Chương 47: Chạm trán ở Pleiku​

Đầu năm 1801, thời điểm sau Tết Nguyên Đán cũng chính là lúc Quân đoàn ba khởi hành tiến quân về Diên Khánh theo ngả Tây Nguyên theo kế hoạch đã định. Trong chuyến hành quân này hai tiểu đoàn pháo binh số mười lăm và mười sáu được sát nhập tạm thời vào Quân đoàn hai, tiến về đèo Cù Mông. Tháp tùng đoàn quân là hai trăm thớt voi cõng tiểu đoàn pháo binh số mười ba và mười bốn cùng các dàn phóng tên lửa và đạn dược. Tổng chỉ huy Quân đoàn này là vị Trung tướng trẻ Đặng Văn Phi vốn là con của Thượng tướng quân Đặng Văn Long.

Quả không hổ danh là con của vị Đô đốc nổi tiếng trong Tây Sơn Thất hổ năm xưa, Văn Phi chỉ mất chưa đầy một tuần lễ đã đến được Pleiku. Nói thật, không phải ai cũng có thể làm được như anh. Đoạn đường hành quân từ Phú Xuân đến đây chí ít phải mất hơn mười ngày băng rừng vượt núi. Kế tục truyền thống năm xưa, đoàn quân Tây Sơn cứ hai người lại cõng một người trên võng. Việc cơ cấu bộ binh theo nguyên tắc tam - tam một phần cũng là vì phục vụ cho cách hành quân có một không hai này. Ba người trong tổ đội chiến đấu vì thế cũng hiểu ý nhau hơn, sẽ hỗ trợ nhau tốt hơn trên chiến trường.

Đứng từ đằng xa, Văn Phi thấy có khói bốc lên cao, xen lẫn là một mùi tanh tưởi. Anh cho quân giảm tốc độ di chuyển. Lại nữa, anh sai người đi trinh sát tình hình phía trước. Phần mình, Văn Phi phi ngựa lên một gò cao gần đó, lấy thiên lý kính mà nhìn về thành Pleiku.

Pleiku là một thành nhỏ, tường thành lại không được xây dựng bằng đá mà lai dùng các cây gỗ to bện lại. Lúc này, bốn bề tường thành bén lửa, cột khói bốc cao hàng trăm trượng. Từ trên cao, cả thành như một lò lửa khổng lồ. Bên ngoài thành, có hai đạo quân đang giao chiến. Không, phải nói cho đúng là sự tàn sát một chiều của đạo quân công thành, người chết nằm rợp mặt đất.

- Báo! - Anh lính trinh sát dẫn theo một người dân trong trang phục dân tộc Ê đê chạy đến.

- Mau nói, có chuyện gì. - Văn Phi hỏi gấp.

- Bẩm, ngày hôm qua, quân Việt Nam với bốn vạn quân do tướng Nguyễn Huỳnh Đức tấn công. Bắt đầu từ đêm qua, giặc liên tục đung đạn pháo cùng với tên lửa bắn vào gây cháy khắp nơi.

- Tên lửa, ý ngươi là Rocket?

- Thưa không. Chỉ là tên thường gắn vải tẩm nhựa thông rồi đốt và bắn đi.

- Ta hiểu rồi. Chuyện tiếp theo là gì?

- Từ sáng nay, khi mọi người còn mệt mỏi sau một đem chữa cháy và gia cố thành trì, giặc cho tấn công ồ ạt. Tướng quân Y Bra với năm nghìn dân quân chống trả nhưng xem ra cũng không thể trụ được đến trưa nay. Đây là Y Hy, chạy thoát ra ngoài để báo tin.

- Được rồi. Cậu trở về đơn vị, chuẩn bị chiến đấu đi, nhân tiện, cho anh chàng này ăn chút gì đó.

Nói đoạn, Văn Phi triệu tập ban chỉ huy để tiến hành giải cứu Pleiku. Theo trinh sát báo cáo, Nguyễn Huỳnh Đức chỉ sai năm nghìn quân công thành. Thực tế, chỉ cần khoảng một vạn quân, Việt Nam đã có thể hạ gục Pleiku và một đường thẳng tiến và chiếm gọn Tây Nguyên. Đằng này, đối phương đem đi cả thảy bốn vạn quân, lại do chiến tướng nổi tiếng Nguyễn Huỳnh Đức cầm quân. Rõ ràng họ có mục đích khác.

Cuộc họp chớp nhoáng được tổ chức ngay trên gò đất Văn Phi đang đứng. Đại tá trẻ Trần Trung nói:

- Giặc lần này mang theo bốn vạn quân. Như thế khác nào "giết gà bằng dao mổ trâu". Rõ ràng là chúng có ý đồ khác. Tôi nghĩ, mục tiêu của chúng có lẽ là toàn bộ Tây Nguyên, sau đó kéo xuống Quy Nhơn, hội quân với hai cánh kia giáp kích hạ thành.

- Tôi cũng có suy nghĩ như vậy - Chuẩn tướng Phạm Văn Phương phát biểu. - Cũng may quân đoàn chúng ta phát hiện sớm. Thật là kế sách thâm hiểm.

- Ha... ha... Nói thế thì chúng ta cũng khác gì chúng đâu - Văn Phi cười lớn. - Mục tiêu của ta không phải là đánh úp Diên Khánh còn gì.

Chúng sĩ quan cùng cười sảng khoái. Chuẩn tướng Phạm Văn Phương nói tiếp:

- Không may cho chúng là ta có mặt ở đây vào đúng lúc này.

- Được rồi, đây chưa phải là lúc cho phép ta vui vẻ. - Phi Long nói - Việc cần làm là giờ đây chúng ta phải làm sao để tiêu diệt giặc.

Nói đoạn, anh mở một tấm bản đồ, trải xuống đất để mọi người cùng nhìn.

- Chúng ta đang ở đây. Giặc hiện tập trung ở hướng đông nam. Có lẽ chúng vẫn chưa phát hiện ra chúng ta. Quân số của chúng ta dù sấp xỉ chúng nhung ít hơn thì vẫn có một chút thiệt thòi. Ưu thế của ta là vũ khí cùng với yếu tố bất ngờ. Song, ở vùng rừng núi thế này thì đây cũng không là ưu thế lớn. Hơn nữa, khi ta xuất kích thì yếu tố bất ngờ cũng sẽ không còn nữa. Các vị có suy nghĩ thế nào?

- Theo tôi thì - Văn Phương nói - dù chúng có hạ được Pleiku thì cũng không thể nhét từng ấy quân vào thanh được vì lý do an toàn. Chúng sẽ để lại phần lớn binh lực bên ngoài thành. Đây có lẽ là thời cơ duy nhất của ta.

- Tôi không đồng ý - Trần Trung phản đối. - Dù có thế đi chăng nữa, khi ta phát động tấn công, giặc trong thành sẽ quay sang đánh vào cánh phải của ta. Như thế, ta sẽ rơi vào thế gọng kìm. Hơn nữa, địa hình nơi đây sẽ không cho phép ta đang trận hàng ngang mà là một hàng dọc dài, sẽ rất yếu.

Mọi người đồng ý và ra chiều suy nghĩ. Một sĩ quan khác là Chuẩn tướng Nguyễn Nghĩa nói:

- Tôi lại nghĩ thế này. Thực tế giặc cũng không có nhiều thời gian. Khi chiếm được thành, chúng sẽ cho tối đa năm nghìn quân vào tiếp quản. Phần còn lại sẽ nghỉ ngơi một lát rồi lại tiếp tục hành quân chiếm Daklak. Chúng chỉ có con đường duy nhất này thôi.

- Ý anh có phải là chúng ta sẽ mai phục trên con đường này? - Văn Phi hỏi.

- Không chỉ có vậy. Chúng ta sẽ cho ba sư đoàn bộ binh mật phục ở đây, ở đây và ở đây. Sáu tiểu đoàn kỵ binh thì giữ lại tiểu đoàn mười bảy và mười tám để truy kích sau. Bốn tiểu đoàn còn lại chia làm hai nhóm, tiến nhanh và đánh vào hậu quân giặc.

Anh dừng lại để mọi người kịp quan sát bố trí mình bày ra. Sau đó, anh nói tiếp:

- Và sau đây là phương án tấn công. Khi đoàn quân giặc vượt qua bị trí mật phục cuối cùng này, cả bốn tiểu đoàn tên lửa sẽ đồng loạt khai hỏa, mục tiêu là hậu quân giặc. Đây cũng chính là lúc giặc giật mình và tạm thời khựng lại. Lúc này, các chốt mật phục đồng loạt nổ súng. Chưa hết, hai tiểu đoàn pháo binh trên lưng voi cũng sẽ xuất phát càn quét giặc từ đoạn đầu tiên dần về phía hậu phương. Đồng thời, bốn tiểu đoàn kỵ binh sẽ đung tốc độ cao nhất quét ngang hậu phương giặc vốn mới vừa hoàn hồn sau đòn tên lửa.

- Kế hay - Văn Phi tiếp lời. - Cái chính là làm sao để giặc không nghi ngờ sự có mặt của chúng ta. Vì thế, nhân có mặt của Y Hy, ta sẽ nhờ y nhắn lại với tướng Y Bra hãy trá hàng để bảo toàn lực lượng, tránh hao tổn vô ích. Đồng thời, điều này cũng có vẻ như rất tự nhiên, giặc sẽ không có sự nghi ngờ nào.

...............

Khoảng hơn mười giờ sáng, trong lều chỉ huy của tướng Nguyễn Huỳnh Đức.

- Báo! Bẩm tướng quân! Cổng thành Pleiku đã treo cờ trắng. Chúng đã đầu hàng.

- Tốt, ngươi lui ra đi.

Đoạn, ông quay sang nói với Nguyễn Văn Thoại:

- Ông Thoại, theo tính toán thì bọn giặc cỏ này chỉ còn khoảng hơn bốn nghìn người, ông hãy dẫn theo ba nghìn quân vào tiếp quản và tước vũ khí của chúng, tạm thời nhốt lại định đoạt sau.

- Tuân lệnh!

- Các tướng còn lại, các ông cho quân sĩ nghỉ ngơi tại chỗ để lại sức và ăn trưa. Hai canh giờ nữa chúng ta lại hành quân tiến đánh Daklak. Chú ý, tôn chỉ của chúng ta là nhanh và bí mật.

- Tuân lệnh!

Lệnh nghỉ ngơi tại chỗ được ban ra. Binh sĩ Việt Nam cảm thấy toan thân được thả lỏng đôi chút. Thời gian vừa rồi, họ cảm thấy thật sự rất mệt mỏi sau những chuyến băng rừng lội suối. Nếu không có chiến thắng nhẹ nhàng hôm nay, có lẽ họ sẽ nhanh chóng kiệt sức. Điều này không phải là không có khả năng. Thử hỏi, để hành quân thật nhanh, lại còn bí mật nữa thì hỏi ai không căng thẳng. Lại còn đi đường rừng núi nữa, đu một người có khỏe cách mấy cũng không thể duy trì trong thời gian dài.

Binh sĩ ngồi xuống thư giãn. Cơm nóng được mang đến. Có thể nói hôm nay là ngày họ có thể được ăn uống thoải mái nhất trong gần một tháng qua. Ai nấy đều buôn chuyện về chiến tích hạ thành Pleiku một cách nhanh gọn sáng nay. Họ không thể biết, chỉ còn hơn một canh giờ nữa thôi, mình sẽ phải chật vật thế nào, có người còn phải chết nữa.

Thời gian hai canh giờ nghỉ ngơi đã hết, Nguyễn Huỳnh Đức cho binh sĩ nhổ trại, tiếp tục theo đường mòn hành quân đến Daklak. Đường rừng núi chật hẹp, đoàn quân phải xếp thành bốn hàng dọc mà di chuyển. Từ điểm đầu tiên đến cuối đoàn quân cũng phải dài đến gần năm trăm mét. Sự im lặng bao trùm lên tất cả, chỉ còn nghe tiếng lá xào xạc dưới bước chân của đoàn người và tiếng cót két của những bánh xe gỗ chở đại bác.

...............

Thời khắc quyết định cuối cùng cũng đến. Khi những người đầu tiên của đoàn quân do Nguyễn Huỳnh Đức chỉ huy vượt qua trạm mật phục cuối cùng của nhà Tây Sơn cũng là lúc hàng loạt quả tên lửa được phóng lên. Những tiếng nổ đì đùng cùng tiếng la hét ở hậu quân làm cho các binh sĩ phút chốc rơi vào hoang mang.

Đúng lúc này, tiếng súng TSG cũng vang lên tước đoạt mạng sống của những người lính Việt Nam. Sự xuất hiện tiếp theo của bốn tiểu đoàn kỵ binh lại càng chia cắt đoàn người thành nhiều mảnh nhỏ. Binh sĩ của Nguyễn Huỳnh Đức lúc này đứng ngây người như phổng, địch quân tấn công quá nhanh và bất ngờ, không ai kịp trở tay.

Không ai bảo ai, binh sĩ Việt Nam tháo chạy tán loạn. Nhưng làm sao mà họ dễ đang thoát thân khi mà từ đằng xa, hàng trăm thớt voi chở trên lưng những khẩu đại bác liên tục khạc đạn. Những người lính Tây Sơn trên lưng voi nếu không phải nhồi đạn đại bác và bắn thì cũng lăm lăm những cây hỏa hổ trên tay, sẵn sàng phun lửa tiêu diệt những ai đến gần. Những chú voi lúc này trông chẳng khác nào những chiến xa hạng nặng với hỏa lực khủng khiếp.

Quân số phe Việt Nam nhanh chóng bị giảm bớt. Họ vội vội vàng vàng vứt bỏ cả khí giới mà chạy ngược vào thành Pleiku. Nhưng người chạy bộ sao có thể nhanh hơn ngựa khi mà những tiểu đoàn kỵ binh liên tục truy kích.

Đến bốn giờ chiều, đoàn quân Tây Sơn đã bao vây tàn binh Việt Nam trong thành Pleiku. Không còn cách nào khác, Nguyễn Huỳnh Đức sai đem tù binh vừa bắt được ban sáng làm con tin hòng buộc nhà Tây Sơn mở một con đường để đào thoát. Nhưng hỡi ơi, lúc này nhà ngục đã trống không, những người Ê Đê đã được cứu thoát tự bao giờ. Rõ ràng Đặng Văn Phi nhà Tây Sơn đã đoán biết trước và sai người âm thầm đột nhập, giải thoát tù binh ngay khi loạt tên lửa đầu tiên được phóng đi.

Cuối cùng, Nguyễn Huỳnh Đức cùng tàn quân gần một vạn người còn lại phải buông vũ khí đầu hàng. Vậy là trận chạm trán đầu tiên trong cuộc tranh phong sau năm năm hoà bình giữa hai thế lực đã kết thúc. Nhà Tây Sơn đã thắng lợi hoàn toàn dù có quân số ít hơn, lại thu được gần hai trăm khẩu đại bác còn nguyên vẹn.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện