Phần 06 - Chương 03: Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng thế giới

Có ý kiến cho rằng: “Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là một tổ chức tài chính hết sức ngạo mạn. Sở dĩ như vậy là bởi IMF chưa bao giở đáp ứng dúng được lời kêu gọi của các nước đang phát triển mà IMF đã hết sức giúp đỡ Cũng có người nói: “Các quyết sách của IMF đều bị coi là bí mật và thiếu dân chủ bởi chính “liệu pháp” kinh tế của IMF thường khiến cho vấn đề càng thêm xấu đi. Bởi nó luôn làm mọi diễn biến kinh tế trở nên tồi tệ hơn khi mà từ phát triển kinh tế chậm chạp thành đình trệ kinh tế, và rồi sau đó là một sự suy thoái kinh tế trầm trọng”. Những điều này quả thật không sai! Vì khi còn ở vị trí là nhà kinh tế học hàng đầu của Ngân hàng thế giới từ năm 1996 đến tháng 9 năm 2.000, tôi đã chứng kiến và cùng trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nghiêm trọng nhất trong vòng nửa thế kỷ qua như khủng hoảng tài chính châu Á, khủng hoảng tiền tệ ở châu Mỹ Latin và Nga. Được tận mắt chứng kiến các biện pháp giải quyết của IMF và bộ tài chính Mỹ đối với cuộc khủng hoảng đó, tôi thực sự thấy kinh hãi(15).

Joseph Stiglitz, nhà kinh tế học hàng đầu của Ngân hàng thế giới

Một tuần trước cuộc họp thường niên năm 2.000 của ngân hàng thế giới và IMF, Joseph Stiglitz – nhà kinh tế học hàng đầu của Ngân hàng thế giới – đã có bài phát biểu lên án kịch liệt đối với hai tổ chức tài chính quốc tế lớn nhất này.

Ngay lập tức, ông được James David Wolfensohn – Chủ tịch Ngân hàng thế giới cho nghỉ việc. Thực ra, người quyết định số phận của Joseph E. Stiglitz không phải là James David Wolfensohn mà là Lawrence Summers – Bộ trưởng tài chính Mỹ – người đang nắm giữ 17% cổ phần của ngân hàng thế giới, có quyền bãi miễn, bổ nhiệm và phủ quyết trong Ngân hàng thế giới. Vậy nên, khi không còn cảm tình đối với Joseph E. Stiglitz nữa thì Summers đã ra lệnh “sa thải” Joseph E. Stiglitz chứ không phải là một hình thức ra đi lặng lẽ.

Năm 2001, Joseph E. Stiglitz nhận được giải Nobel kinh tế và cũng từng giữ vị trí cố vấn kinh tế cao cấp của tổng thống Clinton.

Vấn đề không phải xuất phát từ trình độ kinh tế học, mà xuất phát từ “lập trường chính trị ngược dòng” của Joseph E. Stiglitz, khi ông luôn giữ thái độ bất đồng và lên tiếng phản đối với chính sách “toàn cầu hoá” mà các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đang hết sức mong đợi. Sự đánh giá và quan điểm của ông đối với hai tổ chức tài chính quốc tế này hoàn toàn dựa trên một lượng lớn tư liệu quan trọng mà ông không ngờ đến. Bởi việc “tạo nên và lợi dụng những vấn đề này” chính là mục đích của hai tổ chức tài chính này.

Giống như hầu hết những người khác đang làm việc tại Ngân hàng thế giới và IMF, Joseph E. Stiglitz hoàn toàn không tin vào quan điểm của “thuyết âm mưu”, bởi tất cả họ đều không thừa nhận trong công việc của mình có tồn tại bất cứ một “âm mưu” nào. Trên thực tế, nhìn từ cấp độ nghiệp vụ, mọi công việc mà họ đang làm là hoàn toàn có tính khoa học và nghiêm túc, mọi số liệu đều có xuất xứ rõ ràng, mọi tính toán đều được phân tích kỹ càng, mọi vấn đề đều có những hướng giải quyết cụ thể để thành công. Vậy nên, nếu nói trong công việc thường ngày đó đang tồn tại “âm mưu” thì quả thực là điều không thể chấp nhận được, kể cả việc có dùng những phương pháp chứng minh thực tiễn thì cũng chỉ rút ra được kết luận như vậy mà thôi.

Điều này chính là sự “minh bạch” tinh vi nhất trong kế hoạch của các ông trùm! Tất cả các vấn đề từ chi tiết số liệu tới thao tác nghiệp vụ hoàn toàn đều được xử lý hết sức minh bạch và đúng bài bản. Gần như không có kẽ hở nào. Còn “âm mưu“ đích thực chỉ có thể dần dần được nhận ra qua các chính sách thực hiện. Và điển hình lớn nhất của điều này chính là sự khác biệt rõ ràng về hiệu quả chuyển đổi mô hình kinh tế của Ba Lan và Liên Xô.

Jeftrey Sachs – giáo sư Đại học Harvard – đã cùng với Soros và Paul Volcker – những vị cựu chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Anno Ruding – Phó Chủ tịch Ngân hàng Hoa Kỳ để đưa ra “liệu pháp sốc”. Chính Soros đã kết luận về liệu pháp này như sau:

Tôi nhận thấy rằng, chính việc thay đổi về thể chế chính trị sẽ dẫn đến sự cải thiện về kinh tế. Ba Lan chính là một nơi có thể thử nghiệm được. Tôi đã chuẩn bị một loạt biện pháp cải cách kinh tế rộng khắp, bao gồm ba mục tiêu chính: giám sát chặt liền tệ, điều chỉnh cơ cấu và tổ chức lại các khoản nợ. Tôi cho rằng việc hoàn thành cùng lúc ba mục tiêu này sẽ tết hơn nhiều so với việc thực hiện riêng từng cái. Tôi chủ trương cho một kiểu chuyển đổi nợ và cổ phần kinh tế vĩ mô.

Vì thế, trong quá trình thực hiện “liệu pháp sốc“ ở Ba Lan, Bộ tài chính Mỹ và các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã giúp đỡ quốc gia này về mặt tiền bạc, và với sự viện trợ cùng các khoản tiền khổng lồ, liệu pháp này đã đem lại hiệu quả lớn.

Sau thành công ở Ba Lan, liệu pháp này lại được áp dụng cho Liên Xô. Khi “con gấu bắc cực” này bị các “bác sĩ kinh tế” đặt lên bàn mổ phanh thây xẻ ruột xong thì ngay lập tức nguồn “máu” trước đây của Mỹ và các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đột ngột tắc nghẽn, và kết cuộc, chẳng cần nói ta cũng có thể hình dung ra được tình trạng của bệnh nhân. Vì thế mà giáo sư Sachs đã “rống” lên một cách “oan ức” bởi vì rõ ràng thành công của “cuộc phẫu thuật” đã được chứng minh qua trường hợp của Ba Lan trước đó, nhưng đến trường hợp của Liên Xô lại xảy ra sự cố ngoài ý muốn, hậu quả là “chú gấu bắc cực” đi đời nhà ma.

Thực ra, thành công của “liệu pháp sốc” ở Ba Lan chính là một sợi thòng lọng. Một kiểu âm mưu thông qua “cấp độ chính sách” như thế này thì không phải là điều mà Sachs và giáo sư Joseph E. Stiglitz đều có thể lý giải được.

Ngay khi còn trong giai đoạn đầu thiết kế hệ thống Bretton Woods, mục đích của việc thành lập hai tổ chức tài chính này là nhằm xác lập địa vị bá quyền thế giới của đồng đô-la Mỹ. ước mơ xoá bỏ chế độ bản vị vàng của các ông trùm ngân hàng quốc tế được thực hiện trong ba bước. Bước thứ nhất: năm 1933, sau khi Roosevelt xoá bỏ hệ thống bản vị vàng truyền thống thì ở Mỹ, đồng đô-la đã không được quy đổi ra vàng trực tiếp như trước nua. Tuy nhiên, những người ở nước ngoài vẫn có thể đổi đô-la Mỹ trực tiếp ra vàng.

Bước thứ hai: hệ thống Bretton Woods thực hiện việc gắn móc xích giữa đồng đô-la Mỹ với tiền tệ các nước khác thông qua hình thức đổi đô-la Mỹ lấy vàng, và chỉ có các ngân hàng trung ương các nước mới được phép làm như vậy. Và bước thứ ba: xoá bỏ hẳn chế độ đổi đô-la Mỹ lấy vàng nhằm mục đích gạt bỏ vàng ra khỏi hệ thống lưu thông tiền tệ quốc tế, thay vào đó chỉ có một đồng tiền duy nhất được lưu thông, đó chính là đồng đô-la Mỹ.

Sở dĩ đồng đô-la Mỹ được “ưu ái” như vậy chứ không phải là một đồng tiền khác bởi trên thực tế, cả IMF và Ngân hàng thế giới đều đã bị Mỹ kiểm soát. IMF thực ra chỉ là chỗ dựa của người châu Âu được dựng lên để tránh tình trạng mất kiểm soát. Trong khi đó, chính Bộ tài chính Mỹ mới là nơi đưa ra các kế hoạch quan trọng cần phải thảo luận cũng như đặt ra quy định về các điều khoản cần phải đạt được trên 85% phiếu tán thành mới có thể được thực thi. Còn ở Ngân hàng thế giới, người đứng đầu tổ chức này do chính Bộ tài chính Mỹ chỉ định. Vậy nên, trong việc nắm giữ toàn quyền về nhân sự thì tình huống để đạt được mức 85% phiếu thuận là rất hiếm, và nếu có thì cũng chỉ là một hình thức để thuận lợi hơn cho việc nâng cao ý nghĩa của quyết định. Đây chính là trò chơi “thiết kế chính sách” và chỉ giới hạn trong sự chênh lệch giữa hai “lưu trình thao tác”.

Keynes – tổng công trình sư của hệ thống Bretton Woods – còn nghĩ ra một khái niệm hấp dẫn hơn: “quyền rút vốn đặc biệt” (Special Drawing Rights) để làm cơ sở xây dựng nên một tổ chức tiền tệ thế giới trong tương lai. Quyền rút vốn đặc biệt chính là “vàng giấy” đã được nhắc đến nhằm bổ xung cho sự thiếu hụt lượng vàng dự trữ của Mỹ do nhập không bù nổi các khoản chi trong suốt thời gian dài. Có thể xem đây chính là một ý tưởng tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại, bởi người ta sẽ quy định một loại “tiền giấy” nào đó mãi không “mất giá”, có giá trị ngang với vàng thật, nhưng không bao giờ có thể chuyển đổi thành vàng được. Năm 1969, khi cuộc khủng hoảng thanh toán bằng vàng nghiêm trọng xảy ra ở Mỹ, khái niệm này ngay lập tức đã được “tiến cử” nhưng vẫn không thể cứu vãn được tình thế. Tuy nhiên, sau khi hệ thống Bretton Woods bị giải thể thì “quyền rút vốn đặc biệt” cũng được định nghĩa lại. Thế nhưng cho đến nay, hệ thống “tiền tệ thế giới” do Keynes nghĩ ra vào những năm 40 này vẫn chưa thể phát huy được nhiều tác dụng như mong đợi.

Sau khi tổng thống Nixon tuyên bố huỷ bỏ hệ thống vàng và đô-la Mỹ vào năm 1971, sứ mệnh lịch sử của Ngân hàng thế giới và IMF thực sự đã kết thúc. Nhưng ngay lập tức các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã kịp thời tìm ra được một sự vị trí mới cho mình: “giúp đỡ” các quốc gia đang phát triển tiến hành cuộc cách mạng “toàn cầu hoá”.

Trước khi bị sa thải, Joseph E. Stiglitz đã nắm được một lượng lớn văn kiện cơ mật của Ngân hàng thế giới và IMF. Theo những gì ghi trong các văn kiện này, người ta được biết rằng, IMF đã yêu cầu các quốc gia nhận viện trợ khẩn cấp phải ký vào hơn 111 điều khoản bí mật, trong đó bao gồm việc bán các tài sản trọng yếu của nước mình như hệ thống cung cấp nước, điện lực, khí đốt, đường sắt, bưu chính viễn thông, dầu mỏ, ngân hàng, đồng thời nước nhận viện trợ cũng cần phải thực thi những biện pháp kinh tế có tính chất phá hoại cực đoan; mở các tài khoản ngân hàng tại ngân hàng Thuỵ Sĩ cho các chính trị gia của các nước nhận viện trợ và phải bí mật chi cho những chính trị gia này nhiều tỉ đô-la Mỹ để họ chấp nhận các điều khoản của IMF cũng như của Ngân hàng thế giới. Nếu như các chính trị gia của những nước nhận viện trợ này khước từ các điều khoản kia, thì chính những quốc gia đó sẽ không có được những khoản vay khẩn cấp từ thị trường tài chính quốc tế. Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao gần đây các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã nổi giận với Trung Quốc vì nước này đã dám cho các nước thuộc thế giới thứ ba vay nhiều khoản mà không có bất cứ điều kiện kèm theo nào. Làm như vậy, Trung Quốc đã mang lại cho những quốc gia gần như đi vào ngõ cụt đó một sự lựa chọn mới.

Joseph E. Stiglitz cũng tiết lộ rằng, mỗi quốc gia nhận viện trợ đều sẽ phải rơi vào ba tình trạng sau đây:

Thứ nhất: tư hữu hoá tức “hối lộ hoá”. Chỉ cần đồng ý bán rẻ các tài sản quốc hữu, lãnh đạo của các nước nhận viện trợ sẽ nhận được khoản hoa hồng 10%, và toàn bộ số tiền đó sẽ được gửi vào một tài khoản bí mật của ngân hàng Thuỵ Sĩ. Và nếu dùng lời của Joseph E. Stiglitz thì “anh sẽ thấy mắt họ sáng rỡ lên”, bởi đó là một khoản kếch xù hàng mấy tỉ đô-la Mỹ! Năm 1995, sau khi phát hiện ra được vụ hối lộ lớn nhất lịch sử trong quá trình tư hữu hoá Liên bang Nga, Bộ tài chính Mỹ cho rằng việc này đã là tốt lắm rồi, bởi họ muốn Yeltsin trúng cử. Điều duy nhất mà họ quan tâm trong cuộc tổng tuyển cử này là việc Yeltsin phải được trúng cử.

Rõ ràng, Joseph E. Stiglitz hoàn toàn không phải là người vạch trần được âm mưu mà chỉ là một học giả ngay thẳng. Vì thế, trên cương vị là một nhà kinh tế học có lương tri và tin vào chính nghĩa, ông đã “lội ngược dòng” để lên án những ngón đòn đê hèn của Ngân hàng thế giới và Bộ tài chính Mỹ khi chứng kiến nền kinh tế Liên bang Nga bị suy chuyển hết một nửa giá trị vì sự lũng đoạn gây ra, khiến cả nước Nga rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng.

Thứ hai: tự do hoá thị trường vốn. Trên cơ sở lý luận, điều này có nghĩa là dòng vốn được chảy vào và chảy ra một cách tự do. Tuy nhiên, thực tế của hai cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á và Brazil cho thấy rằng, khi dòng vốn tự do chảy vào làm bùng nổ thị trường bất động sản, thị trường cổ phiếu, và cả thị trường hối đoái thì khi xảy ra khủng hoảng, dòng vốn chảy ra cũng rất nhanh và mạnh. Lúc này, lực chảy của nó lớn tới mức khiến cho quỹ dự trữ ngoại tệ của quốc gia lâm nạn bị kiệt quệ trong một thời gian cực ngắn, chỉ vài ngày hoặc thậm chí có khi chỉ vài giờ. Và đó chính là thời cơ để IMF chìa tay ra cứu vớt bầng các biện pháp như thắt chặt vòng quay lưu chuyển tiền tệ, nâng lãi suất tăng vọt lên tới mức hoang đường 30%, 50%, rồi 80%, khiến cho các thị trường bất động sản, chứng khoán… bị suy sụp, khả năng sản xuất công nghiệp bị phá huỷ, mọi nguồn tích luỹ trong nhiều năm của xã hội bị tiêu hao một cách nhanh chóng hơn bao giờ hết.

` Trong khi các quốc gia lâm nạn còn đang trong cảnh dở sống dở chết do bị IMF đẩy đến bước đường này, thì lại cũng chính IMF đề xuất nâng giá biên lên cao đối với các nhu yếu phẩm thường ngày của người dân như thực phẩm, đồ uống và khí đốt.

Lúc này, sự nổi giận của người dân có thể biến thành những cuộc bạo động là điều hoàn toàn có thể hiểu được bởi nó chính là kết quả cuối cùng của động thái này. Năm 1998, tại Indonesia, việc IMF cắt giảm nguồn trợ cấp thực phẩm và nhiên liệu đã gây nên cuộc bạo động với quy mô lớn. Với Bolivia, giá nước tăng cao đã khiến cho người dân thành phố nổi loạn. Còn tại Ecuador, giá khí đốt leo thang đã khuấy động sự rối loạn trong. đời sống xã hội. Tất cả những điều này đều đã được các ông trùm ngân hàng quốc tế tính toán kỹ từ trước. Và nếu dùng thuật ngữ của họ thì điều này được gọi là “náo động xã hội” (Social Unrest). Mà kiểu “náo động xã hội” này có một tác dụng hết sức tốt bởi nhờ nó mà các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế có cơ hội hết bạc từ nguồn tài sản quốc gia của những nước bị náo động do đồng tiền không còn giữ được giá trị.

Ngay khi tiếp nhận viện trợ của Ngân hàng thế giới và IMF do cơn khủng hoảng gây ra, tổng thống dân cử đầu tiên của Ethiopia đã bì ép phải đem khoản tiền viện trợ này gửi vào tài khoản của ông ở Bộ tài chính Mỹ với lãi suất khiêm tốn 4%, trong khi không thể không vay khoản tiền đó với lãi suất 12% từ các ông chủ ngân hàng quốc tế để cứu vãn tình hình quốc gia. Khi được vị tân tổng thống này yêu cầu dùng khoản viện trợ của Ngân hàng thế giới và IMF để cứu vãn tình hình đất nước, Joseph E. Stiglitz đành phải từ chối. Đây chính là một sự tra tấn tàn bạo đối với lương tri loài người. Và lẽ dĩ nhiên là Joseph E. Stiglitz không thể chịu đựng nổi sự dày vò như vậy.

Thứ tư: sách lược xoá đói giảm nghèo – mậu dịch tự do. Trong tình cảnh như vậy, Joseph E. Stiglitz đã ví các điều khoản mậu dịch tự do của WTO như là “chiến tranh thuốc phiện”. Ông thực sự thấy căm phẫn đối với điều khoản “quyền tài sản trí tuệ”. Bởi chính việc dùng “thuế quan” đối với “quyền tài sản trí tuệ” cao như vậy để chi trả cho các loại dược phẩm danh tiếng của các nhà máy sản xuất thuốc ở các quốc gia phương Tây thì chẳng khác nào việc “khiến cho người dân bản địa nguyền rủa họ (các công ty dược phẩm phương Tây) cho đến chết, trong khi vốn dĩ họ vẫn luôn bất chấp sự sống chết của dân chúng”.

Theo quan điểm của Joseph E. Stiglitz thì IMF, Ngân hàng thế giới hay WTO đều là những thương hiệu khác nhau được phủ bên ngoài cho cùng một tổ chức mà thôi. Tuy nhiên, so với những điều khoản hà khắc của WTO đối với việc mở cửa thị trường thì các điều khoản của IMF thậm chí còn cao hơn nhiều(16).

Cuốn Sách “Lời thú tội của một sát thủ kinh tê” (Confessions of an Economic Hit Man) được xuất bản năm 2004 đã góp thêm một lời giải thích xuất sắc cho quan điểm của Joseph E. Stiglitz.

Với sự trải nghiệm thực tế của bản thân, John Perkins – tác giả cuốn sách này – đã miêu tả một cách ấn tượng và tinh tế cuộc chiến tranh tài chính bí mật – cuộc chiến không tuyên mà chiến được các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế tiến hành đối với các quốc gia đang phát triển. Là một người trong cuộc, lác giả đã được NSA, tổ chức gián điệp lớn nhất nước Mỹ (thuộc Cục an ninh quốc gia) tuyển dụng vào cuối thập niên

60. Sau khi trải qua một loạt các bài kiểm tra, John Perkins đã được đánh giá là thích khách kinh tế phù hợp nhất. Để tránh bại lộ, ông đã được vào vai một “học giả kinh tế hàng đầu” của một công ty xây dựng nổi tiếng quốc tế được phái đến các nước trên thế giới làm việc. Tuy nhiên, đó chỉ là bình phong của một “sát thủ kinh tế”. Và trong trường hợp nếu kế hoạch bị bại lộ thì các nước đương sự cũng chỉ có thể quy tội cho sự tham lam của các công ty tư nhân, chứ không ảnh hưởng gì tới mối quan hệ ngoại giao đang có.

Công việc của John Perkins chính là du thuyết các nước đang phát triển chấp nhận đi vay những khoản nợ lớn từ Ngân hàng thế giới, những khoản vay phải cao hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế và ông phải đảm bảo được các khoản nợ này sẽ luôn khiến cho các quốc gia đó không thể hoàn trả được Để cho các chính trị gia đồng ý, hàng tỉ đô-la Mỹ luôn sẵn sàng được chi ra làm tiền hối lộ. Và khi có được những khoản nợ không thể chi trả, Ngân hàng thế giới và các ngân hàng quốc tế đại diện của IMF sẽ tranh nhau xâu xé tài sản của những nước thiếu nợ bằng cách yêu cầu phải nhường lại các tài sản trọng yếu của quốc gia như hệ thống cung cấp nước, khí đốt thiên nhiên, điện lực, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc…

Nếu như công việc của “sát thủ kinh tế” không hiệu quả thì đội “Báo đen” của Cục tình báo trung ương sẽ được cử đi ám sát các lãnh đạo quốc gia. Nếu “Báo đen” cũng thất bại thì cuộc chiến tranh bằng vũ khí quân sự sẽ là giải pháp cuối cùng.

Năm 1971, John Perkins được phái đến Indonesia và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “sát thủ kinh tế” của mình, khiến cho Indonesia mắc nợ trầm trọng. Sau đó, ông lại được cử đến Saudi và đích thân điều khiển kế hoạch “dòng đô-la dầu mỏ chảy ngược về Mỹ” (Recycling of Petrodollar). Tại Saudi, ông đã du thuyết thành công với Kissinger, khiến cho trong tổ chức OPEC xuất hiện sự chia rẽ. Sau đó, ông còn được cử đến các nước như Iran, Panama, Ecuador, Venezuela để làm nhiệm vụ và đều hoàn thành rất xuất sắc.

Nhưng khi xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, chính John Perkins lại cảm thấy vô cùng đau đớn khi hiểu ra rằng, nước Mỹ đang phải hứng chịu sự căm phẫn của người đời mà một trong những nguyên nhân chính là khả năng hoàn thành công việc một cách xuất sắc của những sát thủ kinh tế như ông. Vì lẽ đó, John Perkins đã quyết tâm nói nên sự thật.

Thế nhưng, hầu hết các nhà xuất bản lớn ở New York đều không dám xuất bản cuốn tự truyện của ông bởi chính nội dung quá thật của cuốn sách. Việc John Perkins viết sách nhanh chóng được truyền đến tai “những người trong cuộc”.

Vậy là một công ty nổi tiếng quốc tế đã tuyển dụng ông vào chỉ để “ngồi chơi xơi nước” với mức lương cao ngất. Đổi lại, ông không được phát hành cuốn sách đó. Đây có thể coi như một kiểu hối lộ “hợp pháp”. Nhưng tới năm 2004, sau khi bất chấp nguy hiểm và áp lực xuất bản cuốn sách này, John Perkins vẫn quyết định cho in nó. Và gần như chỉ trong một đêm, “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” đã trở thành cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất nước Mỹ. Sở dĩ ông phải chọn hình thức tiểu thuyết để thể hiện câu chuyện cũng là vì tránh cho nhà xuất bản tránh khỏi tai hoạ khi dám phát hành một cuốn sách với những lời lẽ thẳng thắn đến như vậy(17).

------

Chú thích:

(15) Joseph Stiglitz, Tay trong: Tôi học được gì từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (The Insider: What I Leamed at the World Economic Crisis), The New Republic, 4/2.000.

(16) Greg Palast, IMF và Ngân hàng thế giới gặp nhau tại Washington (IMF and World Bank Meet in Washington) – Bài viết của Greg Palast cho bản tin truyền hình BBC tối thứ Sáu, 27/4/2001.

(17) John Perkins. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (Confessions of an Economic Hit Man) – Berrett-Koehler Publishers, Inc, San Francisco 2004.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện