Phần 05 - Chương 07: Chiến tranh đắt đỏ và tiền tệ giá rẻ

Churchill từng có một câu danh ngôn như thế này: “Việc phát động chiến tranh còn khó khăn hơn rất nhiều so với kết thúc chiến tranh”.

Thoạt nghe thì câu nói này có vẻ bất hợp lý, nhưng nếu suy nghĩ thấu đáo, chúng ta mới thấy hết được chân lý của nó. Để kết thúc một cuộc chiến, thường chỉ cần đại biểu của chính phủ hai bên giao chiến ngồi lại thương thảo với nhau về điều kiện kết thúc cuộc xung đột.

Chuyện thua thiệt hay giành phần hơn cho từng bên sẽ được bàn thảo kỹ lưỡng và chẳng có giao dịch nào mà lại đàm phán không thành.

Nhưng, việc phát động chiến tranh thì quả là điều khó hơn nhiều, và việc thu hút sự thừa nhận của cả xã hội trong một xã hội dân chủ là một việc hao tâm tổn trí. Điều này đã khiến cho các nhà ngân hàng quốc tế điên đầu.

Đúng như Merton đã nói, “trong mắt của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, không có chiến tranh và hoà bình, không có khẩu hiệu và tuyên ngôn, cũng không có hy sinh hoặc danh dự. Họ xem thường tất cả những thứ đang làm mê hoặc đôi mất của người đời này”.

Napoleon – người đã nhìn thấu bản chất của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế – cũng đã từng nhận xét một cách sắc bén rằng: “Tiền không có tổ quốc. Các nhả tài chính không biết thế nào là lòng ái quốc và sự cao thượng. Mục đích duy nhất của họ chính là thu lợi”.

Sau khi đã trải qua cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và cuộc đại khủng hoảng năm 1929, mặc dù thẳng tay nhưng người dân Mỹ không hề dễ dàng bị mắc lừa lần nữa.

Chẳng ai muốn con cái mình trở thành bia đỡ đạn cho các nhà tài phiệt ngân hàng ở chiến trường châu Âu. Khẩu cả nước dấy lên làn sóng “cô lập chủ nghĩa“ khiến các nhà tài phiệt ngân hàng bực bội.

Năm 1935, uỷ ban đặc biệt do nghị sĩ Gerald Nye lãnh đạo đã công bố một bản báo cáo dày hơn 1.400 trang. Trong bản báo cáo này, các chi tiết bí mật liên quan đến việc tham chiến của Mỹ đã được tiết lộ. Bản báo cáo cũng liệt kê âm mưu và các hành vi phi pháp của các nhà ngân hàng cũng như các công ty vũ khí của Mỹ trong quá trình tham chiến.

Sự đổ bể của hàng loạt vụ bê bối trong đợt sụt giá cổ phiếu năm 1929 ở phố Wall được phơi bày qua cuộc điều trần đối với Morgan không lâu trước đó đã khiến cho làn sóng phản chiến ở Mỹ dâng cao mãnh liệt. Lúc này, cuốn sách “Đường đến chiến tranh” của Miris càng kích thích sự tranh luận kịch liệt của dân chúng đối với vấn đề tham chiến. Trong tình hình như vậy, từ năm 1935 đến năm 1937, Mỹ đã thông qua ba dự luật trung lập, nghiêm cấm nước Mỹ tham gia vào guồng máy chiến tranh.

Về phương diện kinh tế trong nước, bộ máy chính phủ mới của Roosevelt đã bắt đầu vận hành được hơn 5 năm, nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thấy khởi sắc, tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao đến 17%. Đến năm 1938, nước Mỹ lại một lần nữa rơi vào cuộc suy thoái nghiêm trọng.

Các nhà tài phiệt ngân hàng và Roosevelt đều cho rằng, chỉ có chính sách thâm hụt tài chính siêu cấp do Keynes đã đề xướng với việc thả sức phát hành tiền tệ giá rẻ mới có thể cứu vãn được tình hình kinh tế lúc này. Và một cuộc chiến tranh trên quy mô lớn mới là tác nhân giúp các nhà ngân hàng có thể đạt được điều họ muốn.

Sau khi chế độ bản vị vàng bị phá bỏ vào năm 1933, mọi trở ngại trên con đường dẫn đến chiến tranh đã được tháo bỏ, mọi thứ đã được chuẩn bị chu đáo, chỉ còn thiếu cái cớ để thổi bùng cuộc chiến nữa mà thôi.

Charles C. Tansill – nhà sử học của Đại học George – đã cho rằng, đối với Nhật Bản, cuộc chiến tranh đã được hoạch định xong trước khi Roosevelt thượng đài vào năm 1933. Năm 1932, hải quân Mỹ đã xác nhận việc có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho hạm đội Thái Bình Dương nếu phát động tập kích bất ngờ trong vòng 96 km từ Trân Châu Cảng. Bộ phận tình báo Mỹ đã phá được mật mã của phía Nhật Bản vào tháng 8 năm 1940, đồng thời có thể giải mã được những bức điện báo của Nhật Bản trước đó. Máy phá mật mã do Mỹ chế tạo được chuyển giao đến các nơi trên thế giới, duy nhất đã bỏ sót Trân Châu Cảng, cơ sở hải quân lớn nhất của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương. Rất nhiều nhà sử học đều tin rằng, trước khi sự việc xảy ra thì Roosevelt đã biết được hải quân Nhật Bản sắp tấn công Trân Châu Cảng.

Ngày 13 tháng 1 năm 1943, tại Casablanca, Roosevelt và Churchill đã phát biểu rằng, Đức cần phải đầu hàng vô điều kiện. Tuyên bố này đã khiến cho nội bộ nước Đức phản đối Adolf Hitler, các thế lực chủ trương giảng hoà với các nước đồng minh được một phen hú vía. Ngay từ đầu tháng 8 năm 1942, Đức đã đề xuất điều kiện giảng hoà với các nước đồng minh và rút lui trước ngày 1 tháng 9 năm 1939 để kết thúc cuộc chiến tranh đại bại này(27).

Nội bộ nước Đức chủ trương lật đổ Adolf Hitler, trong khi lực lượng của chính quyền phát xít đã bắt tay xây dựng kế hoạch chính biến quân sự. Bản tuyên bố của Roosevelt đã châm chọc sự ảnh hưởng của lực lượng phản chiến trong nội bộ nước Đức. Kissinger đã giải thích động cơ của bản tuyên bố Casablanca của Roosevelt như thế này:

Roosevelt đã dựa vào bao nhiêu lý do để viết ra bản tuyên bố này (nước Đức cần phải đầu hàng vô điều kiện). Ông ta lo rằng việc thảo luận điều kiện hoà bình đối với Đức có thể dẫn đến bất đồng ý kiến giữa các nước đồng minh và hy vọng các nước đồng minh trước hết hãy tập trung sức lực để giành thắng lợi trong chiến tranh rồi mới bàn về các vấn đề kế tiếp. Ông ta cũng vội vàng quả quyết rằng, Stalin đã rơi vào bế tắc trong chiến dịch Volgagrad đồng thời nhấn mạnh rằng, Mỹ quyệt đối không được hoà hoãn một cách đơn độc đối với Đức. Nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là Roosevelt cố gắng tránh để những người Đức sau này tuyên bố rằng năm đó nước Đức bị những lời bịp bợp gạ gẫm nên mới đình chiến(28).

Đương nhiên là Kissinger có lý, nhưng sự thực cuộc chiến tranh tàn khốc và cái giá phải trả quá cao đã bị kéo dài đến hơn hai năm, vô số sinh mạng và tài sản đã tan theo khói lửa chiến tranh. Hơn 6 triệu người Do Thái chết trong tay phát xít. Nếu chiến tranh kết thúc vào năm 1943 thì một phần lớn trong số họ có lẽ đã có cơ may còn sống sót. Suy cho cùng, trên bình diện hiệp thương đầu hàng có điều kiện của Đức, các nước đồng minh có thể có quyền trong việc phát ngôn.

Tuy nhiên, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế không thể dễ dàng kết thúc cơ hội tốt đẹp như vậy để phát tài. Ngay khi ngọn lửa chiến tranh tất ngủm vào tháng 8 năm 1945, giá trị công trái Mỹ từ 16 tỉ đô-la Mỹ trong năm 1930 đã tăng vọt lên 269 tỉ đô-la Mỹ năm 1946. Chủ trương thâm hụt tài chính và tiền tệ giá rẻ của Keynes cuối cùng đã được “nghiệm chứng” trong khói lửa của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế lại phát tài thêm một lần nữa trong cuộc chiến tàn khốc này.

-----

Chú thích:

(271 Walter Schellenberg, Hồi ký Schellenberg (The Schellenberg Memoirs) – Andre Deutsch, London, 1956.

(28) Henry Kissinger, Thuật ngoại giao (Diplomacy) – Simon & Schuster, 1995, Chương 16.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện