Phần 04 - Chương 09: Uỷ ban tư vấn liên bang họp kín tại Washington
9. Uỷ ban tư vấn liên bang họp kín tại Washington
Uỷ ban tư vấn liên bang đã xây dựng khung nghị quyết và giao cho Hội đồng quản trị của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhưng mọi thông tin liên quan đến việc này vẫn được giữ kín. Các động thái tiếp theo của uỷ ban tư vấn liên bang và Hội đồng quản lrỉ Cục Dự trữ Liên bang vẫn chưa được tiết lộ. Cách thức bảo mật thông lin của lần họp kín này hết sức nghiêm ngặt. Các phóng viên chỉ nhận được những câu trả lời nửa vời(26).
Ngày 9 tháng 8 năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất cho vay lên mức 6%. Ngay lập tức, ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York cũng tăng lãi suất cho vay đầu tư chứng khoán từ 5% lên 20%. Các nhà đầu tư chứng khoán chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người. Thì trường cổ phiếu sụt giá một cách thê thảm chẳng khác gì cảnh vỡ đê. Trong suốt tháng 10 và 11, khắp các sàn chứng khoán chỉ thấy mỗi lệnh bán. Khối tài sản trị giá 160 tỉ đô-la trong nháy mắt đã tan thành mây khói. Xin lưu ý rằng, 160 tỉ đô-la là một khoản tiền lớn, gần như tương đương với tổng vật tư khổng lồ mà nước Mỹ đã sản xuất được trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Một nhà đầu tư chứng khoán của phố Wall đã miêu tả vụ “vỡ đê” đó như thế này: “Theo một kế hoạch được dàn xếp chính xác, lượng cung ứng cho vay để đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường tiền tệ New York đột ngột giảm mạnh đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929. Trên thực tế đây là hành động “xén lông cừu” đã được các trùm tài chính quốc tế tính toán nhắm vào công chúng”(27).
Đối mặt với nền kinh tế Mỹ ảm đạm, ngày 4 tháng 7 năm 1930, tờ New York Times không khỏi bùi ngùi khi đăng tải những dòng như thế này: “Giá nguyên vật liệu đã rơi xuống mức của năm 1913. Do dư thừa lao động, tiền công sụt giảm mà đã có tổng cộng 4 triệu người thất nghiệp. Vì khống chế được Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ New York và Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang nên Morgan đã khống chế được cả hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ”.
Phố Wall không ngừng áp dụng thủ đoạn tạo ra khủng hoảng tài chính để loại bỏ các phần tử đối lập. Từ năm 1930 đến năm 1933, tổng cộng đã có 8.812 ngân hàng phải đóng cửa. Do từng tỏ thái độ bằng vai phải lứa với năm đại gia tài chính ở New York đồng thời không chịu vay nợ từ hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nên phần lớn các ngân hàng vừa và nhỏ đã phải nối đuôi nhau phá sản.
----
Chú thích:
(26) New York Times, 20/4/1929.
(27) Đại tá Curtis Dall, F.D.R., Bố vợ tôi (My Exploited Father-in-law) Liberty Lobby, 1970.