao cả hơn và đích thân tự mình dạy tôi cách mua thực phẩm.

Vừa thoáng thấy chúng tôi tiến về phía quầy thực phẩm, mấy người bán hàng đã "báo động" ngay cho nhau. Bọn họ chẳng thương tiếc vứt ngay điếu thuốc đang hút dở, quẳng sang một bên cái điệu bộ vật vờ và sẵn sàng "xung trận".

"Hành bán thế nào đây?" Mẹ tôi hỏi một người bán hàng nom có vẻ ngây thơ như hột cơm.

"Chỉ 20 rupees thôi cô ơi. Nhưng với cô, cháu bán rẻ 15 rupees thôi a", anh ta "hót" với mấy ngón tay đang run rẩy.

"Anh đùa tôi à? Hai cân hành, 8 rupees," bà nói với giọng đắc thắng.

"Nhưng cô ơi..."

Trước khi anh chàng khốn khổ kịp nói thêm điều gì đó, mẹ tôi đã chuyển sang quầy hoa quả.

"Táo bán bao nhiêu đây?"

"Chỉ 20 rupees thôi cô ơi."

"Cái gì cơ??"

"Hehe, vâng cô ạ."

"12 rupees 1 kg, không thêm một xu nào nữa đâu."

Sau khi hạ gục thành công mọi gã bán hàng, cuối cùng chúng tôi cũng ra bến bắt xe về nhà.

"Cho về Koramangala," mẹ tôi nói.

"100 rupees," gã tài xế kênh kiệu đáp.

Điều tiếp theo tôi được biết là, mẹ tôi cằn nhằn gì đó với viên cảnh sát giao thông ở ngay đó và khiến công dân tội nghiệp kia mất tôi một khoản phí phạt đáng kể. Kết quả là, chúng tôi lên xe của anh ta về Koramangala chỉ với 20 rupees.

Hồi còn là một thằng nhóc chưa hiểu sự đời, lúc nào tôi cũng thấy bực mình ghê gớm khi phải nhìn cái cảnh mẹ tôi hay mấy bà cô kì kèo qua lại với mấy người bán rau, mấy gã tài xế hay vố bất kỳ ai. Tôi cá là mười thằng thì chín thằng rưỡi trong số các cậu cũng từng nghĩ hệt như tôi và từng cảm thấy mất mặt khi các bà cô hoặc mẹ của mình cố gắng tiết kiệm đến từng đồng. Lúc còn choai choai, sao tôi thấy cái trò ấy chán ốm, nhưng giờ đây, khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình, tôi mới vỡ lẽ ra mình đã không chú tâm đúng mức đến mấy chuyện tưởng như tẹp nhẹp ấy.

Ồ, các cậu biết đấy, các bà cô Ấn Độ là những chuyên gia điêu luyện trong việc mặc cả và có thể trở thành đối thủ đáng gờm của Donald Trump. Tôi ngộ ra rằng, chẳng có trường quái nào dạy các cậu môn quản trị kinh doanh xuất sắc như "tduongwf học" của các bà mẹ bà cô ấy đâu, chỉ cần các cậu cắp nón đi theo, quan sát họ "kì kèo bớt một thêm hai" với mấy người bán rau ngoài chợ và cố học lỏm lấy vài "món nghề" trong việc mua bán thôi là đủ dùng rồi. Họ không chỉ mua được hàng với giá rẻ bèo mà còn khiến cho mấy gã bán hàng sướng rơn khi tin rằng mình đã bán giá hời (đương nhiên hiện thực phũ phàng hơn nhiều).

Nghệ thuật thương lượng chính là kỹ năng quan trọng nhất mà một doanh nhân cần sở hữu. Và các cậu học được nó ở đâu nào? Chẳng cần hao tâm tổn trí chen chân vào bất kỳ trường dạy kinh doanh nào cả. Cứ lượn quanh các bà cô và quan sát họ thật tỉ mỉ. Chỉ cần các cậu có thể vận dụng dù chỉ 10% "phép thuật" của họ vào việc thương thảo và áp dụng nó trong công việc kinh doanh thôi, đảm bảo các cậu sẽ sở hữu một khoản tiền kếch xù trong thời gian ngắn nhất!

Vậy nên lần tới, nếu cậu nghe thấy câu "bùa chú" từ miệng bất kỳ bà cô nào. "Ồ, nom ngon mắt đấy, nhưng anh giảm cho tôi được bao nhiêu nào?" - thì đừng bỏ qua nhé. Hãy chú ý. Thực sự chú ý vào đấy!

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện