"Chỉ cháu là để ý đến khuôn mặt của mình thôi"

Triết gia Chúng ta hãy cùng sắp xếp lại các luận điểm. Đầu tiên, cậu tỏ ra không hài lòng với định nghĩa mà Adler đưa ra "Mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người", phải không nào? Chúng ta tranh luận xoay quanh cảm giác tự ti cũng xuất phát từ đó.

Chàng thanh niên Đúng vậy, đúng là như vậy. Thảo luận về cảm giác tự ti gay gắt quá làm tôi suýt nữa quên. Mà tại sao chúng ta lại đề cập đến cảm giác tự ti nhỉ?

Triết gia Vấn đề đó liên quan đến vấn đề cạnh tranh. Cậu hãy nhớ, nếu trong quan hệ với người khác có "cạnh tranh" thì con người không thể thoát khỏi nỗi phiền muộn từ quan hệ giữa người với người, cũng không thể thoát khỏi bất hạnh.

Chàng thanh niên Tại sao?

Triết gia Vì sau những cuộc cạnh tranh sẽ có người thắng, kẻ thua.

Chàng thanh niên Người thắng, kẻ thua thì có sao đâu!

Triết gia Cậu hãy đặt mình vào vị trí đó mà nghĩ cho kỹ xem. Chẳng hạn, cậu có ý thức cạnh tranh với những người xung quanh. Nhưng cạnh tranh thì sẽ có người thắng kẻ thua. Trong mối quan hệ với họ, cậu sẽ buộc phải ý thức đến chuyện thắng thua. Kiểu như cậu A đã vào trường đại học nổi tiếng này, cậu B đã vào làm ở doanh nghiệp lớn đó, cậu C hẹn hò với một cô gái xinh đẹp nhường kia, còn mình thì chỉ thế này đây.

Chàng thanh niên Ha ha, thật quá cụ thể!

Triết gia Khi ý thức được việc cạnh tranh và thắng thua, tất yếu sẽ sinh ra cảm giác tự ti. Vì luôn so sánh với người khác nên sẽ so đo rằng mình hơn người này, kém người nọ. Phức cảm tự ti và phức cảm tự tôn là bước nối dài tất yếu của điều đó. Vậy, lúc đó, cậu sẽ nhìn nhận người khác là thế nào?

Chàng thanh niên Chà, là đối thủ chẳng?

Triết gia Không, không đơn thuần là đối thủ. Một lúc nào đó, cậu sẽ coi tất cả những người khác, thậm chí coi cả thế giới là kẻ thù.

Chàng thanh niên Kẻ thù ư?

Triết gia Nghĩa là cho rằng mọi người ai cũng luôn cười nhạo lừa gạt mình, chỉ đợi mình sơ hở để tấn công, thậm chí hãm hại, không thể lơ là cảnh giác, thế giới là một nơi thật đáng sợ.

Chàng thanh niên Tôi phải cạnh tranh... với những kẻ thù không thể lơ là cảnh giác?

Triết gia Cái đáng sợ của cạnh tranh chính là ở chỗ này. Cho dù chưa trở thành kẻ thua cuộc, cho dù vẫn ở vào thế thắng thì người luôn đặt mình trong trạng thái cạnh tranh sẽ chẳng có lúc nào được bình yên trong lòng cả. Không muốn trở thành kẻ thua cuộc, và để không trở thành kẻ thua cuộc thì phải tiếp tục chiến thắng. Không thể tin tưởng người khác. Có nhiều người đạt được thành công trong xã hội nhưng không cảm thấy hạnh phúc là vì họ luôn sống trong tâm thế cạnh tranh. Đối với họ thế giới là một nơi nguy hiểm, đầy rẫy kẻ thù.

Chàng thanh niên Có thể là thế nhưng...

Triết gia "Nhưng trên thực tế, liệu người khác có đánh giá cậu sát sao đến mức đó không? Liệu họ có giám sát cậu suốt 24 tiếng mỗi ngày, rình rập cơ hội cậu sơ hở để tấn công như hổ rình mồi không? Có lẽ là không đâu.

Một người bạn trẻ tuổi của tôi thời niên thiếu thường đứng trước gương chải vuốt tóc cả buổi. Rồi bà cậu ấy nói "Chỉ cháu là để ý đến khuôn mặt của mình thôi". Từ đó cuộc sống của cậu ấy trở nên dễ chịu hơn đôi chút."

Chàng thanh niên Ha ha ha, thầy thật khó ưa! Thầy vừa mỉa mai tôi chứ gì? Đúng là có lẽ tôi coi những người xung quanh là kẻ thù. Tôi vô cùng sợ hãi rằng đến một lúc nào đó, từ một nơi nào đó, sẽ có mũi tên bay tới tấn công tôi. Tôi luôn nghĩ rằng mình bị người khác giám sát, bị soi mới, bị công kích.

Triết gia Và cũng giống như cậu thiếu niên say sưa ngắm vuốt trước gương, thực ra đó chỉ là do để ý bản thân thái quá. Thiên hạ chẳng ai thèm để ý đến tôi. Dù tôi có trồng cây chuối đi bằng hai tay thì họ cũng chẳng chú ý!

Chàng thanh niên Nhưng, thầy nghĩ sao? Thầy vẫn cho rằng cảm giác tự ti của tôi là điều tôi "chọn", là có một "mục đích" gì đó sao? Thú thực là tôi chẳng thể nghĩ như vậy được.

Triết gia Tại sao?

Chàng thanh niên Tôi có một người anh trai hơn tôi ba tuổi. Một ông anh luôn nghe lời bố mẹ, học giỏi, chơi thể thao xuất sắc, chăm chỉ nghiêm túc. Từ nhỏ, tôi luôn bị so sánh với anh mình. Tất nhiên, tôi làm sao vượt qua nổi ông anh lớn hơn mình ba tuổi dù trong bất cứ việc gì. Nhưng bố mẹ tôi chẳng nghĩ được như thế, họ không bao giờ công nhận tôi. Ông bà luôn coi tôi là trẻ con, phủ nhận tôi trong mọi việc, thô bạo gạt đi ý kiến của tôi. Tôi sống trong cảm giác tự ti buộc phải có ý thức ganh đua với anh trai!

Triết gia Ra là vậy.

Chàng thanh niên Tôi cũng từng nghĩ thế này: Mình đúng là quả mướp chớm nắng. Tôi trở nên lệch lạc vì cảm giác tự ti cũng chẳng có gì là lạ. Nếu có người nào trong hoàn cảnh như thế mà lớn lên có thể kiên cường mạnh mẽ thì hãy chỉ cho tôi xem nào! 

Triết gia Tôi hiểu. Tôi rất hiểu tâm trạng của cậu. Vậy bây giờ hãy nhìn tổng thể mối quan hệ giữa cậu với anh trai dưới góc độ "cạnh tranh" nhé. Nếu không xem xét mối quan hệ với anh trai và những người khác dưới góc độ "cạnh tranh", thì cậu sẽ thấy họ là những người như thế nào?

Chàng thanh niên Có lẽ thấy anh trai tôi là anh trai, những người khác là người khác.

Triết gia Không, chắc chắn họ sẽ trở thành những người "bạn" tích cực.

Chàng thanh niên Bạn ư?

Triết gia "Lúc trước cậu đã nói, "Tôi không thể thực lòng mừng cho hạnh phúc của người khác". Đó là vì cậu xem xét mối quan hệ với người khác dưới góc độ cạnh tranh, coi hạnh phúc của người khác là "thất bại của mình" nên không thể thấy mừng cho họ được.

Tuy nhiên, một khi thoát khỏi vòng cạnh tranh luẩn quẩn, không cần phải vượt qua ai đó nữa, cũng thoát khỏi nỗi lo "không khéo mình thua mất", thì có thể thực lòng vui mừng trước hạnh phúc của người khác, thậm chí còn có thể tích cực đóng góp cho hạnh phúc của người khác. Khi ai đó rơi vào cảnh khó khăn mà cậu có thể chìa tay giúp đỡ bất cứ lúc nào, thì đó là người cậu có thể coi là bạn."

Chàng thanh niên Hừm.

Triết gia Bây giờ đến phần quan trọng đây. Nếu có thể cho rằng "mọi người đều là bạn của mình", cách nhìn thế giới sẽ trở nên hoàn toàn khác. Không còn nghĩ rằng thế giới là nơi nguy hiểm, không bị dồn ép bởi những nghi kỵ không cần thiết, thế giới trong mắt cậu sẽ trở thành một nơi an toàn, dễ chịu. Những phiền muộn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người có lẽ sẽ giảm đi nhiều.

Chàng thanh niên ... Thật là một người hạnh phúc! Tuy nhiên, đó là hoa hướng dương. Là lý lẽ của hoa hướng dương lớn lên được tưới đủ nước và tắm mình trong ánh nắng mặt trời. Còn quả mướp lớn lên trong bóng râm tối tăm thì không thể!

Triết gia Cậu lại quay trở lại thuyết nguyên nhân nhỉ. 

Lớn lên dưới sự dạy dỗ nghiêm khắc của cha mẹ, từ nhỏ, đã luôn bị so sánh với anh trai, bị đối xử bất công. Anh bị cha mẹ phủ nhận mọi ý kiến, không ngớt phải nghe những lời thô bạo rằng mình là một đứa em trai kém cỏi. Anh không kết bạn được ở trường, giờ ra chơi cứ ngồi lì trong thư viện. Chỉ có thư viện là chỗ dành cho mình. Trải qua thời thơ ấu như vậy, đã hoàn toàn trở thành người theo thuyết nguyên nhân. Anh nghĩ rằng, nếu mình không được nuôi dạy bởi cha mẹ như vậy, nếu mình không có một người anh trai như vậy, nếu mình không học ở ngôi trường như vậy, chắc chắn cuộc đời mình sẽ tươi sáng hơn. Định sẽ tranh luận một cách bình tĩnh nhưng tới lúc này, những cảm xúc dồn nén bao nhiêu năm đã bùng nổ.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện