Truyện Người Trộm Bóng thuộc thể loại Tâm Lý Xã Hội của tác giả Marc Levy | TAMHOAN.COM - Đọc truyện online nhanh nhất - Bản dịch chất lượng nhất

Người Trộm Bóng

(Chưa có đánh giá)

Tác giả: Marc Levy

Nguồn: Sưu tầm

Lượt xem: 1,578

Số chương: 6

Tâm Lý Xã Hội Sách Nước Ngoài

“Có những điều nhỏ nhặt chúng ta để lại đằng sau mình, những khoảnh khắc của cuộc sống neo lại giữa những lớp bụi thời gian. Ta có thể cố quên chúng đi, nhưng những điều nhỏ nhoi ấy nối với nhau thành sợi dây ràng buộc ta với quá khứ.”

Người trộm bónglà câu chuyện kể về cuộc đời nhân vật “tôi” và những trải nghiệm thật khó quên bởi nhân vật ấy có khả năng đánh cắp cái bóng của người khác.

Nhân vật ấy có một tuổi thơ chật chội, nhỏ bé nhưng tươi đẹp tại một thị trấn tỉnh lẻ. Cậu bé có tình bạn chẳng bao giờ phai nhạt. Cậu bé có một tri kỉ đáng tin cậy, người luôn khao khát được gặp mẹ đến nỗi đã tự lừa dối mình, hàng đêm chép những dòng thư đẫm nước mắt, để bảo ấy là của mẹ gửi cho. Và cậu bé ấy cũng có một tình yêu thiếu niên trong trẻo, mộng mơ với một “cô gái câm”, người cậu thấy được sự khác biệt phù hợp với bản thân, người cậu tìm được sự đồng điệu nơi trái tim.

“Cléa, giá như em biết với anh em là cô gái đẹp nhất trên đời, cô gái với tiếng cười khàn khàn xua tan đi những vầng mây u ám trên bầu trời, cô gái giọng âm vang như tiếng đàn violoncelle. Giá như em biết không có cô gái nào khác trên đời biết làm những những cánh diều uốn lượn nhịp nhàng được như em.”

Theo dõi sự trưởng thành của nhân vật “tôi”, ta lại bắt gặp những dòng văn đong đầy xúc cảm yêu thương trìu mến cậu dành cho bố mẹ mình. Dẫu biết rằng bố đã bỏ cậu ra đi nhưng cậu không trách bố, lúc nào cũng ao ước được gặp bố, lúc nào cũng thèm khát bố cho mình một lời khuyên và dù có thế nào đi chăng nữa, cậu vẫn luôn rất yêu bố.

Cậu đã sống cùng mẹ mình suốt những năm tháng ấu thơ, luôn thấy mẹ mệt bơ phờ vào mỗi khuya đi làm về, luôn thấy mẹ bận rộn với nghề y tá đến nỗi ngày cậu nhận bằng tốt nghiệp mẹ cũng chẳng thể có mặt. Nhưng cậu chưa bao giờ than thở về mẹ và cũng chưa bao giờ sẻ chia nhiều điều về các rắc rối của mình gặp phải. Đó là những cái bóng. Đã bao lần cậu chui lên tầng áp mái cốt để nói chuyện với bóng của một ai đó. Đã bao lần cậu rúc mình trong chăn cầu xin đôi chân của mình làm ơn đừng giẫm vào những chiếc bóng nữa. Và đã bao lần, cậu nói với lòng rằng mẹ thật đáng yêu biết chừng nào. Ngay cả khi đã lớn lên, đã là một sinh viên trường Y thì những ký ức về mẹ vẫn luôn bừng sáng trong cậu với tất cả lòng thành kính và biết ơn.

“… Có lẽ thời thơ ấu không phải là thứ làm tôi thấy thiếu vắng nhất kể từ lúc quay về nhà, mà đó là mẹ, là những khoảnh khắc tâm tình giữa hai chúng tôi, những buổi chiều thứ Bảy mẹ và tôi lang thang trong siêu thị, những bữa ăn hai mẹ con cùng chia sẻ vào mỗi tối, đôi lúc hoàn toàn yên lặng nhưng thật gần gũi, những tối mẹ tới phòng ngủ của tôi, nằm xuống bên tôi rồi lùa các ngón tay vào mái tóc tôi. Năm tháng chỉ trôi qua trên bề mặt. Những khoảnh khắc đơn sơ như thế luôn lưu lại mãi mãi trong ta.”

Con người ta có thể ở gần nhau, nhưng chưa chắc ta hiểu được bao nhiêu về nhau.

Cho dù có thường xuyên gặp mẹ, cho dù có là sinh viên nội trú, sắp trở thành một bác sĩ tài năng nhưng nhân vật “tôi” vẫn không thể biết được căn bệnh mẹ đang mang trong mình. Để rồi khi mẹ mất đi, cậu đau đớn mắng nhiếc mình tại sao không dành nhiều thời gian hơn cho mẹ. Tuổi thơ cậu ở đó, luôn ở cạnh mẹ, đang nằm yên nghỉ trong căn nhà thuở xưa, chỉ khác là nó đã không còn tiếng động ở phòng bên như trước nữa. Mẹ đã đi rồi…

Nhưng trong cuộc đời này, vẫn có những thứ mạnh mẽ hơn cái chết, hơn thời gian, hơn cả những cay đắng mất mát. Đó là sự bất tử của tình yêu.

Lá thư mà nhiều năm trước mẹ viết cho cậu đã giải phóng tâm hồn eo hẹp của cậu, giúp cậu thoát khỏi sự ràng buộc bé bỏng để trái tim và nguyện ước được bay xa.

Vào một thời điểm nào đó sẽ có những ký ức bất chợt hiện diện, kéo ta chìm vào nỗi nhớ. Nhưng hãy luôn xem nó là bản ngã của tương lai, là bàn đạp để ta tiếp tục tiến lên phía trước, đừng để nó biến ta thành “tù nhân” của một thời đã xa…

Không chỉ đem đến cho người đọc những tình cảm gia đình thân thương,Người trộm bóngcủa Marc Levy còn hướng chúng ta đến gần hơn với suy nghĩ của tuổi trẻ, về giá trị và ý nghĩa của những ước mơ.

Cuộc sống đâu chỉ tồn tại hai tiếng “thành công”, nó còn ẩn chứa những điều được gọi là “hạnh phúc”. Trong cuốn sách, ta thấy nhân vật Luc đã có một quyết định táo bạo. Cậu đã từ bỏ trường Y, bởi nó không phải cuộc đời cậu. Cậu tự hào về nghề làm bánh của cha và cảm thấy niềm vui tràn ngập trong tâm hồn khi nhìn thấy mọi người chầm chậm, nâng niu thưởng thức những chiếc bành nóng hổi do mình làm.

“… Có thể ông chỉ làm ra những chiếc bánh mì thôi, nhưng nếu như cậu được thấy họ vui vẻ hạnh phúc đến chừng nào, những người tìm đến tiệm bánh từ lúc sáng tinh mơ. Cậu còn nhớ về những ông già bà lão trong khách sạn bên bờ biển nơi tớ đã làm những chiếc bánh ngọt không? Riêng bố tớ ngày nào cũng tạo nên điều kì diệu ấy. Bố là một con người khiêm nhường lặng lẽ, ông không nói nhiều, nhưng đôi mắt ông nói thay cho ông. Khi tớ làm việc cùng bố tớ ở lò bánh, nhiều khi hai bố con tớ lặng im suốt đêm, thế nhưng trong lúc đứng cạnh nhau nhào bột mì, hai bố con đã chia sẻ với nhau rất nhiều điều. Tớ muốn trở nên giống như ông. Nghề làm bánh mà ông muốn truyền đạt lại cho tớ, đó chính là công việc tớ muốn làm…”

Hãy luôn ước mơ những điều tốt đẹp, cao cả. Nhưng đừng bao giờ quên rằng ta vẫn luôn cần yêu và được yêu.

Muốn nghe tiếng cười tháng năm vui tươi

Ngỡ đâu những gì mỏi mòn tìm kiếm suốt đời

Chậm lại nhịp sống để ta lắng nghe

Giờ đã là lúc mà thời gian để yêu

Giờ là lúc sống giấc mơ đời mình.

Hoàn thành
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện