Chủ Nhật, Thứ Hai.

Mỗi tuần có 7 ngày. Điều này ai cũng biết. Nhưng em có biết ngày trong tuần được đặt tên như thế nào không? Và có khi nào em tự hỏi từ bao giờ người ta lại nghĩ đến việc sắp xếp thời gian thành từng tuần để ngày tháng không còn trôi qua trong quên lãng như thời tiền sử?

Việc 'phát minh' ra các ngày trong tuần không xảy ra ở Ai Cập mà ở một đất nước khác - cũng nóng không kém gì Ai Cập. Ở đó không chỉ có một mà có tới hai con sông là Tigris và Euphrates. Phần quan trọng nhất của nước này nằm ngay giữa hai con sông nên nó còn được gọi là Đồng bằng Lưỡng Hà - Mesopotamia, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "nằm giữa sông". Đồng bằng Lưỡng Hà không phải ở châu Phi mà thuộc châu Á, ở vị trí khá gần với châu Âu, tức là vùng Trung Đông thuộc lãnh phận nước Iraq ngày nay. Hai con sông Tigris và Euphrates hòa lại với nhau cùng chảy vào Vịnh Ba Tư.

Em hãy hình dung một vùng đồng bằng rộng lớn nối hai dòng sông này chảy qua. Một vùng đất của nắng nóng, đầm lầy và những cơn lụt lội bất ngờ. Đâu đó điểm xuyết những ngọn đồi cao mọc lên từ mặt đất. Nhưng nếu đào sâu vào đó ta sẽ nhận ra chúng không phải là đồi núi bình thường. Đầu tiên ta sẽ thấy rất nhiều gạch đá vụn, đào sâu hơn nữa thì sẽ thấy những bức tường chắc chắn và cao lớn. Những ngọn đồi này thực ra là dấu tích của những thành phố xa xưa bị chôn vùi, cũng có đầy đủ đường sá ngang dọc, nhà cửa, cung điện và đền đài. Khác với ở Ai Cập, đền đài ở đây không được xây từ đá mà từ những viên gạch nung. Qua thời gian chúng rạn nứt và vỡ vụn ra, cuối cùng tạo nên những ngọn đồi – đống đổ nát còn lại đến ngày nay.

Thành Babylon ngày xưa bây giờ cũng là một ngọn đồi đứng giữa sa mạc như thế. Babylon từng là thành phố quan trọng nhất trên thế giới thu hút thương gia đến từ khắp nơi để mua bán. Trong khi đó về phía đầu nguồn con sông, ngay dưới chân núi lại có một thành phố khác, gọi là Nineveh - thành phố lớn thứ hai của vùng đất này. Babylon là thủ phủ của dân tộc cùng tên còn Nineveh là thủ phủ của người Assyria.

Khác với Ai Cập, vùng Lưỡng Hà hiếm khi chỉ có một vua cai trị. Đúng ra thì không có một đế chế nào tồn tại lâu dài ở đây. Nhiều bộ tộc và nhiều vua nắm giữ quyền lực ở từng giai đoạn khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là người Sumer, người Babylon và người Assyria.

Đã có một thời gian dài lịch sử ghi nhận người Ai Cập là dân tộc đầu tiên có những thứ tạo nên một nền văn hóa như thành thị và thương gia, quý tộc và vua chúa, đền đài và giáo sĩ, viên chức và nghệ sĩ, văn chương và các nghề kỹ thuật.

Thực ra, về một so phương diện, người Sumer tiến bộ hơn cả người Ai Cập. Nghiên cứu khảo cổ từ các đống đổ nát trên những vùng đồng bằng gần Vịnh Ba Tư cho thấy người Sumer đã biết làm gạch từ đất sét và xây nhà cửa, đền đài từ năm 3100 trước Công nguyên. Trong những đống đổ nát đó người ta còn tìm thấy tàn tích của thành Ur - theo như Kinh Thánh là nơi Abraham sinh ra.

Nhiều lăng mộ cùng được tìm thấy, có cùng niên đại với Kim Tự Tháp của vua Cheops ở Ai Cập. Nếu mộ vua Cheops bị cướp bóc sạch thì những ngôi mộ trong vùng này lại chứa đầy những báu vật đáng kinh ngạc. Trong đó có những món trang sức đội đầu bằng vàng óng ánh, những thứ bình vại cũng bằng vàng dùng để cúng bái, lại có cả mũ giáp và những mũi tên vàng gắn đá quý. Còn có những chiếc đàn hạc lộng lẫy gắn hình đầu trâu trang trí và thật thú vị làm sao, có cả một loại bàn cờ nữa! Các nhà thám hiểm đem nhiều báu vật như thế này về nước Anh trưng bày trong Bảo tàng Quốc gia. Ngoài ra em còn có thể chiêm ngưỡng các món khác ở Đại Học Pennsylvania và Bảo tàng Baghdad ở Iraq.

Người ta còn tìm thấy những con triện hình tròn và những tấm đất sét có khắc chữ trong lăng mộ của người Sumer. Chữ viết trên đó không phải là chữ tượng hình như người Ai Cập mà thuộc loại khác, khó đọc hơn nhiều. Kiểu chữ viết này không có hình vẽ mà chỉ có những nét thẳng, ở cuối là những hình tam giác nhỏ, trông như những cái nêm nhỏ. Kiểu chữ viết này có tên là chữ Tiết hình - cuneiform, nghĩa là có hình cái nêm. Người Lưỡng Hà không viết sách trên những cuộn papyrus. Thay vào đó họ khắc chữ lên những tấm bia đất sét mềm rồi đem nung trong lò. Ngày nay người ta tìm thấy rất nhiều những bia đất sét như vậy, có bia ghi lại những câu chuyện hấp dẫn ly kì như chuyện người hùng Gilgamesh và cuộc chiến đấu chống quái vật và rồng rắn. Có bia lại ghi công đức và chiến tích của những vị vua, ví dụ chuyện xây nên những ngôi đền sống măi với thời gian hay những cuộc chính phạt các nước khác.

Lại có những tấm bia ghi những tính toán buôn bán, nào là hợp đồng, hóa đơn, hàng tồn kho - nhờ đó mà ta biết được là người Sumer, trước cả người Babylon và Assyria đã biết buôn bán rất chuyên nghiệp. Những thương gia thời đó đă biết tính toán mau lẹ và thông hiểu luật pháp kỹ càng.

Một trong những vị vua đầu tiên của người Babylon thống trị cả vùng đất rộng lớn đã để lại một văn bản rất quan trọng. Văn bản này là cuốn sách thật cổ xưa nhất trên thế giới, được gọi là Bộ luật Hammurabi, cùng tên với đức vua. Mặc dù tên của vị vua này nghe như từ truyện cổ tích, bộ luật của ông chẳng có gì là mơ mộng hấp dẫn cả - ngược lại nó rất nghiêm khắc và công bằng. Em nhớ đấy nhé, vua Hammurabi sống vào khoảng năm 1700 trước Công nguyên, tức là cách đây khoảng 3700 năm.

Người Babylon, rồi đến người Assyria là những người sống có kỷ luật và làm việc rất chăm chỉ nhưng họ lại không vẽ nên những bức tranh sinh động như người Ai Cập. Những bức tượng và các tác phẩm nghệ thuật khác của họ chỉ tái hiện hình ảnh đức vua đi săn, hoặc cảnh đức vua thị sát đội tù binh quỳ gối đang bị trói. Lại có cả hình ảnh những kẻ ngoại bang bỏ chạy trước cỗ xe chiến mã hay các chiến binh đang hạ pháo đài. Các vị vua thường có gương mặt lạnh lùng đáng sợ với những lọn tóc đến thả dài và râu ria loăn xoăn. Ngoài ra còn có cảnh đức vua đang làm lễ tế thần, dâng lễ vật cho thần Baal - là thần mặt trời hay thần Ishatar, còn gọi là Astarte, tức là nữ thần mặt trăng.

Người Babylon và người Assyria thờ cúng mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Vào những đêm trời quang mây tanh, họ quan sát và ghi lại tất cả những gì thấy được trên bầu trời. Là những người thông minh nên họ sớm nhận ra sự thay đổi theo quy luật của những vì sao. Họ thấy có những sao chỉ xuất hiện ở các vị trí nhất định trên vòm trời. Rồi họ liên tưởng đến các hình ảnh và đặt tên cho các chòm sao, như ngày nay chúng ta có chòm sao Đại Hùng - có nghĩa là Gấu lớn vậy. Họ cũng đặc biệt để ý tới những vì sao thường "di chuyển" qua lại dưới vòm trời về phía Đại Hùng hay chòm sao Thiên Bình (nghĩa là Cái Cân). Vào thời đó người ta vẫn nghĩ Trái đất là một mặt phẳng, còn bầu trời có hình dạng như một cái chén úp lên mặt đất, mỗi ngày lại lật lên một lần. Chính vì vậy họ cảm thấy kỳ bí vì trong khi hầu hết các sao đứng yên trên trời, một số sao lại có thể di chuyển.

Ngày nay chúng ta biết rằng những vì sao di chuyển thực ra ở gần ta hơn và cùng quay quanh mặt trời, như trái đất của ta vậy. Những vì sao này còn được gọi là hành tinh. Nhưng người Babỵlon và Assyria thời xưa thì chưa biết điều này, nên họ nghĩ ở đầy chắc phải có một phép thuật gì đó. Thế là họ đặt tên cho những vì sao lang thang và quan sát chúng miệt mài, tới lúc họ tin chắc rằng chúng thực ra là những thế lực kỳ bí, có thể làm thay đổi số phận con người. Từ đó họ tin rằng nghiên cứu kỹ trằng sao thì sẽ biết được tương lai. Niềm tin vào các vì sao được gọi là thuật chiêmitinh học, trong tiếng Hy Lạp là astroiogy.

Theo đó, người ta tin rằng có những vì sao (mà đúng ra là hành tinh) mang lại sự may mắn, lại có những hành tinh khác gắn liền với rủi ro, ví dụ Sao Hòa (Mars) tượng trưng cho chiến tranh còn Sao Kim (Venus) thì cho tình yêu. Thời đó người ta biết được năm hành tinh và theo đó đặt tên cho mỗi ngày, cùng với mặt trăng và mặt trời nữa thì đủ bảy ngày trong tuần. Tử đó trở đi thời gian được chia theo tuần có bảy ngày như bây giờ vậy. Trong tiếng Anh thứ bảy là Saturday, theo Satum, nghĩa là Sao Thổ, chủ nhật là Sunday - Sun là mặt trời còn thứ hai Monday là "ngày mặt trăng", theo từ "Moon" có nghĩa là mặt trăng trong tiếng Anh. Các ngày khác thì sau đó đã được đổi tên theo những vị thần. Nhưng trong các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp hay tiếng Ý, hầu như tất cả các ngày trong tuần vẫn còn theo tên của sao như đã có từ thời của người Babylon. Em thấy chuyện đặt tên này có thú vị không, thật kinh ngạc là nó lại bắt nguồn từ thời xa xưa như vậy phải không?

Thời đó con người rất muốn được ở gần hơn với những vì sao, được trông cho rõ chúng vào những đêm trời mù sương. Vậy là người Babylon và người Sumer trước đó nữa xây nên những công trình kỳ lạ, có cái tên cùng kỳ lạ không kém là ziggurat. Đây là những đài chiêm tinh to lớn có nhiều tầng chồng lên nhau, với những bệ dốc chắc chẳn và những bậc thang hẹp. Ngay trên đỉnh thường có một đền thờ mặt trăng hoặc một vì sao nào đó. Thời đó người ta đến từ khắp nơi để nhờ các giáo sĩ tiên đoán tương lai, không quên mang theo rất nhiều đồ cúng bái. Ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy được rất nhiều đài chiêm tinh ziggurat đổ nát còn sót lại trong những đống gạch hoang tàn. Kèm theo đó là những tấm bia kể lại chuyện vua này vua kia đã xây dựng, trùng tu đài chiêm tinh ra sao. Những vị vua xưa nhất ở vùng này sống vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên, còn những vị vua cuối cùng thì khoảng 550 năm trước Công nguyên.

Vùng đất này giữa Mesopotamia và Ai Cập là nơi khới đầu lịch sử nhân loại với những trận giao tranh đẫm máu và những chuyến phiêu lưu táo bạo bởi thương thuyền cùa người Phoenicia. Bạn đọc có thế dùng bàn đồ này để tham kháo khi đọc những chương kế tiếp.

    Nebuchadnezzar là một trong những vị vua cuối cùng của người Babylon, sống vào khoảng 600 năm trước Công nguyên. Vua Nebuchadnezzar nổi tiếng với những chiến tích oai hùng. Ông đã đánh lại người Ai Cập, mang về rất nhiều tù binh để làm nô lệ. Thế nhưng công trình vĩ đại nhất của ông không phải là chiến tranh mà là những kênh đào và bể chứa nước để tưới ruộng, giữ cho đất đai luôn màu mỡ phì nhiêu. Mãi về sau khi các con kênh và bể chứa bị bùn lấp nghẽn lại thì vùng đất này mới trở nên khô cằn, thành một vùng nửa sa mạc bỏ hoang, nửa đồng bằng lầy lội với những đống đổ nát như ngày nay.

Vậy nên mỗi khi chúng ta thở phào nhẹ nhõm vì một tuần sắp qua đi, lại đến chủ nhật, thì ta hãy dành một chốc lát để nghĩ đến những ngọn đồi hoang tàn ở xứ sở xa xôi đó, với những vị vua uy nghiêm râu dài tóc đen. Bây giờ thì em đã biết những ngày trong tuần có từ đâu rồi.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện