1. Thông báo

    Tuyển dịch giả cho truyện độc quyền của Tầm Hoan (Vui lòng click vào ảnh để xem chi tiết)

    Tuyển dịch giả cho truyện độc quyền của Tầm Hoan
    Dismiss Notice

Linh dị Trinh thám Khoa huyễn Điểm Dối Lừa - Tác giả: Dan Brown - Tình trạng: Full

Thảo luận trong 'Truyện dịch' bắt đầu bởi mrsiro2001, 15/6/17.

Những người đang xem bài viết này (Thành viên: 0, Khách: 0)

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 80​
    William Pickering đăm đắm nhìn những ánh đèn pha ô tô loang loáng trên đường cao tốc Leesburg. Mỗi khi đứng ở những nơi cao như thế này, ông lại nghĩ đến con gái mình. Quyền lực trong tay… thế mà mình không cứu được con bé.

    Diana, con gái của Pickering, đã chết trong tàu của Hải quân ở Biển Đỏ trong khi theo học một khoá huấn luyện. Chiếc tàu đang neo đậu tại một bến cảng thanh bình đầy nắng, một chiếc thuyền đánh cá do hai kẻ cực đoan điều khiển chậm rãi chèo ngang qua rồi bất thần đâm vào thành tàu, khiến con tàu nổ tung. Diana Pickering cùng mười ba thanh niên Mỹ đã chết trong ngày hôm ấy.

    William Pickering suy sụp. Nỗi đau đớn tột cùng dày vò ông mất mấy tuần. Khi biết cuộc tấn công đó được thực hiện bởi một nhóm khủng bố mà CIA đã theo dõi sít sao suốt mấy năm trời, cơn giận dữ của Pickering trở nên không thể kiểm chế nổi. Ông sang tận đại bản doanh của CIA để chất vấn.

    Câu trả lời thật khó mà chấp nhận.

    CIA đã lên kế hoạch ra tay đối với bọn chúng từ nhiều tháng trước nhưng họ vẫn đang đợi ảnh chụp từ vệ tinh để xác định được sào huyệt của chúng ở Afganistan. Vệ tinh Vortex trị giá 1,2 tỉ đô la của NRO đáng ra đã phải chụp được bức ảnh đó, nhưng nó đã nổ tung trên bệ phóng cùng với tên lửa của NASA. Vì tai nạn đó của NASA, cuộc tập kích của CIA bị hoãn lại, và Diana Pickering đã chết.

    Lý trí nói với Pickering rằng NASA không trực tiếp có trách nhiệm trong vụ này, nhưng tự đáy lòng nình, ông không thể tha thứ. Cuộc điều tra về vụ nổ đó cho thấy các kỹ sư chịu trách nhiệm tiếp nhiên liệu cho tên lửa phóng vệ tinh đã được chỉ thị phải dùng nhiên liệu loại hai để giảm chi phí.

    - Trong các chuyến bay không người lái. - Lawrence Ekstrom phân trần trong một cuộc họp báo - NASA cố gắng tối đa để giảm dù phí. Trong trường hợp này, phải thừa nhận rằng kết quả không được như mong đợi. Chúng tôi đang tiếp tục điều tra.

    "Không được như mong đợi". Diana Pickering đã phải bỏ mạng.

    Vì vệ tinh do thám đó thuộc diện bí mật nên công chúng không bao giờ biết được rằng NASA đã phá hỏng một dự án của NRO trị giá tới 1,2 tỉ đô la; và thông qua đó, gián tiếp khiến bao người phải thiệt mạng.

    - Thưa Giám đốc. - Giọng cô thư ký của ông váng lên trong máy liên lạc nội bộ. - ở đường dây số một ạ. Bà Marjorie Tench.

    Pickering cố rũ bỏ tâm trạng sầu muộn và nhìn chiếc máy điện thoại trên bàn. Lại lần nữa ư? Đèn báo cuộc gọi đang nháy sáng lập loè, như muốn báo trước đầu dây bên kia đang vô cùng giận dữ và gấp gáp. Pickering nhíu mày, nhấc ống nghe lên.

    - Pickering đây.

    Tench rít lên điên dại:

    - Cô ta vừa nói gì với anh?

    - Cái gì cơ?

    - Rachel Sexton đã liên lạc với anh. Cô ta đã nói gì? Lạy Chúa, cô ta đang ở trong một chiếc tàu ngầm. Anh giải thích đi!

    Pickering biết ngay rằng không thể nói dối, Tench đã tự tìm thông tin. Ông ngạc nhiên vì bà ta đã biết về con tàu Charlotte, chắc chắn đã tận dụng hết mức mọi quyền lực trong tay để moi được tin đó.

    - Cô Sexton đã liên lạc với tôi, điều đó thì đúng.

    - Anh đã bố trí đưa cô ta đi chỗ khác. Sao không nói gì với tôi cả?

    - Tôi đã sắp xếp chuyện ấy. Đó là sự thật. - Còn hai giờ đồng hồ nữa thì Rachel Sexton, Michael Tolland và Corky Marlinson mới về đến căn cứ không quân Bolling.

    - Thế sao anh không chịu thông báo cho tôi?

    - Rachel Sexton đã đưa ra những lời buộc tội hết sức trầm trọng.

    - Về tính xác thực của tảng thiên thạch… Và về việc cô ta bị tấn công chứ gì?

    - Và một số chuyện nữa.

    - Cô ta nói dối một cách trắng trợn.

    - Chị có biết là có hai người làm chứng cho cô ấy không?

    Tench im lặng một lúc.

    - Tôi biết. Rất nghiêm trọng. Nhà Trắng rất quan ngại về những lời buộc tội đó.

    - Nhà Trắng à? Hay chỉ là cá nhân chị?

    Giọng bà ta đanh lại.

    - Như nhau cả thôi, Giám đốc ạ.

    Pickering chẳng thèm để ý. Ông chẳng lạ gì chuyện những chính khách lên giọng quát tháo và những nhân viên lên mặt cáo mượn oai hùm để moi cho được thông tin tình báo. Tuy nhiên không phải ai cũng phồng mang trợn mép dữ tợn như Marjorie Tench.

    - Tổng thống có biết chị gọi điện cho tôi không?

    - Thẳng thắn mà nói nhé, tôi bị sốc trước cách xử sự quá quắt của anh đấy.

    Bà có trả lời câu hỏi của tôi đâu.

    - Suy luận một cách logic thì ba người đó chẳng có lý do gì để nói dối hết. Tôi buộc phải suy luận tiếp rằng một là họ nói thật, hai là họ nhầm lẫn với thái độ trung thực.

    - Nhầm lẫn à? Về chuyện bị tấn công hay sao? Về những giả dối ở tảng thiên thạch mà cả NASA cũng chưa tận mắt nhìn thấy hay sao? Tôi xin anh! Rõ ràng đây là một mưu đồ chính trị.

    - Nếu quả thế thật, tôi cũng chưa nghĩ được ra những động cơ của họ đấy.

    Tench thở dài đánh sượt, hạ giọng.

    - Giám đốc này, có những thế lực liên quan đến chuyện này. Anh chưa thể biết được hết. Chúng ta sẽ nói chuyện ấy sau. Lúc này tôi cần biết cô Sexton và hai người kia đang ở đâu. Tôi phải giải quyết chuyện này hết sức triệt để trước khi cô ta tiếp tục gây chuyện. Họ đang ở đâu?

    - Điều này thì tôi không muốn nói ra. Khi nào họ đến nơi tôi sẽ báo chị sau.

    - Nhầm rồi. Khi họ về đến nơi tôi sẽ đích thân đến chào họ.Cùng với bao nhiêu nhân viên mật vụ? Pickering thầm băn khoăn.

    - Giả sử tôi cho chị biết thời gian và địa điểm, liệu tất cả sẽ cùng nói chuyện thân tình, hay chị định bố trí nhân viên vũ trang bắt giam họ luôn?

    - Những người này trực tiếp uy hiếp Tổng thống, Nhà Trắng có quyền bắt giam họ để thẩm vấn.

    Pickering biết bà ta nói đúng. Theo Điều 3056, Khoản 18, Luật Liên bang, mật vụ của Nhà Trắng được phép sử dụng súng cầm tay, vũ khí sát thương và bắt giữ không cần báo trước tất cả những đối tượng bị nghi là có ý định gây nguy hiểm cho Tổng thống. Mật vụ được toàn quyền hành động. Tuy nhiên, đa số những kẻ bị bắt giam theo diện này chỉ là vài kẻ vô hại đi quanh quẩn xung quanh Nhà Trắng và dăm ba đứa trẻ tinh nghịch gửi thư điện tử để hăm doạ…

    Pickering biết chắc mật vụ có cơ sở pháp lý để giam Rachel Sexton cùng hai người kia trong tầng hầm Nhà Trắng. Đó là nước cờ mạo hiểm, nhưng rõ ràng là Tench đã nhận thấy những hiểm hoạ to lớn đang rình rập. Vấn đề là nếu để cho bà ta cầm trịch thì động thái tiếp theo sẽ là gì. Pickering không cần biết.

    - Tôi sẽ làm tất cả những gì cần thiết, - Tench tuyên bố - để bảo vệ Tổng thống trước mọi cáo buộc vô căn cứ. Chỉ cần vài lời bóng gió ác ý là đủ để phủ bóng đen lên cả Nhà Trắng lẫn NASA. Rachel Sexton đã lạm dụng lòng tin của Tổng thống. Tôi không có ý định để Tổng thống phải trả giá cho điều đó.

    - Thế nếu tôi đề nghị tổ chức buổi tường trình chính thức cho cô Sexton thì sao?

    - Nếu thế thì anh trái lệnh Tổng thống và tạo thời cơ cho cô ta gây ra một vụ ầm ĩ trên chính trường. Tôi hỏi lại lần nữa. Anh đang đưa họ đi đâu?

    Pickering thở dài. Dù ông có nói cho Marjorie Tench biết hay không, bà ta cũng sẽ có cách để tìm ra. Vấn đề là liệu bà ta có thực sự muốn hay không. Nghe khẩu khí quyết liệt đến thế thì biết bà ta sẽ chẳng từ chuyện gì. Marjorie Tench đang lo sợ

    - Marjorie này. - Pickering nói rành rọt. - Có người đang nói dối. Tôi biết. Hoặc đó là Rachel Sexton cùng hai nhà, khoa học dân sự kia - hoặc đó là chị. Mà tôi thì tin rằng chỉ có chị thôi.

    Tench nổi đoá:

    - Làm sao anh dám…

    - Phản ứng gay gắt của chị không lung lạc được tôi đâu. Đừng làm thế. Chị nên tỏ ra khôn ngoan, tôi có bằng chứng về chuyện NASA và Nhà Trắng vừa bày trò gian dối.

    Tench im bặt.

    Pickering lặng im một lúc.

    - Giống như chị, tôi không muốn để xảy ra bất kỳ vụ tai tiếng chính trị nào. Nhưng có người đang nói dối. Những lời dối trá không tha thứ được. Nếu chị muốn nhận được sự giúp đỡ của tôi thì hãy bắt đầu bằng cách nói thật.

    Tench có vẻ đã bị thuyết phục, nhưng vẫn cảnh giác.

    - Nếu anh biết rõ đến thế thì tại sao vẫn chưa ra tay?

    - Tôi không muốn can dự vào chuyện chính trị.

    Tench làu bàu trong miệng, nghe như từ "mẹ kiếp".

    - Marjorie, chị có dám khẳng định với tôi rằng những gì Tổng thống vừa công bố tối nay là hoàn toàn chính xác hay không?

    Đầu dây bên kia im lặng hồi lâu.

    Pickering biết ông đã bắt thóp được bà cố vấn.

    - Chị nghe đây! Ông ta đều biết quả bom hẹn giờ sắp phát nổ đến nơi. Nhưng vẫn chưa quá muộn. Vẫn có thể thoả hiệp đôi chút.

    Tench tiếp tục im lặng một lúc nữa. Cuối cùng, bà ta thở dài.

    - Có lẽ chúng ta nên gặp nhau để nói chuyện.

    Sợ rồi, Pickering thầm nghĩ.

    Tôi muốn cho anh xem cái này. - Tench nói. - Tôi tin rằng sẽ sáng tỏ được nhiều chuyện.

    - Để tôi sang văn phòng của chị.

    - Đừng, - bà ta chặn ngay. - Muộn rồi. Anh mà sang đây thì có người sẽ dị nghị. Chuyện này chỉ hai chúng ta biết với nhau thôi.

    Pickering hiểu ra ngay. Tổng thống vẫn chưa biết gì.

    – Thế thì chị sang bên tôi vậy. - Ông nói.

    Tench có vẻ không tin tưởng.

    - Hãy chọn chỗ nào kín đáo một chút.

    Pickering không mong gì hơn.

    - Đài tưởng niệm FDR có vẻ được đấy. - Tench nói. - Giờ này chắc chẳng có ai.

    Pickering phân vân. Đài tưởng niệm FDR nằm giữa đài tưởng niệm Jefferson và đài tưởng niệm Lincoln là nơi rất an toàn. Sau đó hồi lâu, ông đồng ý.

    - Một giờ nữa nhé. - Tench nói. - Nhớ đến một mình.

    Ngay sau khi gác máy, Marjorie Tench lập tức điện cho Giám đốc NASA. Giọng riết róng, bà ta loan báo tin xấu.

    - Pickering có thể gây khó khăn cho chúng ta.
     
  2. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 81​
    Tràn đầy hi vọng, Gabrielle Ashe đứng bên bàn làm việc của Yolanda Cole tại phòng sản xuất của Đài Truyền hình ABC và quay số tổng đài.

    Những gì Thượng nghị sĩ vừa nói với cô, nếu chứng minh được sẽ gây chấn động lớn. NASA nói dối về PODS. Gabrielle có xem buổi họp báo đó, và đã cảm thấy có gì lạ lùng, nhưng sau đó đã quên ngay, cách đây vài tuần thì PODS chưa phải là vấn đề nóng hổi. Tuy nhiên, trong đêm nay, nó sẽ trở thành tâm điểm của mọi chú ý.

    Lúc này Thượng nghị sĩ cần có thông tin nội bộ về PODS, càng nhanh càng tốt. Và ông muốn nhờ "người đưa tin" của Gabrielle. Cô đã hứa với ông là sẽ làm ngay. Vấn đề là người đưa tin của cô lại chính là Marjorie Tench, và lúc này không thể nghĩ đến chuyện nhờ vả gì bà ta hết. Cho nên cô sẽ phải tìm thông tin bằng cách khác.

    - Dịch vụ tổng đài. - Giọng nói vang lên từ đầu dây bên kia.

    Gabrielle nói những thông tin cô cần. Và nhận được ba số điện thoại có tên sở hữu là Chris Harper ở Washington. Gabrielle quay thử cả ba số.

    Số đầu tiên là của một hãng luật. Số thứ hai không có người nghe máy. Và chuông đang đổ ở số điện thoại thứ ba.

    Một phụ nữ nghe máy.

    - Nhà Harper đây ạ.

    - Bà Harper có phải không ạ? Tôi hi vọng không làm bà thức giấc.

    - Ồ không! Ai mà ngủ được trong một đêm như đêm nay cơ chứ! - Giọng bà ta đầy phấn khích. Gabrielle nghe trong máy có tiếng tivi đang nói. Bình luận về tảng thiên thạch. - Cô gọi cho Chris có phải không?

    Mạch Gabrielle đập dồn:

    - Vâng, đúng ạ, thưa bà.

    - Tiếc quá, Chris không có nhà. Buổi họp báo kết thúc, ông ấy lao ngay đến cơ quan - Bà ta vừa nói vừa khúc khích cười. - Chắc chắn chẳng có ai làm việc vào giờ này cả. Chắc lại tiệc tùng thôi. Ông ấy cũng hoàn toàn bị bất ngờ khi nghe Tổng thống công bố. Cô biết đấy, ai mà chẳng thế. Điện thoại nhà tôi réo liên tục từ lúc ấy đến giờ. Tôi đoán là toàn bộ nhân viên của NASA đều đã có mặt ở đó rồi.

    - Ở khu liên hợp trên phố E phải không ạ? - Gabrielle hỏi, đoán rằng bà ta đang nhắc đến trụ sở của NASA.

    - Đúng thế cô ạ.

    - Cảm ơn bà. Tôi sẽ tìm ông nhà ở đó.

    Gabrielle gác máy, cô hối hả đi khắp phòng sản xuất để tìm Yolanda. Yolanda vừa hoàn thành khâu chuẩn bị để cho lên sóng chương rình bình luận của sáu nhân viên NASA về tảng thiên thạch.

    Thấy Gabrielle, chị mỉm cười:

    - Trông em khá hơn hẳn rồi đấy! Bắt đầu nhìn thấy Mặt trời rồi sao?

    - Em vừa mới nói chuyện với Thượng nghị sĩ. Cuộc gặp của ông ấy tối nay không phải như em tưởng.

    - Chị đã bảo là Tench xạo em mà lại. Thượng nghị sĩ phản ứng thế nào sau khi nghe công bố về tảng thiên thạch?

    - Tâm trạng của ông ấy khá hơn em tưởng nhiều.

    Yolanda tỏ vẻ ngạc nhiên:

    - Chị cứ tưởng ông ấy đang chuẩn bị lao đầu vào xe mà tự sát ấy chứ!
    - Ông ấy cho rằng có thể có kẽ hở trong dữ liệu của NASA.

    Yolana nhướng mày:

    - Ông ấy có xem hết toàn bộ buổi họp báo không? Còn phải nghe thêm bao nhiêu lời khẳng định và chứng thực nữa thì mới đủ cơ chứ?

    - Em sang trụ sở NASA để kiểm tra lại vài thông tin đây.

    Đôi chân mày tỉa tót cẩn thận của Yolanda nhướng hẳn lên, đầy vẻ đề phòng.

    - Cánh tay đắc lực của Thượng nghị sĩ Sexton mà lại đến trụ sở của NASA ngay lúc này hay sao? Em có biết mình đang làm gì không?

    Gabrielle kể lại cho Yolanda những nghi ngờ của Thượng nghị sĩ về khả năng Chris Harper nói dối về quá trình khắc phục sự cố phần mềm của vệ tinh PODS.

    Yolanda tỏ vẻ không tin.

    - Chính đài chị đã truyền hình trực tiếp buổi họp báo đó. Gab này, chị thừa nhận là hôm ấy trông ông ta rất khác thường. Nhưng NASA nói rằng ông ấy bị ốm mà.

    - Thượng nghị sĩ Sexton thì lại tin rằng ông ta nói dối. Một số người khác cũng thế. Những người rất có thể lực.

    - Nếu phần mềm của vệ tinh PODS chưa được khắc phục xong thì làm sao NASA phát hiện được tảng thiên thạch?

    Thượng nghị sĩ Sexton cũng đã suy luận hệt như thế, Gabrielle thầm nghĩ.

    - Em không biết, nhưng Thượng nghị sĩ yêu cầu em tìm câu trả lời.

    Yolanda lắc đầu:

    - Sexton đang đẩy em vào tổ kiến lửa đấy. Em đừng đi. Em có nợ ông ta cái gì đâu?

    - Em đã gây tổn thất lớn cho chiến dịch của ông ấy.

    - Vận rủi đã gây ra tổn thất đó đấy chứ!

    - Nhưng nếu suy luận của Thượng nghị sĩ là đúng, rằng Giám đốc Dự án PODS đã nói dối thì…

    - Em ơi, nếu ông Giám đốc Dự án đó lừa dối cả thế giới thì vì cớ gì mà ông ta lại đi thú nhận với em cơ chứ?

    Gabrielle đã lường trước chuyện đó và đã bắt đầu tính trước đường đi nước bước.

    - Nếu em tìm được cái gì thì em sẽ báo ngay với chị.

    Yolanda cười lớn, đầy hoài nghi:

    - Nếu em mà tìm được cái gì thì chị sẽ nuốt chửng mũ của chị cho em xem.

     
  3. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 82​
    Hãy gạt bỏ tất cả những gì mình đã biết về tảng thiên thạch.

    Vốn đang suy nghĩ rất lung bung về tảng thiên thạch, giờ nghe Rachel hỏi, Michael Tolland cảm thấy vô cùng bất an. Ông nhìn phiến đá mỏng trên tay.

    - Giả sử có người đưa cho ông miếng đá này và không nói bất cứ điều gì về nguồn gốc cũng như đặc tính của nó. Những phân tích của cá nhân ông sẽ là gì nào?

    Tolland biết, câu hỏi của Rachel chứa đựng rất nhiều hàm ý. Nhưng nếu để phân tích vấn đề một cách logic, thì câu hỏi đó quả là hợp lý. Nếu gạt bỏ hết những dữ liệu người ta đã chuyển cho ông khi ông vừa chân ướt chân ráo vào trong bán sinh quyển, Tolland phải thừa nhận rằng những phân tích của ông tỏ ra khá thiên kiến - tảng đá có hoá thạch ở bên trong là thiên thạch.

    Nếu người ta không nói gì với ông về tảng thiên thạch thì sao?, ông tự hỏi. Dù chưa thể đưa ra bất kỳ lời giải thích nào khác, Tolland vẫn tự ép mình phải dành thời gian để gạt sang một bên giả thuyết về "tảng thiên thạch". Càng suy nghĩ theo hướng ấy, ông càng cảm thấy băn khoăn. Tolland và Rachel, cùng với Corky, đang cùng nhau bàn luận.

    - Tức là… - Rachel nhắc lại, giọng căng thẳng - Mike, anh nói xem, nếu có người đưa cho anh mẩu đá hoá thạch này và chẳng giải thích gì hết, thì có thể anh đã kết luận rằng đây chỉ là đá trái đất mà thôi.

    - Dĩ nhiên. - Tolland trả lời. - Làm sao kết luận khác được? Khẳng định rằng đã tìm thấy một thiên thạch chưa hoá thạch động vật quả thực khác rất xa việc khẳng định rằng đã tìm thấy một tảng đá của trái đất có chứa mẫu hoá thạch. Năm nào các nhà khoa học chả phát hiện ra hàng chục loài sinh vật mới.

    - Những con chấy dài hơn nửa mét sao? - Corky lên tiếng, đầy hoài nghi. - Anh cho rằng con vật này có xuất xứ từ trái đất hay sao?

    - Có thể không phải là trong thời đại của chúng ta, - Tolland đáp, - không nhất thiết phải là một loài đang còn tồn tại. Đây là mẫu hoá thạch mà. Nó có niên đại những 170 triệu năm. Cùng thời gian với kỷ Jura, vô khối động vật hoá thạch thời tiền sử to lớn đến nỗi khi phát hiện hoá thạch của chúng, người ta phải giật mình - những loài bò sát biết bay, khủng long, cả chim nữa.

    - Tôi không hiểu gì nhiều về vật lý, Mike ạ, - Corky nói - nhưng lập luận của anh có lỗ hỗng rất lớn. Những động vật thời tiền sử mà anh vừa kể tên - khủng long, bò sát, chim - đều có xương bên trong. Cho nên chúng có khả năng phát triển thành những loài to lớn, bất chấp lực hút của trái đất. Nhưng hoá thạch này… - ông ta giơ cao mẩu đá. - Những động vật này có vỏ cứng ở bên ngoài. Thuộc bộ chân đốt. Loài bọ. Chính anh cũng đã nói rằng những con bọ to thế này chỉ có thể sống trong những môi trường có lực hút nhỏ. Nếu không, chính cái vỏ lớn này sẽ bị đổ sụm xuống vì trọng lượng của chính nó.

    - Chính xác. - Tolland nói. - Nếu loài này di chuyển trên mặt đất thì nó sẽ bị để bẹp bởi chính trọng lượng của nó.

    Corky bực bội nhướng mày.

    - Mike, trừ trường hợp có người tiền sử nào đó lập ra những trại gia súc phi trọng lượng… Tôi không thấy có cách gì giải thích cho sự tồn tại của một con bọ dài những hơn nửa mét trên Trái đất cả.

    Tolland mỉm cười một mình vì Corky lại có thể bỏ qua một chi tiết quan trọng đến thế. Thật ra thì còn có khả năng khác nữa. Ông quay sang người bạn thân của mình:

    - Corky này, tạm dừng nhìn lên một lúc đi, thử nhìn xuống mà xem. Ngay trên trái đất của chúng ta cũng có khối môi trường không trọng lực đấy chứ. Và chúng tồn tại suốt từ thời kỳ tiền sử đến ngày nay.

    Corky trợn tròn mắt:

    - Anh đang nói cái quái quỷ gì thế?

    Cả Rachel cũng thấy bất ngờ.

    Tolland đưa tay chỉ mặt biển lóng lánh ánh trăng bên dưới máy bay:

    - Đại dương.

    Rachel khẽ thốt lên:

    - Ừ nhỉ.

    - Nước là môi trường có trọng lực yếu. - Tolland giảng giải.

    - Trong môi trường nước, mọi thứ đều có trọng lượng nhỏ hơn. Vì thế trong đại dương có những dạng sống yếu ớt vô cùng, đến nỗi không thể tồn tại được trên cạn - sứa này, mực ống lớn này, lươn này…

    Corky đồng tình nhưng không sốt sắng lắm.

    - Đúng thế. Nhưng trong lòng đại dương thời tiền sử làm gì có những con bọ khổng lồ thế này?

    - Chắc chắn là có! Ngay cả ngày nay nữa ấy chứ. Người ta vẫn dùng làm thức ăn hàng ngày mà. Chúng còn là đặc sản của nhiều vùng ấy chứ.

    - Mike, làm quái gì có ai ăn những con bọ biển to thế!

    Tất cả mọi người vẫn ăn tôm hùm và cua đấy thôi.

    Corky tròn xoe mắt…

    - Loài giáp xác chiếm tỉ lệ rất lớn trong số các sinh vật biển. - Tolland giải thích. - Chúng là một hệ của loài chân khớp - chấy, cua, nhện, sâu bọ, châu chấu, bò cạp, tôm hùm - tất cả đều có họ với nhau. Chúng đều có khung xương ở bên ngoài và các phần phụ có đốt.

    Corky trông như sắp phát ốm.

    - Nhìn từ góc độ đó, chứng rất giống các loài bọ. - Tolland giải thích tiếp. Loài cua hình móng ngựa trông rất giống những con bò ba thuỳ khổng lồ. Và chân tôm hùm trông rất giống chân của bò cạp.

    Corky tái mét.

    - Ừ nhỉ. Tôi cũng mới ăn tôm hùm.

    Rachel cảm thấy vô cùng phấn khích. Tức là các loài chân đốt trên mặt đất có kích cỡ nhỏ bé là do tác động của trọng lực. Nhưng trong môi trường nước, trọng lượng cơ thể của chúng giảm đi, cho nên chúng trở lên to lớn hơn.

    - Chính xác. - Tolland nói. - Con cua lớn ở vùng Alaska có thể bị nhầm với con nhện khổng lồ nếu chúng ta chỉ có một phần hoá thạch.

    Sự phấn khích của Rachel dần chuyển sang thành trạng thái lo lắng.

    - Mike này, một lần nữa hãy gạt bỏ giả thiết rằng đây đích thị là tảng thiên thạch, hãy nói cho tôi nghe: Anh có cho rằng mẫu hoá thạch chúng ta nhìn thấy trên phiến băng Milne có thể có nguồn gốc từ dưới biển không? Biển trên trái đất ấy?

    Ánh mắt chăm chú của cô khiến cho Tolland cảm nhận rất rõ sức nặng của câu hỏi.
    - Về mặt lý thuyết thì có đấy. Dưới đáy biển cũng có những bộ phận có niên đại một trăm chín mươi triệu năm. Giống như những mẫu hoá thạch này. Và trên lý thuyết, đại dương cũng có thể bao gồm những dạng sống rất giống thế này.

    - Xin anh! - Corky nhạo báng. - Tôi không còn tin nổi vào tai mình nữa. Gạt sang một bên tính xác thực của tảng thiên thạch này à? Đó là một tảng thiên thạch, không thể chối cãi được. Thậm chí nếu đáy đại dương của trái đất cũng có niên đại y như thế đi nữa, thì lấy đâu ra lớp vỏ ngoài bị nung chảy đây? Lại còn hàm lượng nickel rất dị thường, cả các chondrules nữa chứ. Lập luận này rất thiếu cơ sở.

    Tolland biết Corky có lý. Tuy nhiên, nghĩ rằng những mẫu hoá thạch đó chẳng qua chỉ là một loài sinh vật biển làm cho nó mất thiêng đi nhiều. Lúc này, nó không còn mang dáng vẻ xa lạ nữa.

    - Mike này, - Rachel nói - thế tại sao các nhà khoa học của NASA không xem xét khả năng hoá thạch này là của những sinh vật biển? Thậm chí là biển trên một hành tinh khác?

    - Có hai lý do. Các mẫu hoá thạch ở biển - được lấy lên từ đáy đại dương - thường chứa nhiều loài sinh vật lẫn lộn. Bất kỳ loài nào sống trong đại dương rộng lớn đều chìm xuống dưới đáy sau khi chết. Như thế tức là đáy đại dương là nghĩa địa của tất cả các loài sống ở tất cả các độ sâu, các tầng áp suất và môi trường nhiệt khác nhau. Nhưng mẫu đá ở Milne thì rất sạch - chỉ có một loài. Nó giống với một mẫu tìm thấy trên sa mạc hơn. Một số những sinh vật cùng loài bị chôn vùi trong trận bão cát chẳng hạn.

    Rachel gật đầu.

    - Còn lý do thứ hai khiến anh nghĩ tới môi trường cạn thay vì đại dương?

    Tolland nhún vai.

    - Chỉ là bản năng thôi. Các nhà khoa học vẫn cho rằng nếu có sự sống trong vũ trụ thì chắc chắn có dạng giống sâu bọ. Và quả thật, khi quan sát vũ trụ, chúng ta thấy đất và đá nhiều hơn so với nước.

    Rachel lặng im.

    - Mặc dù… - Tolland nói thêm. Ông vẫn đang tiếp tục suy nghĩ. - Phải thừa nhận rằng ở đáy biển có những vùng rất sâu mà các nhà đại dương học coi là vùng chết. Chúng ta chưa thực sự hiểu hết những nơi đó, nhưng đó là những khu vực mà điều kiện về hải lưu và thức ăn không cho phép sự sống tồn tại. Chỉ một số ít những loài ăn xác thối dưới đáy biển thôi. Trên cơ sở đó, tôi cho rằng những mẫu hoá thạch chỉ có một loài duy nhất không phải là không có.

    - Này, này… - Corky làu nhàu. - Thế còn lớp vỏ bị nóng chảy? Còn hàm lượng nickel? Còn các chrondrule? Giải thích thế nào về chúng?

    Tolland không nói gì.

    - Vấn đề hàm lượng nickel này, - Rachel nói với Corky - anh giải thích hộ tôi lần nữa đi. Hàm lượng nickel trong các loại đá của trái đất thường hoặc rất cao hoặc rất thấp, còn trong các tảng thiên thạch thì lại ở mức trung bình, đúng không?

    Corky gật đầu quả quyết:

    - Chính xác.

    Và hàm lượng nickel trong mẫu đá này rơi vào đúng giới hạn trung bình đó chứ?

    - Rất sát, đúng như thế.

    Rachel ngạc nhiên:

    - Gượm đã nào. Sát à? Thế nghĩa là sao?

    Corky như sắp nổi cáu.

    - Như tôi đã giải thích từ trước, tỉ lệ khoáng vật học trong các tảng thiên thạch không giống nhau. Mỗi khi các nhà khoa học tìm thấy những thiên thạch mới, chúng tôi lại phải cập nhật chuẩn mới về hàm lượng nickel của các thiên thạch.

    Rachel giơ cao mẫu đá, kinh ngạc. Tức là tảng thiên thạch này buộc anh phải đánh giá lại mẫu chuẩn về hàm lượng nickel? Nó không nằm trong khoảng trung bình được thừa nhận từ trước hay sao?

    - Chỉ một chút xíu. - Corky đốp chát.

    - Sao trước đó chẳng thấy ai nhắc đến chuyện này?

    - Cái đó không quan trọng. Vũ trụ học là ngành khoa học động, luôn luôn được cập nhật.

    - Trong khi tiến hành một phân tích vô cùng quan trọng ư?

    - Tôi nói thế này nhé, - Corky tức tối - Tôi đảm bảo với cô rằng tỉ lệ nickel trong tảng thiên thạch đó gần với các tảng thiên thạch hơn là các loại đá trái đất.

    Rachel quay sang Tolland:

    - Anh đã biết chuyện này chưa?

    Tolland miễn cưỡng gật đầu.

    - Lúc đó, mọi người coi nó là chuyện vặt. Tôi đã được thông báo rằng hàm lượng nickel trong tảng đá này cao hơn so với các tảng thiên thạch khác chút xíu. Nhưng các chuyên gia của NASA đều tỏ ra không quan tâm.

    - Trên cơ sở vững chắc? - Corky ngắt lời. - Bằng chứng về tỉ lệ khoáng chất ở đây không dẫn đến kết luận rằng tảng đá này có "nguồn gốc vũ trụ", nó chỉ cho phép kết luận rằng tảng đá này không giống đá trái đất.

    Rachel lắc đầu.

    - Xin lỗi anh, nhưng trong ngành của tôi, kiểu lập luận lỏng lẻo như thế có thể làm người khác bị chết oan. Thừa nhận rằng một tảng đá không giống đá trên trái đất chưa đủ để chứng minh rằng nó là một tảng thiên thạch. Như thế mới chỉ chứng minh được rằng nó khác với các loại đá trên trái đất mà chúng ta đã biết.

    - Như thế thì có gì khác nhau!

    - Chẳng khác nhau chút nào. - Rachel đáp. - Nếu anh đã nghiên cứu tất cả mọi loại đá trên trái đất.

    Corky im lặng giây lát.

    - Thôi được, - cuối cùng ông ta nói - nếu cô thấy có vấn đề thì chúng ta bỏ qua hàm lượng nickel. Chúng ta vẫn còn lớp vỏ bị nóng chảy và các chodrule.

    - Chắc chắn rồi. - Rachel nói, vẫn chưa hết nghi ngờ. - Hai trong ba bằng chứng, không tồi chút nào.
     
  4. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 83​
    Đại bản doanh của NASA là toà nhà kính khổng lồ hình tứ giác toạ lạc tại số 300 phố E, Wasington. Bên trong toà nhà là hệ thống dây cáp tải dữ liệu chằng chịt dài tới hai trăm dặm và vô số máy tính với trọng lượng lên tới hàng ngàn tấn. Đây là nơi làm việc của 1134 nhân viên dân sự, những người hàng ngày vẫn điều hành mười hai trụ sở của NASA trải khắp trên toàn nước Mỹ, những người tiêu tốn của Chính phủ mỗi năm mười lăm tỉ đôla.

    Dù đêm đã về khuya, Gabrielle không hề ngạc nhiên khi thấy phòng chờ của toà nhà đầy chặt người, những nhân viên của NASA trong tâm trạng rất hồ hởi, và những phóng viên báo chí cũng phấn khích không kém. Gabrielle hối hả tiến vào. Lối vào trông khá giống một viện bảo tàng với những mô hình tên lửa và vệ tinh nhân tạo cỡ lớn treo lủng lẳng trên đầu. Mấy toán phóng viên truyền hình đang tác nghiệp trong căn phòng rộng lớn lát đá hoa cương. Một số nhân viên của NASA vừa bị chặn lại để phỏng vấn.

    Gabrielle đưa mắt nhìn khắp lượt, nhưng không thấy người nào trông giống Giám đốc Dự án PODS Chris Harper. Một nửa số người trong sảnh đeo biển nhà báo, tất cả những người còn lại đeo thẻ ra vào của NASA. Gabrielle không có thẻ. Trông thấy cô gái đeo thẻ ra vào của NASA, Gabrielle lại gần.

    - Xin chào! Cô có biết Chris Harper ở đâu không?

    Cô gái chăm chú nhìn Gabrielle, như thể láng máng nhận ra cô, nhưng không chắc chắn lắm.

    - Tôi nhìn thấy tiến sĩ Harper được một lúc lâu rồi, mình như ông ấy lên gác rồi thì phải. Tôi có biết chị không nhỉ?

    - Chắc là không đâu. - Gabrielle đáp, quay mặt đi chỗ khác.

    - Làm thế nào để lên được tầng trên?

    - Chị có làm việc cho NASA không?

    - Không.

    - Thế thì chị không thể lên được đâu.

    - Thế à? Thế ở đây có máy điện thoại…

    - Này. - Cô ta nói, bất thần trở nên cáu kỉnh. - Tôi biết chị. Tôi đã trông thấy chị trên truyền hình, cùng với Thượng nghị sĩ Sexton. Làm sao chị dám vác mặt…

    Gabrielle đã kịp biến mất trong đám đông, không còn ở đó nữa. Nhưng vẫn nghe rõ mồn một cô ta đang oang oang loan báo cho những người xung quanh rằng cô đang ở đây…

    Khiếp thật. Mới cô hai giây, mình đã bị liệt vào danh sách truy nã.

    Trên tường có sơ đồ toà nhà. Cô nhìn bao quát một lượt khắp sơ đồ, tìm cái tên Chris Harper. Không thấy. Sơ đồ này không ghi tên người. Chỉ có các phòng ban.

    PODS? Cô tự hỏi, nhìn khắp sơ đồ lần nữa, hy vọng thấy dấu hiệu nào đó liên quan đến máy chụp cắt lớp địa cực trong quỹ đạo.

    Cũng không thấy. Cô bồn chồn nhìn lại đằng sau, sợ bị nhân viên của NASA phát hiện. Gabrielle vừa trông thấy trên tường một hàng chữ có vẻ hứa hẹn, tầng 4:

    TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TRÁI ĐẤT, GIAI ĐOẠN HAI

    Hệ thống quan sát trái đất (EOS)

    Vẫn cố gắng không để người khác nhận ra mình, Gabrielle đến bên thang máy được bố trí cạnh đài phun nước. Cô tìm nút bấm điều khiển thang máy, nhưng chỉ nhìn thấy mấy cái hốc để đưa thẻ vào.

    Chết tiệt. Thang máy ở đây chỉ dành cho nhân viên - phải có thẻ ra vào thì mới sử dụng được…

    Một toán thanh niên hăm hở đến bên thang máy, nói cười hoan hỉ. Họ đều đeo thẻ ra vào của NASA. Gabrielle ngay lập tức làm ra vẻ cúi xuống bên đài phun nước, mặt quay ra phía khác.

    Một anh chàng mặt đầy trứng cá đưa thẻ vào khe cửa thang máy, cánh cửa mở ngay lập tức. Anh ta vừa gật gù đầy hưng phấn vừa cười lớn.

    - Mấy anh chàng bên SETI chắc đang hoá điên! - Anh ta nói khi cả nhóm đã ở trong buồng thang máy. - Mấy cỗ máy ọc ạch của họ suốt hai mươi năm nay hoài công săm soi các giải thiên hà, trong khi bằng chứng về sự sống lại bị chôn vùi trong băng hà ngay trên trái đất suốt ngần ấy năm!

    Cửa thang máy khép lại, toán thanh niên biến mất.

    Gabrielle đứng thẳng dậy, quệt mồ hôi trên trán, không biết nên làm gì. Cô đưa mắt nhìn quanh, tìm máy điện thoại nội bộ.

    Không thấy. Cô nghĩ đến chuyện ăn cắp thẻ ra vào, nhưng ngay lập tức tự nhủ rằng như thế là dại dột. Gabrielle nhìn thấy cô gái ban nãy vừa tỏ ra bực bội với cô. Cô ta đang len qua đám đông, cùng với một nhân viên an ninh của NASA.

    Người đàn ông đầu hói, có ria, hối hả bước tới thang máy.

    Gabrielle lại cúi xuống bên đài phun nước. Ông ta không hề để ý xưng quanh. Gabrielle lặng lẽ nhìn ông ta tra thẻ vào khe cửa. Cửa thang máy lạỉ mở, ông ta bước vào.

    Nhanh lên. Gabrielle tự nhủ, quyết tâm chớp lấy cơ hội. Hoặc bây giờ, hoặc không bao giờ…

    Cửa thang máy sắp khép lại, Gabrielle nhảy bổ vào, tay giữ cánh cửa. Hai cánh cửa lại mở rộng ra, cô bước vào, ánh mắt ngời sáng, đầy phấn chấn.
    - Anh đã bao giờ được chứng kiến sự kiện nào giống thế này chưa?

    Cô nhanh nhẩu nói, làm ông ta giật mình.

    - Lạy Chúa, quá tuyệt vời! - ông ta gật đầu nhìn cô lạ lẫm.

    - Mấy anh chàng bên SETI chắc sắp hoá điên! - Gabrielle nói. - Mấy cỗ máy ọc ạch của họ suốt hai mươi năm săm soi dải thiên hà, trong khi bằng chứng về sự sống thì nằm chơn vùi trong băng hà ngay trên Trái đất!

    Ông ta tỏ vẻ ngạc nhiên:

    - À… ừ… Đúng là… - Ông ta nhìn Gabrille, tỏ vẻ băn khoăn vì không thấy cô đeo thẻ. - Xin lỗi, cô là…

    - Cho tôi lên tầng 4. Tôi vội đến nỗi suýt quên cả áo lót! - Cô cười khanh khách, mắt liếc thật nhanh thẻ ra vào của ông ta: JAMES THEISEN, trưởng phòng tài vụ.

    - Cô có phải là nhân viên không? - Ông ta có vẻ không thoải mái. - Cô là…?

    Gabrielle giả bộ há hốc miệng.

    - Jim! Em thất vọng quá! Phụ nữ ghét nhất là bị quên tên đấy!

    Ông ta tái mặt, mất tự nhiên, bối rối gãi đầu:

    - Tôi xin lỗi. Quá phấn khích ấy mà, cô biết đấy. Quả thật trông cô quen lắm. Cô ở chương trình nào nhỉ?

    Chết tiệt. Gabrielle tự tin mỉm cười:

    - EOS.

    Ông ta chỉ tay vào con số bốn đang nhấp nháy sáng trên tường.

    - Dĩ nhiên rồi. Chính xác là dự án nào nhỉ?

    Tim Gabrielle đập thình thịch. Cô chỉ nghĩ được duy nhất một cái tên.

    - PODS.

    Ông ta tỏ vẻ ngạc nhiên.

    - Thế à? Tôi tưởng tôi đã biết hết nhân viên của tiến sĩ Harper rồi.

    Cô ngượng ngùng gật đầu.

    - Chris giấu tôi kỹ lắm. Chính tôi là nhân viên lập trình ngớ ngẩn đã nhầm chỉ số voxel khi viết phần mềm.

    Lần này ông ta há hốc miệng.

    - Hoá ra là cô à?

    Gabrielle nhăn nhó.

    - Tôi mất ngủ mấy tuần liền.

    - Nhưng tiến sĩ Harper đã nhận hết trách nhiệm cơ mà!

    - Tôi biết. Chris là người như thế. Vô cùng độ lượng. Nhưng mà buổi họp báo tối nay thì tuyệt vời. Tảng thiên thạch ấy mà. Tôi phát điên lên mất!

    Thang máy đừng lại ở tầng bốn. Gabrielle bước ra ngay.

    - Rất vui được gặp lại anh, Jim ạ! Cho tôi gửi lời hỏi thăm các chàng trai ở phòng tài vụ nhé!

    - Tất nhiên rồi. - Ông ta lắp bắp khi cửa thang máy khẻp lại. - Rất vui được gặp lại cô.

     
  5. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 84​
    Cũng như đa số những đời Tổng thống trước, mỗi đêm. Zach Herney chỉ được ngủ khoảng bốn đến năm giờ đồng hồ. Tuy nhiên, trong những tuần vừa qua, ông còn được ngủ ít hơn thế. Khi những hân hoan, hờ hởi của thắng lợi bắt đầu lãng dần xuống, ông nhận ra rằng đêm đã về khuya.

    Cùng một vài cộng sự thân thiết, ông vừa uống rượu sâm banh để mừng thắng lợi trong phòng Rooservelt. Các kênh truyền hình thay nhau phát đi phát lại những hình ảnh của buổi họp báo, trích đoạn bộ phim tài liệu của Tolland, và cả những lời xác nhận của các chuyên gia. Ngay lúc này, trên màn hình tivi là cảnh một phóng viên tay cầm micro đang đứng ngay trước Nhà Trắng.

    - Ngoài những tác động to lớn đối với toàn thể nhân loại, - cô ta nói là những tác động chính trị không thể chối cãi ngay tại Washington. - Tảng thiên thạch được tìm thấy đúng vào thờí điểm cực kỳ, thuận lợi cho ngài Tổng thống vốn đang phải hứng chịu những đòn công kích rất gay gắt. - Giọng cô ta chuyển sang trầm trọng - Và vào thời điểm chết người đối với Thượng nghị sĩ Sexton. - Ngay sau lời nhận định đó là trích đoạn cuộc đối thoại diễn ra đầu giờ chiều cùng ngày hôm nay: "Sau ba mươi lăm năm chờ đợi, - Sexton công bố - tôi tin là chúng ta không thể tìm thấy sự sống trong vũ trụ" "Thế nếu anh sai thì sao? - Marjorie Tench hỏi". Sexton sừng sộ: "Ồ, lạy Chúa, nếu thế thì tôi sẽ nuốt chửng mũ của tôi".

    Tất cả những người đang ngồi trong phòng Rooservelt cười phá lên. Xem lại thế mới thấy câu hỏi của Tench quả là ác hiểm, nhưng ngay lúc đó thì chưa ai để ý, giọng điệu và lời lẽ của Sexton vô cùng ngạo mạn, và thật đáng đờỉ ông ta.

    Tổng thống nhìn khắp căn phòng, tìm Tench. Ngay từ trước cuộc họp báo bà ta đã biến mất, và đến giờ vẫn không thấy tăm hơi.
    Lạ thật. Ông thầm nghĩ, đây cũng chính là thắng lợi của bà ta cơ mà.

    Bản phân tích tin được phát tiếp theo đó lại một lần nữa đề cập tới thắng lợi giòn giã của Tổng thống và sự trượt dốc thê thảm của Thượng nghị sĩ Sexton.

    Chỉ sau một ngày mà thời cuộc đổi thay ấy à? Tổng thống thầm nghĩ. Trên chính trường, cả thế giới có thể xoay vần chỉ trong vài tích tắc ấy chứ.

    Đến lúc bình minh lên, chính Tổng thống sẽ hiểu hết ý nghĩa của những lời ấy.

     
  6. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 85​
    Pickering có thể gây chuyện, Tench đã nói vậy.

    Quá đắm chìm trong chuỗi suy tư, Giám đốc Ekstrom không nhận thấy rằng cơn bão đang mạnh lên từng phút trên dòng sông băng. Những sợi dây néo bị kéo căng rền rĩ to hơn, và các nhân viên của NASA đang tán gẫu vì không ai ngủ được. Nhưng tâm trí của Ekstrom đang bận bịu với cơn bão khác - cơn giông tố chính trị đang hình thành ở Washington. Những giờ vừa rồi thật là lắm sự kiện, và ông đã một mình đường đầu. Nhưng lúc này, một vấn đề khác liên quan đến nhiều người hơn đã nảy sinh.

    Pickering có thể gây chuyện.

    Trên thế gian này, có lẽ không một bộ óc nào có thể sánh ngang tầm với ông, trừ Pickering. Bao năm nay ông ta đã giày vò NASA tìm mọi cách can thiệp vào các vấn đề nội bộ của NASA, vận động hành lang để giành quyền ưu tiên trong rất nhiều điệp vụ, và lớn tiếng công kích tất cả những thất bại của họ.

    Ông biết, Pickering căm ghét NASA từ rất lâu, trước vụ nổ tên lửa đẩy của NASA phá huỷ hoàn toàn vệ tinh SIGNT trị giá bạc tỉ của NRO, hay quyết định tuyển dụng nhân sự cấp cao của NASA.

    Thái độ không bằng lòng của Pickering đối với NASA là cả một câu chuyện dài tạo nên bởi những thất vọng và giận dữ.

    Tàu vũ trụ X33 của NASA đã hoạt động lâu hơn thời hạn định trước những năm năm, khiến cho hàng chục chương rình bảo dưỡng và phóng thiết bị mới của NRO bị huỷ bỏ hoặc hoãn lại. Mới đây cơn cáu giận của Pickering về tàu vũ trụ X-33, chuyển thành cơn thịnh nộ khủng khiếp khi ông ta phát hiện ra rằng NASA đã huỷ bỏ dự án ấy, gây thiệt hại khoảng 900 triệu đô la.
    Ekstrom về đến phòng làm việc của mình. Ông kéo rèm cửa, bước vào trong. Ông sắp phải cân nhắc vài quyết định. Ngày hôm nay, sau bước khởi đầu tốt đẹp, đang dần chuyển thành một cơn ác mộng. Ông cố đặt mình vào địa vị của Pickering để suy nghĩ. Ông ta sẽ hành động thế nào đây? Một người có đầu óc như Pickering chắc chắn phải nhận thức được tầm quan trọng của phát kiến này.

    Ông ta sẽ phải chấp nhận một số vấn đề vặt vãnh nảy sinh ngoài dự kiến ông ta phải thấy được những tác động ghê gớm của việc làm hỏng giây phút vinh quang này.

    Pickering sẽ làm gì sau khi thu thập được thông tin? Liệu ông ta có thẳng tay bắt NASA phải trả giá cho những thiếu sót ấy hay không?

    Ekstrom rên rỉ, điều này thì ông không còn nghi ngờ gì nữa.

    Rốt cuộc thì những khúc mắc của Pikering đối với NASA quả là vô cùng sâu sắc… Đó là những chua chát của cá nhân ông ta…

    Những khúc mắc sâu sắc hơn những vấn đề chính trị này nhiều.
     
  7. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 86​
    Rachel ngồi yên lặng, dõi nhìn ra ngoài cửa sổ của chiếc phi cơ G4 đang đưa cả nhóm về phương nam, ngang qua bờ vịnh St. Lawrence thuộc địa phận Canada. Cạnh cô, Tolland đang chuyện trò với Corky. Dù phần lớn các chỉ số cho thấy tảng thiên thạch là thật chi tiết mà Corky vừa thừa nhận, rằng hàm lượng nickel trong chất đá của nó nằm ngoài khoảng trung bình đã một lần nữa nhen lên trong tâm trí Rachel những nghi ngờ ban đầu. Bí mật khoan thủng phiến băng từ phía dưới để đưa tảng đá vào trong lòng băng là một âm mưu hoàn hảo.

    Dù sao thì những bằng chứng khoa học vẫn chỉ ra rằng đó đích thực là một tảng thiên thạch.

    Rachel thôi không nhìn ra ngoài nữa, cô cúi xuống nhìn mẫu đá đang cầm trên tay. Những chrondrule bé tí phản quang lóng lánh. Corky và Tolland đã thảo luận về những chrondrule bé nhỏ này hồi lâu, họ nhắc đến những thuật ngữ khoa học nằm ngoài phạm vi hiểu biết của cô - mức độ olivine cân bằng, chất nền siêu bền, những biến dạng đã tái đồng nhất. Nhưng kết luận thì rất rõ: Corky và Tolland đều thống nhất quan điểm cho rằng những chrondrule là bằng chứng chắc chắn chứng minh cho nguồn gốc vũ trụ của tảng đá. Dữ liệu đó thì không thể làm giả được.

    Xoay xoay mẫu đá mỏng trong lòng bàn tay, ngón tay của Rachel chạm vào lớp vỏ bị cháy xém. Lớp vỏ nóng chảy trông rất mới - chẳng có vẻ gì là đã được ba trăm tuổi cả - mặc dù Corky đã giải thích rằng trong suốt thời gian đó, tảng thiên thạch bị bao kín trong băng đá và không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào của bầu khí quyển. Có vẻ rất logic. Rachel đã thấy trên tivi những xác người bị chôn kín trong băng bốn ngàn năm mà nước da vẫn gần như hoàn hảo.

    Chăm chăm nhìn lớp vỏ bị nóng chảy, một ý nghĩ chợt loé lên trong trí não Rachel - một dữ liệu hiển nhiên đã bị bỏ sót. Cô tham tự hỏi không hiểu người ta đã cố ý làm vậy khi giải thích với cô về tảng đá, hay chỉ là một sơ suất vô tình.

    Cô đột ngột quay sang hỏi Corky:

    - Mọi người đã kiểm tra niên đại của lớp vỏ nóng chảy này chưa?

    Corky nhìn cô bối rối:

    - Cái gì?

    - Đã có ai kiểm tra niên đại của lớp vỏ bị cháy chưa? Chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng lớp vỏ này được tạo ra cùng thời điểm với sự kiện Junger Fall hay không?

    - Rất tiếc, - Corky trả lời, - cái đó thì không thể xác định được. Oxy đã mài mòn sạch dấu vết các chất đồng vị. Đấy là chưa kể đến tỉ lệ giảm chất đồng vị phóng xạ rất thấp đã không cho phép xác định bất kỳ vật gì với niên đại dưới năm trăm năm.

    Rachel ngẫm nghĩ trong giây lát, giờ thì cô đã hiểu vì sao không ai nhắc đến niên đại của lớp vỏ cháy xém.

    - Như thế có nghĩa là lớp vỏ này có thể bị nóng chảy từ thời Trung Cổ, hoặc mới tuần vừa rồi, đúng thế không?

    Tolland cười khà khà:

    - Có ai dám khẳng định là khoa học đã trả lời được mọi câu hỏi đâu!

    Rachel nói thành tiếng những suy nghĩ của mình:

    - Chỉ cần nung ở nhiệt độ cao là sẽ có một lớp vỏ bị nóng chảy. Về mặt kỹ thuật thì lớp vỏ này có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong vòng nửa thế kỷ qua, bằng nhiều cách khác nhau.

    - Sai rồi. - Corky đáp. - Nung nóng bằng nhiều cách khác nhau ư? Không đâu. Chỉ bằng một cách mà thôi. Cọ xát vào bau khí quyển.

    - Không có cách nào khác à? Thế còn trong lò nung thì sao?

    - Lò nung? - Corky nói. - Chúng tôi đã dùng kính hiển vi điện tử để soi lớp vỏ bị nóng chảy này. Ngay cả lò nung sạch sẽ nhất hành tinh này cũng vẫn để lại cặn nhiên liệu trên mặt đá - phóng xạ hạt nhân hoá chất, nhiên liệu hoá thạch. Quên khả năng đó đi. Lại còn các sọc dọc do rơi qua tầng khí quyển nữa chứ. Trong lò nung thì sao có cái đó được?

    Corký lắc đầu:

    - Lớp vỏ nóng chảy này quá tinh khiết.

    Rachel nhìn sang Tolland. Nhà đại dương học gật đầu:

    - Tiếc là tôi có hiểu biết đôi chút về núi lửa, cả trên cạn lẫn dưới nước. Corky nói đúng đấy. Trong tro bụi của núi lửa có rất nhiều độc tố - dioxyt carbon, dioxit sunfur, sunfat hydro, acide chlohydric - tất cả những thứ đó sẽ hiện rõ mồn một trong kính hiển vi điện tử. Buộc phải thừa nhận rằng lớp vỏ nóng chảy này là kết quả của quá trình ma sát với bầu khí quyển tinh khiết.

    Rachel thở dài, lại đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ. "Nóng chảy tinh khiết". Những ngôn từ ấy cứ bám chặt lấy tâm trí cô. Rachel lại quay sang Tolland.

    - Nóng chảy tinh khiết có nghĩa là sao?

    Ông nhún vai:

    - Đơn giản là khi soi bằng kính hiển vi điện tử. không phát hiện được dấu vết nào của nhiên liệu hoá thạch, nên người ta kết luận rằng nhiệt lượng tạo ra nóng chảy chỉ có thể là kết quả của năng lượng tạo ra do động lực chứ không phải do hoá chất hay các nguyên liệu hạt nhân.

    - Nếu không có vết tích của nhiên liệu thì người ta sẽ tìm thấy cái gì? Thành phần cụ thể của lớp vỏ nóng chảy này là gì?Corky lên tiếng:

    - Chúng tôi tìm thấy đúng những thứ đang chủ đích tìm. Những thành phần của bầu không khí tinh khiết. Ni tơ, oxy hydro… Không nhiên liệu hoá thạch, không sunfur, không acide núi lửa. Không có gì đặc biệt cả. Chỉ toàn những chất tạo ra trong quá trình tảng thiên thạch rơi trong bầu khí quyển mà thôi.

    Rachel ngả người trên ghế, cố tập trung suy nghĩ.

    Corky nhoài người về phía cô.

    - Xin cô đừng nói với tôi là cô đang nghĩ đến chuyện NASA đưa một tảng đá có hoá thạch lên trên trời bằng tên lửa đẩy, sau đó ném ùm xuống mặt đất với hi vọng là không một ai nhìn thấy quả cầu lửa rơi xuống, hay nghe thấy vụ nổ khủng khiếp, hay nhìn thấy cái hố khổng lồ mà nó tạo ra.

    Rachel chưa nghĩ xa đến thế, nhưng quả thật đó cũng là một khả năng. Tuy không thực tế, nhưng rất hấp dẫn. Thực ra, những ý nghĩ trong đầu cô gần mặt đất hơn nhiều. Tất cả những thanh phần tự nhiên của khí quyển. Nóng chảy tinh khiết. Những vằn sọc do rơi tự do trong bầu khí quyển. Một tia sáng le lói vừa tắt ngấm trong tâm trí Rachel.

    - Thành phần của khí quyển mà anh nhìn thấy ở tảng đá này, - cô nói - có trùng khớp hoàn toàn với tất cả những tảng thiên thạch khác hay không?

    Dường như Corky có ý thoái thác câu hỏi này:

    - Cô nói gì cơ?

    Nhận thấy thoáng phân vân của Corky, tim Rachel đập rộn lên.

    - Tỉ lệ đó không trùng khớp, đúng thế không?

    - Có thể giải thích chi tiết đó một cách khoa học.

    Mạch Rachel đập dồn:

    - Anh có tình cờ nhận thấy bất kỳ thành phần nào có tỉ lệ khác thường không?

    Tolland và Corky chột dạ nhìn nhau.

    - Có đấy, nhưng mà… - Corky nói.

    - Có phải tỉ lệ hydro bị ion hoá không?

    Nhà vũ trụ học trố mắt kinh ngạc:

    - Làm sao cô biết được điều đó?

    Ánh mắt của Tolland cũng đầy kinh ngạc.

    Rachel nhìn thẳng vào họ:

    - Thế tại sao không ai nói gì với tôi?

    - Vì có một cách giải thích hết sức khoa học cho chỉ tiết đó. - Corky dõng dạc.

    - Tôi đang nghe đây. - Rachel nói.

    - Tỉ lệ hydro bị ion hoá quả là có cao hơn. - Ông ta nói tiếp. - Bởi vì tảng thiên thạch này rơi xuyên qua vùng khí quyển của Cực Bắc. Và điều kiện từ trường đặc trưng của vùng này đã tạo ra tỉ lệ khí hydro bị ion hoá hơi cao hơn bình thường.

    Rachel nhíu mày:

    - Tiếc rằng tôi lại có một cách giải thích khác.
     
  8. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 87​
    Hành lang lầu bốn của NASA trông không ấn tượng như đại sảnh ở tầng một - dọc những bức tưởng đơn điệu là các cánh cửa vuông thành sắc cạnh trông buồn thảm. Hành lang không một bóng người. Những tấm biển chỉ hướng được đính trên tường.

    >

    PODS>>

    Gabrielle đi theo hướng tấm biển đề PODS. Sau vài lần rẽ ngang rẽ dọc, cô đứng trước hai cánh cửa sắt nặng nề. Trên cửa có tấm biển:

    MÁY CHỤP CẮT LỚP ĐỘ ĐẬM ĐẶC ĐỊA CỰC TRÊN QUỸ ĐẠO (PODS)

    Giám đốc Dự án, Chris Harper

    Cửa khoá, chỉ mở khi có thẻ ra vào và mã số PIN. Gabrielle áp tai vào cánh cửa thép. Hình như loáng thoáng có tiếng người bên trong. Tranh cãi. Cũng có thể không phải. Cô thầm cân nhắc liệu có nên đập cửa thật mạnh để gọi họ ra mở cửa hay không. Nhưng ý đồ của cô đối với tiến sĩ Harper đòi hỏi sự tinh tế hơn nhiều so với sách lược đập cửa này. Cô nhìn quanh tìm lối vào khác, nhưng không có. Chỉ thấy có một hốc tường ngay cạnh cửa ra vào. Cô bước vào, đưa mắt tìm chùm chìa khoá hay cái thẻ ra vào nào đó.

    Không thấy gì. Chỉ toàn những chổi và cây lau nhà.

    Gabrielle lại quay về bên cánh cửa, áp sát tai nghe ngóng. Lần này thì cô nghe rất rõ tiếng người bên trong. Mỗi lúc một to hơn. Cả tiếng bước chân nữa. Có người đang tra chìa vào ổ từ bên trong.

    Khi cánh cửa bật mở, Gabrielle không kịp quay lại nấp trong hốc tường. Cô nhảy vội sang một bên, áp sát người vào tường, sau cánh cửa. Một toán người bước ra, vừa đi vừa tranh luận ầm ỹ. Họ có vẻ bực bội.

    - Không hiểu Harper có vấn đề quái quỷ gì nữa. Đáng nhẽ ra ông ta phải sung sướng tột độ mới phải chứ.

    - Một đêm như đêm nay, - một người khác nói tiếp khi cả nhóm đi qua ngay sát Gabrielle - thế mà ông ấy lại muốn ở một mình!

    Khi nhóm người đi hết, những chiếc bản lề đệm hơi bắt đầu khép cánh cửa lại, để lộ ra Gabrielle đang đứng sát tường. Cô cố đứng im càng lâu càng tốt, cho đến khi chỉ còn vài inch nữa là cánh cửa đóng hẳn, lại. Cô nhảy bổ vào, tay chộp lấy mép cửa. Rồi Gabrielle lại tiếp tục đứng im thin thít, đợi cho bọn họ đi khuất hẳn cuối hành lang. Mải mê với đề tài bàn luận của mình, chẳng ai để ý thấy Gabrielle đang có mặt ở đó…

    Tim đập thình thình, Gabrielle kéo cánh cửa mở rộng ra và bước vào trong sảnh lớn mờ tối. Cô khẽ khàng đóng cửa lại.

    Đây là khu làm việc rộng rãi, khá giống phòng thí nghiệm vật lý trong trường đại học: máy tính, khu làm việc có vách quây, dụng cụ điện tử. Khi mắt đã quen với bóng tối, cô bắt đầu nhận ra những màn hình vi tính màu xanh sẫm đặt quanh phòng. Toàn bộ khu này đều tối, ngoại trừ một căn phòng ở phía cuối thấy có ánh sáng hắt ra từ dướỉ khe cửa. Gabrielle lặng lẽ tiến về phía đó. Cửa đóng, nhưng nhìn qua cửa sổ, cô thấy một người đang ngồi bên máy vi tính Gabrielle ngay lập tức nhận ra người đã phát biểu trong buổi họp báo của NASA. Tấm biển trên cánh cửa có ghi:

    Chris Harper

    Giám đốc Dự án, PODS

    Đã vào đến tận đây, vậy mà Gabrielle chợt cảm thấy sợ hãi, thầm lo không hiểu có tìm ra được sự thật hay không. Cô nhớ lại thái độ quả quyết của Thượng nghị sĩ khi ông nói rằng Chris Harper đã nói dối. "Tôi có thể lấy toàn bộ sự nghiệp ra để đành cược điều này", ông đã nói thế. Dĩ nhiên là còn nhiều người khác nữa cũng có cảm giác đó, những người giờ đang trông cậy vào cô để vạch trần được sự thật, hòng trừng phạt NASA để gỡ gạc lại phần nào sau những sự kiện kinh khủng tối nay. Sau khi, bị Tench và Tổng thống Herney hù doạ một cách hèn hạ lúc chiều, cô rất nóng lòng muốn lập công.

    Cô giơ tay lên định gõ cửa, rồi lại thôi. Những lời nói của Yolanda chợt vang lên trong, tâm trí. Nếu Chris Harper lừa phỉnh cả thế giới về PODS thì hà cớ gì ông ta lại thú nhận với em cơ chứ!

    Sự sợ hãi, Gabrielle tự nhủ, suýt nữa thì ngày hôm nay cô đã trở thành nạn nhân của nó. Cô đã có một kế hoạch. Bao gồm chiến thuật mà Thượng nghị sĩ thỉnh thoảng vẫn dùng đến để doạ dẫm đối phương. Sau một thời gian phò tá Thượng nghị sĩ, Gabrielle đã học được khá nhiều, tuy không phải tất cả những thứ cô tiếp thu được đều thánh thiện và tốt đẹp Nhưng tối nay cô cần tất cả những thứ đó. Nếu cô có thể ép Chris Harper thừa nhận đã nói dối - bất kể vì lý do gì - thì cô đã mở được một cánh cửa cho chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ. Chỉ chừng đó là đủ, bởi với tài biến báo của mình, Sexton có thể tự lèo lái chiến dịch tranh cử qua tất cả những chặng còn lại.

    Ý đồ của Gabrielle lúc này là sử dụng kế sách mà Sexton gọi là "bắn chỉ thiên" - một phương pháp thẩm vấn do những người La Mã phát minh ra để dụ cho những tên tội phạm bị tình nghi đang nói dối phải nhận tội. Một sách lược đơn giản đến không ngờ.

    Khẳng định thông tin cần đối tượng thú nhận…

    Sau đó buộc đối tượng vào những tội to hơn.

    Mục đích là để cho đối tượng có cơ hội chọn tội nhẹ hơn - chính là sự thật trong tình huống này.

    Để áp dụng phương sách này cần phải rất tự tin, mà đó chính là thứ lúc này hình như cô không có nổi. Hít một hơi thật sâu, cô duyệt lại lần nữa kịch bản trong đầu. Rồi mạnh bạo gõ cửa.

    - Tôi đã bảo là đang bận! - Harper nói vọng ra, ngữ điệu Ăng-lê rất quen thuộc…

    Cô lại gõ cửa. Mạnh hơn.

    - Tôi đã bảo là không muốn xuống đó mà lại!

    Lần này, Gabrielle đấm cửa thình thình.

    Chris Harper bước ra giật mạnh cánh cửa.

    - Đồ quỷ sứ, các anh… - Ông ta im bặt, ngạc nhiên trông thấy Gabrielle.

    - Tiến sĩ Harper. - Gabrielle lên tiếng, cố làm ra vẻ đầy tự tin.

    - Làm sao cô vào được tận đây?

    Mặt Gabrielle lạnh te:

    - Ông có biết tôi là ai không?

    - Sao không! Sếp của cô bêu riếu chúng tôi suốt mấy tháng nay còn gì? Làm sao cô vào được tận trong này?

    - Thượng nghị sĩ Sexton phái tôi đến đây.

    Ông ta đưa mắt nhìn phòng thí nghiệm vắng tanh sau lưng Gabrielle.

    - Ai dẫn cô lên đây?

    Cái đó ông không cần biết. Thượng nghị sĩ có rất nhiều mối quan hệ.

    - Trong toà nhà này? - Ông ta ngờ vực nhìn Gabrielle.

    - Ông đã xử sự không trung thực, tiến sĩ Harper ạ. Rất tiếc phải thông báo với ông là Thượng nghị sĩ đang kêu gọi thành lập một uỷ ban Thượng viện để điều tra những hành vi không trung thực của ông.

    Vẻ mặt ông ta thoáng chút sững sờ.

    - Cô đang nói về chuyện gì?

    - Giả bộ ngây ngô là một hành động xa xỉ hoàn toàn không thích hợp với những người có đầu óc như ông đâu, tiến sĩ ạ. Ông đang gặp rắc rối, và Thượng nghị sĩ phái tôi đến đây để thoả thuận với ông một điều. Tối nay chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ đã bị giáng một đòn chí tử. Ông ấy không còn gì để mất, và rất sẵn lòng kéo luôn ông xuống đất đen cùng một thể nếu cần.

    - Cô đang nói cái quái gì thế hả?

    Gabrielle hít thật sâu để lấy thêm can đảm.

    - Trong buổi họp báo về phần "mềm xử lý thông tin trên vệ tinh PODS", ông đã nói dối. Chúng tôi đều biết điều đó. Cho nên không cần bàn đến nữa.

    Harper chưa kịp nói câu gì. Gabrielle đã tiếp tục nói phủ đầu:
    - Ngay lúc này Thượng nghị sĩ có thể lôi chuyện ông nói dối ra, nhưng ông ấy không quan tâm đến điều đó. Ông ấy đang để tâm đến một sự kiện khác quan trọng hơn. Tôi tin rằng ông biết rõ tôi đang nói đến cái gì.

    - Không, tôi…

    - Lời đề nghị của Thượng nghị sĩ là thế này: ông ấy sẽ không đả động đến chuyện ông nói dối trong buổi họp báo nếu ông đồng ý công khai tên tuổi nhân vật chóp bu của NASA đang đồng loã với ông biển thủ công quỹ.

    Hai mắt Harper mở thao láo:

    - Cái gì? Tôi đâu có biển thủ công quỹ!

    - Tôi tin rằng ông là người ăn nói chín chắn, thưa tiến sĩ… Uỷ ban Thượng viện đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều tháng nay rồi. Chẳng lẽ ông tin là có thể giữ kín được cơ à? Dám cả gan giả mạo chứng từ của dự án PODS, dùng thủ đoạn chi tiền sai mục đích để bỏ túi tư lợi? Nói dối và tham ô sẽ khiến ông phải vào nhà đá đấy, thưa tiến sĩ Harper.

    - Tôi đâu có làm chuyện đó!

    - Ông bảo là không nói dối về dự án PODS hay sao?

    - Không! Tôi khẳng định không hề biển thủ công quỹ?

    - Có nghĩa là ông thừa nhận có nói dối về PODS?

    Ông ta trợn tròn mắt, không nói nên lời.

    - Hãy bỏ qua chuyện ông nói dối. - Gabrielle nói tiếp, chuyển hướng cuộc đấu khẩu. - Thượng nghị sĩ Sexton không quan tâm đến chuyện ông nói dối trong cuộc họp báo đó. Chuyện đó quá thường. NASA đã tìm thấy tảng thiên thạch, bằng cách nào thì cũng thế cả thôi. Cái ông ấy đang chú tâm chính là chuyện biển thủ công quỹ. Ông ấy muốn hạ bệ một nhân vật chóp bu ở đây. Nếu ông chịu thú nhận kẻ đồng loã với ông thì ngài Thượng nghị sĩ sẽ lái cuộc điều tra để ông không bị động đến. Nếu ông không muốn sung sướng, không chịu nói cho chúng tôi biết tên của kẻ đồng loã đó, thì Thượng nghị sĩ sẽ chẳng nương tay, và sẽ ngay lập tức cho điều tra về những lời dối trá liên quan đến phần mềm xử lý thông tin của các ông.

    - Cô đừng có xạo? Chẳng có trò biển thủ nào hết!

    - Ông đúng là đồ dối trá trơ trẽn, tiến sĩ Harper ạ. Tôi đã đọc tất cả các tài liệu đó. Tên của ông lù lù trên mặt giấy. Không biết bao nhiêu lần.

    - Tôi thề là không hề biết gì về việc đó!

    Gabrielle thở dài, làm ra vẻ thất vọng.

    - Ông hãy thử đặt mình vào địa vị của tôi, tiến sĩ ạ. Trong tình thế này thì tôi chỉ có thể rút ra hai kết luận mâ thôi. Hoặc là ông đang nói dối tôi, y như đã nói dối trong cuộc họp báo đó. Hoặc là ông nói thật, và nhân vật chóp bu nào đó trong cơ quan này đang dựng ông lên làm bù nhìn để che tội cho bản thân.

    Câu nói ấy dường như khiến Harper tĩnh trí được đôi phần.

    Gabrielle giơ tay lên xem đồng hồ.

    - Thượng nghị sĩ chỉ dành cho cuộc thoả thuận này một giờ đồng hồ. Ông có cơ hội tự cứu mình bằng cách nói ra tên của nhân vật chóp bu NASA đang cùng ông biển thủ tiền thuế của dân Mỹ. Ngài Thượng nghị sĩ không quan tâm đến ông. Ông ấy muốn bắt được con cá to kia. Hiển nhiên là người thứ hai trong vụ này phải là người có vai vế ở NASA; và người đó không để tên mình chường ra trên mặt giấy, chỉ có tên ông xuất hiện như hình nhân thế mạng mà thôi.

    Harper lắc đầu:

    - Cô nói dối.

    - Ông có muốn đứng trước toà để nói ra điều đó không?

    - Sao không? Tôi sẽ phủ nhận mọi cáo buộc.

    - Sau khi đã thề chỉ nói sự thật à? - Gabrielle lên giọng đầy khinh bỉ. - Chắc ông cũng sẽ lớn tiếng nói rằng không hề nói sai sự thật về phần mềm của PODS đấy nhỉ? - Vừa nhìn thẳng vào mắt ông ta, Gabrielle vừa nghe thấy tim mình đập đến vỡ cả lồng ngực. - Ông hãy lựa chọn cho kỹ, tiến sĩ ạ. Nhà tù Hoa Kỳ không phải là chốn dễ chịu lắm đâu.

    Harper cũng nhìn thẳng vào mắt cô, còn Gabrielle thì cố tập trung tinh lực để khiến ông ta phải cụp mắt xuống. Trong một tích tắc Gabrielle tưởng như nhìn thấy ý định đầu hàng trong mắt ông ta. Nhưng khi Harper len tiếng, giọng ông ta sắc lạnh. điềm tĩnh.

    - Cô Ashe này! - ông ta dõng dạc, mắt quắc lên giận dữ - thôi cái trò bắt nọn ấy đi. Cả tôi lẫn cô đều biết rằng ở NASA chẳng có trò biển thủ công quỹ nằo hết. Kẻ duy nhất đang nói dối trong căn phòng này chính là cô đấy.

    Gabrielle thấy cơ thể như hoá đá. Ánh mắt sắc lạnh của ông ta chòng chọc nhìn thẳng vào cô. Mình bày trò xảo trá trước mặt một nhà khoa học về tên lửa. Thế này là đáng đời mày lắm Gabrielle ạ. Cô cố ngẩng cao đầu.

    - Tôi chỉ cần biết là, - cô làm bộ tỉnh bơ, không thèm đếm xỉa đến phản ứng của ông ta - tất cả những tài liệu mà tôi đã đọc đều cho thấy hành vi gian lận của ông và một nhân vật khác trong NASA. Và tôi chỉ biết là Thượng nghị sĩ phái tôi đến đây để đề nghị ông hãy khai ra kẻ đồng loã của mình để khỏi phải chịu tội một mình. Và bây giờ tôi sẽ về báo cáo với Thượng nghị sĩ là ông muốn một mình ra trước vành móng ngựa ông cứ việc nói vớỉ toà như vừa nội với tôi, rằng ông không biển thủ công quỹ, và cũng không nói dối về phần mềm của dự án PODS. - Cô nhếch mép cười hăm doạ. - Nhưng sau buổi họp báo chẳng ra đâu vào đâu cách đây hai tuần thì tôi rất nghi ngờ điều đó. - Gabrielle quay gót và sải bước ra khỏi phòng làm việc của Giám đốc Dự án PODS, thầm nghĩ chính ra cô mới là người phải vào nhà đá trước chứ không phải là ông ta.

    Gabrielle ngẩng cao đầu bước đi, thầm mong Harper gọi mình lại. Im lặng. Cô đẩy cánh cửa thép và bước ra sảnh ngoài mờ tối, ao ước giá thang máy ở đây không được cài đặt để vận hành bằng thẻ ra vào. Cô đã thua. Cô đã cố hết sức, nhưng Harper không mắc bẫy. Biết đâu ông ta nói thật trong buổi họp báo đó thì sao? Gabrielle thầm nghĩ.

    Tiếng cửa mở đánh sam vang khắp sảnh khi cánh cửa sắt sau lưng Gabrielle bị giật mạnh. - Cô Ashe này. - Harper gọi theo. - Tôi thề không biết gì về vụ biển thủ đó. Tôi là người trung thực!

    Tim Gabrielle đập rộn lên sung sướng, nhưng hai chân cô vẫn tiếp tục sải bước. Gabrielle làm bộ nhún vai và nói vọng lại: Trung thực nhưng tại sao ông lại nói dối trong buổi họp báo đó?

    Im lặng. Gabrielle tiếp tục tiến ra cửa.

    - Dừng lại đã! - Harper hét ầm lên. Ông ta chạy đuổi theo Gabrielle, mặt tái mét. Về vụ biển thủ công quỹ này, - Ông ta hạ giọng - tôi biết kẻ nào đã dựng chuyện cho tôi rồi.

    Gabrielle đứng lại, chưa dám tin hẳn vào tai mình. Cô làm ra vẻ thật tự nhiên, chậm rãi quay đầu lại.

    - Ông muốn tôi tin là có người dựng chuyện cho ông ư?

    Ông ta thở dài:

    - Tôi thề là không hề biết gì về vụ thụt két đó. Nhưng nếu có những chứng cứ chống lại tôi thì…

    - Nhiều lắm.

    Harper thở dài.

    - Nếu thế thì tất cả đều là trò vu khống. Chắc chắn là để làm tôi bị mất uy tín. Và chỉ một người có thể làm được điều đó.

    Harper nhìn sâu vào mắt Gabrielle:

    - Lawrence Ekstrom rất căm ghét tôi.

    Gabrielle hoàn toàn bất ngờ.

    - Giám đốc NASA ư?

    Harper gật đầu một cách nghiêm trang:

    - Chính ông ta đã ép tôi phải nói dối trong cuộc họp báo đó.

     
  9. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 88​
    Dù động cơ đẩy chạy bằng nhiên liệu metan của nó mới hoạt động hết nửa công suất cho phép mà chiếc phi cơ Aurora đã bay nhanh gấp ba lần tốc độ âm thanh - trên hai ngàn dặm một giờ. Tiếng nổ đều đều của những động cơ đẩy bằng sóng dao động khiến mọi người đều cảm thấy buồn ngủ. Bên dưới, cách họ khoảng 30 mét, bị tác động của luồng gió phản lực kéo dài như một cái đuôi công phía sau máy bay, mặt biển đang nổi sóng dữ dội.

    Đây chính là lý do tại sao loại máy bay SR-71 bị thay thế, Delta-Một thầm nghĩ.

    Aurora là loại máy bay bí mật mà trên nguyên tắc không ai được biết, nhưng trên thực tế thì mọi người đều đã biết cả. Kênh truyền hình Discovery thậm chí còn phát cả một chương trình về quá trình bay thử loại máy bay này ở Groom Lake, Nevada. Thông tin mật về loại máy bay này bị rò rỉ có thể đã bắt nguồn từ tiếng động cơ nổ vang trời của nó mà tận Los Angeles cũng nghe thấy, cũng có thể là do mấy anh chàng công nhân trên dàn khoan Northsea vô tình nhìn thấy nó, mà cũng có thể tại nhân viên của Tổng thống đã hớ hênh để tên nó trong bản quyết toán ngân sách của Lầu Năm Góc để công khai cho công chúng. Không ai biết được chính xác, nhưng chẳng hề gì. Công chúng đã biết: Quân đội Mỹ đã sở hữu một loại máy bay mới có tốc độ gấp sáu lần bình thường, đã chế tạo thành công chứ không còn trong giai đoạn thiết kế nữa. Và nó đã sẵn sàng tung cánh giữa trời xanh.

    Loại máy bay thân dẹt giống quả bóng chày này do hãng Lockheed chế tạo. Những vằn sọc sáng bóng như pha lê chạy bao quanh thân máy đồ sộ với bề dài gần 40 mét và bề ngang 20 mét.

    Tốc độ bay của nó được quy định bởi loại động cơ đẩy kiểu mới gọi là động cơ đẩy dạng sóng. Đốt khí hydro dạng lỏng đục, để lại một vệt khói dài rất dễ nhận thấy trên bầu trời, nên loại máy bay này thường chỉ được sử dụng vào ban đêm.

    Đêm nay, với lợi thế về tốc độ, đội Delta đang thực hiện một hành trình dài xuyên đại dương để về nhà. Họ cũng đang kết hợp bám đuổi mục tiêu. Mợi người đã bàn đến chuyện rượt đuổi để bắn hạ chiếc máy bay mà họ đã xác định được, nhưng chỉ huy lại sợ rằng các máy quét radar có thể phát hiện ra, và xác chiếc máy bay rơi sẽ dẫn đến cuộc điều tra quy mô. Tốt nhất là cứ để cho nó hạ cánh đã, chỉ huy đã quyết định như vậy. Một khi xác định được địa điểm hạ cánh của chiếc phi cơ đó, đội Delta sẽ ra tay.

    Lúc này, khi cả nhóm đang bay qua vùng biển Labrado buồn tẻ thiết bị Cryptalk trên tay Delta-Một nháy sáng báo hiệu có cuộc gọi đến. Anh trả lời máy.

    - Tình hình đã thay đổi. - Giọng nói đã qua thiết bị xử lý điện tử trong máy vang lên. - Các anh có thêm một mục tiêu nữa trên đất liền trước khi Rachel và hai nhà khoa học kia hạ cánh.
    Thêm một mục tiêu nữa. Delta-Một đã biết trước điều này. Kế hoạch đang bị bại lộ. Chỉ huy vừa phát hiện thêm một vết rò rỉ nữa trên thân tàu, và họ sẽ phải hàn kín vết rò càng nhanh càng tốt.

    Đáng ra con tàu không bị vết rò rỉ nào, Delta-Một tự nhắc mình, nếu cả đội đã diệt gọn mục tiêu trên phiến băng Milne. Anh biết quá rõ chính mình là người gây ra những rắc rối mới này.

    - Thêm một đối tượng thứ tư nữa vừa nhúng tay vào. - Chỉ huy thông báo.

    - Đó là ai?

    Chỉ huy chần chừ một lúc, rồi cũng nói ra tên người đó.

    Ba người lính sững sờ nhìn nhau. Họ biết rất rõ cái tên này.

    Thảo nào chỉ huy chần chừ không dám nói ngay! Delta-Một thầm nghĩ. Kế hoạch ban đầu cho điệp vụ này là "không sát thương", thế mà lúc này số lượng xác chết đang tăng lên nhanh chóng. Các bắp thịt trên người anh như co cứng lại khi nghe chỉ huy thông báo thời gian và địa điểm tiêu diệt mục tiêu.

    - Mức độ mạo hiểm đang tăng lên nhanh chóng. - Chỉ huy nói tiếp - Nghe cho kỹ. Tôi chỉ nói một lần thôi đấy.
     
  10. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 89​
    Trên bầu trời xứ Main, chiếc máy bay G4 vẫn đang tăng tốc tiến về Washington. Trên máy bay, Michael Tolland và Corky Marlinson chăm chú lắng nghe Rachel Sexton thuyết minh cho giả thuyết của cô về lý do khiến cho hàm lượng hydro trong lớp vỏ nóng chảy của tảng thiên thạch.

    - NASA có một cơ sở kiểm tra của riêng họ, mang tên trạm Plum Brook. - Rachel nói, chính cô cũng không dám tin là bản thân mình đang tiết lộ bí mật quốc gia. Cô chưa bao giờ tiết lộ bí mật cho những ai không có quyền tiếp cận thông tin. Nhưng trong tình huống này, Tolland và Corky có quyền được biết. - Plum Brook là nơi NASA tiến hành chạy thử tất cả các loại động cơ mà họ mới chế tạo được. Cách đây hai năm, chính tay tôi đã viết một tóm tắt tin nói về loại động cơ mà NASA đang cho chạy thử ở đó - hình như là một loại động cơ chu kỳ rộng thì phải.

    Corky nhìn cô nghi hoặc:

    - Động cơ chu kỳ rộng vẫn còn trong giai đoạn lý thuyết. Mới có trên giấy thôi. Chưa có ai chạy thử được thứ đó. Phải vài thập niên nữa.

    Rachel lắc đầu:

    - Xin lỗi anh, Corky, NASA quả thực đã có mô hình đó trong tay rồi. Họ đang trong giai đoạn thử nghiệm mà.

    - Cái gì? - Corky vẫn hoài nghi. - Loại động cơ đó chạy bằng khí oxy hydro hoá lỏng, mà khí đó lên đến vũ trụ thì đông đặc lại ngay, cho nên NASA có dùng được đâu! Họ đã thông báo là sẽ không chế tạo động cơ đó cho đến khi khắc phục được vấn đề nhiên liệu đông cứng cơ mà?

    - Họ đã khắc phục được rồi. Họ bỏ thành phần oxy đi, rồi đưa khí hydro vào một dạng hỗn hợp bùn - tức là một hỗn hợp nhiên liệu đông lạnh có chứa hydro ở tình trạng bán đông lạnh. Động cơ này cực mạnh, và cháy rất sạch. Và rất có thể được sử dụng nếu NASA cho phóng tàu vũ trụ lên sao Hoả.

    Corky vẫn chưa hết kinh ngạc:

    - Không thể nào!

    - Hoàn toàn là sự thật đấy. Tôi đã tóm tắt, tin cho Tổng thống mà. Và Giám đốc của tôi đã phải lao tâm khổ tứ vì NASA muốn công bố rộng rãi thành công vang dội đó của họ, còn Pickering thì muốn Nhà Trắng buộc NASA giữ bí mật về thế hệ động cơ này.

    - Tại sao?

    - Cái đó không quan trọng. - Rachel nói.

    Cô đã tiết lộ thông tin mật vì buộc phải làm thế, và không có ý định tiến xa hơn nữa. Sự thật là Pickering muốn giữ bí mật loại động cơ này là do hiện đang có mối quan ngại về an ninh quốc gia ngày càng gia tăng - Trung Quốc đang phát triển khoa học và công nghệ vũ trụ với tốc độ nhanh chóng khôn lường. Gần đây Trung quốc còn cho xây dựng một sân bay vũ trụ "cho thuê" và ai bỏ giá thầu lớn thì sẽ mua được quyền sử dụng, mà hầu hết những nhà thầu đó chắc chắn sẽ là kẻ thù của Mỹ. Cho nên an ninh quốc gia của Mỹ đang bị uy hiếp.

    May mắn thay, NRO biết được rằng Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo động cơ nhiên liệu đẩy để sử dụng cho sân bay vũ trụ đó. Cho nên Pickering thấy không có lý do gì để đánh động cho Trung Quốc biết NASA đã có thứ họ đang ao ước.

    - Tức là, - Tolland nói, vẻ rất không thoải mái - cô nói rằng NASA đã có trong tay loại động cơ đẩy dùng khí hydro tinh khiết làm nhiên liệu à?

    Rachel gật đầu.

    - Tới không có con số chính xác, nhưng nhiệt độ khí thải của loại động cơ này cao hơn nhiệt độ của bất kỳ thứ gì con người từng tạo ra được trong lịch sử. Cho nên NASA đã phải nghiên cứu một loại ống xả bằng chất liệu đặc biệt. - Cô ngừng một lát - Để một tảng đá lớn đằng sau động cơ nổ đẩy kiểu này, tảng đá đó sẽ bị nóng chảy bởi khí thải ở nhiệt độ cực kỳ lớn phả ra từ động cơ thể là có một lớp vỏ nóng chảy.

    - Thế đấy! - Corky nói. - Cô lại quay về với giả thuyết tảng thiên thạch giả rồi.

    Tolland chợt trầm tư.

    - Ý tưởng đó rất đáng suy nghĩ đấy. Cũng tương tự như việc đặt tảng đá bên dưới bệ phóng tên lửa trong một lần phóng vệ tinh lên vũ trụ thôi mà.

    - Lạy Chúa tôi, - Corky ca cẩm, - Tôi đang bay cùng hai kẻ gàn dở không can nổi.

    - Corky này. - Tolland nói tiếp. - trên lý thuyết thì khi đặt tảng đá trước luồng khí thải của động cơ nóng như vậy cũng sẽ tạo ra các vằn dọc giống như khi tảng thiên thạch rơi tự do trong bầu khí quyển, đúng không nào? Bề ngoài sẽ giống nhau, cả vằn dọc lẫn những lớp bề mặt nóng chảy bị thổi tạt về phía sau.

    Corky làu bàu:

    - Chắc thế.

    - Và động cơ sử dụng khí hydro tinh khiết cũng sẽ không để lại cặn bã gì hết. Chỉ duy nhất khí hydro thôi. Hàm lượng hydro bị ion hoá trên lớp bề mặt nóng chảy sẽ cao hơn bình thường.

    Corky trợn trừng mắt:

    - Nghe này, nếu những động cơ đẩy đó là có thật và chạy bằng nguyên liệu hydro tinh khiết thật, thì điều đó là có thể. Nhưng những động đó còn lâu chúng ta mới có được!

    - Tại sao? - Tolland cật vấn. - Quy trình cũng khá đơn giản mà.

    Rachel gật đầu tán đồng:

    - Tất cả những gì ta cần là một tảng đá có hoá thạch niên đại 190 triệu năm. Đem nung nóng bằng động cơ đẩy Sau đó vùi vào trong băng hà. Thế là có thiên thạch ăn liền.

    - Có thể khách du lịch sẽ tin vào câu chuyện đó. - Corky phản đối - Nhưng không thể nói thế với các nhà khoa học của NASA được. Thế các chrondrule thì giải thích sao đây?

    Rachel cố nhớ lại xem Corky đã giải thích với cô về các chrondrule thế nào.

    - Anh đã nói rằng các chrondrule được hình thành do quá trình nung nóng và làm lạnh trong vũ trụ đúng không nào?

    Corky thở dài:

    - Chrondrule hình thành khi một tảng đá, có nhiệt độ rất thấp ngang với nhiệt độ môi trường trong vũ trụ, đột ngột bị nung lên đến nhiệt độ nóng chảy không toàn phần - 1550 độ C.

    Sau đó tảng đá nguội đi, cực kỳ nhanh, làm cho các túi đá nóng chảy đông cứng ngay lại thành các chrondrule.

    Tolland chằm chằm nhìn ông bạn:

    - Và tất cả quá trình đó không thể xảy ra trên mặt đất được sao?

    - Không thể. - Corky tuyên bố. - Môi trường nhiệt trên trái đất không cho phép điều đó xảy ra. Chúng ta đang nói tới nhiệt độ trong lò phản ứng hạt nhân và độ không tuyệt đối trong môi trường chân không. Những thái cực đó không có được trên hành tinh của chúng ta đâu.
    Rachel tỏ ra băn khoăn:

    - Ít ra là không có được trong tự nhiên.

    Corky quay sang cô:

    - Thế có nghĩa là sao?

    - Tại sao quá mình nung nóng và làm lạnh đó không thể xảy ra trong điều kiện nhân tạo trên trái đất được? - Rachel chất vấn. - Người ta có thể dùng động cơ nổ đẩy để nung nóng nó lên, rồi đặt vào thiết bị làm lạnh.

    Corky trợn mắt:

    - Các chrondrule nhân tạo sao?

    - Biết đâu đấy.

    - Một ý tưởng kỳ quặc. - Corky đáp liền, giằng mẫu đá trên tay Rachel. - Chắc cô đã quên mất chi tiết rằng những chrondrule này có niên đại 190 triệu năm. - Ông ta nhấn mạnh từng tiếng - Theo như tôi hiểu, thưa cô Sexton, cách đây 190 triệu năm không có người nào trên trái đất này điều khiển động cơ nổ đẩy và thiết bị làm lạnh nào hết.

    Dù gì đi nữa, Tolland thầm nghĩ, mỗi lúc chứng cứ một nhiều lên.

    Ông đã yên lặng khá lâu sau khi nghe Rachel nói về loại động cơ nổ đẩy dạng sóng. Giả thuyết của cô, dù vô cùng táo bạo, đã mở ra mọi cánh cửa, khiến cho ý nghĩ của ông chạy lan man theo mọi hướng. Nếu lớp vỏ bị nóng chảy có thể nhân tạo được, thì liệu còn gì khác nữa không?

    - Sao anh yên lặng thế? - Rachel hỏi ông.

    Tolland nhìn cô gái. Trong khoảnh khắc, dưới ánh đèn từ trần cabin phả xuống, ông chợt thấy trong mắt Rachel ánh lên cái nhìn hiển dịu của Celia. Ông lắc đầu, gạt ký ức ra khỏi tâm trí, rồi thở dài mệt mỏi.

    - À, tôi chỉ đang nghĩ…

    - Về tảng thiên thạch phải không? - Cô mỉm cười. -Còn chi tiết nào nữa đây? Anh đang cố nghĩ xem còn chi tiết nào bị bỏ sót không chứ gì?

    - Đại loại thế…

    - Thế anh có nghĩ ra cái gì không?

    - Chưa có gì đặc biệt. Nhưng tôi không được thoải mái lắm khi thấy nhiều chi tiết bị đổ đến như thế, đơn thuần chỉ vì chúng ta biết được lỗ khoan bên dưới tảng thiên thạch?

    - Tập hợp dữ liệu thu được dựa trên những yếu tố được mặc định trước luôn là thế. - Rachel nói. - Chỉ cần lật lại chi tiết đầu tiên, thế là tất cả lung lay. Vị trí của tảng thiên thạch là chi tiết đầu tiên của chúng ta..

    Mình sẽ nói cho cô ấy biết.

    - Khi tôi đặt chân lên phiến băng Milne, ông Giám đốc đã nói rằng họ vừa tìm thấy một tảng thiên thạch nằm trong túi băng hoàn toàn kín. Tảng đá đó có độ đậm đặc cao hơn tất cả các loại đá khác trong vùng. Và tôi đã coi đó là bằng chứng về nguồn gốc vũ trụ của tảng đá.

    - Và chúng tôi nữa chứ.

    - Hàm lượng nickel trung bình, dù cũng là một căn cứ, nhưng vẫn chưa đủ để kết luận.

    - Hàm lượng đó rất gần mức trung bình mà. - Corky chêm vào, hoá ra ông ta vẫn lắng nghe tất cả.

    - Nhưng không hoàn toàn chính xác.

    Corky gật đầu đồng tình, nhưng khá miễn cưỡng:

    - Lại nữa, - Tolland nói - những con bọ vũ trụ chưa ai thấy bao giờ đó. Dù rất dị thường, có thể chỉ là một loài giáp xác tầm thường trong đại dương.

    Rachel gật đầu:

    - Và bây giờ đến lượt lớp vỏ bị nóng chảy…

    Tôi không muốn thừa nhận điều này chút nào, - Tolland quay sang nói với Corky - nhưng dường như những bằng chứng tiêu cực bắt đầu trở thành đa số mất rồi.

    - Không thể dựa vào linh cảm để làm khoa học được. - Corky nói - phải căn cứ vào các dữ liệu cụ thể chứ. Các chrondrule ở tảng đá này khẳng định nó chính là thiên thạch. Tôi thừa nhận là có rất nhiều chi tiết khiến chúng ta phải suy nghĩ, nhưng không thể bỏ qua các chrondrule. Những bằng chứng tích cực đều rất quan trọng, đã thế những bằng chứng chống lại tảng thiên thạch đều chỉ dựa trên suy diễn mà thôi.

    Rachel nhíu mày:

    - Thế thì ta phải kết luận thế nào đây?

    - Chẳng thế nào cả. - Corky nói. - Các chrondrule đã chứng tỏ chúng ta có trong tay tảng thiên thạch. Vấn đề chỉ là tạỉ sao nó lại được đưa vào trong lòng băng hà mà thôi.

    Dù rất muốn tin vào lập luận của bạn mình, Tolland vẫn cảm thấy có gì đó không ổn.

    - Anh có vẻ vẫn chưa tin hẳn. Mike ạ. - Corky nhận xét.

    Tolland bối rối nhìn Corky:

    - Tôi cũng chẳng biết nữa. Hai trong số ba dữ liệu không hề ít đâu. Chúng ta chỉ còn sử dụng được một trong ba dữ liệu quan trọng. Có lẽ chúng ta vẫn bỏ sót chi hết nào đó.

     
  11. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 90​
    Mình đi đời rồi, Chris Harper thầm nghĩ, lòng tê tái khi nghĩ đến cảnh tù đày. Thượng nghị sĩ Sexton đã biết rằng trình nói dối về phần mềm của PODS.

    Dẫn Gabrielle vào phòng làm việc của mình và đóng cửa lại, ông thấy căm ghét Giám đốc NASA. Đêm nay thì Harper đã biết những lời dối trá của ông Giám đốc có thể thậm tệ đến thế nào.

    Không chỉ ép ông nói dối về dự án PODS. Ông ta còn nguỵ tạo bằng chứng để sẵn sàng hãm hại ông trong trường hợp ông thay đổi thái độ và không muốn tiếp tục nói dối nữa.

    Bằng chứng về hành vi biển thủ công quỹ. Harper thầm nghĩ. Để doạ. Thật quỷ quyệt. Suy cho cùng thì sẽ chẳng một ai đem đặt lòng tin vào kẻ tha hoá muốn làm hỏng giây phút huy hoàng nhất trong lịch sử chương trình nghiên cứu vũ trụ của Hoa Kỳ. Vốn đã biết rằng Giám đốc dám làm mọi chuyện để bảo vệ NASA, ông vẫn cảm thấy choáng váng khi nghe Tổng thống tuyên bố về tảng thiên thạch có hoá thạch bên trong.

    Harper đi đi lại lại bên chiếc bàn lớn đặt mô hình thu nhỏ vệ tinh PODS - một vật hình lăng trụ với rất nhiều ăng ten và kính phản quang. Gabrielle ngồi xuống, chăm chú nhìn ông ta, chờ đợi.

    Cảm giác nôn nao trong dạ lại một lần nữa khiến Harper nhớ lại những gì ông ta cảm thấy trong suốt buổi họp báo ấy. Ông ta đã trình bày một cách rất không thuyết phục, và rất nhiều người đã thắc mắc với ông về điều đó. Thế là Harper buộc phải tiếp tục nói dối rằng hôm ấy ông bị ốm nặng. Cả cánh phóng viên lẫn các đồng nghiệp của ông đều tỏ ra không hài lòng, nhưng rồi đều nhanh chóng quên bẵng đi cuộc họp báo kỳ quặc đó.

    Giờ đây, lời dối trá đó quay lại ám ảnh tâm trí ông.

    Gabrielle Ashe tỏ ra nhã nhặn hơn:

    - Ngài Harper này, giờ Giám đốc đã trở thành đối thủ của ông rồi, nên ông cần phải có một đồng minh. Và Thượng nghị sĩ Sexton sẽ là người bạn duy nhất mà ông có được trong bối cảnh này. Chúng ta hãy bắt đầu với câu chuyện về phần mềm của PODS. Hãy cho tôi biết những diễn biến cụ thể.

    Harper thở dài. Ông biết đã đến lúc phải thú nhận sự thật.

    Đáng ra hôm ấy mình chẳng nên nói dối!

    - Công đoạn phóng vệ tinh PODS diễn ra suôn sẻ. - Ông bắt đầu. - Vệ tinh bay trên một quỹ đạo quanh vùng cực, đúng như dự định.

    Thật nhàm chán. Cái đó thì Gabrielle Ashe đã biết trước rồi.

    - Ông nói tiếp đi.

    - Sau đó vấn đề nảy sinh. Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu vùng băng hà vĩnh cửu để tìm các vị trí có độ đậm đặc khác thường. Và phần mềm phát hiện độ đậm đặc trên vệ tinh không hoạt động.

    - Rồi, cái đó tôi đã biết.

    Phầm mềm đó đáng ra phải có khả năng xem xét hàng ngàn hécta diện tích và phát hiện ra những khu vực có độ đậm đặc khác so với độ đậm đặc của băng tuyết. Trước hết là phải tìm được những khu vực mềm hơn bình thường - những bằng chứng của quá trình nóng lên toàn cầu - nhưng nếu phát hiện ra những đối tượng có độ đậm đặc khác thường thì nó cũng phải báo về. Đó cũng là một phần của kế hoạch. Mục đích chính là để PODS chụp cắt lớp Cực Bắc trong vòng vài tuần nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường để đánh giá mức độ ấm lên toàn cầu.

    - Nhưng vì phần mềm không hoạt động, - Gabrielle tiếp lời, cho nên PODS chẳng làm được gì. Đáng ra NASA đã có thể nghiên cứu kỹ từng xăng ti mét vuông vùng Cực Bắc để phát hiện các bất thường.

    Harper gật đầu, nhớ lại những cảm giác ghê sợ sau sai lầm ngớ ngẩn của mình.

    - Phải mất vài thập niên mới khắc phục được, tình hình lúc đó vô cùng xấu. Vì sai sót của tôi trong khâu lập trình, PODS trở thành hoàn toàn vô dụng. Đã thế lại đúng vào giai đoạn tranh cử và Thượng nghị sĩ Sexton đã công kích NASA. - Ông ta thở dài.

    - Sai sót của ông vô cùng tai hại đối với NASA và Tổng thống.

    - Đó là thời điểm vô vùng nhạy cảm. Giám đốc giận tím gan. Tôi đã cam kết với ông ấy sẽ khắc phục được sự cố trong lần phóng vệ tinh tiếp theo - chỉ đơn giản là vấn đề thay vài con chíp trong máy tính mà thôi. Nhưng quá muộn. Ông ta cho tôi nghỉ phép năm, nhưng thực ra là sa thải tôi. Đó là chuyện cách đây một tháng.

    Thế nhưng cách đây hai tuần, ông đã xuất hiện trên tivi và công bố rằng đã khắc phục xong sai sót đó.

    Harper đổ sụp xuống ghế.

    - Đó là lỗi lầm khủng khiếp. Hôm ấy, tôi đã nhận được cuộc gọi của Giám đốc. Ông ấy nói rằng có sự kiện quan trọng, vừa xảy ra, và có cách để chạy tội cho tôi. Tôi đã đến ngay văn phòng để gặp ông ấy. Và đã nhận được lệnh tổ chức họp báo để công bố rằng sẽ khắc phục xong sai sót trong phần mềm của PODS trong vòng vài tuần sau đó. Và ông ấy còn bảo sẽ giải thích sau

    - Và ông đã đồng ý?

    - Không. Tôi từ chối! Nhưng một giờ sau thì ông Giám đốc đã đến phòng làm việc của tôi, cùng với cố vấn của Tổng thống!

    - Cái gì? - Gabrielle bàng hoàng.

    Bà ta thật đáng sợ. Harper thầm nghĩ, gật đầu. Bà ta cùng ông Giám đốc bắt tôi ngồi xuống, và nói rằng vì tôi mà cả NASA và Tổng thống bị đẩy đến bên bờ vực thẳm. Tench nói với tôi rằng ngài Thượng nghị sĩ có ý định tư hữu hoá NASA nếu đắc cử. Và vì thế tôi mắc nợ cả NASA lẫn ngài Tổng thống: Sau đó bà ta giải thích mọi chuyện.

    Gabrielle nhoài hẳn người về phía trước:
    - Ông nói tiếp đi.

    - Bà ta giải thích rằng, do may mắn tình cờ. Nhà Trắng đã nghe lén được nguồn tin rằng một tảng thiên thạch đang bị vùi lấp trong lòng phiến băng Milne. Tảng thiên thạch lớn chưa từng thấy. Và tảng thiên thạch to lớn đến thế chắc chắn sẽ được coi là một phát kiến quan trọng của NASA.

    Gabrielle ngỡ ngàng.

    - Gượm đã nào, ông nói rằng người ta biết trước về sự có mặt của tảng thiên thạch trước khi PODS tìm thấy nó à?

    - Đúng thế PODS chẳng liên quan gì đến phát kiến này cả. Giám đốc đã biết trước về sự tồn tại của tảng thiên thạch. Ông ta chọ tôi biết toạ độ, và bảo tôi định vị PODS đúng vị trí đó để giả vờ là vệ tinh của chúng tôi đã tìm ra nó.

    - Ông nói đùa?

    - Tôi cũng đã phản ứng y như thế khi họ yêu cầu tôi tham gia vào âm mưu kia. Họ từ chối không chịu nói đã tìm thấy tảng thiên thạch đó bằng cách nào. Tench chỉ nhắc đi nhắc lại rằng điều đó không quan trọng, rằng đây là cơ hội để tôi khắc phục sai sót của mình. Nếu tôi giả vờ rằng chính PODS đã tìm ra tảng đá đó thì NASA sẽ công bố thông tin rộng rãi nhằm tuyên truyền về thắng lợi của NASA, để cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống có thể cất cánh.

    Gabrielle kinh hoàng.

    - Và dĩ nhiên nếu chưa tuyên bố đã khắc phục xong lỗi phần mềm của PODS thì không thể nói rằng chính nó đã tìm thấy tảng thiên thạch.

    Harper gật đầu.

    - Cho nên đó là buổi họp báo dối trá. Tôi bị ép phải làm thế. Cả bà Tench lẫn Giám đốc đều xử sự một cách nhẫn tâm. Họ nhấn mạnh rằng chính tôi đã kéo tất cả mọi người xuống tận bùn đen - Tổng thống đã chi ngân sách cho dự án PODS, NASA đã mất bao năm mới hoàn tất được nó, và giờ đây tôi đẩy tất cả những công sức ấy xuống bùn đen, chỉ vì một sai lằm ngớ ngẩn.

    - Thế là ông nhận lời giúp họ.

    - Tôi chẳng còn cách nào khác. Nếu không làm thế thì sự nghiệp của tôi chắc chắn sẽ chấm hết. Và sự thật là nếu tôi không làm hỏng phần mềm ấy thì PODS đã tìm thấy tảng thiên thạch đó rồi. Cho nên lúc đó những gì tôi nói cũng không có gì ghê gớm lắm. Tôi tự thuyết phục bản thân rằng sau vài tháng nữa, khi tàu con thoi được phóng lên, sai sót đó sẽ được khắc phục. Vì thế tôi chỉ thông báo sự thật sớm hơn một chút mà thôi.

    Gabrielle gật gù:

    - Một lời nói dối vô hại để tận dụng cơ hội tảng thiên thạch.

    Nhắc đến chuyện này, Harper trông như sắp phát ốm.

    - Thế là tôi đã làm điều đó… theo chỉ đạo của Giám đốc. Đầu tiên, tôi tổ chức cuộc họp báo để công bố rằng đã có biện pháp khắc phục được sai sót phần mềm của PODS; đợi vài ngày sau, tôi điều khiển cho PODS nằm cố định đúng ở toạ độ có tảng thiên thạch; sau đó, theo đúng chỉ thị của ông ấy, tôi báo với Giám đốc Chương trình EOS là PODS vừa phát hiện được một vật thể có độ đậm đặc cao bất thường trên phiến băng Milne, cho ông ấy biết toạ độ chính xác, và nói thêm rằng độ đậm đặc này chỉ ra rằng rất có thể đó là một tảng thiên thạch. Trong tâm trạng phấn khích, NASA cử một toán đi khoan thăm dò để lấy mẫu đá Và đó chính là lúc sự việc trở nên ầm ỹ.

    Và mãi đến tối nay ông mới được biết rằng tảng thiên thạch chứa hoá thạch bên trong?

    - Ở đây chẳng ai biết một tí gì. Tất cả chúng tôi đều ngạc nhiên. Bây giờ ai cũng bảo tôi chính là người hùng đã có công tìm ra tảng thiên thạch đó, và tôi chẳng còn biết nói gì nữa.

    Im lặng hồi lâu, đôi mắt đen cương nghị của Gabrielle nhìn thẳng vào ông tiến sĩ:

    - Nhưng thực ra PODS không tự phát hiện được tảng thiên thạch. Làm sao ông Giám đốc biết được là nó đang ở đó?

    - Đầu tiên là một người khác đã tìm thấy nó.

    - Người khác? Ai thế?

    Harper thở dài.

    - Nhà địa chất học người Canada tên là Charles Brophy - nhà nghiên cứu trên đảo Ellesmere. Trong khi đang nghiên cứu độ sâu trên phiến băng Milne. Ông ta đã tình cờ phát hiện được một vật rất giống thiên thạch. Ông ta thông báo tin đó bằng sóng radio, và NASA nghe lén được cuộc nói chuyện.

    Gabrielle trợn tròn mắt:

    - Thế người Canada không phản ứng gì khi NASA cướp công của họ à?

    - Không. - Harper đáp, giọng thê thảm. - Thật tiện cho NASA là ông ta đã chết rồi.

     
  12. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 91​
    Michael Tolland nhắm mắt lại, để tiếng nổ đều đều của động cơ máy bay dội vào màng nhĩ. Ông quyết định không nghĩ thêm bất kỳ điều gì nữa cho đến khi họ về đến Washington. Theo Corky, các chrondrule không thôi đã đủ để kết luận; tảng đá trên phiến băng Milne có thể là tảng thiên thạch thực sự. Rachel muốn có một kết luận chính xác trước khi máy bay tiếp đất, nhưng nỗ lực của trí não đã dẫn họ vào con đường cụt liên quan đến các chrondrule. Dù dữ liệu của nó rất đáng ngờ, tảng đá trông rất thật.

    Có thể nó là thiên thạch thật.

    Rachel đã bị những biến cố trên biển làm cho mệt mỏi. Thế nhưng sự dẻo dai của cô đã khiến Tollan phải kinh ngạc, lúc này cô đang chăm chú nhìn mẫu đá trên tay, muốn chứng minh một cách rõ ràng, dứt khoát về xuất xứ của nó, và muốn tìm ra đích xác kẻ đã ra lệnh tấn công bọn họ.

    Trong suốt hành trình, cô thường ngồi ngay cạnh ông. Dù ở trong những tình huống không hề dễ dàng, ông vẫn thích những giây phút được chuyện trò với cô. Rachel đã vào nhà vệ sinh được mấy phút, và Tollanđ ngạc nhiên thấy mình đang thấy thiếu vắng cô ông thầm hỏi mình đã bao lâu rồi chưa biết mong nhớ phụ nữ kể từ sau khi Celia mất đi.

    - Thưa ông Tolland.

    Tolland ngước nhìn lên…

    Người phi công từ khoang lái đang thò đầu vào trong cabin.

    - Nãy ông có dặn là khi nào máy bay vào đến vùng phủ sóng điện thoại thì báo ông biết. Bây giờ thì ông có thể gọi điện thoại được rồi đấy.

    - Cảm ơn anh. - Tolland bước ra lối đi.

    Trong buồng lái, Tolland bấm máy gọi cho thuỷ thủ đoàn của mình. Ông muốn báo cho họ biết mấy ngày nữa ông mới về đến nơi. Dĩ nhiên ông không có ý định nói cho họ nghe những sự kiện đang diễn ra.

    Chuông điện thoại đố nhiều hồi, và ông ngạc nhiên thấy hệ thống trả lời tự động SHINCOM 2100 trả lời máy. Câu trả lời được ghi sẵn không nghiêm túc và mô phạm như thường lệ, mà là giọng nói vui vẻ rủa một thành viên trong thuỷ thủ đoàn, một chàng trai suốt ngày pha trò hài hước.

    - Xin chào, đây là con tàu Goya. - Anh ta tuyên bố. - Rất tiếc là hiện giờ không còn ai trên tàu nữa, tất cả chúng tôi đã bị những con chấy rất lớn bắt cóc! Nói thật là chúng tôi vừa lên bờ để ăn mừng chiến công của Mike. Chúa ơi, chúng tôi thấy tự hào biết bao! Xin quý vị hãy để lại tên và số điện thoại. Ngày mai, khi đã bình tĩnh lại, chúng tôi sẽ gọi cho quý vị. Chào nhé! Chúng ta đi nào!

    Tolland phá lên cười, ngay lập tức ông thấy nhớ đội thuỷ thủ của mình. Dĩ nhiên là họ đã xem truyền hình buổi họp báo. Ông hài lòng thấy họ đã lên bờ, ông bị Tổng thống túm đi quá đột ngột, và ngồi không trên biển thì đến phát điên mất. Dù đoạn băng nói rằng tất cả đã lên bờ, ông đoán rằng chắc chắn họ phải để lại một người trông tàu, đặc biệt là ở vùng hải lưu mạnh như vùng biển họ đang bỏ neo.

    Tolland bấm số máy liên lạc nội bộ. Có một tiếng bíp. Lại một đoạn băng thu sẵn. Vẫn là giọng nói vui nhộn của anh chàng ban nãy.

    - Chào Mike, chương trình truyền hình thật tuyệt! Lúc anh nghe thông điệp này thì có lẽ chúng tôi đang tham dự bữa tiệc rất hoành tráng tại Nhà Trắng và đang tự hỏi không biết anh đang ở chỗ nào. Xin lỗi vì tất cả chúng tôi đã rời tàu, nhưng đêm nay mà không uống rượu mừng thì làm sao mà chịu nổi! Anh đừng lo, chúng tôi đã thả neo rất chắc và bật tất cả các bóng điện ngoài lan can tàu. Chúng tôi đều thầm mong cướp biển sẽ đến tấn công để cho đài NBC phải sắm cho anh một con tàu mới! Đùa đấy Mike ạ. Anh đừng lo. Xavia đã đồng ý ở lại trực trên chiến hào! Cô ấy nói là thà ở một mình còn hơn dự tiệc cùng với một lũ ngư phủ say mèm. Anh có tin nổi không?

    Tolland lại phá lên cười lần nữa, lòng nhẹ nhõm khi biết tàu có người trông. Xavia là người rất có trách nhiệm, và không bao giờ thích tiệc tùng đàn đúm. Cô là nhà hải dương học có tiếng là thẳng thắn đến mức cay độc.

    Đoạn băng thu sẵn lại tiếp tục:

    - Mike này, dù sao thì đêm nay cũng vô cùng đặc biệt. Nó sẽ khiến anh trở thành nhà khoa học đầy kiêu hãnh, đúng thế không nào? Ai cũng bàn tán rằng sự kiện này quá có lợi cho NASA. Họ đúng là chết đuối với được cọc, thật đấy! Và chúng ta cũng được lợi nhiều, còn hơn cả NASA ấy chứ! Đại dương kỳ thú sẽ có thêm hàng triệu khán giả sau đêm hôm nay. Anh trở thành người của công chúng thật rồi đấy. Xin chúc mừng! Anh tuyệt lắm!

    Có người xì xào nói chuyện, rồi đoạn băng lại tiếp tục:

    - À, suýt quên mất Xavia. Để anh khỏi quá huyênh hoang, cô ấy muốn cạo gáy anh đây này. Anh nghe nhé!

    Giọng nói chát chúa của Xavia vang lên trong máy:

    - Mike này, Xavia đây, anh chúa thật! Yada yada! Vì rất yêu quý anh nên tôi mới bằng lòng ở lại trực trên con tàu cổ lỗ sĩ sắp hỏng này đấy! Thật thà mà nói thì tôi chỉ mong được thoát khỏi mấy tay du đãng tự nhận là nhà khoa học này lấy một lúc. Ngoài việc bắt tôi đóng vai chó giữ nhà, thuỷ thủ đoàn còn giao cho tôi nhiệm vụ làm cho anh bớt tự cao tự đại đi một chút đấy. Sau một đêm như thế này thì việc đó quả là khó như đi lên trời, nhưng có điều này tôi vẫn phải nói thật - anh đã mắc một số sai lầm trong đoạn phim tài liệu vừa rồi. Thật đấy, anh còn nghe máy không đấy? Một sai sót hiếm hoi của Michael Tolland. Anh đừng lo, trên khắp hành tinh này chỉ có vài ba nhà thạch học thật sự có khả năng nhận ra điều đó thôi, và họ đều là những người khô khan kiệm lời cả. Giống tôi ấy mà! Anh vẫn nói về bọn tôi thế mà - lúc nào chẳng bới lông tìm vết! - Cô ta phá lên cười. - Không có gì trầm trọng cả, chỉ là sai sót rất nhỏ về thạch học thôi. Tôi phải nói ra để cho anh đỡ vui quá mà sinh bệnh ra. Thế nào cũng có vài người gọi điện cho anh về chi tiết đó, nên tôi phải báo cho anh biết trước để lúc đó đừng để lộ ra sự ngây ngô của anh, tuy chúng tôi đều biết anh vốn là kẻ ngẫn ngờ từ trước. - Cô ta lại cười lớn. - Tôi không phải là kiểu người ưa tiệc tùng nên đã đồng ý ở lại trực trên tàu. Anh cứ gọi tôi nhé. Tôi phải để máy trả lời tự động vì nhiều nhà báo gọi điện đến đây quá trời! Bất chấp sai sót đó, anh vẫn là vì tinh tú của đêm nay đấy. Dù sao thì tôi cũng sẽ giải thích tất cả khi nào anh về đến đây. Chào nhé.

    Đầu máy bên kia im bặt.

    Michael Tolland nhíu mày. Sai sót trong đoạn phim tài liệu ư?

    Trong buồng vệ sinh trên chiếc phi cơ G4, Rachel Sexton đang ngắm mình trong gương. Cô nhận thấy vẻ mặt mình xanh xao, yếu ớt hơn hẳn mọi khi. Những sự kiện khủng khiếp đêm nay đã lấy đi của cô biết bao sinh lực. Rachel thầm hỏi không biết đến bao giờ cô mới hết được cảm giác hãi hùng mỗi khi đến gần đại dương. Cởi mũ trùm đầu của thuỷ thủ đoàn tàu Charlotte ra, cô để mái tóc vàng xoà xuống hai vai. Trong khá hơn, cô tự nhủ, cảm thấy tự tin hơn đôi chút.

    Tự nhìn sâu vào mắt mình, Rachel nhận thấy ánh âu lo trong đó. Và đằng sau sự âu lo là quyết tâm sắt đá. Cô biết đó chính là món quà mẹ để lại cho mình. Không một ai có thể chỉ đạo con cái gì được làm và cài gì không được làm. Rachel cảm tưởng như mẹ cô đã biết trước sẽ có một đêm như thế này trong đời cô con gái cưng của bà. Có kẻ muốn giết con, mẹ ạ. Có kẻ muốn giết tất cả bọn con…

    Trí não Rachel, hệt như suốt những giờ khắc vừa quat lại điểm lại những cái tên. Lawrence Ekstrom… Marjorie Tench… Tổng thống Zach Herney. Tất cả đều có động cơ. Và, đáng sợ hơn, tất cả đều có phương tiện. Tổng thống không dính líu vào việc này. Rachel tự nhủ. Cô vẫn bám lấy tia hi vọng rằng ngài Tổng thống, người cô kính trọng hơn chính cha đẻ của mình, chỉ là người ngoài cuộc vô tội trong vụ án tảng thiên thạch này.

    Chúng con vẫn chưa biết được gì hơn mẹ ạ.

    Chưa biết đó là kẻ nào… và vì sao.

    Rachel muốn có những câu trả lời dứt khoát để báo cáo với William Pickering, nhưng tất cả những gì cô làm được cho đến giờ phút này chỉ là việc nêu ra các câu hỏi.

    Ra khỏi phòng vệ sinh, Rachel ngạc nhiên không trông thấy Michael Tolland đâu. Corky đang gà gật ngủ gần đó. Cô đang nhìn quanh thì thấy Mike từ buồng lái bước ra, tay vừa gác ống nghe điện thoại lên giá. Mắt ông mở lớn, vẻ rất băn khoăn.
    - Có chuyện gì vậy?

    Tolland kể cho cô nghe những gì ông nghe được trên điện thoại giọng nặng nề.

    Sai sót trong đoạn phim tài liệu sao? Rachel nghĩ có lẽ Tolland chỉ phản ứng thái quá mà thôi.

    - Chắc không có gì trầm trọng đâu, cô ấy không nói rõ luôn sai sót đó là gì à?

    - Là chi tiết nào đó liên quan đến thạch học.

    - Thành phần cấu tạo của tảng đá à?

    - Ừ, cô ấy nói những nhà thạch học có khả năng nhận ra sai sót đó chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay. Có vẻ như sai sót của tôi có liên quan đến hàm lượng thành phần hoá chất của tảng đá.

    Rachel hít thật sâu, lúc này thì cô đã hiểu.

    - Các chrondrule sao?

    Tôi không biết nữa, nhưng chắc có sự trùng lặp nào đó rồi.

    Rachel gật đầu. Các chrondrule là chứng cớ duy nhất còn đứng vững để khẳng định rằng tảng thiên thạch do NASA tìm được là thật.

    Corky đến bên họ, tay dụi mắt.

    - Có chuyện gì thế? rrolland thông báo lại tình hình cho ông ta.

    Corky quắc mắt, lắc đầu:

    - Không liên quan đến các chrondrule đâu. Mike ạ. Không thể nào. Tất cả các dữ liệu của anh là do NASA cung cẩp. Và do chính tôi chuyển cho anh. Không thể có sai sót được.

    - Thế thì tôi có thể phạm phải sai lầm gì khác về thạch học nào?

    - Ai mà biết được cơ chứ! Mà các nhà hải dương học thì biết gì về thạch học mà bàn!

    - Tôi không biết, nhưng giọng cô ấy có vẻ chắc chắn lắm.

    - Trong tình huống này. - Rachel nói - có lẽ chúng ta nên nói chuyện với cô ấy trước khi báo cáo với Pickering.

    Tolland nhún vai.

    - Tôi đã gọi cho cô ấy bốn lần cả thảy, nhưng toàn nghe máy trả lời tự động. Rất có thể cô ấy đang ở trong phòng thí nghiệm, và sẽ chẳng nghe thấy gì hết. Sớm nhất là sáng mai thì cô ấy mới trả lời. - Tolland ngừng lại, giơ tay lên xem đồng hồ. – Mặc dù…

    - Mặc dù sao?

    Tolland chăm chú nhìn Rachel:

    - Có thực sự cần thiết phải nói chuyện với cô ấy trước khi báo cáo với Giám đốc của cô không?

    - Nếu cô ấy định nói gì liên quan đến các chrondrule thì thực sự quan trọng đấy, Mike ạ. - Rachel nói. - Lúc này chúng ta có rất nhiều giả thuyết trái ngược nhau. Và William Fickering thì chỉ quen nghe những câu trả lời dứt khoát. Khi gặp mặt ông ấy, tôi muốn có những để đạt cụ thể và chi tiết để ông ấy quyết định hành động.

    - Thế thì chúng ta hãy dừng lại một chút.

    Rachel hỏi lại:

    - Trên tàu của anh à?

    - Tàu hiện ở ngoài khơi New Jersey, ngay trên đường về Washington. Chúng ta có thể nói chuyện với Xavia để xem cô ấy đã phát hiện ra điều gì. Corky vẫn còn cầm mẫu đá, và nếu Xavi muốn tiến hành kiểm tra địa chất học thì phòng thí nghiệm trên tàu cũng khá đủ dụng cụ. Chắc chắn chỉ chưa đầy một giờ đồng hồ sau là chúng ta có kết quả.

    Rachel thấy mạch đập dồn, lo ngại. Ý nghĩ lại phải ở trên mặt biển một lần nữa khiển cô e ngại… Kết luận chính xác, cô tự nhủ, đầy hi vọng. Pickering chắc chắn đang mong được nghe điều đó.
     
  13. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 92​
    Delta-Một thấy mừng vì lại được đặt chân lên mặt đất.

    Dù mới bay với nửa tốc lực, chiếc phi cơ Aurora đã đưa họ đi một vòng quanh đại dương, về đến tận đây, trong vòng vỏn vẹn có hai giờ đồng hồ. Delta-Một và đồng đội của anh có thời gian bình tĩnh chuẩn bị cho điệp vụ tiếp theo.

    Giờ đây, trên đường băng quân sự kín đáo ở ngoại vi Washington, đội Delta đang đổi từ máy bay Aurora sang phương tiện khác - máy bay trực thăng OH-58D Kiowa Wamor.

    Lại một lần nữa, chỉ huy đã chuẩn bị sẵn những phương tiện tốt nhất, Delta-Một thầm nghĩ.

    Máy bay trực thăng Kiowa Wamor, lúc đầu được thiết kế làm máy bay trinh sát hạng nhẹ, đã được gia cố và cải tiến để trở thành dòng máy bay quân sự chuyên dụng mới nhất. Với khả năng cảm ứng hết sức nhạy bén với tia hồng ngoại, thiết bị định vị bằng laze của nó cho phép người sử dụng điều khiển những vũ khí tối tân siêu chính xác như tên lửa Stinger "không - đối – không" và hệ thống tên lửa AGM 1148 Hellfire. Thiết bị định vị số hoá tốc độ cao lắp trên máy bay cho phép ngắm bắn sáu mục tiêu cùng một lúc. Hầu như không địch thủ nào từng nhìn thấy Kiowa còn được sống sót để mà kể lại về nó cho người khác.

    Trèo lên thang máy bay và ngồi vào khoang lái, Delta-Một thấy trong tim dâng trào cảm giác lâng lâng của kẻ mạnh trong cuộc chiến. Anh đã ba lần tham gia tập trận trên loại phi cơ này.

    Dĩ nhiên, chưa bao giờ anh nhận lệnh tiêu diệt một nhân vật nào quan trọng như lần này. Phải thừa nhận rằng Kiowa đúng là thứ phương tiện vô cùng lợi hại đối với những nhiệm vụ như thế này.

    Động cơ Royce Allision của nó luôn hoạt động cùng lúc với hai bộ phận giảm thanh chứa chất lỏng dạng sệt, điều đó đồng nghĩa với việc đối phương sẽ không hề nghe thấy bất cứ tiếng động nào cho đến khi chiếc phi cơ đã ở ngay trên đầu. Và vì chiếc máy bay này có khả năng bay trong đêm tối mà không cần sử dụng bất cứ ngọn đèn nào, thân máy bay được sơn đen, số hiệu ở đuôi máy bay được sơn bằng loại sơn không phản quang, cho nên nó có đặc điểm của máy bay tàng hình, trừ phi đối phương có radar.
    Chiếc phi cơ màu đen lặng lẽ.

    Đã có rất nhiều tin đồn cũng như những bình luận về loại máy bay này. Một số người cho rằng nó là hiện thân của "thế hệ vũ khí tấn công vũ bão đại diện cho trật tự thế giới mới". Một số khác lại tin rằng đây là những tàu thăm dò vũ trụ của người ngoài hành tinh. Lại có những người tận mắt chứng kiến Kiowa bay trong trời đêm còn tin rằng họ vừa nhìn thấy đèn của những thiết bị bay vô cùng tối tân - một chiếc đĩa bay có thể bay theo phương thẳng đứng.

    Toàn những tin thất thiệt. Nhưng quân đội thích những lời đồn kiểu đó.

    Trong lần tập trận gần đây. Delta-Một đã bay trên chiếc Kiowa có trang bị loại vũ khí bí mật nhất của quân đội Mỹ - một thiết bị tạo ảnh giao thoa bằng laze cực kỳ hiện đại có tên S&M. Dù thoạt đầu gợi nhớ đến từ "ác dâm"1, hai chữ cái này lại có nghĩa là "khói và gương"2 - những ảnh giao thoa laze được "phóng lên" trên vùng trời của đối phương. Chiếc phi cơ Kiowa của anh đã "phóng" những ảnh giao thoa laze các phi cơ của Mỹ trên vùng trời có thiết bị phát hiện máy bay của đối phương. Thế là các tay súng phòng không của đối phương hoảng hốt bắn như vãi đạn vào con ma đang lượn lờ trên đầu họ. Đến khi đối phương đã hết đạn thì các phi cơ thật của Không lực Hoa Kỳ mới bắt đầu ra tay.

    Cùng hai đồng đội của anh cất cánh, Delta-Một vẫn thấy vang lên trong tâm trí mệnh lệnh của chỉ huy: "Các anh có một đối tượng nữa". Xét đến địa vị và quyền lực của người này, từ đối tượng quả là một cách nói tránh xuất sắc. Anh tự nhắc nhở mình rằng chất vấn không phải là nhiệm vụ của anh. Đội của anh đã nhận được lệnh, và họ sẽ thực thi mệnh lệnh đó theo đúng những "phương pháp đã được huấn luyện"- phải hết sức bất ngờ.

    Mình thật sự hy vọng chỉ huy đã đưa ra quyết định đúng đắn trong tình huống này.

    Sau khi chiếc trực thăng Kiowa rời khỏi đường băng, Delta-Một nhằm thẳng hướng nam. Anh đã vài lần nhìn thấy tượng đài FDR, nhưng đêm nay là lần đầu tiên anh sẽ nhìn thấy nó từ trên cao.

     
  14. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 93​
    - Người đầu tiên phát hiện ra tảng thiên thạch đó là nhà địa chất học người Canada sao? - Gabrielle Ashe chăm chú nhìn chuyên gia lập trình trẻ tuổi Chris Harper. - Và người Canada đó giờ chết rồi sao?

    Harper gật đầu xác nhận.

    - Ông đã biết điều này được bao lâu rồi? - Cô chất vấn.

    - Cách đây khoảng một hoặc hai tuần. Sau khi tôi đã nói dối trong cuộc họp báo đó, ông Giám đốc và bà Marjorie Tench cho rằng tôi sẽ không bao giờ quật lại chính mình, nên đã cho tôi biết tất cả.

    PODS không hề dính dáng gì đến quá trình phát hiện ra tảng thiên thạch! Gabrielle chưa biết thông tin này sẽ dẫn tiếp đến đâu, nhưng rõ ràng là sẽ rất tai tiếng. Tin xấu đối với Tench. Tin tốt lành đối với Thượng nghị sĩ.

    - Như tôi đã kể với cô, - tiến sĩ Harper nói tiếp, - tảng thiên thạch được phát hiện là do NASA đã thu được một làn sóng radio. Cô đã bao giờ nghe nói đến chương trình có tên là INSPIRE chưa? Thí nghiệm tương tác vật lý và sóng điện từ giữa tầng điện ly và vũ trụ của NASA.

    Gabrielle đã từng nghe nói đến chương trình đó, nhưng không hiểu lắm.

    - Về bản chất, - Harper nói tiếp - đó là một loại máy thu tín hiệu radio ở Cực Bắc dùng để nghe các âm thanh do trái đất phát ra - những đợt phun sóng plasma từ Cực Bắc, những đợt xung lớn từ sấm chớp trong các cơn bão đêm, những thứ đại loại như vậy.

    - Tôi hiểu rồi.

    Cách đây vài tuần, một máy thu INSPIRE đã nhận được một chuỗi tín hiệu phát đi từ đảo Ellesmere. Một nhà địa chất học đang phát đi tín hiệu cấp cứu ở tần số rất thấp. - Ông ta ngừng một lát. - Chuỗi tín hiệu đó có tần số thấp đến nỗi chỉ các thiết bị INSPIRE của NASA mới có thể nghe được mà thôi. Và mọi người đoán rằng ông ta phát đi tín hiệu từ rất xa.

    - Cái gì cơ?

    - Phát tín hiệu ở tần số thấp nhất để sóng đi được xa nhất có thể.

    - Hãy nhớ rằng ông ta ở giữa nơi hoang vắng, và sóng radio với tần số thông thường chắc chắn sẽ không thể đi được đủ xa để có người nghe thấy.

    - Thông điệp của ông ta là gì vậy?

    - Thông điệp rất ngắn gọn. Nhà khoa học đó nói rằng ông ta đang thăm dò địa chất trên phiến băng Milne; ông ta đã phát hiện được một vật thể có độ đậm đặc bất thường nằm sâu trong băng hà, và đoán rằng đó có thể là một tảng thiên thạch. Ông ta đang đo đạc tảng thiên thạch này thì gặp bão. Ông ta thông báo toạ độ, yêu cầu trợ giúp để thoát ra khỏi cơn bão, rồi tắt máy. NASA đã lệnh cho một máy bay cất cánh từ sân bay quân sự Thule đến cứu. Họ tìm kiếm suốt mấy giờ đồng hồ, rồi cuối cùng cũng phát hiện ra ông ấy đã bị chết trong một khe nứt cùng với xe trượt và con chó, cách toạ độ thông báo đến mấy dặm. Chắc là ông ấy đã tìm cách thoát khỏi cơn bão, nhưng không nhìn thấy đường, và đã lao xuống khe nứt.

    Gabrielle tư lự về những thông tin cô vừa được nghe, rồi cảm thấy ngạc nhiên.

    - Thế là đột nhiên NASA biết về một tảng thiên thạch, và không ai khác biết chuyện này?

    Chính xác. Mỉa mai thay, nếu phần mềm của PODS không bị trục trặc thì chúng tôi đã phát hiện được tảng thiên thạch đó trước ông ta một tuần.

    Sự trùng lặp ngẫu nhiên này khiến Gabrielle thắc mắc:

    - Một tảng thiên thạch bị chôn vùi suốt ba trăm năm, và rồi đột nhiên được phát hiện hai lần liền trong vòng một tuần?

    - Tôi biết: Thoạt nghe có vẻ khá kỳ quặc. Nhưng trong khoa học chuyện đó khá phổ biến. Lúc thì no dồn, lúc thì đói góp. Vấn đề là Giám đốc tin rằng không cách này thì cách khác, tảng thiên thạch đó sẽ được phát hiện - nếu tôi không mắc phải sai lầm đó. Ông ấy bảo tôi rằng, vì người Canada kia đã chết rồi, sẽ chẳng ai nghi ngờ gì nếu tôi lặng lẽ điều khiển cho PODS cố định ở toạ độ mà anh ta đã thông báo qua sớng radio. Sau đó, tôi chỉ việc giả vờ là đã phát hiện ra tảng thiên thạch, và cứu vãn thất bại đầy tai tiếng của mình.

    - Và ông đã làm đúng như thế?

    - Như tôi đã nói, không còn cách nào khác. Chính tôi đã phá hoại dự án mình phụ trách. - Ông ta ngừng một lát. - Nhưng hồi tối, lúc xem truyền hình buổi họp báo của Tổng thống tôi mới biết rằng bên trong tảng đá đó có hoá thạch…

    - Ông ngạc nhiên?

    - Tôi đã thật sự bối rối!

    - Theo ông thì Giám đốc có biết trước rằng trong tảng thiên thạch ấy có hoá thạch không?

    - Cái đó thì tôi chịu. Tảng đá ấy đã bị vùi lấp trong băng hà, nguyên vẹn, cho đến khi đội nhân viên của NASA đặt chân tới. Tôi đoán rằng NASA cũng chẳng biết gì đến tận lúc họ khoan thăm dò và lấy lên vài mẫu đá. Họ yêu cầu tôi nói dối về PODS, chắc tưởng rằng kích cỡ to lớn của tảng thiên thạch đó sẽ được coi là một thành công đáng kể. Rồi khi đến tận nơi, họ mới nhận ra phát kiến đó vĩ đại biết chừng nào.

    Gabrielle gần như ngạt thở vì phấn khích:
    - Thưa tiến sĩ Harper, ông có sẵn lòng đứng ra làm chứng rằng chính NASA và Nhà Trắng đã ép ông phải nói dối về phần mềm của PODS hay không?

    - Tôi cũng chưa biết. - Ông ta có vẻ lo sợ. - Tôi chưa thể thấy hết được những tác hại của hành động đó đối với NASA… và đối với phát kiến này.

    - Thưa tiến sỹ, cả hai chúng ta đều biết rằng tảng thiên thạch đó vẫn sẽ là một phát kiến tuyệt vời, bất kể nó được tìm ra bằng cách nào. Vấn đề ở đây là ông đã nói dối trước dân Mỹ. Họ có quyền được biết rằng không phải mọi chi tiết NASA Công bố về PODS đều là sự thật.

    - Tôi cũng chưa biết nữa. Tôi khinh bỉ ông Giám đốc, nhưng còn các đồng nghiệp của tôi…, họ đều là người tốt.

    - Chính vì thế họ có quyền được biết mình đang bị lừa dối.

    - Và đây sẽ là bằng chứng cho thấy tôi không biển thủ công quỹ chứ?

    - Ông có thể quên hẳn chuyện ấy đi. - Gabrielle nói, suýt nữa quên hẳn chi tiết ấy. - Tôi sẽ nói với Thượng nghị sỹ rằng ông không biết gì về vụ đó. Đó chỉ là những chứng cứ giả mạo do ông Giám đốc dựng lên để ép ông phải im lặng về PODS.

    - Thượng nghị sỹ có thể bảo vệ được tôi không?

    - Chắc chắn là được. Ông đâu có làm gì sai trái. Ông chỉ đơn thuần làm theo lệnh cấp trên. Bên cạnh đó, vì đã có thông tin về nhà địa lý người Canada, tôi tin rằng Thượng nghị sỹ sẽ chẳng cần đến những chứng cứ về biển thủ công quỹ. Chúng ta sẽ chỉ tập chung vào việc NASA đưa tin sai lệnh về PODS và tảng thiên thạch. Một khi Thượng nghị sỹ đã lên tiếng về nhà khoa học Canada kia, ông Giám đốc sẽ không dám mạo hiểm dùng biện pháp dối trá để huỷ hoại thanh danh của ông nữa đâu.

    Harper có vẻ vẫn lo ngại. Phân vân, ông ta ngồi lặng lẽ, vẻ mặt rầu rĩ. Gabrielle để mặc ông ta suy nghĩ. Từ nãy cô đã nhận ra sự trùng lặp tình cờ rất khó hiểu trong câu chuyện này. Cô không định nhắc đến điều đó, nhưng rõ ràng tiến sỹ Harper cần thêm một cú hích nữa.

    - Ông có chó không, thưa tiến sỹ?

    Ông ta ngước mắt lên:

    - Cô nói gì cơ?

    - Tôi thấy thật kỳ lạ. Ban nãy ông kể rằnơ sau khi nhà địa lý học người Canada kia phát tín hiệu thông báo toạ độ của tảng thiên thạch thì lũ chó kéo xe của ông ấy lao xuống khe nứt phải không?

    - Có bão. Cả người và chó bị lạc đường.

    Gabrielle nhún vai, tỏ ra hoài nghi. - Cũng có thể thế.

    Harper nhận thấy sự băn khoăn của cô, lý cô là sao?

    Tôi cũng không biết nữa, có quá nhiều sự trùng lặp ngẫu nhiên trong phát kiến này. Một nhà địa lý học người Canada thông báo toạ độ của tảng thiên thạch trên một tần sồ radio mà chỉ mỗi NASA nghe được. Và rồi lũ chó kéo xe của ông ấy lao xuống khe nứt. - Rachel ngừng một lát. – Hiển nhiên là cái chết của ông ấy đã dọn đường cho NASA giành được thành công rực rỡ.

    Mặt Harper biến sắc.

    - Cô cho rằng Giám đốc dám giết người vì tảng thiên thạch này ư?

    Trò chơi chính trị vĩ mô. Mẻ lướí kinh tế vĩ mô, Gabrielle thầm nghĩ,

    - Để tôi về báo cáo lại với Tổng thống, sau đó chúng ta sẽ liên lạc. Toà nhà này có cổng sau không nhỉ?

    Gabrielle Ashe chia tay tiến sỹ Chris Harper mặt xám ngoét, rồi xuống dọc cầu thang thoát hiểm để ra khỏi trụ sở NASA.

    Cô lên ngay chiếc taxi vừa đưa thêm mấy nhân vật nữa tới chúc mừng NASA.

    - Khu căn hộ cao cấp Westbrooke. - Cô nói với người tài xế.

    Thượng nghị sỹ Sexton chẳng bao lâu nữa sẽ thấy vô cùng vui sướng.

     
  15. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 94​
    Tự thấy ngạc nhiên về quyết định của mình, Rachel kéo điện thoại máy bay ra khỏi cửa khoang lái để người phi công khỏi nghe thấy Corky và Tolland đều đang chăm chú nhìn cô. Mặc dù Rachel và William Pickering, Giám đốc NRO đã thoả thuận là sẽ không liên lạc với nhau cho đến khi máy bay về đến sân bay quân sự Bolling ở ngoại vi Washington, Rachel tin chắc Pickering muốn được biết ngay thông tin mà cô đang có. Cô gọi số điện thoại cầm tay mà lúc nào ông cũng mang bên mình.

    Pickering nói rất vắn tắt khi trả lời máy:

    - Xin hãy nói thận trọng, đường dây này có thể bị nghe lén.

    Rachel hiểu. Giống điện thoại của tất cả các nhân viên NRO, máy cầm tay của Pickering luôn có tín hiệu báo trước khi có người gọi đến bằng đường dây không an toàn. Và bởi vì Rachel đang gọi bằng sóng radio, một trong những đường dây ít an toàn nhất, nên máy của ông đã báo ngay lập tức. Cuộc nói chuyện này sẽ phải thật chung chung. Không có tên người. Không có địa điểm…

    - Giọng nói của tôi chắc ông đã nhận ra. - Rachel chào hỏi ông theo đúng kiểu mà những nhân viên tình báo vẫn thường làm trong những tình huống như thế này. Cô tưởng khi thấy cô liều lĩnh liên lạc kiểu này thì ông sẽ không vui, nhưng trái lại, giọng điệu của Pickering tỏ ra rất tích cực.

    - Ừ, tôi cũng đàng định gọi cho cô đây. Chúng ta phải thay đổi kịch bản. Tôi e rằng khi hạ cánh cô sẽ phải đối mặt với một nhân vật thứ ba nữa.

    Rachel chợt cảm thấy lo lắng. Có kẻ đang nghe lén chúng ta đấy.

    Cô cảm nhận được nguy hiểm qua giọng nói của Pickering. Thay đổi kịch bản. Ông sẽ rất hài lòng khi biết rằng cô gọi ông cũng vì lý do đó, mặc dù vì một lý do khác hẳn.

    - Chúng tôi đã thảo luận với nhau về tính xác thực của đối tượng. - Rachel nói. - Và vừa tìm ra một cách để khẳng định chính xác.

    - Tốt lắm. Tình hình đã thay đổi đáng kể, và tôi cần những cơ sở vững chắc để đưa ra quyết sách.

    - Để có quyết định đó, chúng tôi sẽ phải dừng chân để vào một phòng thí nghiệm…

    - Đừng nêu địa điểm chính xác. Để đảm bảo an toàn cho chính cô.

    Rachel cũng không có ý định nói tên phòng thí nghiệm đó trên đường dây không an toàn này.

    - Giám đốc có thể lệnh cho máy bay hạ cánh xuống GAS-AC được không?

    Pickering im lặng giây lát. Rachel biết ông đang cố luận ra nghĩa của những chữ cái đó. GAS-AC là ký hiệu viết tắt mà các nhân viên NRO thường sử dụng thay cho Sân bay Cứu hộ Bờ biển Atlantic. Rachel hi vọng sếp luận được nghĩa đó.

    - Được rồi. - Cuối cùng ông lên tiếng. - Cái đó thì tôi sẽ thu xếp. Đó sẽ là đích cuối cùng của cô chứ?

    - Không ạ. Chúng tôi muốn tiếp tục di chuyển bằng máy bay trực thăng.

    - Sẽ có máy bay đợi sẵn.
    - Cảm ơn Giám đốc.

    - Từ bây giờ đến lúc có thêm thông tin chính xác, cô hãy nhớ phải thật thận trọng. Đừng nói thêm gì nữa. Những nghi ngờ của cô đã khiến những nhân vật quyền thế vô cùng lo lắng.

    Tench, Rachel nghĩ, cô thầm ước giá như báo được cho Tổng thống tin này ngay từ đầu.

    - Tôi đang lái xe, trên đường đến điểm hẹn với người mà chúng ta đang quan tâm. Bà ta muốn gặp riêng tôi ở nơi kín đáo. Sẽ biết thêm rất nhiều điều.

    Pickering đang lái xe đến điểm hẹn với Tench sao? Nếu bà ta nhất định không chịu nói trên điện thoại thì chắc hẳn thông tin đó phải vô cùng quan trọng…

    Pickering nói:

    - Không được thông báo toạ độ của cô cho bất kỳ ai. Và không liên lạc bằng sóng vô tuyến nữa. Rõ chưa?

    - Rõ, thưa Giám đốc. Hẹn gặp tại GAS-AC sau một giờ nữa.

    - Phương tiện sẽ đợi sẵn. Khi đã đến đích cuối cùng thì cô hãy gọi cho tôi bằng đường dây an toàn hơn. - Ông ngừng một lát. - Tôi nhắc lại thận trọng là cần thiết cho sự an toàn của cô. Tối nay cô đã có những kẻ thù mới đầy quyền lực. Phải thật thận trọng.

    Pickering tắt máy.

    Rachel quay sang Tolland và Corky, đầy âu lo.

    - Thay đổi địa điểm nữa à? - Tolland lên tiếng, ánh mắt đầy dò hỏi.

    Rachel gật đầu, miễn cưỡng trả lời:

    - Đúng thế. Đến tàu Goya.

    Corky thở dài, đưa mắt nhìn mẫu đá trong tay.

    - Tôi vẫn không thể tin rằng NASA có khả năng… - Corky bỏ lửng câu nói, mỗi lúc trông ông một mệt mỏi.

    Chúng ta sẽ biết nhay thôi mà, Rachel nghĩ.

    Cô mang máy điện thoại sang trả cho buồng lái: Nhìn những đám mây bàng bạc dưới ánh trăng như đang đuổi theo máy bay, cô linh cảm những gì phát hiện được ở phòng thí nghiệm trên tàu Goya sẽ không thể khiến họ vui lòng.
     
  16. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 95​
    Lái xe dọc đại lộ Leesburg Pike, William Pickering lại cảm thấy cô đơn trống trải. Đã gần hai giờ đêm, đường vắng tanh. Không biết bao lâu rồi mới lại có lúc ông tự lái xe lúc khuya khoắt thế này.

    Giọng nói chát chúa của Marjorie Tench lại vang lên trong trí não ông. Gặp nhau ở chân tượng đài FDR.

    Pickering nhớ lại lần gần đây nhất ông gặp trực tiếp Marjorie Tench - lần nào gặp bà ta là lần đó thấy khó chịu. Hôm ấy cách đây hai tháng. Tại Nhà Trắng. Bà ta ngồi đối diện ông, bên chiếc bàn gỗ sồi dài, cùng với đại diện của Hội đồng An ninh quốc gia, các tổng tư lệnh CIA, Tổng thống Herney, và Giám đốc NASA.

    - Thưa các vị. - Giám đốc CIA lên tiếng, hướng thẳng về Marjorie Tench. - Lại một lần nữa, tôi phải lên tiếng yêu cầu các vị tìm biện pháp xử lý cuộc khủng hoảng về an ninh hiện nay của NASA.

    Tuyên bố này chẳng khiến bất kỳ ai trong căn phòng đó ngạc nhiên. Những sơ suất về bảo mật của NASA đã trở thành cái gai trong mắt giới an ninh từ bao lâu nay. Cách đó hai hôm, bọn tin tặc đã tải trộm được từ cơ sở dữ liệu của NASA hơn ba trăm bức ảnh chụp bề mặt trái đất có độ phân giải cao của vệ tinh nhân tạo. Trong số những bức ảnh bị tuồn ra chợ đen lần này có cả hình ảnh căn cứ huấn luyện quân sự bí mật của Hoa Kỳ ở Nam Phi. Và rất có thể các thế lực thù địch ở Trung Đông đã mua được chúng.

    - Dù không cố ý, - Giám đốc CIA tiếp tục nói, vẻ lo lắng. - NASA tiếp tục là một để doạ đối với an ninh quốc gia. Nói một cách đơn giản, cơ quan nghiên cứu vũ trụ của chúng ta không có các biện pháp bảo mật đủ mạnh để bảo vệ chính những phát kiến của họ.

    - Tôi cũng thấy là đã có những sai lầm đáng tiếc. - Tổng thống lên tiếng. - Những rò rỉ thông tin kiểu này rất nguy hiểm, và tôi thấy rất lo về điều đó. - Ông hướng về phía Giám đốc NASA, Lawrence Ekstrom đang lầm lì ngồi trong một, góc. - Tất cả chúng ta đều muốn có những biện pháp thích hợp để thắt chặt an ninh cho NASA.

    - Xin được mạn phép Tổng thống, - Giám đốc CIA lên tiếng, mọi biện pháp sẽ đều vô hiệu nếu NASA vẫn không có cơ quan chủ quản mới là Cộng đồng An ninh quốc gia.

    Lời nói của ông ta khiến mọi người trong phòng bắt đầu xì xào bàn tán. Ai cũng hiểu ông ta muốn nói lên điều gì.

    - Như các vị đã biết, - Giám đốc CIA nói tiếp, giọng sắc lạnh, - Tất cả những đơn vị sử dụng thông tin tình báo đều phải tưân thủ quy chế bảo mật nghiêm ngặt. Quân đội, CIA, NSA, NRO đều phải tuân thủ những quy định rất chặt chẽ về việc bảo mật những thông tin thu thập được cũng như những công nghệ tiên tiến có được. Trong khi đó NASA đang hàng ngày hàng giờ tạo ra những thành tựu về khoa học vũ trụ, chụp ảnh kỹ thuật bay, phầm mềm máy tính do thám và thông tin liên lạc. Xin hỏi các vị, tại sao cơ quan này lại được phép nằm ngoài sự quản lý của hệ thống an ninh quốc gia?

    Tổng thống thở dài nặng nề. Đề xuất này quá rõ ràng. Tái cơ cấu lại NASA để nó trở thành thành viên của Cộng đồng An ninh quốc gia.

    Mặc dù nhiều cơ quan khác đã bị tái cơ cấu theo kiểu này. Tổng thống không muốn để cho Lầu Năm Góc, NRO, CIA hay bất kỳ cơ quan an ninh nào khác quản lý NASA. Hội đồng An ninh Quốc gia đã bắt đầu bị chia rẽ về vấn đề này, một số tán đồng quan điểm vừa nêu.

    Trong những cuộc họp như thế này, Lawrence không bao giờ thấy thoải mái, và hôm nay cũng vậy. Ông nhìn Giám đốc NASA một cách khó chịu.

    - Tôi buộc phải nhắc lại với các vị rằng những phát minh của NASA không nhằm mục đích quân sự mà là vì khoa học thuần tuý. Nếu các vị thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia muốn bắt chúng tôi hướng kính viễn vọng về phía Trung Quốc thay vì quan sát bầu trời thì đó là việc riêng của các vị.

    Giám đốc CIA hình như đã giận sôi lên.

    Pickering nhận thấy vẻ bực bội của ông ta và lên tiếng.

    - Larry này, - Ông nói thật thận trọng - năm nào NASA cũng phải bò lên trước Quốc hội để xin tiền. Các anh chẳng bao giờ có đủ tiền để chi cho các dự án của mình, và cái giá phải trả là những dự án thất bại liên tiếp. Nếu NASA chịu sự quản lý của Cộng đồng An ninh quốc gia thì sẽ không còn cái cảnh phải ngửa tay xin tiền như thế nữa. Các anh sẽ được hưởng nguồn tài chính trong ngân sách bí mật, và dĩ nhiên là sẽ được nhiều tiền hơn. Cả hai bên đều được lợi. NASA sẽ có đủ tiền để chi cho các dự án, và Cộng đồng An ninh sẽ được ăn ngon ngủ yên vì không còn phải lo lắng về chuyện bảo mật các anh nữa.

    Ekstrom lắc đầu:

    - Về nguyên tắc, tôi không thể chấp nhận để xếp NASA vào chung một rọ với các cơ quan an ninh, chúng tôi chẳng liên quan gì đến lĩnh vực đó hết.

    Giám đốc CIA đứng phắt dậy, một hiện tượng hiếm hoi khi Tổng thống đang ngồi. Chẳng ai tỏ ý ngăn cản. Ông ta giận dữ quắc mắt nhìn Giám đốc NASA:

    - Anh nói là những công nghệ của các anh không liên quan gì đến an ninh quốc gia hả? Lạy Chúa tôi, liên quan nhiều lắm đấy Larry ạ. Chính thế mạnh về khoa học và kỹ thuật là yếu tố sống còn cho an ninh của đất nước này. Và dù muốn dù không, các anh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển khoa học - kỹ thuật. Điều đáng buồn là mạng lưới an ninh của các anh thủng chi chít chẳng khác gì cái giần, và không biết bao nhiêu lần đã mắc sai lầm rồi!Căn phòng chìm trong yên lặng.

    Lần này đến lượt Giám đốc NASA đứng dậy, mắt long sòng sọc nhìn thẳng vào người vừa công kích mình.

    - Anh muốn đem nhốt kín hai mươi ngàn nhà khoa học của NASA vào các phòng thí nghiệm bí mật và bắt họ phải làm việc cho các anh à? Anh nên nhớ rằng nếu không vì niềm đam mê khoa học của họ thì chúng tôi đã không thể chế tạo được những kính viễn vọng cực mạnh để quan sát bầu trời. NASA tạo ra được những đột phá ngoạn mục chỉ vì một lý do duy nhất - các nhà khoa học của chúng tôi muốn khám phá vũ trụ. Họ là những người biết mơ mộng, và có niềm đam mê, luôn khát khao hiểu biết. Niềm đam mê và khát vọng chính là hai động lực thúc đẩy chúng tôi tiến bộ, chứ không phải những mối quan tâm về an ninh quốc gia.

    Pickering hắng giọng, rồi nhẹ nhàng nóil cố làm dịu bầu không khí đang gay gắt:

    - Larry này, tôi tin chắc là anh ấy không hề có ý bắt các nhà khoa học của anh chế tạo vệ tinh do thám đâu. Tôn chỉ của NASA sẽ không thay đổi gì hết. NASA vẫn sẽ hoạt động y như trước, chỉ khác là giờ các anh có nhiều tiền hơn và mức độ bảo mật cao hơn. - Lúc này Pickering quay sang nói với Tổng thống - Các biện pháp bảo mật đều tốn kém, tất cả những người có mặt ở đây đều biết rằng những rò rỉ thông tin của họ là do phải chịu cảnh giật gấu vá vai. NASA phải chi tiêu dè sẻn, bớt chút các khoản đáng phải chi cho công tác bảo mật, tham gia vào các dự án liên doanh với các quốc gia khác để bớt gánh nặng tài chính. Tôi đề nghị là NASA cứ việc đóng vai trò nghiên cứu khoa học thuần tuý của họ, nhưng với ngân sách lớn hơn và cẩn mật hơn.

    Một số thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia gật đầu tán thưởng. Tổng thống chậm rãi đứng dậy, nhìn thẳng vào William Pickering, rõ ràng không vừa lòng với những gì ông vừa nói.

    - Bill tôi xin hỏi anh một câu: NASA đang mơ ước đặt chân lên sao Hoả vào thập niên tới. Cộng đồng An ninh Quốc gia liệu có bằng lòng chia sẻ phần lớn ngân sách của họ cho việc đưa con người lên sao Hoả hay không? Sự kiện đó sẽ mang lại lợi ích gì cho an ninh quốc gia nào?

    - NASA sẽ được phép làm những gì họ muốn.

    - Được phép cái cơn tườu! - Herney gầm lên.

    Ai nấy đều trợn tròn mắt. Tổng thống Herney không mấy khi văng tục.

    - Có một điều tôi đã học được kể từ khi ngồi trên ghế Tổng thống. - Ông nói tiếp. - Kẻ nào có tiền thì kẻ đó có quyền. Tôi không đồng ý để NASA chịu sự quản lý của những cơ quan không có cùng tôn chỉ hoạt động với họ. Chẳng khó gì mà không tưởng tượng được NASA có được phép tiếp tục làm khoa học thuần tuý nữa không nếu hầu bao của họ lại nằm trong tay quân đội.

    Herney, đưa mắt nhìn một lượt khắp phòng, rồi chăm chăm nhìn William Pickering.

    - Bill này, - Herney thở dài - anh hơi thiển cận khi không muốn cho phép NASA tham gia vào các dự án liên doanh với các quốc gia khác. Ít nhất thì cũng có người đang cộng tác rất tích cực với Nga và Trung Quốc. Hoà bình trên thế giới này sẽ được kiến lập không phải chỉ bằng sức mạnh quân sự. Nó sẽ nở hoa bởi những con người một lòng chung sức với nhau bất kể những thiên kiến khác nhau của Chính phủ mỗi nước. Xin được khẳng định rằng những dự án liên doanh của NASA đóng góp cho hoà bình thế giới nhiều hơn những vệ tinh nhân tạo nhiều tỉ đô la đấy. Và nhờ có họ, chúng ta có quyền hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn nhiều.

    Pickering cảm thấy cơn giận dữ như đang ngấm vào từng chân tơ kẽ tóc của ông. Làm sao Tổng thống dám ăn nói kiểu đó với mình cơ chứ. Ý tưởng của Herney chỉ phù hợp với các phòng họp mà thôi, chứ ngoài đời thật, nó khiến bao người bị chết oan.

    - Bill này, - Marjorie Tench nói xen vào, như thể bà ta biết được rằng ông sắp nổi đoá đến nơi - chúng tôi biết anh đã mất một đứa con. Tất cả mọi người ở đây đều biết chuyện này động chạm đến những tình cảm rất riêng tư của anh.

    Pickering không nghe thlấy bất kỳ điều gì, trừ vẻ kẻ cả của bà ta.

    - Nhưng xin các vị nhớ cho rằng Nhà Trắng hiện đang giữ hàng đống tài liệu về những nhà đầu tư đang có tham vọng kinh đoanh trong vũ trụ. Tôi xin khẳng định rằng, bất chấp tất cả những sai sót của họ, NASA vẫn luôn là người bạn lớn của ngành an ninh. Còn các anh thì lúc nào cũng chỉ biết chăm chăm bắt lỗi người khác thôi.

    Tiếng động ầm ầm từ trên cao vọng xuống lôi Pickering về với thực tại. Sắp đến chỗ ông phải rẽ rồi. Gần đến lối rẽ vào thủ đô, ông thấy một con nai chết máu me đầm đìa nằm bên vệ đường như thể báo điểm gở. Ông chợt thấy hơi do dự, nhưng vẫn cứ đi tiếp.

    Ông sắp có cuộc hẹn.
     
  17. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 96​
    Đài tưởng niệm Franklin Delano Roosevelt là một trong những đài tưởng niệm lớn nhất trên toàn nước Mỹ. Với công viên, thác nước nhân tạo; bức tượng, những mảng tường uốn cong, đài tưởng niệm được chia thành bốn khu vực trưng bày ngoài trời, mỗi khu tượng trưng cho một nhiệm kỳ Tổng thống của FDR.

    Cách đài tưởng niệm một dặm, chiếc trực thăng Kiowa Wamor đang trườn tới, tất cả đèn trên máy bay đều bị tắt. Ở một thành phố vốn vẫn tự hào là nơi tập trung nhiều VIP và các phóng viên báo chí như thủ đô Washington, trực thăng trên trời nhiều như những bầy chim di trú đang bay về phương nam. Delta-Một biết rằng nếu họ tránh được khu "mái vòm" - vừng trời xung quanh Nhà Trắng được lực lượng phòng không bảo vệ - thì họ sẽ không bị chú ý. Dù sao thì họ cũng chẳng ở đây lâu.

    Chiếc phi cơ giảm dần tốc độ khi đến gần đài tưởng niệm FDR. Delta-Một cho máy bay lượn vòng tròn, kiểm tra lại vị trí của mình. Anh liếc sang bên trái, thấy Delta-Hai đang điều chỉnh kính viễn vọng nhìn trong bóng tối. Trên màn hình video, lối vào đài tưởng niệm hiện lên. Không một bóng người.

    Họ sẽ đợi một lát.

    Đây sẽ không phải là vụ ám sát lặng lẽ. Có những nhân vật không thể bị giết một cách lặng lẽ. Dù có sử dụng cách thức nào đi nữa, vẫn có những tác động ngược trở lại. Những cuộc điều tra. Những buổi thẩm vấn. Vì thế, cách nguỵ trang tốt nhất là gây ra nhiều tiếng động. Những tiếng nổ, lửa, và khói khiến người ta nghĩ đến bọn khủng bố quốc tế, những kẻ giết người công khai. Đặc biệt trong trường hợp mục tiêu là một nhân vật cấp cao.

    Delta-Một nhìn kỹ cảnh đài tưởng niệm um tùm cây cối trong đêm trên màn hình video. Cả khu đỗ xe lẫn lối vào đều vắng người. Nhanh thôi mà, anh thầm nghĩ. Điểm gặp gỡ này, dù ở giữa lòng thành phố, vào giờ này vắng vẻ bất ngờ. Delta-Một quay sang nhìn thiết bị điều khiển vũ khí của mình.

    Hệ thống Hellfire quả là loại vũ khí thích hợp với nhiệm vụ tối nay. Là loại tên lửa chống xe bọc thép, được dẫn đường bằng tia laze, Hellfire cho phép "bắn - rồi – quên". Đạn phóng ra sẽ nhằm thẳng tới một chùm tia laze chiếu ra từ đài quan sát trên mặt đất, trên máy bay, hay từ chính chiếc máy bay phóng tên lửa. Đêm nay quả tên lửa này sẽ được dẫn đường bằng bộ phận chiếu tia laze gắn ở đầu ăng ten máy bay. Sau khi máy bay Kaiowa chiếu một chùm laze thẳng vào mục tiêu, tên lửa Hellfire sẽ tự tìm đường. Vì loại tên lửa này có thể được phóng từ cả trên mặt đất lẫn trên máy bay, vết tích của nó ở đây không nhất thiết phải liên quan tới một máy bay. Thêm vào đó, loại tên lửa này trôi nổi khá nhiều ngoài chợ đen, nên người ta có thể đổ lỗi cho bọn khủng bố.

    - Xe mui kín. - Delta-Hai nói.

    Delta-Một liếc nhìn màn hình video. Một chiếc xe mui kín màu đen sang trọng đang tiến vào lối rẽ đúng vào giờ đã định. Đây là loại xe dùng chung của các cơ quan Chính phủ. Vào đến gần đài tưởng niệm, người lái xe tắt đèn pha. Chiếc xe lượn vài vòng rồi đỗ cạnh một lùm cây. Delta-Một quan sát trên màn hình trong khi đồng đội của anh hướng ống kính viễn vọng vào cửa bên của chiếc xe. Sau một tích tắc, khuôn mặt người lái xe chiếm trọn màn hình.

    Delta-Một thở gấp.

    - Mục tiêu được xác định. - Delta-Hai nói.Delta-Một nhìn màn hình lần nữa - vẻ mặt của nhân vật này hiện lên rõ mồn một trên màn hình. - anh chợt tưởng như mình là tay bắn tỉa đang chĩa nòng súng vào một thành viên của hoàng gia.

    Mục tiêu được xác định.

    Delta-Hai quay sang thiết bị điện tử đặt bên trái anh và kích hoạt máy chiếu tia laze. Anh ngắm bắn, và dưới mặt đất, cách họ hai ngàn foot, một chấm sáng rất nhỏ xuất hiện trên nóc xe mà người ngồi trong không hề hay biết.

    - Mục tiêu đã được chiếu laze. - Delta-Hai tuyên bố.

    Delta-Một hít một hơi thật sâu. Anh nhấn nút, khai hoả.

    Dưới thân máy bay, một tiếng xì mạnh vang lên ngay tức thì, tiếp theo đó là luồng sáng nhạt di chuyển rất nhanh xuống mặt đất.

    Một giây sau, chiếc xe tan thành từng mảnh trong muôn vàn lưỡi lửa. Mảnh kim loại méo mó văng khắp nơi. Lốp xe bắt lửa lăn vào lùm cây.

    - Nhiệm vụ đã hoàn tất., Delta-Một nói, cho máy bay rút khỏi hiện trường. - Gọi chỉ huy đi.

    Cách đó không đầy hai dặm, Tổng thống Zach Herney đang chuẩn bị đi ngủ. Kính của cửa sổ chống đạn Lexan cạnh giường ông dầy đến một inch. Herney không hề nghe thấy tiếng nổ.

     
  18. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 97​
    Sân bay của đội cứu hộ bờ biển Atlantic toạ lạc ở một nơi được canh gác cẩn mật bên trong Trạm không lưu Liên bang William J. Hughes đặt tại sân bay quốc tế thành phố Atlantic. Trạm này phụ trách toàn bộ khu vực thềm lục địa Atlantic từ Asbury Park đến tận Cape May.

    Rachel Sexton bừng tỉnh khi bánh máy bay kêu ken két trên đường băng trải nhựa nằm lọt giữa hai toà nhà lớn. Ngạc nhiên thấy mình đã ngủ thiếp đi, cô giơ tay xem đồng hồ.

    Hai giờ mười ba phút. Rachel tưởng như cô đã ngủ mê mệt không biết bao lâu.

    Ai đó đã quấn quanh người cô tấm chăn ấm áp, và bên cạnh cô, Michael Tolland cũng vừa tỉnh dậy. Ông nhìn cô, mỉm cười, vẻ mệt mỏi.

    Corky loạng choạng bước dọc lối đi, nhăn nhó khi nhìn thấy họ.

    - Khỉ thật, hai người vẫn còn ở đây à? Giá như đêm nay chỉ là một giấc mộng thì hay quá.

    Rachel hoàn toàn thông cảm với ông ta. Mình lại phải ra biển.

    Máy bay dừng hẳn, cùng hai nhà khoa học, Rachel bước xuống đường băng. Trời đầy mây, nhưng gió biển ấm áp thổi khá mạnh.

    So với Ellesmere thì New Jersey chẳng khác gì vùng nhiệt đới.

    - Đằng này! - Có người gọi to.

    Cả ba quay lại và thấy chiếc máy bay HH-65 Dolphin màu đỏ sẫm, loại máy bay chuyên dụng của đội cứu hộ trên biển, đang đợi sẵn. Một viên phi công nai nịt sẵn sàng, đứng cạnh đuôi máy bay, đang đưa tay vẫy.

    Tolland gật đầu nhìn Rachel vẻ thán phục:

    - Sếp của cô quả là chu đáo.

    Anh chưa biết ông ấy là người thế nào đâu, cô nghĩ.

    Corky ngồi sụp xuống:

    - Đi luôn à? Không được ăn uống gì sao?

    Người phi công chào hỏi niềm nở, sau đó giúp họ leo lên máy bay. Không cần hỏi tên tuổi của họ, anh ta cứ bô bô trò chuyện.

    Chắc hẳn Pickering đã nói rõ với đội cứu hộ rằng đây không phải là chuyến bay công khai. Tuy nhiên, bất chấp chỉ thị của ông, Rachel nhận thấy bí mật về danh tính của họ chỉ kéo dài được vài giây. Người phi công trợn tròn mắt, không giấu nổi vẻ kinh ngạc khi thấy Michael Tolland, ngôi sao truyền hình nổi tiếng.

    Thắt đai an toàn, ngồi xuống cạnh Tolland, Rachel bắt đầu cảm thấy căng thẳng. Loại động cơ Aerospatiale trên đầu họ bắt đầu rú lên, những cánh quạt Dolphin dài 39 foot bắt đầu quay tít. Động cơ tiếp tục gầm rú to hơn nữa, và chiếc máy bay rời đường băng, bay vào bầu trời đêm.

    Viên phi công thò đầu vào trong khoang và nói lớn;

    - Tôi được thông báo là các vị sẽ cho biết đích đến sau khi chúng ta cất cánh.

    Tolland cho anh ta biết toạ độ chính xác của một vị trí cách sân bay khoảng ba mươi dặm về hướng đông nam. Tàu của anh ấy ở cách bờ mười hai dặm, Rachel thầm nghĩ, rùng mình.

    Anh chàng phi công nhập toạ độ vào hệ thống định vị của máy bay. Sau đó anh ta điều chính một số nút bấm và cần gạt. Chiếc máy bay lao thẳng về hướng đông nam.

    Khi những đụn cát trên bờ biển New Jersey đã lùi về phía sau, Rachel quay mặt đi, không muốn nhìn đại dương tối sẫm trải rộng bên dừới máy bay. Dù rất lo lắng khi phải ra biển lần nữa, cô cố an ủi mình rằng bên cạnh cô là người suốt đời coi đại dương là bạn thân. Tolland ngồi sát cạnh cô trong khoang máy bay chật chội, vai và hông của hai người bị ép vào nhau. Nhưng chẳng ai tỏ vẻ muốn thay đổi tư thế.

    - Tôi biết là không nên nói ra, - đột nhiên viên phi công thốt lên, nhưng chắc chắn anh là Michael Tolland, chắc chắn thế, anh xuất hiện trên tivi suốt cả đêm! Tảng thiên thạch ấy mà! Không thể tin nổi! Chắc anh phải kinh ngạc lắm!

    Tolland kiên nhẫn gật đầu:

    - Đến nỗi không thốt nên lời.
    - Đoạn phim tài liệu thật tuyệt vời! Anh biết không, các đài truyền hình thay nhau phát lại. Đêm nay chẳng phi công nào muốn cất cánh ai cũng muốn ngồi nhà xem tivi, chúng tôi phải bốc thăm! Anh có tin nổi không! Bốc thăm! Và thế đấy! Nếu cánh phi công mà biết tôi đang chở ai thì…

    - Chúng tôi đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của anh, Rachel xen ngang, - nhưng việc chúng tôi có mặt ở đây thì chỉ mình anh được biết thôi. Anh không được nói cho bất kỳ ai khác.

    - Dĩ nhiên rồi, thưa cô. Chỉ huy cũng đã nói thế. - Anh ta do dự một lát, rồi mắt lại sáng lên. - Này, có phải chúng ta đang bay tới con tàu Goya không?

    Tolland miễn cưỡng gật đầu.

    - Đúng thế.

    Chúa thật! - Anh ta thốt lên. - Xin lỗi anh nhé, nhưng tôi đã nhìn thấy con tàu ấy trong các chương trình của anh. Nó có hai thân song song, phải không nhỉ? Con quái vật kỳ dị! Tôi chưa bao giờ được đặt chân lên tàu ngầm. Không ngờ bây giờ lại được lên hẳn tàu của anh!

    Rachel không nói gì, càng xa bờ cô càng cảm thấy bất an.

    Tolland quay sang nhìn Rachel.

    - Không sao chứ? Cô ở trên bờ cũng được. Tôi bảo từ nãy rồi mà.

    Đáng ra mình nên ở lại trên bờ, Rachel nghĩ, lòng thầm biết cô không mặt mũi nào mà làm thế.

    - Không sao, cảm ơn anh. Tôi không sao.

    Tolland mỉm cười.

    - Tôi sẽ trông chừng cho cô.

    - Cảm ơn anh. - Rachel ngạc nhiên thấy giọng nói ấm áp của ông làm cô cảm thấy an tâm hơn hẳn.

    - Cô đã trông thấy con tàu Goya trên tivi rồi đúng không?

    Cô gật đầu.

    - Quả là… trông…, khá hấp dẫn.

    Tolland cười lớn:

    - Đúng thế. Hồi đầu nó là hình mẫu vô cùng hiện đại, nhưng vẻ ngoài của nó quả có hơi kì dị.

    - Chẳng giống một ai. - Rachel nói đùa, nghĩ đến hình dáng khác thường của con tàu.

    - Hiện nay đài NBC đang giục tôi chuyển sang sử dụng con tàu mới. Có lẽ… tôi cũng chẳng biết nữa, trông đẹp hơn, hào nhoáng hơn. Một hai năm nữa, họ sẽ bắt tôi phải chia tay Goya. - Giọng Tolland đầy tư lự.

    - Anh không thích có tàu mới ư?

    - Tôi chẳng biết nữa… Tàu Goya gắn bó với tôi bao kỉ niệm.

    Rachel cười mỉm:

    - Mẹ tôi thường nói rằng sớm muộn gì chúng ta cũng phải để quá khứ lại sau lưng.

    Ánh mắt hai người tình cờ gặp nhau.

    - Ừ, chắc phải như vậy thôi. Tolland nói.
     
  19. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 98​
    - Khỉ thật. - Người lái xe tắc xi quay lại nói với Gabrielle. - Hình như đằng trước có tai nạn. Lại không đi được rồi. Chắc cũng lâu đấy.

    Gabrielle nhìn ra ngoài và thấy những chớp sáng từ đèn xe cấp cứu loé lên trong đêm tối. Mấy nhân viên cảnh sát đang đứng phía trước, chặn tất cả mọi xe cộ qua lại xung quanh khu đài tưởng niệm.

    - Chắc tai nạn phải khủng khiếp lắm. - Người lái xe nói, tay chỉ những lưỡi lửa vẫn đang bốc cao trong đài tưởng niệm FDR.

    Gabrielle nhìn những ngọn lửa đang cháy lem lém, nhíu mày.

    - Lại đúng vào lúc này cơ chứ. - Cô muốn báo ngay cho Thượng nghị sĩ thông tin vừa có được về PODS và nhà địa chất học Canada. Cô thầm băn khoăn không hiểu vụ ầm ỹ này có đủ để mang lại sinh khí cho chiến dịch bầu cử của Thượng nghị sĩ hay không. Có thể đối với những chính trị gia khác thì vẫn là chưa đi - cô thầm nghĩ, nhưng Sedgewick Sexton là người dựa trên khiếm khuyết và thất bại của kẻ khác để xây dựng cương lĩnh chính trị của mình.

    Dù Gabrielle chưa bao giờ thán phục cách Thượng nghị sĩ biến những khiếm khuyết về nhân cách của đối thủ thành những lợi thế chính trị của bản thân, nhưng phải thừa nhận rằng đó là cách thức lợi hại. Với miệng lưỡi sắc sảo, Sexton có thể làm cho hành vi thiếu trung thực này của NASA biến thành cả một vấn đề trầm trọng liên quan đến tư cách của người đứng đầu NASA và một cách gián tiếp, đến cả Tổng thống.
    Ngoài kia, lửa tiếp tục bốc cao thêm trong khu vực tưởng niệm FDR. Một số cây to đã bắt lửa, và lính cứu hoả đang ra sức phun nước. Người lái taxi ấn nút bật đàì, và đang dò sóng.

    Thở dài, Gabrielle ngả người trên ghế, cảm nhận sự mệt mỏi đang lan đến từng chân tơ kẽ tóc. Hồi mới đặt chân đến Washington, cô đã dự định sẽ làm chính trị cả đời, thậm chí cả trong Nhà Trắng. Ấy thế mà giây phút này, cô cảm tưởng như đã chán ngán tất cả - cuộc đấu trí với Marjorie Tench, những bức ảnh chụp cô và Thượng nghị sĩ ăn nằm với nhau, những lời dối trá của NASA…

    Phát thanh viên trên đài đang đưa tin về một vụ đánh bom và những suy đoán về khủng bố.

    Mình phải đi khỏi thành phố này thôi, cô nghĩ, lần đầu tiên kể từ giây phút đặt chân đến thủ đô của nước Mỹ.

     
  20. mrsiro2001

    mrsiro2001 Super Member
    • 374/497

    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    1,362
    CHƯƠNG 99​
    Chỉ huy rất hiếm khi thấy mệt mỏi, nhưng ngày hôm nay quả là nhiều thương vong. Không một chi tiết nào diễn ra đúng như dự định - quá trình khoan phiến băng để đưa tảng thiên thạch vào lòng băng hà, những khó khăn nảy sinh trong khâu bảo vệ bí mật, và bây giờ là số lượng nạn nhân tăng không ngừng.

    Đáng ra không một ai phải chết… trừ người Canada đó.

    Thật mỉa mai, chi tiết kỹ thuật khó thực hiện nhất hoá ra lại êm xuôi nhất. Việc đưa tảng đá vào giữa lòng phiến băng được hoàn tất từ trước đó vài tháng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Sau khi mọi sự đã hoàn tất, chỉ cần đợi vệ tinh PODS được phóng lên quỹ đạo vệ tinh chụp cắt lớp độ đậm đặc Cực Bắc này có nhiệm vụ quản sát những khu vực rộng lớn ở vùng Cực Bắc, và không sớm thì muộn, phần mềm trên vệ tinh sẽ phát hiện ra tảng thiên thạch, và NASA sẽ được biếu không một phát kiến quan trọng.

    Nhưng phần mềm chết tiệt đó không hoạt động được.

    Khi chỉ huy được thông báo rằng phần mềm phát hiện những dị thường về độ đậm đặc của PODS bị lỗi và phải đợi đến sau kỳ bầu cử thì mới khắc phục xong, toàn bộ kế hoạch có nguy cơ bị phá sản. Không có PODS, tảng thiên thạch sẽ âm thầm nằm trong lòng băng tuyết. Thế là chỉ huy phải tìm cách báo cho người của NASA biết về tảng thiên thạch đó. Giải pháp được lựa chọn là giả danh nhà địa chất học người Canada để thông báo vị trí của tảng thiên thạch. Dĩ nhiên là phải giết nhà khoa học đó ngay lập tức rồi dàn cảnh một vụ tai nạn. Quăng nhà địa chất học vô tội từ trên trực thăng xuống mới chỉ là bước khởi đầu. Lúc này, sự thật có nguy cơ nhanh chóng bị bại lộ.

    Wailee Ming. Norah Mangor. Cả hai đều đã chết.

    Vụ sát hại dã man tại đài tưởng niệm FDR.

    Chẳng mấy chốc nữa sẽ đến lượt Rachel Sexton, Michael Tolland, và tiến sĩ Marlinson.

    Không còn cách nào khác, chỉ huy thầm nghĩ, cố dằn cảm giác hối hận đang dâng lên trong lòng. Nếu không thì cái giá phải trả sẽ còn lớn hơn nhiều…

     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này