Nhạc viện tầng hai rưỡi

Nhà tôi có hai tầng rưỡi. Nói rưỡi vẫn còn hơi quá, vì cái phần chóp thừa hình tam giác vuông ở trên bé xíu, chỉ đáng cỡ một phần ba hay tư gì đó, bố tôi chỉ định dùng để chất những đồ lâu ngày không dùng đến mà thôi. Tuy vậy, trong con mắt cửa tôi ngày bé, cái gian trên cùng mở ra sân thượng ấy đứng là thiên đường, và tôi nằng nặc đòi đổi căn phòng riêng (cũng) bé xinh xinh lấy cái tầng thừa đó.

Bố tôi dĩ nhiên là không đồng ý. Nào là căn phòng bé quá này. Nào là lúc mưa sẽ dột, lúc nắng thì mái fibro xi măng sẽ làm phong hầm hập nóng. Lý lẽ của bo đều hợp lý và đúng đắn cả. Nhưng vì tôi vốn là một con bé ương ngạnh, nên bố tôi càng chê bai bao nhiêu thì tôi càng kiên quyết yêu quí cái không gian bé nhỏ ấy, càng dành nhiều thời gian trên ấy bấy nhiêu.

Căn gác còn có một ưu điểm nữa: Bố mẹ tôi rất ít khi đặt chân lên đó, hoàn toàn trái ngược với phòng tôi. Mà bố tôi là người cực kỹ ngăn nắp và giản tiện. Ông dị ứng với hết thảy những vỏ ốc, những mảnh gốm, những cánh hoa bưởi va trái cây khô. Cả những quả thông, những bức vẽ nguệch ngoạc, những sợi len và vải vụn... Đã mấy lần bố bắt tôi vứt bò kho báu đó. Mỗi lúc như thế, tôi lặng lẽ bò chúng vào một cái hộp và cất chúng lên căn gác "tầng hai rưỡi".

Tôi nhìn thấy Tuấn lần đầu tiên cũng từ tầng hai rưỡi ấy. Chính xác hơn là từ khoảng sân thượng. Cậu ấy ở nhà kế bên, chỉ nhìn lại tôi nửa giây rồi đi vào ngay. Lần thứ hai thì tôi gật đầu chào cậu ấy và chúng tôi bắt đầu chào hỏi vài câu xã giao.

Lần thứ ba, Tuấn cho tôi vài vỏ ốc để thêm vào bộ sưu tập của mình, trong đó có một cái vỏ ốc màu cam rất to, áp bên tai nghe thấy tiếng rì rào. Đổi lại là vài quả thông tôi tô màu nhũ bạc. Chúng tôi thân nhau từ đó.

Tuấn luôn tự hào chỉ vì mỗi một nỗi nhà cậu ta có ba tầng. Ba tầng hẳn hoi, chứ không phải hai tầng rưỡi như nha tôi. Còn tôi tự hào vì khoảng sân thượng. Hồi đó cả hai đứa chả ai chịu ai, cãi nhau mấy lần chỉ vì "vấn đề kiến trúc". Dẫu vậy, từ khi quen Tuấn, tôi lại càng bám riết lấy tầng hai rưỡi. Tuấn cũng ngồi ở ban công tới tận khi mẹ cậu ta gọi inh ỏi dưới nhà.

Ban công tầng hai rưỡi của tôi hơi cao hơn và lệch về sau so với ban công tầng ba của Tuấn một chút. Nhưng đến năm lớp tám thì Tuấn cũng trèo được sang sân thượng nhà tôi lần đầu tiên. Cậu ấy nhìn ngắm xung quanh, ánh mắt dừng lại ở cây violon cũ. Tôi vênh mặt kể:

- Đó là violon đấy! Bố tớ bảo là của ông ngoại...

Nghe tôi bô lô ba la về violon, cậu ấy nhăn mặt sờ đám bụi bám trên cây đàn, hỏi gọn lỏn:

- Cậu biết chơi không?

Dĩ nhiên là tôi... không biết. Cậu ấy cầm lên, và kéo một giai điệu du dương. Tôi chưa kịp khen ngợi thì Tuấn đã tự khen:

- Tớ chơi hay quá! Cậu cũng thấy đúng không?

Sau đó còn một vài câu cực "thái độ" nữa. Tôi không nhớ rõ lắm. Chỉ chắc chắn là tôi đã cấm Tuấn vĩnh viễn không được trèo sang sân thượng nhà tôi và thề không bao giờ làm bạn bè gì với cậu ta nữa.

Nói chung thì tôi không giữ lời thề.

***

Lên lớp 10, lần đầu tiên trái tim tôi loạn nhịp. Đó là lức xem Tùng vừa hát vừa chơi guitar trong tiết mục chào năm học mới. Trường tôi không thiếu những tiết mục đặc biệt. Hiphop có, beatbox có, hài hước có luôn. Tiết mục của Tùng không mấy nổi bật trong mắt những người khác, nhưng tôi như chết điếng người khi nhìn thấy cậu bạn vừa chào hỏi ngoài nhà xe ngồi vắt chân bên mép sân khấu, giọng rất ấm, tiếng guitar cũng rất ấm, và nụ cười thì ấm thôi.

Tôi đăng ký học một khóa guitar đệm. Tiếng guitar của tôi phừng phừng, dù nghe thế nào vẫn chỉ giống tiếng nước cống bị sặc. Tôi nhăn nhó:

- Chắc tại đàn dỏm!

Anh thầy dạy của tôi xách cây guitar, chơi lead một đoạn, rồi đệm hát một đoạn, gật gù:

- Tiếng hay đó chứ.

- Sao trong tay anh tiếng nó mượt thế nhỉ?

Anh thầy nhún vai:

- À, anh thích cách so sánh của em.- Anh quay đi, cô nén để không cười - Rất chính xác!

Đến đoạn vừa hát vừa đệm mói là kinh khủng. Tôi hát dở ẹc, nên hầu như xưa nay chưa dám hát cho ai nghe, trừ hồi kiểm tra âm nhạc cấp hai, tôi lên hát được nửa câu là thầy giáo xua tay cho xuống. Thế nên tôi chỉ cắm cúi đệm chay.

- Em vừa đệm vừa hát thì sẽ dễ đúng nhịp hơn đấy! - Anh thầy nhăn mày cồn tôi nhăn nhó.

Tôi "đọc" lời bài hát. Ngang, rời rạc, khô khốc. Mấy hôm sau tôi bỏ học.

Tôi thử tập tọe harmonica, lần này tự học thôi. Nhưng chỉ được mấy bữa đầu. Chẳng làm thế nào mà tôi thổi đơn âm rõ ràng được, lại hay đứt hơi. Tiết tấu cũng không đúng. Đến lúc tôi khuân một cây organ lên tầng hai rưỡi thì Tuấn lại trèo sang:

- Mấy bữa nữa chắc cậu tha saxophone về quá!

Càng lớn tôi với Tuấn càng ít gặp nhau hơn. Nhiều mối bận tâm khác mà. Tôi đã ngỡ cậu ta chả bao giờ lên tầng ba nữa kia.

- Phòng tớ vẫn chưa đổi được đi đâu- Tuấn làm vẻ mặt đau khổ - nhìn cú không chịu được- mấy bữa nghe cậu tò tí te đủ loại nhạc cụ ong cả đầu. Mà hình như... cậu còn tập... hát nữa đúng không?

Nhắc đến vụ tập hát, tôi đỏ mặt, hườm hườm nhìn cậu ta.

- Nói thẳng ra đi, việc gì mà phải tự làm khổ mình, khổ cả hàng xóm thế? - (nhìn mặt cậu ta vênh dữ, hừ hừ)- có cách khác để tra tấn mà.

- Tớ thích thử thôi - tôi nhấm nhẵng - muốn thử nghiệm cái gì đó mới mẻ và... - tôi hơi cao giọng lên-dã man - nhưng tự nhiên nhớ đến vụ violon năm nào, tôi lại hạ giọng - Tuấn ơi tớ bảo...

Tuy luôn miệng khẳng định rằng dễ như organ tôi còn chả học được thì violon cũng chịu thôi, nhưng Tuấn rốt cục cũng trở thầnh thầy dạy bất đắc dĩ của tôi.

Không ngoài dự đoán, đến buổi thứ ba thì tôi lăn đùng ra... nản.

- Biết ngay mà - Tuấn hí hửng.

Tôi lẳng lặng cầm đàn lên kéo kéo, không muốn mang tiếng cả thèm chóng chán, thiếu ý chí.

Dần dà, tôi vẫn háo hức chừ các buổi học, nhưng chủ yếu gục đầu nghe Tuấn kéo violon. Thỉnh thoảng, tôi bắt đầu kể những mẩu chuyện rời rạc về Tùng, những cuộc hội thoại ngắn ngủi, những cái nhìn cũng ngắn ngủi. Tuấn chỉ lặng lẽ nghe. Điều đó càng khiến tôi cảm thấy an tâm và gần gũi, muốn tâm sự nhiều hơn. Cho đến lúc cậu ấy ngưng dàn, nhìn tôi cười còn tôi thì... im bặt. Cũng một nụ cười dịu dàng như thế thường trực trên môi khi cậu ấy chơi đàn. Nét tự cao ngày thường chợt biến đi đâu mất, cũng không hề quay trở lại khi tiếng nhạc đã dừng. Và tôi ngẩn người như nhận ra điều gì đó.

Cuối cùng tôi cũng học được một đoạn ngắn với tất cả nỗ lực của... Tuấn. Một bản nhạc nhẹ nhàng nói về một tình yêu thầm lặng. Thỉnh thoảng còn quên nốt, vấp, và tiết tấu thì thôi rồi. Nhưng ít ra nó cũng có vẻ na ná... âm nhạc. Tuấn vỗ tay rất to, còn tôi thì cười sung sướng.

- Thử lai lần cuối nào!

Tôi cầm violon lên, tay run run. Tuấn cầm tay tôi, y như hôm đầu dạy tôi chơi đàn.

- Như thế không kéo được dâu- Tôi lúng túng đặt cây đàn xuống đất.

-À... ừ... - Tuấn giấu tay ra sau lưng, còn tôi thì lại đổi ý, định bảo "có khi vẫn kéo được đấy" nhưng thôi- Mà thôi, cậu có cần nghe lại cả bài lấy cảm hứng không?

Tuấn cầm cây đàn lên. Trong một thoáng, tôi đờ người như bị bùa choáng. Khung cảnh trước mắt vừa quen thuộc, vừa kỳ lạ khiến tôi sững sờ. Ánh nắng dịu dàng chiếu vào căn phòng, gương mặt nghiêng nghiêng của cậu bạn, vẻ trong sáng và thành kính cậu ấy dành cho bản nhạc... như một nghệ sĩ thực thụ. Có còn cảnh tượng nào đẹp hơn thế?

- Cố lên! - Tuấn mím môi và giơ nắm tay quyết tâm, làm điệu bộ trêu chọc tôi, khiến tôi bừng tỉnh - Người ta dùng âm nhạc để thể hiện những điều không thể nói thành lời. Đừng lo chuyện cậu không có năng khiếu. Cứ thật chân thành, Tùng sẽ hiểu cậu thôi.

- Cậu định chơi cho Tùng nghe nhân dịp nào thế?

Đúng là tôi đã có cả một kế hoạch rất chi tiết và hoàn hảo để tỏa sáng trước mặt cậu ấy, để bỗng nhiên trở thành một ngôi sao "xưa nay giấu tài", và nói với cậu ây rằng bản nhạc đó là dành riêng cho một người đặc biệt. Có điều, từ lúc nào, "cậu ấy" không còn là Tùng nữa.

- Bây giờ luôn đi - tôi cười.

"Người ta dùng âm nhạc để thể hiện những điều không thể nói thành lời".

Tớ đã nghe thấy rồi. Còn cậu, ngốc, vẫn chưa hiểu được sao?

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện