Phần 05 - Chương 01: Chính sách “Tiền tệ giá rẻ” của John Maynard Keynes

1. Chính sách “Tiền tệ giá rẻ” của John Maynard Keynes

Khi tham gia hội nghị hoà bình Paris vào năm 1919, Keynes đã nhận thức được mối nguy hại tiềm tàng do nạn lạm phát tiền tệ gây ra đối với người dân và xã hội. Trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Hậu quả kinh tế của hoà bình”, ông đã chỉ ra bản chất của nạn lạm phát tiền tệ đồng thời đưa ra một phân tích sắc bén rằng nạn lạm phát siêu cấp năm 1923 tại Đức đã nghiệm chứng hoàn toàn mức độ sát thương nguy hiểm của nó.

Điều này cũng giống như những gì mà Alan Greenspan đã phát biểu trong bài “Vàng và tự do kinh tế” khi bước sang tuổi 40. Và xét ở một khía cạnh nào đó, Alan Greenspan cũng có cùng quan điểm với Keynes về nạn lạm phát tiền tệ.

Ông chỉ ra rằng:

“Trong tình huống không có bản vị vàng, sẽ không có bất cứ biện pháp nào để bảo hộ sự tích luỹ của dân chúng khỏi sự thống soái của nạn lạm phát, và điều này cũng có nghĩa là nguồn tài sản của dân chúng sẽ không có được nơi cất giữ an toàn.

Nói một cách đơn giản, bội chi tài chính chính là âm mưu tước đoạt tài sản, và vàng đã chặn đứng quá trình nguy hiểm này và đóng vai trò bảo hộ tài sản của dân chúng. Nếu nắm được điểm quan trọng có tính chất then chốt này thì người ta không cảm thấy khó khăn để lý giải vì sao có không ít người đã phỉ báng bản vị vàng một cách đầy ác ý”(2).

Alan Greenspan đã chỉ ra rằng, bản vị vàng đã khống chế chặt chẽ xu thế lan tràn của nạn lạm phát tiền tệ. Xuất phát từ ý này, Keynes và Alan Greenspan đều phải là người ủng hộ kiên định bản vị vàng, vậy nhưng sau đó, họ lại quay ngoắt 180 độ và cho rằng, vàng là “di tích dã man”. Thêm vào đó, sau khi một bước lên mây, họ lại dứt khoát im hơi lặng tiếng mà không đề cập đến địa vị tiền tệ của vàng.

Đối với Alan Greenspan thì đúng là thân bất do kỷ. Sau khi gia nhập công ty J.P. Morgan và đảm nhận chức Chủ tịch của công ty này cũng như của các ngân hàng phố Wall khác, Alan Greenspan bắt đầu hiểu rằng, giang hồ tài chính có luật pháp của riêng mình.

Trong khi cả thế giới tập trung vào từng động thái của Alan Greenspan thì có lẽ chỉ mình ông ta mới hiểu được rằng, ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York mới là cơ quan đưa ra quyết sách thực thụ. Năm 2002, tại phiên điều trần trước Quốc hội khi bị Ron Paul – nghị sĩ bang Texas truy vấn đến cùng, Alan Greenspan đã bày tỏ rằng bản thân ông ta chưa bao giờ phản bội lại quan điểm của mình vào năm 1966. Và cho đến nay, ông vẫn cho rằng vàng là “phương thức thanh toán cuối cùng” trong mọi hệ thống tiền tệ, còn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chỉ là một bản “mô phỏng” theo chế độ bản vị vàng.

Tuy nhiên, tình huống của Keynes lại khác với Alan Greenspan.

Murray Rothbard – học giả nổi tiếng người Mỹ – đã miêu tả một cách sâu sắc đặc trưng nhân cách của Keynes.

Ông cho rằng, chủ nghĩa “trung tâm tự ngã” cực đoan của Keynes (người tự cho mình là thành phần tinh anh của tầng lớp thống trị Anh và miệt thị đạo đức xã hội – ND) có ảnh hưởng trực tiếp đối với hệ thống tư tưởng của ông ta”.

Đặc biệt, “hội tông đồ“ (apostle) – một tổ chức bí mật của Đại học Cambridge (Anh) – có ảnh hưởng rất lớn đối với Keynes. Kiểu tổ chức bí mật này trong các trường đại học Âu – Mỹ tuyệt đối không giống với hội đồng hương sinh viên hoặc các đoàn thể xã hội lỏng lẻo như hội văn học mà giống các tổ chức hạt nhân gánh vác sứ mệnh tôn giáo với lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm. Các tổ chức này duy trì mối quan hệ mật thiết giữa các hội viên với nhau, tạo nên những tập đoàn lợi ích kiên cố nhất trong giai tổng thống trị của xã hội phương Tây.

“Hội tông đồ” của Cambridge do 12 thành viên ưu tú nhất từ 31 học viện thành lập. Những người này không chỉ thông minh tuyệt đỉnh mà còn phải có thân thế quyền quý, và mỗi một người trong số họ đều phải có mục đích trở thành thành viên trong giai cấp thống trị Anh. Thứ bảy hàng tuần, họ tụ họp ở những địa điểm bí mật, cùng nhau thảo luận các vấn đề từ triết học, mỹ học đến chính trị, thương mại. Họ có giới quy riêng rõ ràng, nghiêm khắc, đồng thời tỏ rõ thái độ miệt thị đạo đức chung của xã hội. Họ tự cho rằng họ là những người tinh anh, rằng họ sinh ra đã là những người thống trị thế giới, đồng thời truyền bá niềm tin này giữa các thành viên trong tổ chức. Trong thư gửi cho một người bạn, Keynes đã viết như thế này: “Sự cảm nhận thứ đạo đức này của chúng ta phải chăng có chút tự đại ngông cuồng? Tôi có cảm giác rằng, tuyệt đại đa số mọi người trên thế giới này vốn dĩ chẳng nhìn thấy bản chất của bất cứ sự vật nào, bởi hoặc họ quá ngu xuẩn, hoặc là quá gian ác(3).

Trong nhóm này, ngoài Keynes và vị học giả tài ba Russell còn có cả các ông trùm tài chính như nam tước Rothschild. Sau khi rời khỏi Cambridge, các tông đồ của hội – những người được gọi là “thiên sứ” – vẫn tham gia hội nghị bí mật của nhóm vào thứ bảy hàng tuần. Họ tích cực tham gia vào việc tuyển chọn các tông đồ mới cũng như các hoạt động khác.

So với Keynes, Victor Rothschild nhỏ tuổi hơn và là cháu đích tôn của Nathan Rothschild – người nắm giữ quyền phát hành tiền tệ của đế quốc Anh đồng thời là người thừa kế phong hiệu Nam tước đời thứ ba. Victor và Keynes đều là những người khởi xướng tích cực của “Hội đồng ngoại giao Mỹ“ (Council of Foreign Relationship) và Viện quan hệ quốc tế hoàng gia Anh (Royal Institute of International Affairs).

Hai tổ chức này có thể được gọi là “trường đảng trung ương” của chính giới Âu – Mỹ, trong gần một trăm năm qua, đây là nơi đã cho ra lò hàng loạt “cán bộ” cộm cán của tập đoàn thống trị Âu – Mỹ. Theo thông lệ của gia tộc ngân hàng Âu Mỹ, Victor đã có một khoảng thời gian làm việc cho J.P. Morgan (Hoa Kỳ) cho nên hiểu rất rõ phố Wall. Ông còn là chủ tịch của công ty dầu mỏ Shell – Hà Lan. Victor cũng từng đảm nhiệm chức vụ cao cấp trong Cục Tình báo Anh (MI5), về sau đảm nhiệm chức cố vấn an ninh của thủ tướng Anh Thatcher. Chú của ông la – nam tước Edmond Rothschild – được gọi là “cha của Israel”. Dưới sự giới thiệu và dìu dắt của Victor, với khả năng thông minh bẩm sinh, Keynes đã nhanh chóng ngửi thấy mùi béo bở trong lý luận buôn bán công trái giá rẻ và nạn lạm phát – phương hướng chủ công mà các nhà ngân hàng quốc tế thời đó đang cần mẫn theo đuổi Keynes rát ít khi để ý đến những lời huênh hoang của mình trên chính đài, bởi ông không phải chịu ước thúc trong quy phạm đạo đức của người bình thường. Ông giả mạo số liệu một cách cố ý nhằm tạo ra sự phù hợp với lý luận kinh tế của mình. Murray Rothbard đã từng chỉ ra, “ông ta cho rằng nguyên tắc sẽ chỉ gây cản trở cơ hội giành được quyền lực trong thời khắc chính xác của mình. Vì vậy, ông ta có thể thay đổi quan niệm trước đó bất cứ lúc nào dù chỉ vì một đồng cắc nhỏ”(4).

Keynes hiểu rõ rằng, nếu muốn học thuyết của mình trở nên nổi tiếng, một nhà kinh tế học cần phải có những thế lực lớn về tài chính và tiền tệ làm bình phong. Ngay sau khi phân biệt rõ “phương hướng chính xác của sự phát triển lịch sử”, Keynes lập tức áp dụng tư chất thiên phú thực sự của mình: đó là tài hùng biện và khả năng đưa ra đề xuất hơn người.

Dưới ánh hào quang của Adam Smith, Ricardo và Marshall, Cambridge gần như nghiễm nhiên trở thành trung tâm của nền lý luận kinh tế thế giới. Được xem là người tiếp bước con đường của Marshall, Keynes ở vào một vị trí cực kỳ có lợi. Năm 1936, sau khi xuất bản cuốn “Lý thuyết chung về Lao động, Lợi tức và Tiền tệ” (The General Theory of Employmen, Interest and Money) – một tác phẩm chính yếu trong đời, Keynes đương nhiên hết lòng ủng hộ lý luận kinh tế học vốn đánh trúng tâm tư sâu xa của mọi người. Các nhà chính trị bày tỏ thái độ dùng dằng đối với thứ chính sách tiền tệ giá rẻ theo kiểu “vay tiền, in tiền, tiêu tiền” này. Nói chung, sự tranh luận hay ngợi ca lý thuyết này lập tức lôi cuốn sự chú ý của giới học thuật.

Keynes đã tin chắc rằng, ý tưởng tiền tệ giá rẻ của mình ắt sẽ nhận được sự ủng hộ hết mình của các nhà ngân hàng quốc tế cũng như các chính trị gia. Trong khi người dân bình thường phải gánh chịu tổn hại lớn nhất của ý tưởng này lại là những người hoặc “quá ngu xuẩn”, hoặc “quá gian ác“ thì đối tượng chính còn lại mà ông muốn thu hút sự chú ý là giới học thuật.

Đầu tiên, Keynes tuyên bố sự đối lập giữa lý luận kinh tế hiện đại mà ông là đại diện và lý luận kinh tế truyền thống xưa cũ. Ông nói rằng, cuốn “thánh kinh” kinh tế mới hàm súc kia của ông chỉ có “những học giả kinh tế trẻ tuổi dưới 30 mới có thể hiểu được”. Tuyên bố này đã lập tức nhận được sự hoan nghênh của các nhà kinh tế học trẻ tuổi.

Trong thư viết cho bạn bè, Paul A. Samuelson đã vui mừng đến mức không kìm lòng được vì mình vẫn chưa đến 30: “tuổi trẻ thật là tuyệt”. Nhưng chính Paul A. Samuezlson cũng thửa nhận rằng, cuốn sách của Keynes là một sản phẩm “kém chất lượng và lẫn lộn lung tung(5).

Các học giả Mỹ cho rằng, nếu như được viết bởi một giáo sư của một học viện nào đó thuộc miền Trung Tây xa xôi của nước Mỹ thì cuốn sách này cũng khó lòng mà được in ra chứ đừng nói tới việc lưu danh sử sách.

-----

Chú thích:

(2) Alan Greenspan, Vàng và tự do kinh tế (Gold and Economic Freedom), 1966.

(3) Murray N. Rothbard, Keynes (Keynes the Man).

(4) Murray N. Rothbard, Keynes (Keynes the Man).

(5) Murray N. Rothbard, Keynes (Keynes the Man).

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện