Ông già và cái gì cơ?

Ngày hôm sau với tôi trôi qua chậm như sên bò. Vấn đề giữa tôi bà thằng Mal vẫn chưa giải quyết. Có lẽ, cái tôi quá lớn đã áp đảo và cản trở mọi hy vọng hòa giải. Ý tôi là, thằng đó và tôi đã từng một thời cắp sách tới trường cùng nhau, thế nên tôi không thể chỉ đơn giản tới trước mặt nó và nói "thôi rồi, huề nhé" là xong xuôi được. Đột nhiên tôi bắt đầu tự hỏi, liệu mình có đang đi trên đúng con đường không. Ý tôi là, chúng tôi có một ý tưởng kinh doanh tuyệt cú mèo, nhưng lúc nào cũng gây gổ, tranh cãi và chỉ làm mọi việc thêm xấu đi. Tôi càng thêm phát ớn khi nghe thấy mẹ thông báo rằng, hôm sau chúng tôi sẽ phải đi dự đám cưới ở Kolkata. Như mọi khi, mẹ tôi lại dở bài than thở về việc nào thì đi một mình, nào thì đường về sẽ dài ơi là dài. Bài ca muôn thuở ấy thực sự khiến tôi nản lòng. Thôi, vậy cũng tốt. Đổi gió ở Kolkata biết đâu sẽ làm mới đầu óc giúp tôi suy nghĩ thông suốt hơn.

Cal, tôi khoái gọi nó như vậy hơn. Một thành phố thuộc địa cũ chính là "làn gió mới" mà tôi đang tìm kiếm. Nó mang lại cho tôi cảm giác được du hành ngược thời gian. Những ngôi nhà cổ kính, bữa sáng ở Flurý, cơm rang thập cẩm của Arsalan và con cà con kê nhấm nháp đồ uống vào buổi tối ở Shisha, mấy thằng em họ Maroo của tôi chắc chắn sẽ chăm sóc tôi chu đáo. Luôn là như vậy. Ngày hôm sau, tôi chuẩn bị chuyến khám phá thành phố một mình trên xe kéo (*). Và câu chuyện mà một tay kéo xe thuật lại đã thay đổi cuộc đời tôi.

(*) Rickshaw: Loại xe nhẹ, hai bánh, có mui, dùng ở Ấn Độ và vùng Viễn Đông, do một hoặc nhiều người kéo.

Hồi còn học lớp Sáu, thằng em họ của tôi có lần hỏi, tôi có hứng thú đọc cuốn sách tiếng Anh của nó không. Nói thực chứ, đến sách của mình tôi còn chưa tải nổi nữa là, nếu tôi có muốn một thứ gì thì đó không bao giờ là một "cuốn sách giáo khoa" nào khác. Nhưng vì quá tờ mò, tôi hỏi nó muốn đưa tôi đọc cái gì nào, và nó đã thì thầm vào tai tôi một điều gì đó.

"Ông già và cái gì cơ?", tôi hỏi. Thằng nhoc chìa cuốn sách ra và tôi cứ thế nhìn chằm chằm. Ông già và biển cả của Ernest Hemingway ư? Sao ai cũng muốn đọc nó vậy? Thế là tôi cũng quyết định đọc một lần xem sao. Và rồi, cuốn sách ấy đã thay đổi cách suy nghĩ của tôi mãi mãi.

Lý do tôi nói về cuốn sách là bởi nó liên quan đến câu chuyện mà Bijoy, tay kéo xe vô cùng thú vị tôi được gặp tại Cal, đã kể cho tôi. Bijoy khác hẳn với những tay kéo xe khadc. Ông nói tiếng Anh trôi chảy và không bao giờ xả rác ra đường, ông luôn tìm một thùng rác gần nhất để vứt. Trong khi đang tắc đường ở Cal, ông đã kể tôi nghe câu chuyện của ông.

Cha ông từng là một thương gia thành đạt tại một thị trấn nhỏ ở Bengal. Bijoy theo học một trường Anh ngữ địa phương nhưng đã thôi học từ năm lớp 8 để giúp cha mình. Đầu những năm 1960, ông quyết định bắt đầu công việc kinh doanh bánh mứt kẹo của riêng mình và mở một cửa tiệm bánh. Ông đặt ten cửa hàng theo tên của vợ mình, "The Malti Devi Cafe". Ông ấy yêu vợ vô cùng và sau khi bà qua đời, quán cà phê là tất cả đối với ông. Nơi đây phục vụ món bánh ngon nhất thị trấn và trở nên cực kỳ nổi tiếng.

Thế nhưng, sự ra đời của nhà nước Bangladesh vào năm 1971 đã hoàn toàn phá hủy cuộc đời ông. Là một tín đồ Hindu, ông phải chuyển đến Ấn Độ nhưng thị trấn ông sinh sống lại không thuộc lãnh thổ của Ấn. Ông đã đệ đơn rất nhiều lần và cũng đổ bộn tiền của vào đó hòng cứu lấy quán cà phê. Sau đó, ông bị trục xuất, tiệm cà phê của ông được một người bản địa lấy lại và đổi tên thành "The English Cafe". Ông thuê một vị luật sư để chiến đấu đến cùng. Và vì không còn một xu dính túi, ông quyết định đi kéo xe để kiếm tiền trả cho luật sư.

31 năm hành nghề phu xe với lòng nhiệt huyết của một chàng trai trẻ, ông đã tiết kiệm đủ tiền để trả cho luật sư. Năm 2005, vụ kiện đã được tiến hành và như dự kiến, ông dã mất mọi quyền sở hữu với tiệm bánh. Mặc dù vậy, luật sưu của ông cũng vẫn thuyết phục được bồi thẩm đoàn một điều, một điều mà Bijoy mong mỏi đến khôn nguôi.

Việc đấu tranh trong nhiều năm để dành lại tiệm cà phê không thành, nhưng giờ đây ông đã có thể ngon giấc mỗi đêm và biết được tiệm của mình ở thị trấn quê nhà vẫn đang phục vụ món bánh thượng hạng dưới cái tên xưa kia "The Malti Devi Cafe"

Bijoy chính là người đàn ông trong câu chuyện Ông già và biển cả của tôi.

Nhờ ông, tôi đã vỡ lẽ ra nhiều điều và tìm thấy được động lực mà tôi kiếm tìm bấy lâu. Giờ đây, tôi xác định rõ hơn bao giờ hết về việc công ty của mình sẽ đi đâu về đâu. Ngày hôm sau, tôi và mẹ quay trở về Bangalore và điều đầu tiên lóe lên trong đầu tôi khi vừa đặt chân lên thành phố đó là gọi cho thằng Mal. Thực sự là một điều khó khăn, nhưng tôi phải làm.

"Mal..." Tôi mở lời.

"Ừ mày," nó ngập ngừng đáp. "Có chuyện gì vậy?"

"Xõa đê."

"Quán Shiva nhé mày?"

Im lặng.

Im lặng.

Im lặng.

Cuối cùng thì, "Hmmm. Được mày, chơi luôn."

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện