Thủ Thuật 37: Trao Tặng Những Lời Khen Ngợi

Khi sự thân mật đã tăng thêm, hãy thêm vào những lời lẽ thể hiện sự đồng thuận với sự đồng cảm sâu sắc của bạn. Hãy đan cài vào cuộc trò chuyện của bạn những cụm từ nho nhỏ như: "Tốt đấy!", "Không tồi đâu", "Này, thông minh đấy".

(Các cô nàng thợ săn ơi, đừng đỏ mặt thế. Đàn ông sẽ đón nhận nó hết. Còn các anh chàng thợ săn, hãy bắt mình phải đưa ra những lời khen ngợi nhé. Đó là một kỹ năng mới của bạn đấy).

Bước 4: Lời khen ngợi hàm ngôn

"Anh/em quá trẻ để làm được điều này, nhưng..."

Đây là một cách khác để tán dương đối tượng của bạn khi mối quan hệ giữa hai người vẫn còn quá mỏng manh, chưa phù hợp với một lời khen quá lời. Hãy ngụ ý rằng đối tượng của bạn thật tuyệt vời ở phần "ngẫu nhiên" trong câu nói của bạn.

Những lời khen ngợi hàm ngôn là những cách nói kiểu như: "Em/anh quá trẻ để làm được điều này, nhưng..." Hoặc: "Bất cứ ai dễ coi như anh/anh cũng sẽ không..." Bạn đang ca ngợi đối tượng nhưng không nói trực tiếp.

Bạn có một lựa chọn. Bạn có thể gắn lời khen ngụ ý đó trong phần mệnh đề tự do của câu nói, ví như:

"Là người thông minh như anh/em, anh/em sẽ không thể bị lừa bởi một âm mưu như thế, nhưng em/anh thì đã dính phải".

"Bất cứ ai nhanh nhẹn như anh/em đều có thể dễ dàng nói chuyện điện thoại với ông ấy".

Một cách khác để đưa ra lời khen ngụ ý là nói bóng gió chuyện đối tượng của bạn là một phần của một nhóm người đặc biệt nào đó.

"Những người thực sự thông minh như em/anh thường cảm thấy như vậy".

"Những ai cân đối như em/anh đều có thể làm việc đó không khó khăn gì".

Bạn có thể tự do sử dụng những lời khen ngụ ý, bởi nó không chứng tỏ việc bạn đang cố ý tán tỉnh người ấy. Quan điểm tôn vinh của bạn với người ấy chỉ vô tình được nói ra mà thôi.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện