Dì Anu xuất kích

Ngày những mẫu áo về đến tay chúng tôi đang đến gần. Ngày hội Cựu sinh viên của trường Bishop Cotton diễn ra vào ngày 29 tháng 6 và để mở một quầy hàng, chúng tôi phải được sự cho phép của ban giám hiệu cùng hội cựu sinh viên. Nếu không thì đừng mơ đến chuyện dựng quầy hay bày bán mẫu sản phẩm gì hết. Ban giám hiệu thời chúng tôi đi học đã thay đổi ráo cả, thế nên đành bắt đầu từ con số 0. Nhưng có gì đáng ngại nào, chúng tôi là những cựu sinh viên mang theo thiện chí đến làm việc cơ mà.

"Lời chào hàng" là việc mà bất cứ người bán hàng nào cũng phải làm thông suốt. Chuyện đó định đoạt mọi thứ. "Lời chào hàng", nói nôm na, thể hiện sự khéo léo trong cách các cậu bán ý tưởng của mình và thuyết phục những người khác về nó. Chúng tôi đã thu xếp được một cuộc hẹn của ông ấy rồi nhé, ồ, vâng, nhưng nếu không có sản phẩm mẫu để trưng cho ông ấy xem thì cuộc gặp phỏng có ích lợi gì. Đành ngồi và đợi hàng mẫu về thôi.

Trong khi đó, ở nhà, có con kỳ đà đang nhăm nhe cản mũi tôi. Bà dì Anu đã xí cho tôi một buổi phỏng vấn xin việc vào trưa ngày thứ Sáu. Ôi quỷ tha ma bắt, cái ngày ấy cũng đúng là ngày chúng tôi có cuộc hẹn với hiệu trưởng trường Bishop Cotton. Đúng là tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tôi chắc chắn chẳng hứng thú gì với buổi phỏng vấn chết tiệt ấy, nhưng để mọi người trong nhà, đặc biệt là dì Anu, "đánh hơi" thấy những gì tôi đang làm thì còn tệ hơn.

Thứ Tư, tôi bị tiếng chuông điện thoại cố định lôi cổ dậy khỏi giấc ngủ từ sáng sớm tinh mơ. Quái lạ thật, thời buổi này ai còn gọi vào điẹn thoại bàn nữa nhỉ. Tôi miễn cưỡng nhấc điện thoại, đầu dây bên kia vang lên một giọng phụ nưa nghe thân quen làm sao.

"Xin chàooooooo, làm ơn cho tôi nói chuyện với Poornima?" Cô ấy nói.

"Xin hỏi ai đấy nhỉ?" Tôi hỏi.

"Là Anu đây." Tay tôibawst đầu run lẩy bẩy.

(Ôi quỷ tha ma bắt)

(Im lặng gượng gạo)

"Varun, cháu đấy hả?"

"Ồ! Là dì Anu sao? Chào dì." Tôi nguỵ trang giọng nói bằng tất cả vẻ hào hứng và lịch sự giả tạo nhất có thể huy động.

(Im lặng gượng gạo)

"Varun, cháu không quên việc của thứ Sáu này đấy chứ. Nhớ là phải đến buổi phỏng vấn và đừng có ngủ nướng đấy, biết không?"

(Im lặng gượng gạo)

"Ah...umm...phỏng vấn ở đâu hả dì? Có khi cháu có vài công chuyện nữa."

"Ồ, thôi nào Varun, cháu thì có công chuyện gì chứ? Mẹ cháu than phiền với dì là cháu suốt ngày ở nhà ngủ nướng thôi, nhất định phải đi đấy nhé."

"Ngủ cả ngày ư? Không, dì ơi, cháu có việc thật mà."

"Không nhé, Barun. Dì biết tỏng cái gọi là công chuyện của cháu rồi. Chú Biju cũng sẽ tới đó. Chú ấy muốn nói chuyện với cháu."

"Ối, nhưng dì ơi..."

"Không nhưng nhị gì hết, Varun. Bây giờ chuyển máy cho Poornima đi."

Khốn thật! Tôi phải viện ngay ra vài cái cớ và mau chóng thoát khỏi vụ này thôi.

Lũ con trai quyết định làm vài chén vào giữa tuần và Satya's Bar & Restaurant là điểm đến. Satya cũng giống như bao quán bar và nhà hàng khác ở Ấn Độ. Điểu buồn cười là thường chẳng ai ăn ở đó cả. Những chàng trai đã hội đủ mặt anh tài, hòng cứu cái kẻ đang tự bào chữa cho tình trạng lụt việc ở KGMP là thằng Mal. Còn cái thằng tôi lúc này thực tình chỉ muốn để "nàng tiên tửu" hạ đo ván ngay tắp lự. Sao dì Anu lại làm tôi căng thẳng đến phát điên thế này cơ chứ.

Lượt Blender's Pride đầu tiên được nốc cạn ngay lập tức.

"Varun, nói cho chúng tao biết, chuyện với em Devika đến đây tồi?" Thằng Sid hòi.

"Ồ!" Cả lũ đồng thanh tru lên.

"Tao vẫn chưa kết bạn được với em ý," tôi nói.

"Cái mẹ gì cơ, mày đang nghiêm túc đấy à?" Thằng Sid luôn có xu hướng trở nên dễ nổi nóng khi có tí cồn vào người.

"Mày đúng là thằng vô dụng," thằng Mehta gào lên.

Câu nói ấy được thốt ra từ miệng một thằng 24 tuổi đầu chưa từng một lần hôn đứa con gái nào cơ đấy.

Men rượu ngà ngà khiến bầu không khí giữa cả bọn trở nên khá "ban căng". Thằng Sid ngày càng dễ nổi nóng hơn, trong khi thằng Rohit và thằng Mehta đang bận rộn với vụ thảo luận nghiêm túc về cuộc khủng hoảng cho vay.

"Tao ghét cay ghét đắng cái đất nước và chế độ này. Chẳng có cái việc mẹ nào cho những thằng như tao cả. TAO, tốt nghiệp LSE (*) hẳn hoi đấy nhé!", thằng Sid đấm một quả xuống bàn.

(*) Học viện Kinh tế London.

"Vậy thì sao nào? Tốt nghiệp LSE thì có cái gì to tát. Tom, Dick và Harry cũng từng học ở đó đấy thôi," thằng Rohit ném ra một câu chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa.

"Màu bị cái chết tiệt gì thế thằng mặt hãm kia?" Không phải ai cũng vào được LSE đâu nhé," thằng Sid phản bác.

"Mày là cái thá gì mà dám gọi tao là mặt hãm hả thằng khốn kia?" Thằng Rohit vẻ điên tiết.

"Thôi nào Bob, hạ hoả chút đi nào Bob," thằng Mehta cố gắng hoà giải.

"Mehta, mày đừng có chõ mũi vào đây, thằng khốn này," thằng Sid hét ầm lên đủ để thu hút được sự chú ý của quản lý.

"Mày đúng là thằng vô dụng, Sid ạ." Thằng Mehta nói.

"Vô dụng? Màu là cái mẹ gì mà dám gọi tao là vô dụng hả thằng con hoang?"

Khi đã nốc rượu vào rồi, tôi thường là thằng khá bình tĩnh, nhưng tối nay, mớ lùng bùng và nỗi ức chế trong đầu tôi có nguy cơ muốn nổ tung. Ồ, đó là lý do khiến tôi làm một việc ngoài sức tưởng tượng. Tôi đứng bật dậy và bắt đầu hét vào mặt cái lũ bạn chết tiệt ấy.

"Bọn mày, tất cả bọn mày hãy tự nhìn lại mình đi, toàn một lũ đần độn đang tranh cãi về toàn những thứ vớ vẩn ngu ngốc. Cả lũ bọn àu đều vô dụng và đáng thương. Sid, nếu mày thất vọng vì không tìm được việc, vậy thì sao không tự tạo lấy một công việc của chính màu? À, phải rồi. Có thằng điên nào trên cái đất nước này muốn dấn thân vào con đường mạo hiểm cơ chứ. Thằng chết giẫm nào mà chẳng thèm khát một công việc vô ưu vô lo được chăng hay chớ ở MNC, kiếm vài đồng thù lao và mấy ngày nghỉ cuối tuần. Dù cho có phải ngồi ở hàng ghế dự bị trong công ty cũng còn may mắn chán, miễn sao có một công việc, đúng không?"

"Nếu ai cũng nghĩ như chúng mày, thì cái đất nước này kiếm đâu ra doanh nhân hay ti tỉ giống khác trên đời này?" Tưởng tượng mà xem, nếu vào những năm 80, Narayana Murphy mà nghĩ, 'Chết tiệt thật, sao mình không kiếm được việc nhì?' thì bây giờ ai sẽ là người mang đến cho chúng mày công việc? Làm thế quái nào mà tất cả mọi người cứ giam mình trong một giới hạn ngu ngốc để rồi suốt ngày nhai đi nhai lại cái bài ca chán ốm này? Tại sao tất cả đều phải đi theo một lối mòn? Đầu tiên, mày được trông mong sẽ chui lọt vào những lớp hạng nhất, thế rồi, mày lại được kỳ vọng thi đậu vào trường đại học danh giá, tiếp đó là vào một công ty rồi kiếm cái bằng MBA - Đúng là một mớ rẻ rách."

"Mọi người sẽ thực hiện mơ ước của mình ra sao ở cái chốn này đây? Mày muốn trở thành nhà làm phim à, mày sẽ bị nhạo báng cho mà xem; mày muốn gây dựng công ty riêng ư, mày sẽ bị cười thối mũi. Rohit, mày ngu bỏ mẹ, nhìn lại mình xem. Hồi còn đi học, mày từng là tay chơi cricket cừ nhất. Mày có thể làm nên những điều to tát hơn, nhưng nhìn mày bây giờ mà xem - ngày ngày sống trong sợ gãi và vật lộn với cái bằng GMAT chết tiệt của mày. Còn mày nữa, Gujju Boy, mày là thằng thiết kế đỉnh nhất tao từng biết. Mày có thể phác hoạ và vẽ vời, một năng khiếu trời cho tuyệt đỉnh. Để rồi bây giờ mày dùng nó để làm gì, mơ ước đến Mỹ và trở thành một anh kỹ sư à? Mày biết đâu là điều nực cười nhất không? Đó là khi mày sống cho ước mơ của người khác, để rồi chết dần chết mòn vì tuyệt vọng. tất cả bọn mày sẽ nghĩ về những ngày mình le lết trải qua và thầm rủa, "TẠI SAO TÔI LẠI LÀM NHỮNG THỨ CHẾT TIỆT MÀ NGƯỜI KHÁC MUỐN TÔI LÀM?"

Im lặng như tờ...

Ngay cả đến chú bồi cũng ngưng việc phục vụ lại. Mọi người đều nhìn tôi chòng chọc như thể tôi vừa đọc diễn văn giải Oscar hay một thứ gì đại loại thế. Không ai thèm chớp mắt. Những chàng trai của tôi cũng đang choáng váng. Tôi đã mong chờ tất cả sẽ ngay lập tức bùng nổ trong một tràng pháo tay giòn giã, liền đó, thằng Sid hét lên "Kajarare" và sốt sắng kết nối với bọn thằng Rohit và Gujju Boy. Nhưng, chẳng có vỗ tay vỗ tiếc gì hết, cũng không có lời hoan nghênh nào, chẳng có vái vẹo gì. Và cứ như thế, mớ diễn thuyết của tôi hoàn toàn rơi vào quên lãng bồng bềnh.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện