Lời kết
Trước kia, mũi Kannon thường được gọi là mũi Hotoke, hay mũi Phật Bà. Dù đã gần bảy mươi hai tuổi, nhưng Kayo cũng chưa từng nghe ai gọi mũi Kannon bằng những cái tên cũ này.
Trong ánh bình minh buổi sớm mùa xuân, Kayo nhanh nhẹn bước chân trên con đường bà vẫn thường đi bộ. Người ta tin rằng vị Phật bà nhân từ, Quan Âm, sẽ dang rộng cánh tay cứu rỗi với tất cả những ai gọi tên Người. Kayo tin vào Quan Âm, và đã thành lệ, bà luôn đi đường này mỗi lần thả bộ buổi sáng trogn suốt hai mươi năm qua.
Dù là “Kannon” hay “Hotoke”, tên của mũi đất này cũng gợi ra nhiều liên tưởng. Ít nhất, cái tên cũng cho thấy mũi đát này là một nơi ghi dấu lịch sử. Trên thực tế, đi bộ dọc theo lối dành cho người đi dạo, người ta sẽ thấy tượng Địa Tạng hoăc bia mộ giữa các bụi cây. Chắc chắn là, những thứ này được đặt đó để an ủi linh hồn những người chết bị sóng đánh dạt lên doi đất này, nhưng không người dân địa phương nào biết bằng cách nào và tại sao những tác phẩm thủ công ngày lại được dựng lên. Dù sao chăng nữa, chúng cũng có nhiều một cách đáng ngạc nhiên trên và xung quanh mũi đất này.
Trời vẫn chưa sáng hẳn khi Kayo bước đi trên con đường ven biển. Người hơi còng xuống, bà cất bước, mắt hướng xuống đất. Mỗi khi kỳ nghỉ xuân đến, cháu gái bà, Yuko sẽ đến thăm, và có vẻ Kayo có thể dẫn con bé đi bộ cùng mình mỗi sáng. Bà cảm thấy một chuyến đi sẽ luôn có giá trị hơn khi có ai đó ở bên.
Đôi mắt kính đã trắng mờ hơi thở của chính bà, Kayo bèn bước chậm lại và xem máy đếm bước chân đeo ngang thắt lưng. Việc này với bà chẳng mấy cần thiết. Thường thì bà vẫn đoán được mình đã đi được bao nhiêu bước và chưa bao giờ sai quá vài bước cho cả hai chiều đi về. Chính xác như vậy cũng đúngg thôi. Dù gì bà cũng đã đi bộ trên quãng đương này gần như hàng ngày suốt hai mươi năm qua.
Đứng nghỉ trước một hang đá sụt, bà lại nhìn máy đo bước chân, vừa đúng hai nghìn bước. Có nghĩ là bà đã được hẳn một dặm từ lúc ra khỏi nhà ở Kamoi. Duỗi thẳng lưng, bà bước về phía biển, chắp hai tay cầu nguyện khi thấy mặt trời lên. Suốt hai mươi năm qua, lời cầu nguyện của bà hầu như chẳng hề thay đổi. Bà cầu sức khỏa cho hai người con trai, một người đang sống ở Tokyo, người kia ở Hokkaido, và cho gia đình họ. Thỉnh thoảng, khi cần, bà cầu điều mình mong mướn, nhưng không bao giờ nhiều hơn một điều cả. Bà không bao giờ cần xin quá nhiều. Kayo tin rằng nếu đứng ở mũi Kannon và hướng về phía mặt trời đang lên cầu nguyện thì mọi điều ước của ta sẽ thành hiện thực. Sau khi bà thỉnh cầu mặt trời liên tục gần hai tháng, con trai bà hãnh diện gọi điện thông báo rằng anh vừa được thăng chức lên làm giám sát khu vực, ở độ tuổi còn rất trẻ.
“Đó là nhờ Phật bà Quan Amm,” Kayo bảo anh.
“Ha! Con nghĩ là nhờ con rất thạo việc,” con trai bà cười đáp.
Ban đầu bà đi bộ buổi sáng như một cách để phục hồi thể trạng, nhưng giờ những chuyến đi bộ ấy đơn thuần chỉ để cầu cho những điều tốt đẹp sẽ xảy ra đến vơi gia đình bà.
Tính đến giờ đã được hai mươi năm kể từ ngày Kayo ngã quỵ trên một góc phố ở Yokosuka. Hồi đó bà ngoài năm mươi tuổi. Một chiếc xe cấp cứu đua bà tới bệnh viện, ở đó bác sĩ chuẩn đoán bà bị xuất huyết não. Tình trạng của bà đòi hỏi phải phẫu thuật ngay lập tức. May mắn thay, ca phẫu thuật thành công, nhưng tạm thời bà mất đi khả năng đi lại bình thường. Suốt vài tháng trời sau khi xuất viện, bà phải dựa vào vai chồng mới đi được. Giờ thì bà đã phục hồi đến mức chẳng thể nhận ra ngay lập tức rằng bà từng phải kéo lê chân trái theo mình. Từng có lúc tinh thần bà sụt xuống rất thấp khi nghĩ rằng suốt những năm tháng con lại của đời mình sẽ không có lúc nào và không đi tập tễnh. Nhưng thành côn khi vượt qua khó khăn ấy đã khiến bà tự tin thêm nhiều đến mức bà cảm thấy mình như đã tái sinh. Sau cuộc phẫu thuật, bà có cảm giác mình còn có dồi dào sức sống hơn cả trước đó. Như Kayo vẫn tin, điều này cũng là do Phật bà Quan Âm phù hộ.
Ngoài chuyện đức Quan Âm có lẽ đã thật sự góp phần vào sự hồi phục mạnh mẽ của Kayo, còn có một lý do nữa giải thích cho sức sống mới của bà. Nó bắt đầu khi một dải ánh sáng chiếu vào mắt bà. Thậm chí đến giờ bà vẫn còn trông thấy nó, vì hình ảnh đó đã khắc ghi vào võng mạc bà. Dải sáng phát ra từ một vùng thủy triều trên bãi biển ấy là một trong những lý do giải thích vì sao bà cứ nhất định phải đi bộ hàng sáng đều đặn như đồng hồ. Chuyện này xảy ra đã gần hai mươi năm trước, chừng sáu tháng sau khi bà được xuất viện.
Dù bác sĩ đã động viên Kayo đi bộ như một phương pháp hồi phục sức khỏe, bà coi đó là chuyện vặt vãnh đến mức cứ liên tục bỏ qua. Cuối cùng, bác sĩ nói bà sẽ nằm liệt giường nếu không chịu thay đổi thái độ. Những lời đó thúc bà hanh động, và một buoir sáng nọ bà quyết định đi dạo.
Tuy phải nặng nề lê cái chân trái phía sau, bà vẫn xoay xở đến tận chóp mũi đất. Khi dừng lại lấy hơi, bà rũ người xuống qua rào chắn lối đi dạo. Bà hoàn toàn kiệt sức sau khi vật lộn đi hết cả quãng đường, ép cái chân trái tiến lên theo toàn bộ phần cơ thể còn lại. Suốt từ hồi xuất viện, bà luôn đau khổ vì cơ thể luôn từ chối hợp tác với ý chí. Từng là một người năng động, bà cảm thấy sự tàn phế này càng khó chịu hơn. Thở hổn hển, bà ngồi lên rào chắn và lấy từ trong túi ra một miếng khăn giấy. Lau mắt mũi xong, bà cho nó lại vào túi, dường như không nỡ vứt đi miếng giấy dùng rồi. Cứ thế bà dùng đi dùng lại mẩu giấy ấy trong suốt quãng đường đi bộ. Rào chắn dẫn đến một bãi biển đầy đá. Sóng vỡ tan dưới chân bà, và khi gió đột ngột đổi hưởng, nó táp những giọt bụi nước lên má bà. Ngay dưới chân rào chắn mọc đầy cỏ tía. Từ nỗi gốc, thân cỏ mập mạp đâm ra mấy chồi non, khiến cả cây này nở bung ta thành từng chùm hoa nhàn nhạt. Nhưng vào thời điểm này trong năm thì còn quá sớm. Cây cỏ này là một loài thuộc họ bạch chỉ, tiếng Nhật gọi là ashitaba. Kayo biết cả tên lẫn xuất xứ của cái tên đó. Trong chữ Hán, ashitaba có nghĩa là “minh nhật diệp”. Loài cỏ này được đặt tên như vậy vì nếu lá của nó bị ngắt ngày hôm nay thì đến mai sẽ nảy lộc trở lại. Khi nhìn xuống cây bạch chỉ Nhật Bản, trầm ngâm nghĩ nó thật sự là bằng chứng của sức sống, bà cảm thấy mình bị thôi thúc phải cúi xuống và ngắt lấy một hai cái lá. Bà làm vậy không phải vì cơn bốc đồng hủy diệt mà vì khát vọng muốn loài cỏ ấy sẻ chia với mình chút sức sống đang chảy trong nó.
Khi chăm chú nhìn vào cuống lá vừa ngắt, bà để ý thấy có chất lỏng màu vàng ứa ra từ mạch cỏ. Bà cầm cái lá đưa lên mũi ngửi thử xem có thơm không. Bà không thể khẳng định rằng mình không ngửi thấy gì vì loài cỏ này không có hương thơm hay vì chứng sổ mũi khiến khứu giác của bà trở nên kém nhạy hơn.
…Mai mình phải trở lại đây xem mới được.
Bà sẽ quay lại với quyết định ấy, bà ngẩng lên. Đúng lúc đó bà trông thấy nó: một dải sáng nhỏ chiếu qua mắt bà. Đầu tiên, bà chưa thể xác định được ánh sáng đó xuất phát từ đâu. Dường như không phải nó phát ra trực tiếp từ mặt trời vì nó bắt đầu nhấp nháy phía trên đường chân trời mới. Nó tạo ấn tượng lóe bằng cách sáng rực trong chốc lát, để lại một hình ảnh lưu trên võng mạc bà, rồi biến mất.
Bà thử hướng mắt về hướng chính chỗ bà từng trông thấy ánh lấp lanh ấy biến mất. Đúng vậy, nó lại xuất hiện lần nữa. Cũng góc độ đó, dải sáng lại chiếu vào mắt bà, chỉ yếu hơn lúc trước một chút. Ở đó, tại sao khoảng trống trơn trên bờ biển toàn đá, dường như có gì đó đang bập bềnh trong vũng nước biển và phản chiếu ánh mặt trời. Ở một góc nhất định, nó tạp ra một tia sáng và chiếc vào mắt Kayo.
Đi xuôi xuống bên kia của rào chắn, bà đến bên cạnh cái vũng nước thủy triều. Cẩn thận để khỏi bị ướt, bà ngồi xổm xuống để nhìn kỹ hơn. Bà phát hiện ra nguồn của ánh sáng phản chiếu ấy là một túi nylon chưa trong một hộp nhựa trong mờ. Có vẻ như sóng đã xô nó về phía bãi đá. Cái hộp hình trụ bập bềnh trong nước như thể có ý chí của riêng nó. Bà cho rằng mình đã nghe thấy một giọng nói giục bà với tay ra nhặt cái hộp lên. Dù không có thói quen nhặt nhạnh những vật bị sóng đánh dạt lên bờ, bà vẫn không cưỡng lại được, bèn với tay nhặt nó lên. Bà nhón tay nhấc cái túi nylon tong tong nước rồi giơ nó về phía ánh mặt trời mới lên. Cái hộp bên trong nó được niêm phong cẩn thận bằng băng dính. Rồi bà thấy trong hộp là một tờ giấy cuộn lại.
… Một lá thư!
Trực giác lóe lên, bà xé toang cái túi và lấy lá thư khỏi hộp. Một hình ảnh tưởng tượng lãng mạn xảy đến với bà trong khoảnh khắc ấy, rằng bà vừa nhận được một lá thư dạt vào bờ sau khi vượt qua một khoảng cách vĩ đại. Hoặc ngược lại, có thể chỉ là một đứa trẻ đã làm việc đó. Bà nhớ lại một lần từng thấy con trai lớn của mình buộc những lá thư kỳ cục vào bóng bay trong ngày hội thể thao ở trường, cuối cùng thả hết số bóng đó lên trời. Kayo chợt có ý nghĩ rằng rất có thể đứa trẻ nào đó cũng đã làm việc tương tự, chỉ là gửi gắm lá thư cho biển cả chứ không phải cho không trung.
Kayo quyết định không đọc lá thư trong hộp ngay tại chỗ mà cho cái hộp vào túi rồi bắt đầu quay về nhà. Không hiểu sao, bà cảm thấy chân trái mình đã không còn lê lết nặng nề như lúc bà ra khỏi nhà nữa.
Khi mở hộp ra, thứ bà tìm thấy trong đó là một tấm bản đồ vùng núi Chichibu và phụ cận được gấp cẩn thận rồi cuộn lại. Bà thấy có chũ viết ở mặt sau; và trước khi kịp suy nghĩ gì khác, bà đã đọc to nó lên. Lần đầu tiên, nó chẳng gợi cho bà chút cảm xúc gì, dù chỉ nhỏ nhất. Nghe như một hai cụm từ trích ra từ bài thuyết pháp nào đó.
Bà để ý thấy người gửi là một anh Fumihiko Sugiyama nào đấy, và cuối lá thư có ghi ngày tháng, chỉ ra rằng nó được viết cách đây một năm. Có lẽ cũng không phải quá suy diễn khi kết luận rằng Fumihiko Sugiyama đã viết lá thư này cho con trai Takehiko của anh. Nhưng Kayo vẫn không thể tưởng tượng ra Fumihiko đã viết lá thư ấy trong hoàn cảnh nào. Bà cũng không hiểu ý nghĩa của tấm bản đồ vùng núi Chichibu. Trong khi ấy, địa chỉ trên thư lại viết là khu Ohta, Tamagawa (sông Tama), thậm chí có cả số nàh nữa. Nhìn vào tấm bản đồ thì thấy khi vực có địa chỉ mà lá thư gửi đến ở khoảng giáp ranh giữa Tokyo và quận Kanagawa, tại cửa sông Tama.
Sau đó lá thư nằm trong tủ ngăn kéo một thời gian. Tuy vậy nó không bị vứt đi và quên lãng. Bất cứ khi nào trí tưởng tượng ập tới, Kayo lại lấy nó, mải mê nghiên cứu. Càng đọc lại lá thư nhiều lần, những dòng ấy càng tỏa ra nhiều hào quang ý chí mạnh mẽ. Bà chợt nghĩ sức mạnh này còn có thể lớn hơn tột bậc nếu lá thư được chuyển đến cho người nhận mà chủ nhân của nó định gửi cho. Bà quyết định sẽ xem lá thư có thể đến đúng địa chỉ ghi trên nó không. Ý tưởng đến với bà một cách tự nhiên: đích thân bà sẽ chuyển lá thư đến cho người nhận chứ không qua bưu điện. Suốt hơn nửa tháng trời, bà đọc đi đọc lại lá thư, cảm thấy nó truyền cho mình sức mạnh. Bà cảm thấy nhất định phải tìm ra địa chỉ đó để củng cố sức mạnh chính được ban cho và tỏ lòng biết ơn vì điều đó.
Đồng thời, bà cũng cảm thấy đây là một mục tiêu mới cho mình. Trước hết việc này sẽ đòi hỏi bà phải bắt đúng những lần chuyển tiếp tàu hỏa trên tuyến từ Yokosuka đến Tamagawa ở khu Ohta. Đây không phải loại kế hoạch bà cảm thấy chắc chắn thực hiện được, trừ phi bà có thể tự mình đi vòng qua mũi Kannon rồi quay trở lại mà không gặp trở ngại gì.
Sau đó, thời gian biểu buổi sáng của bà là thức dậy trước bình mình, khởi hành đi bộ quanh mũi đất, ngắt vài chiếc lá cây bạch chỉ dâng lên Bồ tát Địa Tang, cầu cho chân mình trở lại như cũ.
Bà nghĩ đến việc chậm đưa lá thư đến đích là có thể lượng thứ. Đằng nào thông điệp đó cũng được viết cách đó gân một năm rưỡi rồi; hiển nhiên nó có thể đợi thêm chút nữa. Nhưng bà cũng hiểu được rằng có thể gia đình đó đã biết về bức thư và đang chờ đợi được nhận nó trong lo lắng. Ý nghĩ đó hất bà ra khỏi cảm giác tự thỏa hiệp và đẩy bà lão vào những nỗ lực phục hồi chân trái.
Đến khoảng mùa bạch chỉ nở hoa, chân bà đã phục hồi để bà có thể tự mình đi cả quãng đường tới tận Tamagawa rồi trở lại. Kayo chọn một buổi chiều đẹp trời đầy nắng để bắt tay vào thực hiện kế hoạch của mình.
Chung cư có địa chỉ như lá thư nằm không cách xa ga, ít nhất theo đường chim bay. Tuy nhiên, dọc theo đường Kayo bị lạc vài chỗ và phải dò dẫm đi tới đi lui vài phố thì cuối cùng mới tìm được khu nhà ấy. Khi đến nơi, bà hoàn toàn kiệt sức, đến nỗi tưởng không nhấc nổi chân đi thêm bước nào nữa. Bà phải dụa toàn bộ sức nặng của cơ thể vào lan can mới có thể lên hết ba bậc thềm dẫn đến sảnh chung cư. Tình hình này thì bà sẽ chẳng thể về nổi nhà ga, trừ phi phải tìm ngay một chỗ nghỉ.
Tên của bốn người được viết trên hộp thư của địa chỉ lá thư gần gửi tới: SUGIYAMA, Fimihiko, Kyoko, Takehiko, Akihiko. Kayo cảm thấy người cha, người đã gửi lá thư này, hẳn phải là Fumihiko, còn Takehiko hẳn là con trai anh. Từ nội dung bức thư, Kayo chắc chắn rằng đó đúng là một lá thư của cha gửi cho con trai. Những cái tên trên hộp thư trước mặt bà dường như đã chứng thực giả định ấy. Bà thấy mình tưởng tượng ra đủ kiểu tình huống có thể. Hoàn cảnh nào mà có thể thôi thúc người cha viết cho con mình một lá thư như thế? Hiện giờ người cha đang ở đâu và anh đang làm gì? Tên của người cha vẫn còn trên hộp thư. Điều đó có nghĩa là anh đang sống cùng gia đình hay không? Hay có nghĩa là…?
Kayo cho lá thư trở lại hộp đựng phim, như khi bà tìm thấy nó. Tiếng lách cánh của kim loại vang lên khi bà bỏ nó vào hòm thư. Tiếng động khiến Kayo yên tâm rằng cuối cùng nó cũng đã đến được nơi mà chủ nhân nó muốn.
Bà đã hoàn thành phần việc của mình. Cảm giác mệt nhọc vào hài lòng lẫn lộn khiến tấm thân nhỏ bé của bà buông xuống nghỉ trên sofa, cứ ở đó và phó mặc mình cho những hình ảnh tưởng tượng đủ loại. Bất chợt, có vẻ đã đến giờ cho một hoạt động gì đó trong sáng vắng hoe. Bà nhìn lên thấy một cậu bé chừng bốn năm tuổi đang cố hết sức mở cửa kính lối vào.
“Mẹ ơi, đói quááá!” thằng bé hét.
Khi ấy, mẹ nó đang cố leo bậc thang dẫn lên tòa nhà cùng một chiếc xe nôi trong đó là một đứa trẻ sơ sinh đang khóc ầm ĩ. Lúc nhấc chiếc xe nôi lên, cô tựa vào tay vịnh lan can để đi lên ba bậc thang, y như Kayo. Lên hết bậc thang, người mẹ bước vào cánh cửa mà con trai cô đang giữ mở sẵn. Cậu nhóc lại tiến lên phía trước mở đường cho mẹ, vừa đi vừa nhảy nhót đầy sinh lực. Đến chỗ hòm thư, nó lại bắt đầu nhảy lên, cố với tới hòm thư nhà nó, nhưng không được. Mẹ nó bắt kịp, nhanh chóng lấy thứ bên trong ra và giơ chúng lên cao. Thằng nhóc hét lên phản đối; mắt nó dán vào hộp phim như thể đó là một giải thưởng quý giá, và nó nhảy lên cao hơn hẳn lúc trước. Người mẹ đứng đó, ngờ vực nhìn hộp phim vừa lấy ra khỏi hòm thư, trong khi cậu bé con cứ nhảy tưng tưng bên cạnh, gào lên “Con muốn nó!” và “Cho con xem!”
Rồi cửa thang máy mở, và ba người bọn họ biến mất vào trong, để lại sảnh hoàn toàn chìm trong sự tĩnh lặng không một bóng người vốn tràn ngập nó trước khi họ tới. Trong im lặn, tiếng khóc của đứa bé trong nôi và tiếng gào của cậu bé nọ cứ lẩn quất trong tai Kayo. Bà nặng nhọc đứng lên kho những âm thanh đó còn chưa kịp phai mở hẳn.
Sự ồn ào dồn nén vào khoảnh khắc ngắn ngủi lúc đó hẳn đã thực sự để lại ấn tượng sâu sắc. Nhiều năm ròng sau đó, Kayoi vẫn hình dung ra cảnh cậu nhóc nhảy loi choi. Bố biết bố có thể tin tưởng rằng con sẽ chăm sóc mẹ và đứa em sắp sinh tốt. Đây là những lời cuối cùng của người cha dành cho đứa con trai nhỏ, và ngay cả đến giờ từ nó vẫn tỏa ra niềm sướng vui thấm thía đến mức Kayo vẫn còn nhớ rõ khuôn mặt nhỏ đầy nghị lực ấy, tràn đầy sức sống.
Đương nhiên Kayo ghi nhớ toàn bộ nội dung bức thư. Cuối mùa hè năm ngoái, bà đã đọc thuộc lòng lại lá thư cho cháu gái Yuko, bảo nó đó là một phần của kho báu mà biển cả đã đánh dạt lên bờ. Sau khi nghe bà đọc, con bé nhìn bà với ánh mắt đầy nghi ngờ. Nó không hiểu lắm sao những lời ấy lại có thể ngang bằng với “kho báu” được, dù kho báu thuộc loại gì. Thực ra, ngay cả Kayo cũng không thể khẳng định chắc rằng mình hiểu sự thật đằng sau bức thông điệp ấy. Nhưng không thể phủ nhận rằng bất kể sự thật là gì, nó cũng đã ngấm vào từng đường gân thớ thịt bà, tạo nên một sức mạnh nâng đỡ tinh thần. Bà phải bắt đầu đi bộ hàng sáng, và giờ chân trái của bà đã hồi phục kể từ đó, và đến nay đã gần như hồi phục hẳn.
Lại sắp đến kỳ nghỉ xuân. Chẳng bao lâu nữa Yuko sẽ đến ở với bà. Kayo ngắt một lá bạch chỉ và dâng lên pho tượng Địa Tạng ven đường. Khi rảo bước về nhà, bà thấy căng tràn sức sống.