Phần 5 - Chính sách mới của tiền tệ giá rẻ

CHÍNH SÁCH MỚI CỦA TIỀN TỆ GIÁ RẺ

Lenin từng nói rằng, biện pháp tốt nhất để đánh đổ chủ nghĩa tư bản chính là làm cho hệ thống tiền tệ của chế độ đó mất giá trị. Thông qua quá trình lạm phát tiền tệ liên tục, chính phủ có thể bí mật làm tiêu hao một phần tài sản của công dân mà không ai hay biết. Chính phủ có thể tước đoạt tài sản của nhân dân bằng việc sử dụng biện pháp này khiên cho đa số dân chúng trở nên nghèo đói và làm cho một số kẻ trớ nên giàu có. Không có thủ đoạn nào được coi là kín đáo và đáng tin như nạn lạm phát tiền tệ nhằm lật đổ chính quyền hiện tại. Quá trình này ưch tụ một cách tiềm ẩn các nhân tố phá hoại trong quy luật kinh tế mà trong cả triệu người cũng không thể tìm ra một ai có thể nhìn ra căn nguyên của vấn đề(1).

Keynes, năm 1919.

Keynes gọi vàng là “di tích dã man”, và sự đánh giá này đã từ lâu trở nên quen thuộc đối với người dân Trung Quốc. Vậy động cơ của Keynes là gì?

Từng là người kiên quyết phản đối nạn lạm phát tiền tệ, vậy thì tại sao Keynes lại biến thành kẻ tử thù của kim loại quý này?

Bước sang tuổi 40, Alan Greenspan vẫn là người bảo vệ kiên định bất di bất dịch bản vị vàng, và sau khi lên nhậm chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ông bắt đầu nói với cấp dưới về vấn đề vàng. Năm 2002, tuy vẫn thừa nhận rằng “vàng là phương thức thanh toán cuối cùng của mọi hệ thống tiền tệ hiện có”, nhưng ông lại “làm ngơ” trước âm mưu liên kết đánh tụt giá vàng của các nhà tài phiệt ngân hàng phương Tây trong những năm 90 của thế kỷ 20.

Tại sao các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế và các nhà lý luận “tay sai” của họ lại ghét vàng đến như vậy? Và tại sao lý luận “tiền tệ giá rẻ” của Keynes lại được đề cao?

Trong thực tiễn xã hội kéo dài hơn 5.000 năm của loài người, bất kể là thời đại nào, quốc gia nào, tôn giáo nào, chủng tộc nào, vàng luôn được người đời công nhận là một thứ tài sản có giá trị. Nhận thức này đâu dễ bị mớ lý thuyết coi vàng là “di tích của dã man” hoá giải. Mối quan hệ tất yếu giữa vàng và của cải đã trở thành một logic tự nhiên trong đời sống của con người. Trong khi không có thiện cảm đối với chính sách và tình hình kinh lễ của chính phủ thì người dân có thể chọn cách đem tiền giấy mà họ đang nắm giữ trong tay đổi thành tiền vàng và chờ đợi thời cơ tốt hơn.

Trên thực tế, việc hoán đổi tự do từ tiền giấy sang vàng đã trở thành nền tảng cơ bản nhất về kinh tế của người dân, chỉ có trên cơ sở này, sự tự do của bất cứ nền dân chủ và hình thức xã hội nào khác mới có được ý nghĩa đầy đủ của nó. Khi tiến hành cưỡng chế tước đoạt quyền đổi tiến giấy thành vàng của người dân thì cũng chính là lúc chính phủ tước đoạt sự tự do cơ bản nhất của người dân.

Các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế biết rõ rằng, vàng không chỉ là một thứ kim loại quý bình thường. Nếu xét về bản chất, vàng là “thứ kim loại mang tính chính trị” duy nhất với độ nhạy cảm cao cũng như gánh nặng thừa kế lịch sử, và nếu không xử lý tốt vấn đề vàng, con người sẽ tạo nên bão táp tài chính trên phạm vi toàn thế giới. Trong tình trung bình thường, việc phế bỏ bản vị vàng tất sẽ dẫn đến sự bất ổn nghiêm trọng trong xã hội, thậm chí là gây nên cuộc cách mạng bạo lực. Chỉ trong những tình huống đặc thù, khi không còn chọn lựa nào khác, người dân mới buộc phải tạm thời hy sinh bản thân cùng các quyền lợi vốn có của mình. Điều mà các nhà tài phiệt ngân hàng cần chính là nguy cơ khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng trong đời sống xã hội.

Dưới sự đe doạ của khủng hoảng và suy thoái, người dân dễ trở nên thoả hiệp nhất, sự đoàn kết dễ bị phá vỡ nhất, dư luận dễ bị dẫn dắt nhất, sức tập trung xã hội dễ bị phân tán nhất, và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất. Vì vậy, khủng hoảng và suy thoái được các nhà tài phiệt ngân hàng xem như một thứ vũ khí được sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm đối phó với chính phủ và người dân.

Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng năm 1929 đã được các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế “khéo léo dẫn dắt” nhằm “phế bỏ bản vị vàng” – một việc rất khó thực hiện được trong tình hình bình thường, từ đó phủ bằng đại đạo tài chính và châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.

------

Chú thích:

(1) John Maynard Keynes, Hậu quả kinh tế của Hoà bình (The Economic Consequences of the Peace), 1919.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện