Phần 04 - Chương 07: Âm mưu năm 1927 của Ngân hàng quốc tế

7. Âm mưu năm 1927 của Ngân hàng quốc tế

Nhờ vào sự ủng hộ của công ty Morgan và Kuhn Loeb, Benjamin Strong nghiễm nhiên ngồi vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang. Và cùng với Montagu Norman – Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Anh, ông đã mưu tính nhiều sự kiện quan trọng trong nền công nghiệp tài chính Anglo-Saxion, trong đó bao gồm cả cuộc đại suy thoái trên phạm vi thế giới năm 1929.

Bố và ông ngoại của Norman đều từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Anh – một điều thật đặc biệt trong lịch sử nước này.

Trong cuốn sách “Chính phủ tài chính”, Johnson đã viết rằng: “Với tư cách là một người bạn thân thiết, Strong thường cùng Norman đi nghỉ mát ở miền Nam nước Pháp. Từ năm 1925 đến năm 1928, trong chính sách nới lỏng tiền tệ của New York thì giữa Strong và Norman đã có một thoả thuận ngầm nhằm khiến cho mức lãi suất của New York thấp hơn mức lãi suất của London. Nhờ vào mối hợp tác quốc tế này, Strong có ý muốn áp chế mức lãi suất của New York, mãi cho đến khi xảy ra hậu quả không thể vãn hồi mới thôi.

Chính sách nới lỏng tiền tệ của New York đã khích lệ sự phồn vinh trong những năm 20 của nước Mỹ, dẫn đến phong trào dân chúng đầu cơ một cách điên cuồng(22).

Liên quan đến hiệp định bí mật này, vào năm 1928, dưới sự chỉ đạo của nghị sĩ Louis McFadden, House Stabilization Hearing đã tiến hành một cuộc điều tra, và kết luận được đưa ra là: Bằng việc thao túng dòng lưu thông của vàng, Ngân hàng Quốc tế đã tạo nên sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu Mỹ.

Nghị sĩ McFadden: Thưa ông, điều gì đã tác động đến quyết định cuối cùng của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (chỉ chính sách hạ lãi suất vào mùa hè năm 1927)?

Miller (Chủ tịch Cục Dự trữ): Ngài đã hỏi một vấn đề mà tôi không thể trả lời.

McFadden: Nói cách khác, điều tôi quan tâm là: do đâu mà có quyết định hạ lãi suất mùa hè năm ngoái, thưa ông?

Miller: Ba ngân hàng Trung ương châu Âu lớn nhất đã phái đại diện của họ đến đất nước này. Họ là Norman – Chủ tịch Ngân hàng Anh, tiến sĩ Hjalmar Schacht – Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức và Giáo sư Rist của Ngân hàng Pháp. Những vị này đã họp bàn cùng với người của ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Khoảng sau một vài tuần, họ đã xuất hiện hơn nửa ngày ở Washington. Tối hôm đó, họ đến Washington DC, hôm sau họ được các vị chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đón tiếp, chiều lại thì họ đã trở về New York.

McFadden: Các vị chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đều có mặt tại buổi tiệc trưa chứ, thưa ông?

Miller: ồ, đúng. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ còn cố ý sắp xếp cho mọi người tụ tập cùng nhau.

McFadden: Đó là một hoạt động có tính chất xã giao, hay là một cuộc thảo luận nghiêm túc, thưa ông!

Miller: Tôi cảm thấy đó là một kiểu hoạt động xã giao. Trước bữa tiệc trưa, tôi đã trò chuyện rất lâu với tiến sĩ Hjalmar Schacht, và cũng hàn huyên với cả giáo sư Rist. Sau bữa tiệc, tôi đã cùng với ngài Norman và Strong New York (Strong là Chủ tịch Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York) tán gẫu một lúc lâu.

McFadden: Vậy đó có phải là một cuộc hội nghị chủ lịch (Cục Dự trữ Liên bang) chính thức không?

Miller: Không phải.

Ông Beedy: Những sự hiểu biết và việc bỏ qua này rõ ràng không được ghi lại chính thức phải không, thưa ông?

Miller: Không có. Sau này uỷ ban Chính sách Thị trường mở đã tổ chức một hội nghị, và một số biện pháp đã được định ra như vậy.

Tôi nhớ rằng theo kế hoạch này, chỉ trong vòng 8 tháng, số ngân phiếu định mức khoảng 80 triệu đô-la Mỹ đã được Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York mua vào (phát hành tiền cơ bản).

McFadden: Việc thay đổi một chính sách như vậy đã trực tiếp dẫn đến trạng thái không bình thường của hệ thống tài chính ở đất nước này (phong trào đầu cơ thị trường cổ phiếu năm 1927 – 1929). Theo tôi thấy, một quyết sách trọng đại như vậy cần phải có sự ghi chép chính thức ở Washington.

Miller: Tôi đồng ý với các quan điểm của ông.

Nghị sĩ Strong: Sự thật là họ đã đến đây, đã tổ chức hội nghị bí mật, ăn uống tiệc tùng, bàn luận viển vông, cuối cùng đã để cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hạ thấp tỉ lệ chiết khấu, rồi sau đó, họ đã đem vàng của chúng ta di mất.

Ông Stege: Chính sách này đã giúp châu Âu ổn định tiền tệ nhưng đã làm dào lộn vị thế của đồng đô-la Mỹ, dúng vậy không thưa ông?

Miller: Đúng vậy, chính sách này chính là để đạt được mục đích đó(23)

Trên thực tế, Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York hoàn toàn nắm bắt được toàn bộ hoạt động của Cục này. Cuộc họp bao gồm 7 vị chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở Washington chỉ là hình thức, còn hội nghị bí mật thực chất đã được các nhà tài phiệt ngân hàng của châu Âu và ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York tiến hành cả tuần lễ. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ diễn ra ở Washington chưa đến một ngày, lại chỉ là hoạt động mang tính xã giao, vì thế lượng vàng trị giá 500 triệu đô-la Mỹ có được từ quyết sách của hội nghị bí mật New York đã chảy về châu Âu. Một quyết sách quan trọng như vậy mà lại hoàn toàn không được ghi chép trong bất cứ văn bản nào của Washington, từ đó có thể thấy địa vị thực tế của Hội đồng quản trị 7 người này.

----

Chú thích:

(22) Brian Johnson, Đời sống chính trị của tiền bạc (The Politics of Money) – New York: McGraw Hill 1970, tr. 63.

(23) Các phiên toà 1928.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện