Phần 04 - Chương 02: Cục Dự trữ Liên bang thời chiến dưới sự thao túng của Benjamin Strong

2. Cục Dự trữ Liên bang thời chiến dưới sự thao túng của Benjamin Strong

Benjamin Strong bắt đầu gây được sự chú ý của công chúng là vào năm 1904, khi ông trở thành Quyền Chủ tịch của Ngân hàng Trust. Khi đó, Davison – một nhân vật thân tín của Morgan – đang lo lắng trước việc các công ty uỷ thác ngày càng lớn mạnh. Phạm vi nghiệp vụ của những công ty uỷ thác này còn rộng hơn các ngân hàng thương mại và bị chính phủ trói buộc ít hơn, vì vậy có thể thu hút tài chính với mức lợi nhuận cao hơn. Để đối phó với sự cạnh tranh mới này, sau khi được sự đồng ý của Morgan, vào năm 1903, Davison cũng đã can dự vào việc mua bán uỷ thác, và Strong trở thành người thực thi cụ thể của Davison. Trong cơn khủng hoảng năm 1907, uỷ thác ngân hàng còn có thêm các hành động cứu vãn cơ cấu tài chính khác, và nhờ vậy mà danh tiếng của Strong nổi như cồn.

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thành lập năm 1913, Davis và Paul Warburg tìm đến Strong để tiến hành một cuộc đàm phán với hi vọng Strong sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch Ngân hàng New York thuộc Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ. Và Strong đã vui vẻ đồng ý. Từ đây, Strong trở thành nhân vật chính yếu trong hệ thống dự trữ liên bang Mỹ.

Strong nhanh chóng thích ứng với vai trò mới. Ông ta đã thành lập một diễn đàn, tiến hành họp định kỳ để thương thảo về các quy tắc hành động của Cục Dự trữ Liên bang trong thời kỳ chiến tranh. Với những thủ đoạn vô cùng khéo léo Strong đã thao túng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang, đồng thời tập trung quyền lực phân tán từ các ngân hàng của 12 khu vực trực thuộc Cục Dự trữ Liên bang về tay Ngân hàng New York. Bề ngoài, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho phép Ngân hàng Dự trữ Liên bang ở 12 khu vực trên toàn nước Mỹ được quyền căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương mà đặt ra chính sách về tỉ lệ chiết khấu của mỗi nơi cũng như cầm cố ngân phiếu thương nghiệp, hay nói cách khác, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ của các bang sẽ có quyền quyết định loại ngân phiếu thương nghiệp nào có thể được cầm cố với mức chiết khấu ra sao. Đến năm 1917, có ít nhất 13 loại quy tắc cầm cố ngân phiếu thương nghiệp khác nhau đã được lập nên(7).

Thế nhưng, do chiến tranh, số công trái được dùng làm ngân phiếu cầm cố của Ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trên thực tế không ngừng tăng nhanh, do vậy mà hạn mức công trái đã vượt xa rất nhiều so với tổng số ngân phiếu thương nghiệp khác, chẳng mấy chốc đã khiến cho chính sách cầm cố ngân phiếu của các ngân hàng khu vực khác thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trở nên vô hiệu.

Dưới sự khống chế của Trong, “thao tác thị trường công khai” đã xem công trái là ngân phiếu cầm cố chủ yếu và duy nhất, từ đó toàn bộ hệ thống Cục dự trữ 1 lên bang Mỹ bị thao túng một cách nhanh chóng.

Do việc phát hành các khoản cho vay quy mô lớn để trợ giúp tài chính cho cuộc chiến châu Âu nên lưu lượng tiền tệ Mỹ giảm đi ghê gớm, uy lực của Ngân hàng Trung ương bắt đầu được hiện rõ. Chính phủ Mỹ bắt đầu tăng thêm lượng công trái khổng lồ, còn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thì cũng tiếp nhận với khối lượng đáng kinh ngạc. Chi phiếu Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Note) với hạn ngạch lớn ồ ạt hoà vào đòng chảy tiền tệ chẳng khác nào nước lũ vỡ đê, bổ xung cho sự thiếu hụt tiền tệ do các khoản cho vay chiến tranh mà châu Âu gây nên. Cái giá phải trả là sự tăng lên theo chiều thẳng đứng của các khoản công trái Mỹ, kết quả là chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang đi vào hoạt động (từ năm 1916 đến 1920), số công trái của Mỹ đã tăng bột phát gấp 25 lần, từ 1 tỉ đô-la Mỹ lên đến 25 tỉ đô-la Mỹ(8). Tất cả số công trái hiện có của Mỹ đều dựa trên những khoản thuế chưa nộp của người dân Mỹ để thế chấp.

Kết quả là trong chiến tranh, các nhà tài phiệt ngân hàng kiếm được một khoản tiền khổng lồ trong khi người dân lại mất tiền, mất sức, thậm chí là cả máu.

----

Chú thích:

(7) Glyn Davis. Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press 2002, Chương 9.

(8) Glyn Davis. Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press 2002, tr. 506.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện