Câu chuyện của bút chì
1.Thứ Bảy, không phải đi học nhưng tôi vẫn đến trường để rúc trong thư viện hoàn tất đống bài tập về nhà và chỉ ra về khi cô thủ thư thông báo sẽ đóng cửa trong ít phút nữa. Chưa đến năm giờ chiều nhưng chỉ còn lưa thưa nắng. Tôi dắt xe ra khỏi cổng rồi chậm rãi đạp những vòng đầu tiên, những vòng nối tiếp.
Trường học nằm ở ngoại ô của một thị trấn nhỏ. Hai bên đường là cánh đồng lúa vàng trải rộng, miên man đến tận chân ngọn núi phía xa xa. Tôi rất thích gam màu vàng ấy. Đôi lúc mơ mộng, tôi thường ước mình có một đôi cánh, dĩ nhiên là đôi cánh biết bay. Khi ấy, tôi sẽ mang theo chiếc máy ảnh và bay lên cao, ghi lại khoảnh khắc gam màu vàng mướt mải ấy rực lên trong nắng, sẽ thấỵ cả những mái ngói bé xíu xỉu xiu, thấy cả nhà máy bút chì nơi bố tôi làm việc, thấy cả đám học sinh tíu tít chuyện trò trên đường từ trường về nhà,... Đang co chân chuẩn bị tiếp tục thì nhìn thấy Huy ở bên kia đường. Dưới ánh nắng cuối chiều, gương măt Huy nom rất hiền. Tôi nghĩ mình thích cậu ấy. Một chút. Nhưng mà, chuyện đó để sau. Huy bảo để Huy cầm lái, chở tôi về. Cậu ấy vừa bước ra từ cửa hàng sách. Huy rất thích đọc, chủ yếu là những cuốn thuộc mảng công nghệ thông tin và kỹ thuật. Chúng tôi kể với nhau về nhiều thứ. Huy hứa chắc nịch, sau này nhất định sẽ tự lái máy bay chở tôi lang thang khắp nơi, để tôi có thể nhìn thấy thị trấn từ trên cao mà chẳng cần đến một đôi cánh (hiển nhiên) không có thực.
"Nhưng với điều kiện, khi ấy, mua một chiếc máy bay chỉ... đắt như sở hữu một em xe đạp cơ”
Đương nhiên là tôi biết chuyện ấy chẳng bao giờ có thể xảy ra. Nhưng cảm giác có một người ở đó, lắng nghe và đồng tình với những ý nghĩ viển vông của mình thực sự rất dễ chịu. Bóng tối chậm rãi đổ xuống sau lưng, những vòng xe cứ quay đều, quay đều trên các cung đường nhộn nhịp mà bình yên của thị trấn.
2.Huy học cùng trường tôi nhưng khác lớp. Gần bốn tháng trước, bố con cậu ấy chuyển đến thị trấn, trở thành hàng xóm cách nhà tôi tám căn. Những buổi học ở trường thường bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc lúc 1 giờ chiều. Chúng tôi thường ăn sáng ở nhà rồi cùng nhau đạp xe tới lớp. Trường chẳng bao giờ điểm danh, cũng không có nhiều quy định nên tụi học sinh chúng tôi thường chỉ ghé những buổi thảo luận nhóm hoặc nhũng giờ học có giáo viên chúng tôi thích. Tôi không học cùng lớp Huy, những môn học đăng ký cũng khác nhau nên thi thoảng, tôi đi học, cậu ấy ở nhà. Hoặc ngược lại.
Hôm nay là thứ Ba, tôi không có tiết học nên ngồi nhà làm bài tập ngoại ngữ. Những trạng sách chằng chịt các đường nét viết bằng bút ch ì, sai lại tẩy, sai lại tẩy. Chiếc bút chì này được sản xuất ở nhà máy của bố, chất lượng ngòi cũng như chiếc tẩy nhỏ gắn ở đầu bút thực sự rất tốt. Nhiều nhà máy bắt đầu chuỵển sang thiết kế những chiếc bút chì vỏ nhiều màu sắc khác nhau, riêng nhà máy của bố vẫn trung thành với màu vàng cổ điển. Bố kể, rất nhiều năm về trước, khi bút chì lần đầu tiên được tạo ra từ vỏ cây và than chì, người ta đã chọn màu vàng để sơn cho nó. Một phần để không bị lẫn với bàn gỗ cùng màu, phần vì màu vàng mang lại cảm giác “Vua chúa". Thời gian sau này, rất nhiều thay đổi được thêm vào quy trình sản xuất bút chì, nhưng riêng màu vàng vẫn được giữ lại. Tôi đọc sách, người ta bảo gam màu ấy có khả năng tăng cường trí nhớ, rất tốt cho não bộ.
Làm xong ba bài luận, lật mở nhiều đến nát bươm cuốn từ điển, tôi vươn vai đứng dậy, ra ngoài phố hóng gió. Chưa kịp kéo hết cánh cựa băng kính, tôi đã nghe thấy tiếng ồn ào ở đầu ngõ. Hình như có ai đó đang đánh nhau thì phai. Tôi đến gần và giật mình nhận ra đó là Huy. Trong phút chốc, Huy phát hiện ra sự có mặt của tôi. Cậu ấy dừng tay, đẩy cậu bạn kia ra rồi,bước tới, kéo tay tôi đi thẳng. Đám đông phía sau chưa hết tán loạn, tôi nghe loáng thoáng tiếng ai đó nói với theo.
"Thằng nhãi ranh này, vẫn chứng nào tật ấy! ở trường cũ nghe
đâu cũng đánh nhau ra trò, bị đuổi nên mới chuyển nhà đến đây!"
Huy kéo tôi ra đến cây cầu bắc ngang một nhánh sông nhỏ thì dừng lại. Nắng đổ lên mái tóc mềm. Tôi không hỏi bởi tin rằng, nếu cậu ấy thực sự muốn nói ra, cậu ấy nhất định sẽ làm.
Chúng tôi cứ giữ im lặng như thế chừng hơn tiếng đồng hồ. Lúc tôi tính ra về thì Huy bất ngờ lên tiếng.
Trường cũ của Huy cũng ở ngoại ô, như mọi ngôi trường khác. Tôi đã rất ngạc nhiên khi được biết về một "Huy" rất khác. Cậu ấy từng là học sinh cá biệt của trường, từng "vang danh" khắp cả thị trấn bởi thành tích đánh lộn với bạn bè.
"Cuối học kì một, tớ đánh nhau với một anh lớp trên, bị thầy giám thị đưa vào phòng thầy Hiệu trưởng. Thầy gọi điện cho bố mẹ, yêu cầu một trong hai người đến họp với nhà trường. Trên đường đi, mẹ tớ bị tai nạn ngay đoạn ngã ba gần trường..." - giọng Huy đột nhiên trầm xuống, nghe như tiếng gió luồn trong khe nhỏ, lạnh đến tê người - "Và, không bao giờ tỉnh lại nữa"
Từ đó, mối quan hệ giữa bố và Huy bắt đầu rạn nứt. Tranh cãi thường xuyên xảy ra trong căn nhà nhỏ. Bố Huỵ không thể chịu đụng nỗi ám ảnh và muộn sầu trước sự ra đi của mẹ cậu ấy, nên đã quyết định chuyển nhà đến ở thị trấn của chúng tôi.
Huy đã thay đổi nhiều, kể từ biến cố ấy. Nhưng dường như sợi dây
tình cảm giữa bố và cậu ấy vẫn chưa được cải thiện nhiêu "Chắc chắn bố tớ sẽ giận lắm nếu biết tớ lại đánh nhau với bạn. Chỉ tại chúng nó..." - cậu ấy nghẹn lại, và tôi biết những điều cậu ấy đang trải qua thục sự không mấy dễ dàng - “chúng nó xúc phạm đến mẹ...".
Tôi choàng tay tay ôm lấy vai cậu ấy. Tôi chỉ muốn cậu ây hiểu, tôi ở đây, sẽ luôn ở đây, bên cạnh cậu ấy. Như nhũng ngày cậu ấy đã chọn lắng nghe tôi.
3. Cuối tuần, Huy sang nhà tôi chơi. Chúng tôi gom những mảnh gỗ vụn tìm được trong nhà kho, , làm thanh những chiếc thùng gỗ không nắp. Khi được xếp chồng lên nhau một cách khéo léo mà... lộn xộn, chúng sẽ giống những ngăn nhỏ của một chiệc giá sách... phá cách vậy. Trong lúc tôi ngồi nghĩ xem nên đặt nó ở vị trí nào, Huy đã lăng xăng ra giúp bố tôi di chuyển những chậu cây trong sân. Cuối cùng, tôi đẩy từng bộ phận của chiếc “giá sách" về góc trong của hiên nhà, nơi có chiếc ghế bành bố mẹ thường ngồi sưởi nắng và tận hưởng khoảng thời gian rảnh rỗi ít ỏi của tuần.
Bố Huy đi gặp họ hàng bàn công chuyện, Huy ăn trưa cùng gia đình tôi xong mới về nhà. Buổi chiều, trong lúc tôi và bố ngồi xem TV chờ mẹ nướng mẻ bánh ngọt cho bữa nhẹ, bố bảo: "Cậu nhóc đấy!" Tôi vờ như không để ý tới giọng điệu trêu chọc của bố. Nhất định, bố đã lờ mờ đoán ra tình cảm đặc biệt tôi dành cho cậu ấy. Một chút. Nhưng mà, chuyện đó để sau. Tôi kể cho bố nghe chuyện về Huy, quá khứ và hiện tại. Bố không rời mắt khỏi màn hình TV nhưng điều đó không có nghĩa ông không lắng nghe những điều tôi nói.
"Cậu nhóc đang rơi vào một hoàn cảnh khó khăn. Con người ai cũng phải trải qua nhũng ngày như thế. Nhưng nếu không gục ngã, không chịu khuất phục, khó khăn sẽ khiến con trở nến vững vàng hơn. Giống như bút chì, cần được mài sắc. Gọt có thể khiến ngòi bút vỡ, nhưng sau đó nó sẽ nhọn hơn, các nét bút được viết dễ dàng hơn".
Bố tôi rất yêu bút chì, luôn có ít nhất một chiếc bút trong túi áo ngực của ông. Rất nhiều triết lý phức tạp trong đời sống được ông vận dụng vào những chiếc bút chì. Như là bút chỉ phải được gọt, như con người phải đi qua gian khó. Như la bút chì luôn có cục tẩy gắn sẵn, để người ta có thể sửa chữa lỗi của mình. Bố bảo, điều đó tương tự như triết lý, chúng ta vốn không thể thay đổi quá khứ, nhưng hoàn toàn có thể làm lại cho đúng.
A! Chính là nó! Chính là những chữ ấy!
Tôi chạy vội sang nhà Huy, nhắc lại những lời bố tôi nói, nhắc lại cả nhũng điều giản dị mà sâu sắc ông đã nhờ những chiếc bút chì dạy lại cho tôi. Huy mỉm cười. Cậu ấy sẽ làm được, đúng không?!
Chúng tôi lang thang đến chiều muộn. Lúc đi ngang đoạn đường ven núi, chúng tôi bị hai thanh niên to cao nhảy ra chặn đường để xin đểu. Bàn tay của Huy đột nhiến nắm chặt lai. Tôi biết cậu ấy định làm gì. Tôi cũng biết điều ấy sẽ để lại hậu quả rất tệ. Bố Huy, có thể bác ấy sẽ chẳng bao giờ đặt niềm tin vào Huy nữa. Tôi níu tay Huy, rồi nhìn thẳng vào mắt cậu ấy. Nắm tay Huy mềm ra, rồi tha hẳn. Tôi rón rén móc toàn bộ số tiền trong túi ra đua cho hai kẻ xấu rồi giục Huy đạp xe thật mau. Cũng may, từ đằng xa có tiếng xe máy vọng lại, hai kẻ xin đểu cũng không có ý định giữ chúng tôi để làm khó thêm.
Đuờng về nhà đầy lá vàng rơi. Những chiếc lá lảo đảo trong không trung trước khi rớt xuống vai Huy, rớt xụống tóc tôi. Đưa tôi về đến cổng, Huy thì thầm.
“Tớ hứa sẽ kiềm chế bản thân để không đánh nhau với người ta nữa. Nhưng An cũng phải hứa với tớ, đừng ra ngoài muộn như hôm nay nữa, được không?".
4. Trường cho học sinh nghỉ, giũa hai học kì, tôi rủ Huy đến thăm nhà máy nơi bố tôi và bố cậu ấy làm việc. Đúng như lời "cảnh báo" của Huy, ông tỏ ra khá lạnh nhạt trước cậu con trai của minh, ông tập trung loại những chiếc bút chì không đạt tiêu chuẩn. Những chiếc ruột chì không đặt đúng trung tâm thân gỗ, những chiếc có miếng gỗ bị vênh, không đồng đều...
Vài năm trở lại đây, doanh thu của nhà máy không còn ổn định như trước nữa, nhưng những người dân của thị trấn nơi tôi ở vẫn rất tâm huyết với nghề. Họ tìm ra nhũng công thức mới, nhũng dây chuyền sản xuất mới để nâng cao chất lựợng sản phẩm. Giống như bố, tôi lụôn tin rằng bút chì chẳng bao giờ đánh mất vị trí của nó.
"Bố! Bố!" - Tôi khệu nhẹ tay bố, ra hiệu cho ông nhìn về phía bố con Huy đang mỗi người mỗi hướmg. Ông lắc nhẹ đầu rồi lẩm bẩm.
“Nhiều người trông khô cứng và khắc nghiệt vậy thôi, nhưng thương yêu thì luôn được cất tận sâu trong tim đấy, con gái!"
Lúc Huy hỏi về số phận của nhũng chiếc bút chì loại, bố tôi đã nói rằng chúng không bị vứt đi mà sẽ được chuyển đến tặng lại cho nhũng trẻ em nghèo ở ngôi làng nhỏ nằm sâu trong rừng.
"Những sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn để tung ra thị trường, không cô nghĩa chất lượng của nó không tốt đâu, cậu nhóc ạ. Trông sần sùi vậy chứ vẫn hoạt động tốt lắm đấy. Như nhiều thứ trong cuộc đời này, bút chì, quan trọng nhắt là ở lõi bên trong, đúng không nào?".
5. Hai ngày sau. Khi gặp tôi ở trường, Huy đã cười rất tươi. Chưa bao giờ tôi thấy cậu ấy cười rạng rỡ như thế. Huy bảo bố cậu ấy đã chủ động trò chuyện, đã cởi mở hơn, thậm chí còn hỏi cậu ấy có gặp khó khăn gì ở trường học không.
“ Tất cả là nhờ bố cậu đấy! Bố tớ bảo thế”
Ngay sau giờ tan học, tôi vôi vã đạp xe về nhà, đẩy mạnh cánh cổng gỗ và cất tiếng hỏi ngay khi nhìn thấy bố. Bố đưa ra câu trả lời mà không ngẩng mặt lên nhìn tôi, chỉ chăm chăm tỉa lại cây cảnh trong sân.
"Bố đưa cho chú ấy cây bút chỉ cô gắn tẩy, và nói như những gì từng nói với con. Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng hoàn toàn có thể làm lại để có được kết quả khác tốt hơn!“
Những chuyện đã xảy ra với mẹ của Huy là điều chẳng ai mong muốn. Có lẽ, bố của Huy cũng đã hiểu ra điều ấy. Những ngày này, Huỵ luôn mỉm cười khi nhắc đến bố. Thỉnh thoảng, bố mẹ tôi mời bố con Huy đến nhà ăn cơm. Dù sao, ở thị trấn này, bố con cậu ấy cũng chẳng quen thân với nhiều người.
Trong lúc ba phụ huynh ngồi xem TV trong phòng khách, tôi và Huy kéo nhau ra chiếc ghế bành ở hiên, nơi có chiếc giá sách bằng gỗ do hai đứa tôi tự đóng. Huy chăm chú vào cuốn sách cầm trên tay. Tôi cũng cố tỏ ra chăm chú, nhưng không được. Tôi nghĩ mình đã thích cậu ấy nhiều hơn. Một chút. Nhưng mà, chuyện đó để sau.!.
"An này. Mai là Chủ Nhật, cậu có muốn đi xem phim với tớ không?" - Huy quay sang, gãi đầu gãi tai. Gương mặt cậu ấy ửng đỏ khiến tôi chắc chắn trăm phần trăm nãy giờ cậu ấy cũng chỉ vờ chăm chú, như tôi thôi.
Tôi mỉm cười, gật đầu
Rồi tôi nghĩ, có lẽ chuyện đó chẳng thể để sau được nữa rồi.