Người đưa đò
Ngày xưa hễ nhắc đến " người đưa đò", người ta sẽ nghĩ ngay đến những người làm giao viên, cần mẫn ngày ngày đến trường gõ đầu trẻ nhỏ cho chúng nên người. Nhưng sau này, bạn sẽ thấy rất nhiều "người đưa đò" kiểu khác, và chính bạn cũng sẽ đôi khi trở thành một "người đưa đò". "Người đưa đò" trong quan niệm của tôi, là người đứng ra để kết nối một mối quan hệ hoặc họ sẽ là người dẫn dắt một ai đó đến một bến bờ mà người đó mong muốn. Những "người đưa đò" trong kinh doanh là những người nói một cách thực dụng là "cò mồi", còn trong công việc, đó có thể là người quản lý hoặc trở thủ của bạn.
Tôi còn nhớ khi tôi học lớp 10, lúc đó (mà chắc bây giờ vẫn vậy), học thêm đang là một phong trào. Nếu không thể học thêm ở những lớp tại nhà của giáo viên, thì sẽ học thêm ở nhà bằng cách thuê gia sư dạy kèm. Khi gia đình tôi gọi lên một trung tâm gia sư, họ gửi xuống một gia sư trẻ. Công việc của anh diễn ra khá suôn sẻ, gia đình tôi cũng hài lòng, duy chỉ có một chuyện nhỏ đã xảy ra....
Sau hôm đầu tiên dạy tôi học, anh gọi điện thoại cho tôi, yêu cầu tôi một việc.
"Em hãy nói với trung tâm gia sư rằng gia đình em không hài lòng về anh và quyết định không cho anh dạy em nữa! Nhưng thực chất là anh vẫn đến dạy cho em. Như vậy anh sẽ không bị mất tiền hoa hồng môi giới cho trung tâm..."
Cúp máy xong, tôi đả nhận ra anh ta đang "giết người đưa đò" của anh.
Có thể đây là chuyện bình thường đã xảy ra với nhiều người, câu chuyện nhỏ rằng mức lương thấp quá mà còn phải chia chác thêm thì anh rất khổ v.v.... Nhưng thật ra, hãy nghĩ kĩ hơn, đó là một sự vô ơn nhẹ. Trong việc môi giới sau này dĩ nhiên những "cò mồi" đều rất rành điều trên và họ cũng có những cách đối phó riêng, nhưng rõ ràng tâm lí " giết người đưa đò" lúc nào cũng thường trực trong đầu con người. Đôi khi người ta muốn có thệm lợi ích về mình dù khoản "hoa hồng" tron buôn bán hay kinh doanh là một chuyện rất bình thường, công khai và thẳng thắn.
Ở một góc cạnh khác, có nhiều người đã " giết người đưa đò" của họ. Một ca sĩ khi thành danh thì hất hủi hay công kích quản lý cũ, một nhân viên nói xấu sếp sau khi nghỉ việc ở công ty, một người bạn quên ngay người bạn cũ sau khi nhờ người đó giới thiệu cho một công việc.... Thỉnh thoảng chúng ta rất vô tâm vô tình, thỉnh thoảng chúng ta vô ơn, thỉnh thoảng chúng ta nghĩ rằng đối xử tốt với chúng ta là điều mà nhân loại đương nhiên phải làm. Đến nỗi người Đức có một câu thành ngữ cay đắng: Lời thỉnh cầu thì nóng hổi, lời cảm ơn thì nguội lạnh. Chúng ta chỉ tỏ ra tốt đẹp, ngọt ngào, khi cần người khác giúp đỡ mà thôi!
Cho dù ta là "kẻ qua sông" hay là "người đưa đò", nên nhờ một điều rẳng những gì tốt đẹp đả từng có với nhau mới là quan trọng nhất, và ta chưa bao giờ đạt được điều đó khi chỉ có một mình. Ta sẽ luôn cảm ơn, tôn trọng những "người đưa đò" dù có thể con đường mới của ta không còn người đó, và bãn thân con người đó cũng có một con đường riêng. Ta sẽ có những "chuyến đò" bình na, và những bến bò bình yên không gợn sống.
Trong mắt nhiều người, người vô ơn cũng đáng ghét không kém gì người xấu xa!