Phần 04 - Chương 08: Chích nổ bong bóng năm 1929: Lại mộl hành động “xén lông cừu”

8. Chích nổ bong bóng năm 1929: Lại mộl hành động “xén lông cừu”

Từ năm 1929 đến năm 1933, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã siết chặt 1/3 lượng lưu thông tiền tệ nhằm tạo ra một cuộc đại suy thoái.

Milton Friedman.

Sau hội nghị bí mật, Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang New York lập tức bắt tay vào hành động, giảm lãi suất từ 4% xuống 3,5%. Chỉ trong năm 1933, họ đã phát hành thêm 60 tỉ đô-la cho các ngân hàng thành viên. Các ngân hàng này dùng phiếu của mình làm thế chấp. Nếu được hoán đổi sang vàng thì khoản tiền này sẽ nhiều gấp 6 lần tổng lượng vàng lưu thông trên toàn thế giới lúc bấy giờ!

Lượng đô-la phát hành thông qua phương thức này cao gấp 33 lần so với lượng tiền được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tung ra trước đó! Điều khiến người ta kinh ngạc hơn là, năm 1929, ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ New York lại phát hành thêm 58 tỉ đô-la cho các ngân hàng thành viên vay(24)!

Thị trường cổ phiếu New York thời đó cho phép các nhà đầu tư mua vào lượng cổ phiếu bằng 1% vốn, nếu có nhu cầu, họ có thể vay thêm của ngân hàng. Trong khi đang nôn nóng khó chịu thì các ngân hàng nắm giữ tín dụng hạn ngạch lớn lại gặp được nhà đầu tư đói khát tham lam. Quả là chẳng khác gì cảnh “buồn ngủ gặp chiếu manh”.

Ngân hàng có thể vay tiền từ Cục Dự trữ Liên bang với mức lãi suất khoảng 5% và cho các nhà đầu tư chứng khoán vay lại với lãi suất 12%. Như vậy, họ có thể hưởng mức chênh lệch lãi suất 7% một cách ngon lành.

Lúc này, thị trường cổ phiếu New York có muốn không tăng giá cũng không thể được. Người dân Mỹ lúc này bị kích động đem hết mọi của cải tích luỹ có được để “đầu tư” vào thị trường cổ phiếu.

Thậm chí ngay cả các chính trị gia ở Washington cũng bị các trùm tài chính phố Wall kích động. Trong một buổi nói chuyện chính thức, Melo – Bộ trưởng tài chính – đã đảm bảo rằng, thị trường cổ phiếu vẫn chưa quá cao. Tổng thống Coolidge cũng xác nhận rằng, việc mua cổ phiếu lúc này vẫn đang rất tốt.

Tháng 3 năm 1928, khi trả lời chất vấn tại thượng nghị viện về mức lãi suất cho vay đối với các nhà đầu tư chứng khoán, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã trả lời rằng: “Không thể nói chính xác các khoản vay của nhà đầu tư chứng khoán có quá cao hay không, nhưng tôi chắc chắn họ là những người an toàn và bảo thủ”.

Ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu loại bỏ chính sách buông lỏng tiền tệ được thực hiện từ năm 1927, ngày 6 tháng 2 năm 1929, Norman – Chủ tịch Ngân hàng Anh đã bí mật đến Mỹ. Các nhà ngân hàng Anh chừng như đã thực hiện xong mọi công tác chuẩn bị cho một sự kiện lớn, và thời cơ để phía Mỹ ra tay cũng đã đến.

Tháng 3 năm 1929, tại đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng quốc tế, Paul Warburg – bậc thầy tài chính của Mỹ – đã cảnh báo rằng: “Nếu như sự tham lam không kiểm soát này vẫn tiếp tục thì nguy cơ khủng hoảng nổ ra không chỉ đánh vào bản thân các nhà đầu tư, mà còn khiến cho cả nước Mỹ rơi vào thảm hoạ suy thoái”(25).

Paul vốn là người luôn giữ được thái độ trầm tĩnh trong suốt những năm tháng mà “sự tham lam không được kiểm soát, ngự trị” và bây giờ lại đột ngột nhảy ra cảnh báo nguy cơ khủng hoảng. Tờ New York Times lập tức cho đăng bài phát biểu của Paul, và trong tích tắc, bài báo đã gây nên một cơn khủng hoảng trên thị trường tài chính.

Ngày 20 tháng 4 năm 1929, giới tài phiệt ngân hàng ra phán quyết “khai tử” đối với thị trường cổ phiếu. Tờ New York Times ngày hôm đó đã phát đi một thông tin quan trọng:

----

Chú thích:

(24) Hồ sơ Quốc hội, 1932.

(25) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 12.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện