1. Thông báo

    Tuyển dịch giả cho truyện độc quyền của Tầm Hoan (Vui lòng click vào ảnh để xem chi tiết)

    Tuyển dịch giả cho truyện độc quyền của Tầm Hoan
    Dismiss Notice

[Sưu tầm] Các loại thần thú của Trung Quốc

Thảo luận trong 'Chuyện trò chém gió' bắt đầu bởi Zi, 17/3/18.

Những người đang xem bài viết này (Thành viên: 0, Khách: 0)

  1. Zi

    Zi 彼岸 Thành viên BQT
    • 1081/1243

    • Chân Nhân Bất Lộ
    • Chí Cao Vô Thượng
    • Thiên Ngoại Phi Tiên
    • Văn Khúc Đế Quân
    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    7,125
    Từ xưa đến nay <Sơn Hải Kinh> được định nghĩa thành nhiều loại sách khác nhau. Có học giả cho rằng nó thuộc về phạm trù địa lý, có người lại cho rằng nó là sách "Ngũ hành". Lỗ Tấn định nghĩa nó là "Thượng cổ Vu sách".

    Bên trong quyển sách này chính là sự mô tả lại từ chính trải nghiệm nghe nhìn thấy của các đời Vu Sư, lại trải qua nhiều đời hậu thế chỉnh sửa bổ sung cho đến thành quả mà chúng ta được thấy ngày hôm nay.

    Các dị thú, thần thiên, ma, quái vật, v...v... trong <Sơn Hải Kinh> nhiều vô số kể, bút mực khó có thể tả ra được thành lời.

    P/S: Bài này là mình đi sưu tầm tổng hợp ở nhiều trang khác nhau, không phải tự sáng tác tự dịch. Cảm ơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/3/18
    Lee Tran, Hoa Thiên, CHI and 3 others like this.
  2. Zi

    Zi 彼岸 Thành viên BQT
    • 1081/1243

    • Chân Nhân Bất Lộ
    • Chí Cao Vô Thượng
    • Thiên Ngoại Phi Tiên
    • Văn Khúc Đế Quân
    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    7,125
    Tứ đại thần thú
    Thanh Long
    3.jpg
    sonhaidithuchi-099.jpg

    Thanh Long, hay còn được gọi là "Thương Long", được xem là vị thần phương Đông trong thần thoại cổ đại. Long là hình ảnh tượng trung của Trung Hoa, các Hoàng Đế ngày xưa thường tự ví mình là Long, phụng mệnh Thượng Đế xuống trần gian trấn giữ bốn phương, cho nên Long được Trung Quốc xem là hình ảnh tượng trưng của quốc gia. Mà rõ ràng nhất chính là vào thời Hán, bắt đầu từ Đại Hán thì Long đã được xác định là hình ảnh tượng trưng và là đại biểu của Hoàng Đế. Trong truyền thuyết của Phương Đông, Thanh Long có thân rắn, móng kì lân, đuôi cá chép, mặt có râu dài, góc tựa như Lộc, có Ngũ Trảo (năm móng), tướng mạo uy vũ.

    Trong thời đại học thuyết ngũ hành thịnh hành, các học giả ngũ hành dựa theo ngũ hành âm dương phối năm loại màu sắc cho Đông Nam Tây Bắc Trung, tiếp đó phối cho mỗi con thánh thú ở Đông Nam Tây Bắc: Đông Phương Thanh Long 东方青龙, Tây Phương Bạch Hổ 西方白虎, Bắc Phương Huyền Vũ 北方玄武, Nam Phương Chu Tước 南方朱雀. Thanh Long chính là thánh thú chưởng quản phương Đông.

    Thanh Long đại biểu cho bảy chòm sao phương Đông: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, hình dạng mà bảy chòm sao này tạo thành cực kỳ giống như một con rồng: chòm sao Giác là sừng rồng, chòm sao Cang là cổ rồng, chòm sao Đê là thân rồng, đến chòm sao là vị trí phần cổ rồng, chòm sao Phòng là vai rồng, chòm sao Tâm là tim rồng, chòm sao Vĩ là đuôi rồng, chòm sao Cơ chính là điểm cuối cùng của đuôi rồng.

    Thanh Long là thánh thú thuộc tính Mộc, các đế vương cổ đại đều thích ví bản thân là rồng. Trong rất nhiều triều đại cũng có đế vương lấy Thanh Long làm niên hiệu của mình, ví dụ điển hình nhất là Ngụy Minh Đế thời Tam Quốc. Trong sách sử cũng có ghi chép đề cập đến triều nhà Hạ là thuộc về niên đại Mộc Đức, cho nên “Thanh Long sinh ngoài thành” chính là dấu hiệu tốt lành.

     
    Hoa Thiên, CHI, ZeChi and 2 others like this.
  3. Zi

    Zi 彼岸 Thành viên BQT
    • 1081/1243

    • Chân Nhân Bất Lộ
    • Chí Cao Vô Thượng
    • Thiên Ngoại Phi Tiên
    • Văn Khúc Đế Quân
    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    7,125
    Tứ đại thần thú
    Bạch Hổ
    0qrvGMD.jpg
    sonhaidithuchi-1001.jpg
    sao-bach-ho-2.jpg


    Ở trong bốn vị thánh thú, loài luôn được nhắc đến cùng với Thanh Long chính là Bạch Hổ đại biểu cho phương Tây. Hổ là vua của muôn thú, sự uy mãnh và năng lực hàng phục quỷ quái trong truyền thuyết của nó, khiến cho nó trở thành thánh thú thuộc dương. “Vân từ long, phong từ hổ”, nó luôn hành động cùng với rồng, rồng và hổ là cộng sự hàng yêu phục ma tốt nhất.

    Ở Trung Quốc « Bạch Hổ » là chiến thần, là sát phạt thần, cho nên cổ đại có nhiều vị dũng tướng bị nói là Bạch Hổ Tinh chuyển thế, như: Đại tướng La Thành thời Đường, cha con Tiết Nhân Quý v.v..

    Bạch Hổ là thánh thú thuộc tính Kim, có sẵn rất nhiều loại thần lực như trừ tà, giải trừ tai họa, cầu sung túc, trừng ác, phát tài làm giàu, hỉ kết lương duyên v.v. Bảy chòm sao đại biểu cho Bạch Hổ nằm ở phía tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm. Màu trắng trong ngũ hành đại biểu cho thuộc tính Kim, cho nên gọi nó là Bạch Hổ không phải bởi vì nó là màu trắng, mà là gọi từ trong ngũ hành.

    Ở trong suy nghĩ của cổ nhân, hổ là loài động vật vừa đáng sợ lại vừa đáng kính. Đáng sợ chính là nó có thể sẽ ăn súc vật con người. Đáng kính chính là nó cực kỳ uy mãnh, có thể trừ tà. Ở trong một ít sách cổ cũng có miêu tả tương tự, thí dụ như 《Phong Tục Thông Nghĩa · Tự Điển》 của Ứng Thiệu thời Đông Hán: “Vẽ hổ ở cửa, quỷ không dám vào”, “Con hổ, vật dương, đứng đầu muôn thú. Có năng lực bắt giữ áp chế nhuệ khí, cắn ăn quỷ mị. Người thời nay đột nhiên gặp xấu, đun da hổ uống. Chạm vuốt nó, cũng có thể trừ ác. Nghiệm đúng như vậy.”

     
  4. Zi

    Zi 彼岸 Thành viên BQT
    • 1081/1243

    • Chân Nhân Bất Lộ
    • Chí Cao Vô Thượng
    • Thiên Ngoại Phi Tiên
    • Văn Khúc Đế Quân
    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    7,125
    Tứ đại thần thú
    Chu Tước
    59a950fbef21ec71ddd95547.jpg 72.jpg D.jpg sonhaidithuchi-101.jpg

    Chu Tước là tên gọi chung của bảy chòm sao ở phương Nam: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Chu Tước là thánh thú tượng trưng cho hỏa.

    Chu Tước còn được gọi là Huyền Điểu 玄鸟, cách gọi Huyền Điểu được ghi chép ở trong 《Thi Kinh · Thương Tụng · Huyền Điểu》: “Thiên mệnh Huyền Điểu, hàng nhi sinh Thương, tha Ân thổ mang mang. Cổ đế mệnh vũ thang, chính vực bỉ tứ phương.” Ý đoạn này là triều đại Ân Thương nói tổ tiên của mình —— Tiết 契 là do Huyền Điểu sinh ra, do đó lập nên nhà Thương cường đại, Huyền Điểu cũng liền trở thành thủy tổ của dân Thương.

    Quạ ba chân 三足乌 trong truyền thuyết Hậu Nghệ nói đến cũng là câu chuyện của Chu Tước, truyền thuyết kể rằng mười con Quạ ba chân đậu trên cây phù tang đứng sừng sững ở bên bờ Đông Hải, chúng nó đều là con trai của Đông Phương Thần Đế Tuấn, mỗi ngày thay phiên bay lên trời ngao du nô đùa, ánh sáng mà Quạ ba chân phát ra chính là mặt trời mà mọi người nhìn thấy. Về sau có một ngày, các Quạ ba chân không nghe theo chỉ thị của Đông Phương Thần, cùng nhau chạy lên trời chơi đùa. Giữa bầu trời lập tức xuất hiện mười mặt trời, cây cỏ trên đất đều bị đốt cháy khét, mọi người vì trốn tránh sự nóng bức không thể làm gì khác hơn là sống ở trong sơn động, buổi tối mới đi ra ngoài tìm kiếm thức ăn. Thần Đế Tuấn vì trừng phạt mười đứa con của ông, ban cho Thiên Thần Hậu Nghệ một thanh trường cung màu đỏ và một túi mũi tên màu trắng, sai Hậu Nghệ đến nhân gian giáo huấn mười đứa con của mình một chút.

    Nhưng mà những con Quạ ba chân này không coi Hậu Nghệ ra gì, vẫn như cũ cùng nhau lên trời đùa giỡn nô đùa. Hậu Nghệ giận dữ, giương cung lắp tên bắn rơi chín con Quạ ba chân. Quạ ba chân chết mất chín con, mặt đất hoàn toàn nguội đi, nhân dân trên đất đều rất vui vẻ. Thần Đế Tuấn biết được Hậu Nghệ đã bắn chết chín đứa con của mình, liền nổi trận lôi đình, không bao giờ không cho phép Hậu Nghệ trở về thiên đình nữa. Con Quạ ba chân còn lại kia liền được gọi là Chu Tước, mỗi ngày đều phải bay lên trời chiếu sáng cho mọi người, không được phép nghỉ ngơi nữa.
     
    Hoa Thiên, CHI, ZeChi and 2 others like this.
  5. Zi

    Zi 彼岸 Thành viên BQT
    • 1081/1243

    • Chân Nhân Bất Lộ
    • Chí Cao Vô Thượng
    • Thiên Ngoại Phi Tiên
    • Văn Khúc Đế Quân
    • CTV Tầm Hoan
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    7,125
    Tứ đại thần thú
    Huyền Vũ
    4.jpg e0d2167c939477048c9cce0592d5f20c.jpg images.jpg
    sonhaidithuchi-1021.jpg

    Huyền Vũ là do rùa và rắn tổ hợp mà thành thánh thú, bản ý của Huyền Vũ 玄武 là Huyền Minh 玄冥, âm cổ của Vũ và Minh là tương thông. Vũ 武 có nghĩa là màu đen; Minh 冥 có nghĩa là Âm 阴. Huyền Minh mới đầu là dùng để hình dung Quy Bốc: mời quy đến minh gian thăm hỏi tổ tiên, mang đáp án về, dùng hình thức bốc triệu hiện ra cho thế nhân.

    Bảy chòm sao đại biểu Huyền Vũ chưởng quản phương Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. Người dân thời cổ có rất nhiều loại cách nói giải thích Huyền Vũ, có nói “Huyền Vũ” tức con rùa, trên 《Lễ Ký · Khúc Lễ Ký》 nói: “Ngôi thứ, Chu Điểu trước Huyền Vũ sau…” Trong 《Sở Từ · Viễn Du》Hồng Hưng Tổ bổ chú: “Huyền Vũ, gọi là Quy Xà. Ở phương bắc, do đó gọi Huyền. Thân có vảy giáp, do đó gọi Vũ.” Trong quyển 10 《Văn Tuyển》, 《Tư Huyền Phú》 của Trương Hành cũng nói: “Huyền Vũ trú trong mai, Đằng Xà tự uốn lượn.” 《Hậu Hán Thư · Vương Lương Truyện》 viết: “Huyền Vũ, tên của Thủy Thần.”

    Huyền Vũ sớm nhất chính là rùa đen. Sau này, hàm nghĩa của Huyền Minh không ngừng mở rộng, rùa sinh sống ở giang hà hồ hải, thế là Huyền Minh liền trở thành Thủy Thần tượng trưng cho Thủy; rùa đen trường thọ, Huyền Minh lại trở thành tượng trưng cho sự trường sinh bất lão; ở trong ghi chép ban đầu, Minh gian ở phương bắc. Thế là Huyền Minh lại trở thành thần của phương bắc.
     
    OwO, CHI, ZeChi and 3 others like this.
  6. ♚๖ۣۜTĥȉêɳ †ử♚

    ♚๖ۣۜTĥȉêɳ †ử♚ Member
    • 788/994

    • Chân Nhân Bất Lộ
    • Chí Cao Vô Thượng
    • Chúa Tể Chi Vương
    • Ngạo Thị Quần Hùng
    • Tầm Hoan Quan Nhân
    • Tầm Hoan Thương Gia
    • Thánh Ngự Hư Không
    • Thiên Ngoại Phi Tiên
    • Tiếu Ngạo Giang Hồ
    • Uy Trấn Thiên Hạ
    • Đại Phú Hào
    • Độc Tôn Tam Giới
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    2,454
    Chu Tước và Phượng Hoàng lửa có khác nhau không nhỉ ??? phượng hoàng lửa.jpg
     
    ZeChi, OwO, Hoa Thiên and 1 other person like this.
  7. NgủHếtHè

    NgủHếtHè Newbie
    • 903/994

    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    168
    Chu tước theo mô tả là loài chim đỏ thẫm là 1 trong tứ thánh thú như trên, còn phượng hoàng theo mô tả phượng là đực hoàng là cái, nhưng các bản sau này rút ngọn khái niệm lại chỉ còn là phượng hoàng không còn phân đực cái. Phượng hoàng lông ngũ sắc, lưng đỏ, đầu xanh, cổ trắng, ngực đen, chân vàng, đuôi ngũ sắc. Cho nên theo như mô tả bọn chúng chả thấy lan quyên gì cả :1:
     
    OwO, Ly Tử Tiên Sinh and ZeChi like this.

Chia sẻ trang này