Rubic trái mặt. - Bảo Châu
Nếu bỗng dung phải bắt tôi nói điều gì làm tôi ấn tượng về Dương nhất, tôi sẽ không ngần ngại mà nói ngay: Dương quậy quái , nhưng lại dễ gây thiện cảm – thế mới tài. Lúc đó Dương vừa mới chuyển đến lớp tôi được một tuần . Phải nói là Dương khá xinh nên ngay lập tức được hội của tôi kết nạp.Hồi đó dù không ai nói ra nhưng chúng tôi đều chơi theo hội, và có một số hội rất dễ nhận ra . Như hội của tôi chẳng hạn, là những cô gái thích chăm chút cho ngoại hình. Hội của bọn tôi luôn có một quy luật ngầm , đó là chúng tôi luôn làm mọi thứ cùng nhau , bọn nó bảo thế mới là một hội. Lần đó Dương vào nhóm tôi,bọn nó đang kể chuyện gì đó tôi cũng chẳng nhớ, sau đó bọn nó phá ra cười, tôi cảm thấy trò này giống như là cười sảng hết sức, nhưng tôi cũng cười, vì bọn tôi là hội mà. Dương cũng phá ra cười, rồi đột nhiên chuyển ngay sang vẻ mặt vô cảm, nhanh đến bất ngờ. Cả đám không ai nghĩ con nhỏ lại chuyển thái độ kiểu đó, nên bọn nó khựng lại ngay, sau đó Dương dung bộ mặt lạnh tanh như nước đá đó dập tắt tràng cười vô nghĩa của bọn tôi.
- Sao tự nhiên đang cười lại thế? – Một đứa trong hội hỏi.
- Tao thử cười như bọn mày , nhưng tao thấy vớ vẫn quá nên không cười nữa.
- Nhưng câu chuyện đó buồn cười và mọi người đều cười mà.
Dương nhíu mày nhìn mấy đứa trong bọn, rồi nó nói một câu mà tôi có thể hiểu đó là câu bẻ mặt nhất mà hội của tôi từng nghe:
- Ngày mai tao mang cho bọn mày hũ muối. Tại vì chuyện cười của bọn mày nhạt quá. Mà đứa nào cũng cười như bị điện giật vậy.
Mấy đứa sững sờ nhìn Dương, có lẽ bọn nó vừa tức vừa thấy tội nghiệp cho Dương vì con nhỏ không thể hiểu được tinh thần tập thể - làm gì cũng kéo nhau làm cùng – của bọn nó. Dương tròn xoe mắt nhìn bọn nó, có lẽ con nhỏ cũng không hiểu được vì sao phải làm cho bản thân mình giống người khác. Còn tôi, tôi cảm thấy Dương hết sức thú vị. Sau vụ đó, dần dần ội của tôi cho Dương ra rìa. Còn tôi thấy con nhỏ ngồ ngộ nên vẫn chơi. Dương cũng chẳng mặn mà gì lắm với hội của tôi, nó cũng chẳng thắc mắc hay cố làm thân lại.
Dần dần tôi mới hiểu ra, Dương có một mối bận tâm khác, đó là vẽ. Nó vẽ mọi lúc mọi nơi, chỉ là mọi người không thấy đươc bản phác thảo của nó thôi. Tôi ngồi ngay cạnh Dương, mỗi lần vẽ xong, nó lại xé một tờ ra cất ngay vào tập hồ sơ nên chẳng ai kịp thấy. Lúc vẽ nó rất tập trung, có lần tôi gần như dí sát mặt vào tờ giấy của nó mà nó cũng chẳng để ý. Lúc nó vẽ xong tôi mới hỏi:
- Thường mấy đứa họa sĩ rát ghét người khác nhìn chằm chằm vào tranh lúc mình vẽ mà, mày không thấy khó chịu hả?
- Muốn nhìn thì nhìn, cũng đâu làm tao mất tập trung được, chỉ cần đừng nói gì làm tao phân tán tư tưởng là được
- Thế có ai nói chuyện với mày lúc vẽ thì sao?
- Tao cứ lờ họ đi thôi , tao đang vẽ mà.
Quả thật có đứa cố bắt chuyện với Dương lúc nó đang vẽ, con nhỏ lờ đứa đó đi thật. Mọi người bắt đầu thấy Dương khó chịu, thậm chí còn bảo nó chảnh. Tôi hiểu chẳng qua là lúc Dương vẽ, nó hoàn toàn chìm đắm vào thế giới của riêng nó, dường như con nhỏ đã đi xuyên qua một cánh của nào đó tách biệt với lớp học, và chẳng ai có thể lôi nó ra được. Những người có mức đọ tập trung như thế không nhiều, những người không thèm quan tâm người khác nói gì nghĩ gì như Dương lại càng ít ỏi. Nên ở một góc độ nào đó, tôi ngưỡng mộ con nhỏ vì nó có thể sống hiên ngang như thế. Dường như càng nhiều người không ưa nó , nó càng có thể sống mạnh mẽ và thoải mái, tựa như một cành lau vươn lên trong gió. Tôi thì khác, tôi không giám song như thế. Tôi không muốn bị bỏ lẻ loi một mình, bởi như thế thì tôi không còn biết mình phải làm gì nữa. Dương luôn biết mình là ai, phải làm gì, nó cũng chẳng bận tâm nếu lỡ làm ai đó phật lòng.
Có một tên trong lớp được bọn tôi gọi là "họa sĩ" bởi nó vẽ đẹp. Tôi thấy vẽ thì cũng bình thường thôi, chủ yếu là vẽ chân dung cho mấy đứa con gái khá là xinh nên đươc yêu quý. Ngoài chân dung bọn con gái ra thì nó chẳng vẽ được cái gì nữa. Hội của tôi đứa nào cũng quý nó. Có lầ bọn trong hội bảo nó vẽ tôi xem sao. Tôi miễn cưỡng ngồi cho nó vẽ ra một bức hình nhìn chẳng giống tôi chút nòa, thế mà đám trong họi cứ xuýt xoa khen đẹp quá, tôi buột miệng nói:
- Dương cũng biết vẽ đấy.
Bọn trong hội nhìn tôi lom lom. Còn thằng "họa sĩ" thì tỏ vẽ ngạc nhiên một cách mỉa mai, thế là nó khệnh khạng đứng lên. Cầm bức vẽ chân dung tôi tiến về phía Dương đang ngồi nghe nhạc, chìa bức vẽ ra và hỏi Dương một cách châm chọc rằng con nhỏ cảm thấy thế nào về bức tranh này. Vốn dĩ đó là một câu trả lời cho có , để biến Dương thành trò cười cho cả đám, bởi tụi nó cho rằng Dương chẳng thể nào nói được câu gì cho ra hồn. Ai ngờ con nhỏ trả lời rành rọt:
- Trục mặt mày vẽ bị sai rồi. Mũi cũng bị vẹo này, mày đổ bóng cũng sai nữa. Ánh nắng hướng này thì bóng không phải như vậy. Phải như thế này cơ.
Nói ròi con nhỏ lấy bút chì , quệt ngay ba bốn đường sửa lỗi trên tuyệt tác của thằng "họa sĩ". Thằng này đứng hình không nói được một câu, nó run rẩy nhìn bức tranh bị sửa tan nát của mình. Hội của tôi đờ mặt ra nhìn. Tôi nói với Dương:
- Nó vẽ tao dó.
Dương trả lời ngay:
- Mắt mày làm gì mà đẹp được như vậy.
Hội của tôi giật nảy mình, một nguyên tắc của hội là không bao giờ nói về nhược điểm trên cơ thể người khác. Thậm chí ai đề cập đến thì bọn nó cũng bảo rằng thực chất bọn nó thấy vẫn đẹp. Tôi cảm thấy chính những nhược điểm trên cơ thể mới khiến bọn tôi trở nên đặc biệt . Nếu ai mắt môi mũi miệng đẹp như tượng thì làm gì còn phân biệt dược ai với ai nữa. Thế là tôi toét miệng cười. Thằng "họa sĩ" lảo đảo về chỗ, nó cáu kỉnh hỏi tôi:
- Mày có thấy tao vẽ sai không?
- Ngoài vẽ chân dung con giá cách xa sự thật cat thước, mày còn vẽ được cái gì nữa không?
Bọn nó nghệt mặt ra nhìn tôi, bởi mọi khi tôi thường vút ve lòng tự ái của tụi nó bằng mấy câu an ủi giả tạo. Tôi phớt lờ vẻ mặt đông cứng của "họa sĩ", sau đó đứng lên về chỗ ngồi. Lúc tôi ngồi xuống cạnh Dương , tôi thấy con nhỏ mỉm cười. Tôi bỗng cảm thấy như thế này mới thật thoải mái làm sao. Có thể nói ra tất cả những gì mình nghĩ, khhong cần phải che giấu, không phải ngại ai xì xầm.
Tôi bắt đầu nói chuyện với Dương nhiều hơn, con nhỏ cũng chẳng còn thờ ơ với tôi như trước. Dương cho tôi xem những bức tranh của nó, những bức tranh nó vẽ khung của sổ, con mèo. Chiếc xe đạp nghiêng nghiêng trong nắng. Nó nói rằng mơ ước của nó là có một phòng tranh để treo những bức tranh này. Nó sẽ không bán lẻ, nó sẽ bán toàn bộ tranh trong một lần, đi theo bộ. Bởi đây là toàn bộ thế giới của nó, nó không muốn bức tranh nào phải đi riêng. Và nếu có ngời khách nào phù hợp, Dương sẵn sàng bán với cái giá rẻ rề, chỉ để tảnh của mình không bị chia rẽ. Khác hẳn với một đứa sống theo hội là tôi, Dương làm mọi thứ một mình . Đối với con nhỏ có bạn cũng tốt, nhưng đừng có dính với nhau như ,nó sẽ cáu điên lên mất. Dương không bao giờ chạy theo đám đông, nó lựa chọn đứng một mình, dù cho vị trí có làm người khác ngứa mắt đi chăng nữa. Nếu nó không thích , nó chẳng bao giờ nói thích. Nếu nó cảm thấy người khác tốt với mình , nó sẽ đem hết tình cảm chân thành ra đối xử với họ. Còn nếu nó không thích ai đó , nó sẽ chẳng ngại gì mà không tỏ rõ thái độ. Như lần nọ , sau khi nhận ra Dương vẽ đẹp và có sức hút một cách kỳ lạ, hội của tôi quyết định bắt chyện lại với nó. Bọn nó lượn đến bàn của tôi và Dương, nói đủ thứ chuyện linh tinh, mượn bản phác tahor của con nhorvaf khen đến tận mây xanh. Dương chỉ lạnh nhạt cắt ngang:
- Thật ra bọn mày đâu có ưa tao, đúng không?
- Ơ...
- Tao biết bọn mày vẫn gọi tao là con nhỏ kỳ quái sau lưng tao.
Hội của tôi ngượng ngùng nhìn nhau, rồi bọn nó chẳng nói một lời, cố tỏ ra rằng lòng tự trong của mình không hề bị sứt mẻ , và rời đi. Dương nói thêm câu cuối:
- Nhưng mà tao nhận lời khen của tụi mày. Vì tao biết tao vẽ đẹp. Không những tao vẽ đẹp àm tao còn xinh nữa.
Tôi phì cười, còn cái hội của tôi thì há hốc mồm to đến mức trông mặt đứa nào cũng dài ra. Ngay khi tụi nó định nói gì đó làm bẽ mặt Dương thì con nhỏ đeo tai nghe lên và quay lại hý hoáy vẽ. Đó là tuyên ngôn của Dương. Nó biết nó là ai, nó có năng lực như thế nào. Đó không phỉa là tự kiêu, mà là tự tin. Và tôi cũng chẳng quan tâm đến việc rời đi cùng hội của tôi nữa, tôi ngồi lại trong thế giới của Dương. Thế giới mà tôi cảm thấy mình thật sự được là chính mình.
Hội của tôi bắt đầu cho tôi ra rìa. Dù không có sự chia rẽ nào đặc biệt rõ rang nhưng bọn nó đồng loạt im lặng khi tôi bước đến. Khi cung đi ăn sáng thì bọn ó chiếm một bàn riêng và không gọi tôi, sau khi ăn snags xong thì tụi nó bảo không thấy tôi. Sau khi hẹn hò đi chơi thì bọn nó lần lượt bảo có việc bận và hủy hẹn. Nhưng tôi biết mọi người đi chơi riêng khi không có tôi, tôi cũng biết chủ đề bàn tán của bọn nó trong những cuộc đi chơ đó là về tôi . Cũng như bọn tôi đã tám chuyện và nói xấu những cô bạn khác trong lớp làm trò vui vậy. Bây giờ tôi mới nhận ra việc đó thật tồi tệ biết chừng nào. Hơn cả việc tôi hiểu ra rằng những trò tôi từng làm cùng hội của tôi quả là những trò vặt vảnh nhảm nhí, tôi cảm thấy bản thân mình cũng xấu xí và yếu ớt biết bao. Tôi thậm chí còn chẳng biết bản thân tôi khác biệt ở chỗ nào nữa. Tôi thấy mình lạc lỏng. Tuy nhiên, Dương không thấy chuyện này đáng buồn chút nào. Con nhỏ khều tay tôi:
- Dạo này không chơi với hội của mày nữa hả?
- Bọn nó bỏ tao rồi.
- Thật sao? Bọn mình có cần ăn mừng không?
- Ăn mừng cái gì? – Tôi sửng sốt.
- Chúc mừng mày thoát khỏi cái lò nặn búp bê chuyên nghiệp đó. Thiệt tình , acr một đám trang phục, tóc tai giống hệt nhau, cả cái mắt kính cũng mua cùng một tiệm.
Dù đang buồn, tôi cũng thấy Dương nói chuyện mắc cười hết sức. Quả thật bọn ó nhìn như mấy đứa sinh năm vậy, tội cho người họa sĩ nào phải vẽ chân dung của bọn nó, chỉ việc phân biệt bọn nó thôi cũng toát mồ hôi rồi. Dương còn bảo cái đám đó hay cười sảng dễ sợ, đã cười là cả đám cùng cười, có phỉa đồng diễn đâu mà đều dữ vậy. Tôi bảo không những cười đâu, đi đâu cũng đi chung đó, nagy cả đi vệ sinh. Dương lè lưỡi, trợn mắt khó tin. Tôi cười ngả nghiêng, thậm chí tôi quên mất việc mình vừa bị đá ra khỏi hội bạn thân lâu năm như thế nào. Sau đó tôi với Dương nói với nhau những chuyện tôi chưa bao gờ nói với hội bạn cũ. Thí dụ tôi ghét mặc váy dài thế nào, tôi thích mặc quần sooc ngắn với áo phông thật rộng. Tôi cũng không thích trang điểm, tôi chỉ thích son môi đỏ. Tôi chỉ muốn đi du lịch thật nhiều nơi, tôi muốn leo núi phan-xi-păng, tôi muốn phượt xuyên Việt. Tôi nói nhiều thật nhiều,Dương chỉ ngồi bên cạnh phụ họa và lắng nghe. Sau đó tôi nhận ra tôi không được là chính mình quá lâu rồi. Tối hôm ấy tôi nhìn mình trước gương, rồi tôi cảm thấy không thể tiếp túc là bản sao của người khác nữa. Thế là tôi cầm kéo lên, cắt phăng mớ tóc dài tôi nuôi bao năm. Đó là hành động hết sức đột ngột và bốc đồng , thế nhưng khi nhìn lại mình trong gương , tôi thật sự cảm thấy hài lòng. Cái cảm giác khi tôi thích gì thì làm ngay thật là thoải mái.
Dương chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy mái tóc ngắn ngủn của tôi. Nó chỉ cười toe toét và kéo tôi đi ăn sáng ở căng-tin. Ăn xong, Dương lấy ra từ trong túi một khối rubic, nó vừa xoay vặn khối rubic vừa nói:
- Hồi đó tao từng bị tẩy chay một lần . Cả lớp không ai chơi với tao cả. Tao cũng chẳng biết tại sao. Hồi đầu tao sợ và buồn lắm, cản thấy mình như người thừa. Tao bắt đàu nghĩ khác biệt có phỉa là một cái tội không? Hiển nhiên là không,, ai cũng giống nhau thì nhàm chán lắm . MÌnh là mình, mình có cá tính và suy nghĩ của mình. Việc đầu tiên tao làm , cũng giống như mày, là cắt tóc. Lúc đó tao là đứa con gái duy nhất trong lớp có mái tó ngắn như con trai vậy.
- Không có ai chơi với mày, mày không buồn hả?
- Tao có việc khác để giải khuây, vả lại nếu là bạn tao mà không hiểu tao thì cùng chẳng cần miễn cưỡng làm bạn nhau làm gì.
Dương giơ khối rubic đã được sắp xếp đều màu theo từng mặt lên , chỉ bào đấy và nói:
- Đây là lớp cũ của tao, là hội của mày.
Rồi nó lại vặn khối rubic thành từng mảng rời nhau, ngược mặt và không có trật tự gì, vàng cạnh đỏ, đỏ cạnh xanh, xanh lại nằm trên trắng. Mọi thứ xáo trộ ngược xuôi, nhưng lại trông vô cùng thoải mái và tự do.
- Đây là tao và mày hiện giờ.
Nó giơ cục rubic lên cho tôi xem rồi đặt vào tay tôi. Tôi nhìn cục rubic trái mặt, cảm thấy mình đã phí thời gian cố làm cho bnar than giống người khác chỉ để hòa nhập vào đám đông. Tại sao tôi phỉa xếp mình lại cho ngay hàng thẳng lối chứ, chẳng có gì vui cả, tôi có thể phá tung mọi thứ, có thể đảo lộn mọi trật tự, tôi có thể sống như những gì tôi muốn kia mà. Tôi vẫn luôn lo sợ khi mình không giống mọi người thì mình sẽ bị bỏ rơi, nhưng giờ tôi chẳng còn sợ nữa, bởi tôi đã có Dương rồi, con nhỏ sẽ luôn nhắc nhở tôi rằng làm một cục rubic trái mặt là việc vui vẻ nhất trên đời, đến nỗi tự nó sẽ xua tan bất kỳ cảm giác đáng ghét nào khác , bao gồm cả việc là bản sao của người khác. Được là chính mình như thế , chẳng phải dễ chịu hơn sao?