Phần 05 - Chương 06: Đức quốc xã dưới sự ủng hộ tài chính của phố Wall

Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Nước Đức đã hoàn toàn thoát khỏi nạn lạm phát tiền tệ siêu cấp năm 1923 và bắt đầu công cuộc khôi phục nền kinh tế với tốc độ nhanh chóng. Tuy đang phải gánh chịu các khoản chiến phí khổng lồ nhưng Đức đã trang bị cho mình một đội quân hùng mạnh nhất châu Âu với tốc độ kinh hồn. Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức đã phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, nghĩa là họ chỉ mất sáu năm để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này!

Trong khi đó, cường quốc số một thế giới là Mỹ vẫn đang ngụp lặn trong cuộc đại khủng hoảng năm 1929. Mãi đến năm 1941, khi Mỹ trực tiếp tham chiến, tình hình kinh tế của nước này mới được khôi phục một cách cơ bản.

Nếu không có nguồn tài chính khổng lồ hỗ trợ từ bên ngoài thì việc Đức khôi phục lại hoàn toàn nền kinh tế và chuẩn bị chiến tranh quy mô lớn chỉ trong thời gian ngắn ngủi 6 năm quả là điều không tưởng. Như vậy, thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hitler, giới tài phiệt phố Wall muốn phát động một cuộc chiến tranh với quy mô lớn. Quả là khó có cách giải thích nào hợp lý hơn.

Ngay từ rất sớm, khi lạm phát tiền tệ siêu cấp của Đức vừa mới bình lặng trở lại vào năm 1924, các nhà tài phiệt phố Wall đã bắt đầu lên kế hoạch giúp Đức chỉnh quân chuẩn bị chiến tranh. Kế hoạch Dawes năm 1924 và kế hoạch Young năm 1929 đều được hoạch định cho mục đích này. Có thể nói, kế hoạch Dawes phù hợp hoàn toàn với kế hoạch của các nhà kinh tế – quân sự thuộc Bộ Tham mưu Đức(22).

Owen Young – Tổng giám đốc Công ty General Electric, thuộc tập đoàn Morgan, là nhà tài trợ chính của Công ty Đầu tư Liên hợp châu Âu do Roosevelt sáng lập. Cũng chính Owen Young đã sáng lập nên Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank of International Settlement) để điều phối các mối quan hệ hợp tác giữa các nhà ngân hàng quốc tế. Đúng như Caroll Quigley – nhà sử học nổi tiếng đồng thời là ân sư của Clinton ở Đại học George – đã chỉ ra rằng: “Ngân hàng thanh toán quốc tế đang tạo ra một hệ thống tài chính để khung chế thế giới, một tổ chức bị một nhóm người khống chế, có thể chi phối cả chính trị và kinh tế thế giới(23).

Từ năm 1924 đến năm 1931, thông qua hai kế hoạch này phố Wall đã cung cấp cho Đức khoản vay tổng cộng 138 tỉ mác Đức, trong khi tổng số tiền bồi thường chiến tranh của Đức trong thời kỳ này chỉ là 86 tỉ mác. Trên thực tế Đức đã có được một khoản hỗ trợ tài chính khổng lồ trị giá 52 tỉ mác từ Mỹ, nhờ đó mà nền công nghiệp quân sự của Đức đã phát triển với tộc độ chưa từng thấy. Ngay từ năm 1919, thủ tướng Anh Loyd George đã dự báo rằng, những khoản bồi thường khổng lồ mà Đức khó có thể chịu đựng được theo hiệp ước hoà bình Versaille sẽ khiến người Đức hoặc là quỵt nợ hoặc là phải phát động chiến tranh. Và thật đáng tiếc, Đức đã chọn cả hai cách thức này.

Chứng kiến việc các nhà máy quân sự hiện đại của Đức đang mọc lên như nấm sau mưa, trong khi các phân xưởng sản xuất của Mỹ lại đang oằn lưng vì thương tích trong cơn đại suy thoái, nghị sĩ Mỹ McFadden đã cay đắng chỉ trích các ngân hàng phố Wall và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – những kẻ chủ mưu trong việc đem tiền nộp thuế của người dân Mỹ đi tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của Đức:

“Thưa Ngài chủ tịch, nếu bán vũ khí cho quân đội Nhật sử dụng ở vùng Mãn Châu (đông bắc Trung Quốc) hoặc những nơi khác, công ty Nobel của Đức có thể dùng đô-la Mỹ để kết toán các chi phiếu bán hàng, sau đó công khai giải ngân tại thị trường New York. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ giúp họ giải ngân đồng thời dùng chúng làm thế chấp để phát hành tiền giấy đô-la Mỹ mới. Trên thực tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang giúp cho công ty này của Đức đẩy được hàng tồn kho vào hệ thống ngân hàng của Mỹ. Việc đã rõ ràng như vậy, tại sao chúng ta còn phải cứ đại diện đến Genève để tham gia hội nghị giải trừ quân bị? Không phải là uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang khiến cho chính phủ nước ta hoàn trả thay cho phía Nhật Bản những khoản nợ lừ công ty vũ khí Đức hay sao?”(24).

Ngoài việc cung cấp những khoản tài chính ngắn hạn lãi suất thấp đối với nền công nghiệp quân sự của Đức và Nhật trên thị trường hối phiếu thương mại New York, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ còn đem nguồn vàng dự trữ của Mỹ trực tiếp vận chuyển sang Đức.

Một lượng tiền khổng lồ vốn thuộc về người gửi trong ngân hàng Mỹ được chuyển đến Đức mà chẳng có bất cứ một thế chấp nào. Uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ chỉ dựa vào mỗi hối phiếu thương mại của người Đức để phát hành tiền tệ của Mỹ. Nguồn tiền trị giá mấy chục tỉ đô-la Mỹ được bơm vào nền kinh tế Đức, và quá trình này đến ngày nay vẫn còn được tiếp tục. Hối phiếu thương mại giá rẻ của Đức được định giá và kéo dài thời hạn ở New York, và thứ bị đem ra thế chấp chính là uy tín của chính phủ Mỹ, còn thứ được đem ra để chi trả chính là người dân Mỹ. Ngày 27 tháng 4 năm 1932, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã chuyển đi một khối lượng vàng vốn thuộc về nhân dân Mỹ trị giá đến 750 nghìn đô-la Mỹ sang Đức. Sau một tuần, một khối ượng vàng khác trị giá 300 nghìn đô-la Mỹ cũng được vận chuyển sang Đức theo cách tương tự. Chỉ trong vòng 5 tháng, tổng lượng vàng mà uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vận chuyển sang Đức đã đạt mức 12 triệu đô-la Mỹ. Hầu như mỗi tuần đều có một chuyến tàu chở vàng từ Mỹ cập cảng nước Đức. Thưa ngài chủ tịch, tôi tin rằng người gửi tiết kiệm của ngân hàng Mỹ có quyền được biết Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã dùng tiền của họ vào việc gì(25).

Ngoài nguồn. giúp đỡ tài chính khổng lồ của phố Wall, cuộc cải cách chế độ tài chính của Adolf Hitler cũng đã có tác động tương đối lớn. Một trong những điểm quan trọng nhất chính là việc thu hồi quyền phát hành tiền tệ từ tay ngân hàng Trung ương tư nhân Đức. Sau khi thoát khỏi chương trình hiệu suất thấp chi phí cao do phải lấy công trái làm thế chấp để có thể phát hành tiền tệ, nền kinh tế của Đức đã tăng trưởng với tốc độ tên lửa, tỉ lệ thất nghiệp của Đức trong năm 1933 là 30%, nhưng đến năm 1938 nước này lại thiếu lao động trầm trọng.

Sự giúp đỡ lớn trên các mặt kỹ thuật và tài chính của các công ty Mỹ đối với Đức đã không còn là bí mật, và nó được các nhà sử học sau này giải thích là những sự việc “ngoài ý muốn“ hoặc “hành vi với tầm nhìn hạn hẹp”. Chính những việc mang tính “tầm nhìn hạn hẹp ngoài ý muốn” này đã giúp cho năng lực sản xuất của nền công nghiệp quân sự Đức phát triển lên một tầm cao mới.

Năm 1934, năng lực sản xuất dầu mỏ của Đức là 300 nghìn tấn dầu thô và 80 tấn xăng tổng hợp (than đá quy đổi bang dầu), phần lợi nhuận hoàn toàn dựa vào nhập khẩu. Ngay sau khi công ty dầu khí tiêu chuẩn Mỹ chuyển quyền khí hoá dầu cho Đức, đến năm 1944, nước Đức đã sản xuất được 5,5 triệu tấn xăng tổng hợp và 1 triệu tấn dầu thô.

Cho dù Bộ kế hoạch quân sự Đức yêu cầu các xí nghiệp công nghiệp lắp đặt các thiết bị sản xuất hiện đại hoá để tiến hành sản xuất quy mô lớn, nhưng các chuyên gia kinh tế quân sự và các xí nghiệp công nghiệp của Đức hoàn toàn không thể hiểu được ý nghĩa của việc này. Mãi đến khi hai nhà máy sản xuất xe hơi chủ yếu của Mỹ xây dựng nhà máy ở Đức để tiến vào thị trường châu Âu thì mọi người mới hiểu ra căn nguyên của vấn đề. Các chuyên gia của Đức được cử sang Detroit để học tập kỹ thuật chuyên môn của mô hình sản xuất kiểu mẫu. Các kỹ sư Đức không chỉ được tham quan các nhà máy chế tạo máy bay, mà còn được cho phép quan sát các thiết bị quân sự quan trọng khác, từ đó họ đã học được rất nhiều kỹ thuật, và cuối cùng dùng chính những kỹ thuật này để đối phó với Mỹ(26).

Trong số các công ty giữ mối quan hệ hợp tác mật thiết với hệ thống sản xuất công nghiệp quân sự Đức có General Motor, hãng xe hơi Ford, hãng General Electric, Dupont Corporation. Tất cả các công ty này đều thuộc sự chi phối của Ngân hàng Morgan, Ngân hàng Rockefeller hoặc Ngân hàng Mahattan của Warburg.

-----

Chú thích:

(22) Lời khai trước Thượng nghị viện Hoa Kỳ, Uỷ ban các vụ việc quân đội, 1946.

(23) Carrol Quigley, Bi kịch và hy vọng (Tragedy & Hope) – Macmillan, 1966, tr. 308.

(24) Tài liệu lưu trữ của Quốc hội, 1932, tr. 1259-96.

(25) Tài liệu lưu trữ của Quốc hội, 1932, tr. 1259-96.

(26) Antony C. Sullon, phố Wall và F.D. Roosevelt (Wall Street and F.D. Roosevelt) -Arlington House Publishers 1975- Chương 1.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện